Giáo trình Kết cấu tàu thủy (Phần 2)

Tạo ngoại hình tàu với yêu cầu đầu tiên là làm đẹp con tàu, và tàu đẹp mới co khả năng thu hút sự chú ý của người dùng. Thiết kế ngoại hình không chỉ đảm bảo kỹ thuật mà còn đảm bảo cho tàu thực hiện được những yêu cầu kỹ thuật và chức năng của tàu. Trước khi bàn về mỹ thuật tàu, chúng ta có thể nhắc lại những kiểu tàu và dáng tàu thông dụng đang dùng trong thực tế. Những tàu này không chỉ khác nhau về chức năng mà còn khác về ngoại hình. Các tàu đang hoạt động có thể chia làm hai nhóm lớn, tàu chiến dùng cho các mục đích quân sự và những tàu không thuộc nhóm trên được gọi là tàu dân sự. Theo chức năng các tàu trong nhóm này được phân thành các nhóm nhỏ, gọi tên theo qui ước không văn bản như sau: Tàu chở hàng: tàu hàng khô hay còn gọi tàu hàng tổng hợp (general cargo ships), tàu chở hàng lỏng, trong đó chủ yếu là tàu chở dầu (tankers), tàu chở hàng rời (bulkcarries), tàu chở hàng thùng (container ships), tàu hàng lạnh (reefer vessels). Tàu khách (passenger vessels): tàu khách, chạy biển tuyến cố định, tàu hoạt động trên các đường không cố định, tàu du lịch, tàu khách chạy trên các sông, hồ và tàu hàng - khách. Tàu công dụng đặc biệt: tàu nghiên cứu, thăm dò, tàu giám sát môi trường, tàu làm trạm chứa dầu không bến. Tàu đánh bắt cá, tàu chế biến và tàu bảo quản cá. Tàu công trình: tàu cuốc, tàu hút, tàu làm sạch dầu, các loại tàu làm việc trong ngành khai thác dầu khí tại thềm lục địa.

pdf91 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kết cấu tàu thủy (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ TÀU 221 PHẦN HAI BỐ TRÍ TÀU NGOẠI HÌNH TÀU 223 Chương 9 NGOẠI HÌNH TÀU Tạo ngoại hình tàu với yêu cầu đầu tiên là làm đẹp con tàu, và tàu đẹp mới có khả năng thu hút sự chú ý của người dùng. Thiết kế ngoại hình không chỉ đảm bảo kỹ thuật mà còn đảm bảo cho tàu thực hiện được những yêu cầu kỹ thuật và chức năng của tàu. Trước khi bàn về mỹ thuật tàu, chúng ta có thể nhắc lại những kiểu tàu và dáng tàu thông dụng đang dùng trong thực tế. Những tàu này không chỉ khác nhau về chức năng mà còn khác về ngoại hình. Các tàu đang hoạt động có thể chia làm hai nhóm lớn, tàu chiến dùng cho các mục đích quân sự và những tàu không thuộc nhóm trên được gọi là tàu dân sự. Theo chức năng các tàu trong nhóm này được phân thành các nhóm nhỏ, gọi tên theo qui ước không văn bản như sau: Tàu chở hàng: tàu hàng khô hay còn gọi tàu hàng tổng hợp (general cargo ships), tàu chở hàng lỏng, trong đó chủ yếu là tàu chở dầu (tankers), tàu chởû hàng rời (bulkcarries), tàu chở hàng thùng (container ships), tàu hàng lạnh (reefer vessels)... Tàu khách (passenger vessels): tàu khách, chạy biển tuyến cố định, tàu hoạt động trên các đường không cố định, tàu du lịch, tàu khách chạy trên các sông, hồ và tàu hàng - khách. Tàu công dụng đặc biệt: tàu nghiên cứu, thăm dò, tàu giám sát môi trường, tàu làm trạm chứa dầu không bến. Tàu đánh bắt cá, tàu chế biến và tàu bảo quản cá. Tàu công trình: tàu cuốc, tàu hút, tàu làm sạch dầu, các loại tàu làm việc trong ngành khai thác dầu khí tại thềm lục địa. Yêu cầu mỹ thuật của các tàu giống nhau, tuy nhiên các yêu cầu kỹ thuật và chức năng tàu làm cho mỗi tàu có dáng riêng, vẽ đẹp riêng. Thiết kế mỹ thuật tàu phải đáp ứng yêu cầu mỹ thuật chung song phải có tính đặc thù. Phần đầu chương này chúng ta cùng bàn về những yêu cầu mỹ thuật chung nhất, dùng cho tàu khách. Những hiểu biết chung này sẽ được cải biên khi áp dụng cho các tàu khác kiểu. Thiết kế tàu bắt đầu từ chọn kích thước chính, tỷ lệ kích thước, các đặc trưng hình học liên quan thân tàu. Trong những điều kiện đó thông thường đường hình lý thuyết tàu phải được lập ngay trong giai đoạn thiết kế ban đầu. Đường hình tàu theo thông lệ được lập trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật, theo chức năng của tàu và do vậy bản thân đường hình chưa thể đáp ứng các đòi hỏi về mặt mỹ thuật. CHƯƠNG 9 224 Không phải là nghịch lý nếu nhận xét rằng có những đường hình chưa thuộc diện “đẹp” song cho phép người thiết kế tạo con tàu có dáng hấp dẫn, ngược lại đường hình “đẹp” theo những cách đánh giá nhất định chưa chắc cho phép tạo ngoại hình hấp dẫn cho tàu. Yêu cầu đặt ra cho những nhà kiến trúc sư tàu thủy, theo cách gọi của người Anh: Naval Architect, là tạo hình tàu đẹp, hài hòa trên cơ sở đường hình tàu đang được thiết kế. Thông thường hài hòa được hiểu trong khung cảnh cụ thể, hài hòa với môi trường, với cảnh vật, với thiên nhiên và với con người. Ngoại hình tàu khách do kiến trúc sư tàu thủy - nghệ sĩ tạo hình qui định. Ngoại hình tàu không thể giống nhau hoàn toàn giữa các tàu cùng một chức năng, ví dụ cùng cho tàu khách. Mặc dầu vậy, theo cách làm của phương pháp thống kê người ta có thể tập họp, phân tích và rút ra những qui luật chung được dùng cho thiết kế tàu. Với tàu khách, ngoại hình được dùng phổ biến và vẽ đẹp được đánh giá là hoàn mỹ mang dạng hình giọt nước. Từ những năm đầu của phát triển tàu khách, hình dạng giọt nước đã ngự trị trên phần lớn các tàu. Hình “giọt nước” trở thành độc tôn trong những năm dài giữa thế kỷ XX. Nhìn ngang thượng tầng của tàu thiết kế theo dáng giọt nước này được qui hoạch theo chiều cao không đều nhau. Độ chênh lệch theo chiều cao này đã tạo ra vẻ đẹp cho con tàu khi nổi bật trên biển xanh. Hình 9.1a dưới đây khái quát hóa cơ cấu “giọt nước” của tàu trong những năm trước, bảy mươi. Theo thời gian, hình giọt nước như thể hiện tại hình 9.1a tỏ ra “đủ” cho người dùng. Những đổi thay cần thiết khi tạo hình làm cho dáng bên ngoài của tàu đẹp và dễ mến mặc dầu những dạng mới không lưu giữ hình ảnh giọt nước như chúng ta đã quen. Những người tạo hình đề nghị sử dụng frofil sóng trochoidal làm hình dáng đã được triển khai và áp dụng cho tàu khách đi biển (H.9.1b). Dạng profil sóng biển này thịnh hành trong những năm sáu mươi. Điều cần nói thêm không chỉ bộ môn lý thuyết tàu, sức bền tàu đưa các ý tưởng xây dựng ngoại hình tàu mà các nhà toán học cũng đã giúp rất nhiều cho các kiến trúc sư tàu thủy trong tìm kiếm vẽ đẹp tiềm năng của tàu. Đường cong hàm ex (còn được viết hàm exp trong các ngôn ngữ lập trình) khi áp dụng cho tàu khách đã mang lại những vẻ đẹp lạ thường (H.9.1c). Ngoại hình tàu dạng hàm ex không chỉ thịnh hành trong hai thập kỷ bảy mươi, tám mươi mà còn lưu đến ngày nay. Mỹ thuật tàu ngày nay không chỉ là lĩnh vực quan tâm của các nhà kiến trúc sư tàu thủy mà còn là điều quan tâm hàng đầu của các chủ tàu. Để cạnh tranh với các phương tiện vận tải hành khách đường không, đường sắt cao tốc, tàu thủy chở khách phải tăng tính hấp dẫn và tính cạnh tranh. Tàu khách không chỉ đòi hỏi ngoại hình đẹp mà tiện nghi phải đạt đến mức đủ cạnh tranh với máy bay, tàu trên đường sắt cao tốc. Trong những năm cuối thế kỷ XX các tàu khách bị buộc phải “béo” thêm ra và hấp dẫn hơn xưa. Tàu phải đủ cao, rộng để bố trí nhiều tiện nghi sinh hoạt hơn. Các phòng ở được tăng diện tích, phòng nghỉ, phòng NGOẠI HÌNH TÀU 225 phụ... đều phải nâng cấp. Trên tàu khách hiện đại người ta không chỉ bố trí các phòng sinh hoạt, phòng sinh hoạt công cộng mà còn có bể tắm, các phòng thể thao, thậm chí trên vài tàu còn có cả sân golf mini. Rõ ràng các thay đổi đó làm cho các tàu sinh động hơn. Dáng các tàu được chế tạo cuối thế kỷ xa rời dần nguyên tắc “giọt nước”, để chuyển sang trạng thái đầy đặn hơn. Hình 9.1d và hình 9.1e trình bày ngoại hình của tàu khách thuộc nhóm nở phần trước hay còn gọi kiểu “lôi kéo” còn hình để sau thuộc nhóm “thúc đẩy”. Điều có thể nói thêm, nhóm “thúc đẩy” là tiền đề để các kiến trúc sư tàu cho ra đời kiểu dáng “hình thang”, nếu không muốn gọi là hình chữ nhật. Hình 1f trình bày ngoại hình tàu đang được dùng trong tàu khách và cả các tàu không phải là tàu khách trong những năm cuối thế kỷ XX. Hình 9.1 Ngoại hình tàu CHƯƠNG 9 226 Có thể đưa ra nhận xét sau, nếu những năm năm mươi hình giọt nước với trọng tâm profil nằm tại phần trước, đến những năm bảy mươi, tám mươi trọng tâm profil đã lùi về mặt sau cắt giữa tàu, đến khi kiểu “thúc đẩy” ra đời trọng tâm profil lùi về sau xa hơn. Đến giai đoạn ngoại hình hình thang, trọng tâm đã chuyển hẳn ra sau. Trong giai đoạn “giọt nước”, đến “hàm ex” chiều cao thượng tầng vẽ nên đường gẫy khúc, giai đoạn sau này đường gẫy khúc hầu như nhường chỗ cho đường thẳng hoặc gần với đường thẳng. Một số tàu khách cỡ nhỏ được đóng từ những năm năm mươi đến tám mươi theo phong cách hình giọt nước được tổng kết như sau. Tàu khách cỡ nhỏ “Sunnan” (H.9.2), tàu khách ven biển “Lilla Wendera” (H.9.3) là đại diện. Phân tích loại hình các tàu đã đóng từ hơn trăm năm nay, có thể rút ra qui luật tạo hình cơ cấu hệ thống các phần tử kiến trúc tàu. Tất cả đường dóng tạo nên hình giọt nước, hình sóng..., phải tuân thủ qui luật cùng ngả theo hướng chủ đạo với góc chuẩn. Cụ thể hơn, mọi đường bao profil thượng tầng, ống khói, cửa sổ, cột cờ cột buồm, lỗ khoét đều có chung hướng, còn độ nghiêng của từng đường bao không khác xa độ nghiêng chủ đạo. Hình 9.2 Tàu khách cỡ nhỏ “Sunnan” Hình 9.3 Tàu khách ven biển “Lilla Wendera” NGOẠI HÌNH TÀU 227 Qui luật này được giải thích tại hình 9.4. Những tàu được xây dựng ngoại hình theo phong cách thẳng đứng có các thành bao thượng tầng thẳng đứng, như hướng chủ đạo. Tuy nhiên, bên cạnh hướng chủ đạo (H.9.4a), hướng nghiêng thứ hai được đưa vào qui trình tạo hình làm cho thiết kế duyên dáng hơn, uyển chuyển hơn. Hướng thứ hai thông thường nghiêng về sau như hiển thị cùng hình. Ngoại hình dạng này được dùng cho tàu khách và các tàu vận tải. Khuynh hướng này xuất hiện từ những năm bảy mươi, ngày nay đang là mốt thời thượng trên các kiểu tàu. Những ví dụ hình 9.5, 9.6 và 9.7 xem xét khuynh hướng này trong thiết kế tàu. Hình 9.4 Nguyên tắc dựng đường dóng CHƯƠNG 9 228 Phần lớn tàu khách kể cả tàu đã có từ cổ xưa đến tàu hiện đại, thông thường được tạo hình trên nền hai hướng nghiêng chủ đạo, nghiêng về trước và nghiêng về sau cùng trên một tàu. Hình 9.4b trình bày độ nghiêng thượng tầng và các phần lồi tại thượng tầng tàu khách đặc trưng cho những tàu ra đời vào cuối thế kỷ XX. Ba hình tiếp theo 9.4c, 9.4d, 9.4e trình bày ngoại hình tàu khách đã được chế tạo. Khác với trường hợp đường dóng vừa nêu, đường dóng xiên thật sự đa dạng và phong phú. Trong thực tế độ nghiêng của góc chủ đạo thay đổi khá rộng. Góc nghiêng về sau có thể từ 100o đến 150o hoặc hơn. Góc nghiêng về trước có thể từ 50o đến 90o. Xác định góc nghiêng chủ đạo phụ thuộc kích cỡ tàu và yêu cầu cụ thể của mỗi tàu cụ thể. Có thể phát biểu cách chung nhất, góc nghiêng khi cách xa góc 90o dẫn đến hiện tượng thu hẹp không gian hữu ích, thay vào đó ngoại hình của tàu có khi đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Thông lệ góc nghiêng về sau lớn, góc nghiêng về trước có xu hướng cận kề hướng thẳng. Điều này cần thiết khi tạo hình những tàu nhỏ. Trên những tàu lớn có khi quan sát được góc nghiêng so với trục đứng của góc nghiêng về sau và nghiêng về trước gần bằng nhau. Những minh họa tiếp theo giúp bạn đọc xem xét những thiết kế thành công nhờ tạo các góc nghiêng hợp lý. Tàu khách mang tên “Seabourn Spirit” sức chở 210 khách, đóng tại Seebeckwerft đại diện cho nhóm tàu có góc nghiêng thượng tầng rất lớn (H.9.5). Với góc nghiêng quá cỡ như vậy, ngoại hình của tàu không chỉ đẹp, thanh thoát, mang tính “động” rõ nét mà còn tạo nhiều thuận lợi cho những nhà kiến trúc sư đưa ánh sáng trời vào tận mỗi phòng. Hình 9.5 “Seabourn Spirit” NGOẠI HÌNH TÀU 229 Mô hình tàu khách “Bremer Vulkan” thực sự là khách sạn nổi, trên đó trang bị đủ các phòng ở cao cấp, nhà hàng, bar, rạp chiếu bóng, discotheque, cửa hàng supper market cỡ nhỏ, bể bơi ngoài trời, bể bơi có mái che, sân tắm nắng... Khác với người bạn đồng nghiệp vừa nêu, góc nghiêng của thượng tầng so với trục đứng vô cùng nhỏ, tuy vậy các phương pháp lấy ánh sáng trời và tận dụng ánh sáng trời đủ làm hài lòng hơn vài trăm con người trên khách sạn nổi này (H.9.6). Hình 9.6 Mô hình tàu khách “BremerVulkan” Hình 9.7 được vẽ lại từ tàu khách dạng liner đặc trưng cho kiểu dáng châu Âu, góc nghiêng thượng tầng ở mức trung bình, đóng từ những năm sáu mươi, bảy mươi. Hình 9.7 Tàu khách kiểu dáng châu Âu Một trong những yêu cầu thiết kế ngoại hình là tàu được thiết kế phải đẹp theo những tiêu chuẩn xác định song phải hài hòa và cân đối trong không gian mà nó hoạt động. Điều này quan trọng cho những tàu hoạt động nội địa. Kích thước của tàu, chiều dài, chiều rộng cần thích hợp cho cảnh sông, hồ nó hoạt động. Ngoại hình và màu sắc của tàu phải hòa hợp với cảnh quan dòng sông tàu bơi, với bờ sông tàu ghé với thành phố tàu đến thường xuyên. CHƯƠNG 9 230 Hình 9.8 Tàu hàng những năm 50 – 60 Hình 9.9 Tàu hàng những năm 70 Nguyên tắc thiết kế trên đây khi áp dụng vào các tàu không phải là tàu khách mang tính đặc thù riêng. Các đặc thù đó do chức năng của tàu qui định. Tàu chở hàng cần bố trí thượng tầng tại khu vực trên buồng máy, nhường khoảng không còn lại cho các khoang hàng và các nơi thao tác tàu, thao tác bốc dỡõ hàng. Mặt khác tùy tình hình thực tế, buồng máy có thể đặt trước, đặt giữa hoặc sau. Trong hoàn cảnh bị động đó nhiệm vụ kiến trúc sư là tạo ngoại hình tàu gồm thượng tầng, thân tàu thành một khối hoàn mỹ. Nếu kiến trúc sư không còn quyền thay đổi đường nét thân tàu thì công việc tạo hình thượng tầng đặt trên thân tàu do kiến trúc sư định sẽ có tầm quan trọng đặc biệt. Thông thường những nguyên tắc tạo hình vừa bàn, áp dụng cho tàu khách được dùng cả cho tàu không phải là tàu khách. Những thiết kế của những năm năm mươi, sáu mươi, thượng tầng tàu hàng có dáng dấp của hình giọt nước, đường bao thượng tầng thường được trau chuốt, uốn nắn công phu. Theo năm tháng, để triệt để tận dụng khoảng không gian trên buồng máy, để thi công nhanh chóng và thuận lợi theo qui trình công nghệ hiện đại, thượng tầng tàu hàng thiên về dạng thẳng đứng. Hình 9.10 giới thiệu profil tàu chở hàng được thiết kế trong những năm chín mươi. Thượng tầng của tàu mang tính đặc trưng cho những tàu hiện đại, các thành thẳng đứng, “cột buồm” thẳng đứng, cột cờ NGOẠI HÌNH TÀU 231 thẳng đứng, mũi tàu dạng “quả lê”, đuôi tàu vát kiểu transom (T), bánh lái treo, chân vịt biến trước. Tạo dáng theo mô hình này không chỉ dùng cho tàu chở hàng tổng hợp mà còn dùng cả cho các tàu chạy nhanh hơn, trong đó kể cả tàu chở container. Hình 9.10 Tàu chở hàng hiện đại Hình tiếp theo (H.9.11) giới thiệu profil tàu chở hàng thùng của những năm chín mươi. Tàu dài gần 130m, rộng 20m, cao 11m tính đến mép boong. Điều chúng ta quan tâm là cách tạo hình của thượng tầng đúng qui tắc và rất chuẩn mực. Hình 9.11 Tàu container Trong các tàu thuộc nhóm tàu công trình chúng ta gặp những tàu kích thước rất lớn đến những tàu nhỏ. Các tàu tuy mang những đặc thù riêng biệt, bố trí nhiều trang thiết bị rất kỳ dị song vẫn phải được tạo hình với khả năng tốt nhất. Những ví dụ sau giới thiệu những kết quả lao động có hiệu quả của các kiến trúc sư tàu thủy trong ngành khai thác dầu khí. Hình 9.12 trình bày trạm chứa dầu và cấp dầu không bến (Floating Production Storage and Offloading Vessel) đang được dùng nhiều trên thế giới. Tại Việt Nam, Vietsovpetro đang sử dụng bốn trạm có tính năng tương đương trạm trong hình. Chúng ta thấy rõ phong cách tạo hình của những kiến trúc sư hiện đại. Hình 9.12 Trạm FPSO CHƯƠNG 9 232 Hình 9.13 Profile tàu chở dầu sức chở 250.000t Tàu dầu cỡ lớn có dạng như mô tả tại hình 9.13. Tàu chở hàng rời (bulkcarrier) có dáng bên ngoài không khác tàu chở dầu, được trình bày tại hình 9.14. Hình 9.14 Profile tàu chở hàng rời Hình 9.15 trình bày profil các tàu thuộc nhóm tàu chở khí LPG. Các tàu đóng từ những năm giữa thế kỷ XX có dáng dấp của tàu hàng thời đó, còn tàu hiện đại có hướng chung là tạo hình với dạng hợp thời nhất. Hình 9.15 Tàu chở khí hóa lỏng Về tàu cá, chúng ta sẽ làm quen với các mô hình thành công mà các kiến trúc sư đã tìm tòi trong hàng chục năm. Phải nói ngay rằng, tạo hình tàu cá khó hơn rất nhiều so với các loại tàu khác. Trong phần bàn về phương tiện bốc dỡ, phương tiện khai thác chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các trang thiết bị không mấy mỹ quan mà tàu cá phải có. Về nguyên tắc, những qui luật tạo hình đã trình bày đều áp dụng được cho tàu cá, tuy nhiên với không gian nhỏ hẹp tàu cá, cộng với sự cồng kềnh trang thiết bị, tạo được profil tàu đẹp, hài hòa không dễ. Hình 9.16 trình bày một giải pháp thành công về mặt kiến trúc cho tàu dài 43m, đánh cá bằng phương pháp kéo hoặc vây. NGOẠI HÌNH TÀU 233 Hình 9.16 Tàu đánh cá kiêm nghề Hình 9.17 Tàu cỡ nhỏ, chạy nhanh Hai thập niên cuối thế kỷ XX, xuất hiện nhóm tàu cỡ nhỏ, chạy nhanh làm nhiệm vụ tuần tra, phục vụ du lịch, thể thao... Thuật ngữ chuyên ngành được bổ sung một số từ mới: tàu công vụ (work boats), tàu hải quan, kiểm ngư, tàu chữa cháy, tàu hoa tiêu (pilot), tàu thể thao và nhiều tên gọi khác nữa. Trên thực tế đây là nhóm tàu tuần tra (patrol boats) cần tốc độ cao, hoạt động linh hoạt. Yêu cầu đầu tiên cho ngoại hình loạt tàu này là tính “động” bao gồm, cơ động khi làm việc, hình dáng tàu “khí động học” có khả năng thoát gió. Nhìn chung CHƯƠNG 9 234 profile tàu có dáng gần với dạng “thúc đẩy”. Về mặt động lực học, khi chạy với tốc độ thiết kế các tàu này làm việc ở chế độ thủy – khí động, chứ không làm việc như tàu nổi chạy chậm. Khi chạy gần như toàn thân tàu nổi lên mặt nước, do vậy người nghệ sĩ tạo hình phải quan tâm đến toàn bộ thân tàu khi thiết kế chứ không chỉ hạn chế phần nổi như đã nêu ở phần trước. Nhìn chung các tàu diện này, được thiết kế như hình mũi tên, đầu nhọn nằm phía mũi tàu, phần lái gần như cánh hướng dòng mũi tên. Kiến trúc tàu đòi hỏi luôn có sự đổi mới và tàu được tạo ra sau phải có tính hiện đại, ít nhất phải hơn tàu trước đó. Mặt khác giống như bất kỳ lãnh vực nghệ thuật nào khác, kiến trúc tàu cần có tính sáng tạo, song cần tiếp thu những gì là tốt đẹp của các lãnh vực gần gũi, cải biên và áp dụng cho tàu. Trên cơ sở đảm bảo những nguyên lý tạo hình đã nêu, người thiết kế – kiến trúc tàu có thể học và thực hành các kiểu dáng đẹp của các bộ môn gần gũi với tàu thủy. Người thiết kế có quyền học những điều hay của nước khác để áp dụng cho con tàu cụ thể, sử dụng trong nước. Tất nhiên, tính dân tộc, tính truyền thống cũng là các yêu cầu quan trọng mà nhà thiết kế phải có trong các tác phẩm của mình. Các kiểu dáng đẹp học được, hay gọi văn hóa hơn “mô phỏng”, sau cách điệu phải là những tác phẩm mang dáng dấp riêng cho ngành tàu. Một trong những khuynh hướng tìm cái đẹp cho tàu thủy là đưa nghệ thuật tạo hình của ngành chế tạo máy bay sang tàu. Hiện nay khá nhiều tàu khách được t