Hướng dẫn hỗ trợ trực tuyến với phần mềm Teamview 6.0

Khi chúng ta làm việc trên máy vi tính mà gặp khó khăn, khi chúng ta đi xa mà dữ liệu lại để ở máy tính ở nhà thì làm thế nào để người khác có thể hỗ trợ chúng ta, chúng ta có thể có được dữ liệu cần có trong thời gian ngắn?

doc7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn hỗ trợ trực tuyến với phần mềm Teamview 6.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN VỚI PHẦN MỀM TEAMVIEW 6.0 Khi chúng ta làm việc trên máy vi tính mà gặp khó khăn, khi chúng ta đi xa mà dữ liệu lại để ở máy tính ở nhà thì làm thế nào để người khác có thể hỗ trợ chúng ta, chúng ta có thể có được dữ liệu cần có trong thời gian ngắn? Trả lời: Với những vấn đề thường gặp: trong quá trình xử dụng phần mềm ứng dụng, chúng ta gặp sự cố, lấy dữ liệu từ máy tính khác về máy tính của mình,… bây giờ với mạng internet phủ khắp mọi nơi, là dịch vụ có mặt ở hầu hết tất cả mọi gia đình. Teamview là phần mềm sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó. Teamview 6.0 là phiên bản được đánh giá là phổ dụng hơn cả, vì với các phiên bản trước nó sau khi cài đặt, phần mềm chỉ cho sử dụng miễn phí với số ngày nhất định, nhưng với teamview 6.0 sẽ là dùng miễn phí mãi mãi. I. Hướng dẫn cài đặt Teamview 6.0: Chúng ta tìm trong thư mục “Hỗ trợ online” nằm trong đĩa cẩm nang IT hoặc tải trực tiếp trên mạng theo địa chỉ - Click vào biểu tượng “TeamViewer6.0_Setup.exe”, sau đó bấm vào nút next. Trong cửa sổ tiếp theo, chúng ta bấm chọn vào tùy chọn “Personal/non-commercial use” sau đó bấm vào nút next, trong cửa sổ kế tiếp, chúng ta chọn như hình sau và bấm chọn vào nút next. Trong cửa sổ kế tiếp, chúng ta chọn vào nút Finish, chờ một lúc để quá trình cài đặt hoàn thiện. Khi cài đặt xong, teamview 6.0 sẽ hiển thị như hình dưới đây: II. Hướng dẫn sử dụng Teamview 6.0: II.1: Hướng dẫn sử dụng Teamview 6.0 để truy xuất tới máy khác: Sau khi hoàn thành quá trình cài đặt, teamview 6.0 sẽ xuất hiện như hình trên. Trong đó: + Cửa sổ bên trái ghi các thông tin về số ID của máy chúng ta và Password truy cập vào máy tính chúng ta, trong trường hợp minh họa này ID của máy chúng ta là: 826 515 137 và Pass dùng để người khác truy cập vào máy chúng ta là: 4140 (Pass này sẽ bị thay đổi sau mỗi lần bật/tắt phần mềm). + Cửa sổ bên phải là nơi nhập các thông tin về số ID và Password của máy tính chúng ta cần truy cập. Trong trường hợp minh họa này, chúng ta truy cập vào máy tính có số ID là và Pass để truy cập vào máy của họ là: (Pass này sẽ bị thay đổi nếu như người ở máy bên kia tắt phần mềm và bật lại). Để truy cập vào máy có ID là 536 756 832 thì chúng ta nhập số ID vào hộp thoại “Parther ID”, trong các lựa chọn dưới thì chọn vào mục “Remote control” sau đó bấm vào nút “Connect to parther”. Sau khi bấm vào nút “Connect to parther” có thể xuất hiện một số thông báo có nội dung như: Bạn có cập nhật phiên bản mới hay không? Chúng ta sẽ bấm vào nút có nội dung “đồng ý”. Như hình vẽ sau, chúng ta chọn nút OK. Sẽ có hộp thoại như hình sau xuất hiện Lúc này chúng ta nhập mật khẩu (Password) của máy chúng ta muốn truy cập vào ô này. Sau khi nhập xong, chúng ta sẽ nhìn thấy màn hình của máy bên kia (máy có ID là), chúng ta có thể dùng chuột, bàn phím … để can thiệp vào máy tính của họ như chúng ta làm việc trên máy tính của chúng ta, mặc dù 2 máy có thể cách nhau hàng nghìn KM. Bên cạnh đó, để quá trình hỗ trợ được sinh động, chính xác, vui vẻ,… chúng ta có thể sử dụng chức năng chát kí tự, chát voice, truyền Webcam với máy bên kia, cụ thể: + Để chát kí tự, chát voice, truyền webcam: thì chúng ta chọn vào mục “Audio/video” và chọn vào dòng chat, chat voice, my video để thực hiện các tính năng đó. Như hình dưới. Hình này chỉ xuất hiện ở máy truy cập mà không xuất hiện trong máy người bị truy cập. II.2: Hướng dẫn sử dụng Teamview 6.0 để lấy dữ liệu từ máy khác về máy mình: Chúng ta bấm vào nút “File transfer”, khi đó xuất hiện cửa sổ như hình sau: + Trong đó: Cửa sổ bên trái mục “Local computer” là dữ liệu trong máy của chúng ta Cửa sổ bên phải mục “Remote computer” là dữ liệu trong máy của người bị truy cập. Lúc này chúng ta tìm dữ liệu trong máy tính của người kia (tìm trong cửa sổ Remote compute), tìm nơi lưu trong máy tính của chúng ta (tìm trong cửa sổ Local computer), lúc này chúng ta để ý nút “Receive” và thực hiện quá trình tải dữ liệu từ máy của họ về máy mình. Chú ý: Khi chúng ta tải về máy mình thì bên máy của họ sẽ hiện lên thông báo cho biết việc truyền dữ liệu đang tiến hành. Nếu người kia chọn hủy bỏ thì quá trình truyền tải sẽ bị ngắt. II.3: Hướng dẫn sử dụng Teamview 6.0 để gửi dữ liệu từ máy mình tới máy khác: Chúng ta bấm vào nút “File transfer”, khi đó xuất hiện cửa sổ như hình sau: + Trong đó: Cửa sổ bên trái mục “Local computer” là dữ liệu trong máy của chúng ta Cửa sổ bên phải mục “Remote computer” là dữ liệu trong máy của người bị truy cập. Lúc này chúng ta tìm dữ liệu trong máy tính của chúng ta (tìm trong cửa sổ Local compute), tìm nơi lưu trong máy tính của người kia (tìm trong cửa sổ Remote computer), lúc này chúng ta để ý nút “Send” và thực hiện quá trình tải dữ liệu từ máy của chúng ta tới máy họ. Chú ý: + Để sử dụng được phần mềm Teamview thì cả 2 máy (máy truy cập và máy bị truy cập) phải nối mạng internet. + Sau mỗi lần tắt phần mềm teamview, số ID của máy chúng ta vẫn cố định (đây là địa chỉ vật lý của máy nên không thay đổi), nhưng Pass để truy cập vào máy tính chúng ta sẽ bị thay đổi (dùng để tránh việc truy cập trái phép vào máy tính của chúng ta). + Quá trình nhận dữ liệu, gửi dữ liệu chỉ thực hiện được trên máy của người truy cập, máy người bị truy cập hoàn toàn thụ động. + Chức năng chat, chat voice, truyền video thực hiện được trên cả 2 máy người truy cập và máy bị truy cập, chỉ khác là: Trong máy bị truy cập thì chúng ta chọn các chức năng đó như hình sau: + Cùng một lúc có thể thực hiện được nhiều người truy cập vào cùng 1 máy, do đó dùng teamview rất tốt cho việc tập huấn từ xa.
Tài liệu liên quan