Hướng dẫn sử dụng mạch nạp PG2C và GTP - USB Lite

Hướng dẫn sử dụng mạch nạp PG2C và GTP-USB Lite Mạch nạp cho PIC có nhiều loại như mạch PG2C, PG5V2, PRO PIC, GTP USB Đi kèm với mỗi loại mạch lại có các phần mềm riêng để sử dụng cho việc nạp mã chương trình vào chíp. Trong số các phần mềm dùng cho việc nạp chip thì WinPIC800 là một phần mềm khá mạnh và tiện ích, có thể kể ra đây vài ưu điểm. - Hỗ trợ nhiều loại mạch nạp khác nhau - Nạp được nhiều loại chip PIC và EEPROM - Cấu hình đơn giản dễ sử dụng - Khả năng tùy biến với mạch nạp cao (Thiết lập các chế độ điện áp) - Tốc độ nạp nhanh Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn cách dùng mạch nạp PG2C và GTP-USB Lite với phần mềm WinPIC800. Tôi chọn mạch nạp PG2C bởi tính kinh tế và hiệu quả đem lại của nó đối với các bạn sinh viên mới làm việc với PIC, với một chi phí tối thiểu khi bắt đầu làm việc với một loại vi điều khiển. tất nhiên bạn có thể dùng các loại mạch nạp khác như GTP USB (bản free), nó có vẻ chuyên nghiệp khi nạp qua USB nhưng về nhiều mặt thì thua kém PG2C (số lượng chip có thể nạp ít).

pdf10 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng mạch nạp PG2C và GTP - USB Lite, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 1 Hướng dẫn sử dụng mạch nạp PG2C và GTP-USB Lite Mạch nạp cho PIC có nhiều loại như mạch PG2C, PG5V2, PRO PIC, GTP USBĐi kèm với mỗi loại mạch lại có các phần mềm riêng để sử dụng cho việc nạp mã chương trình vào chíp. Trong số các phần mềm dùng cho việc nạp chip thì WinPIC800 là một phần mềm khá mạnh và tiện ích, có thể kể ra đây vài ưu điểm. - Hỗ trợ nhiều loại mạch nạp khác nhau - Nạp được nhiều loại chip PIC và EEPROM - Cấu hình đơn giản dễ sử dụng - Khả năng tùy biến với mạch nạp cao (Thiết lập các chế độ điện áp) - Tốc độ nạp nhanh Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn cách dùng mạch nạp PG2C và GTP-USB Lite với phần mềm WinPIC800. Tôi chọn mạch nạp PG2C bởi tính kinh tế và hiệu quả đem lại của nó đối với các bạn sinh viên mới làm việc với PIC, với một chi phí tối thiểu khi bắt đầu làm việc với một loại vi điều khiển. tất nhiên bạn có thể dùng các loại mạch nạp khác như GTP USB (bản free), nó có vẻ chuyên nghiệp khi nạp qua USB nhưng về nhiều mặt thì thua kém PG2C (số lượng chip có thể nạp ít). A. MẠCH NẠP PG2C 1. Giới thiệu mạch nạp PG2C – linhnc308 Hình 1: Mạch nạp PG2C – linhnc308 Hình trên là mạch nạp thuộc loại JDM_programmer phổ biến mà ta vẫn thường thấy các sơ đồ nguyên lý trên NET. Cấu tạo mạch hết sức đơn giản, linh kiện cho mạch bao gồm các linh kiên sau: C1815, R 10K và 1K5, D1N4148, Zener 5v1, 6V2, Tụ 10uF, 100uF, LED Mạch nạp này tôi thiết kế hoàn toàn dựa trên sơ đồ nguyên lý chuẩn của mạch JDM, nhằm tăng tính linh hoạt cho sản phẩm, ngoài thiết kế có Socket ZIP 40 chân để gắn IC, trên ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 2 mạch còn có đầu nạp chuẩn ICSP. Riêng Socket ZIP 40 chân là loại có sống giữa nhỏ và được tôi thiết kế lại các đường tín hiệu thích hợp nên người dùng có thể gắn nhiều loại chip PIC với nhiều kiểu chân khác nhau lên trên mạch để thực hiện việc nạp chip, rất tiện lợi và hiệu quả. Dưới đây trình bày cách thức gắn chip và tiến hành nạp. 2. Cách thức gắn IC và cấu hình mạch trước khi nạp - Hướng dẫn gắn các loại chíp PIC 8, 18, 28, 40 chân lên Socket ZIP 40 o Gắn chip 8 chân o Gắn chip 18 chân PIN 1 PIN 1 ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 3 o Gắn chip 28 chân o Gắn chip 40 chân Sau khi đã gắn chíp theo như hướng dẫn trên, ta cần cấu hình cho 2 jumper chọn để chọn chế độ nạp cho chip loại 8 – 18 chân hay loại 28 – 40 chân. Sau đây là cách cấu hình jump PIN 1 PIN 1 ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 4 Nạp cho loại chip 8 -18 chân, thiết lập Jump như sau: Nạp cho loại chip 28 -18 chân, thiết lập Jump như sau: Nạp cho 28 – 40 pin Nạp cho 8 – 18 pin ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 5 3. Thực hiện nạp chip với WinPIC800 a. Chọn mạch nạp và cấu hình cho phần mềm Thiết lập các thông số đúng như hình dưới đây, chú ý một điều: o Nếu nối mạch đến COM 1 thì phải dùng phần mềm bản 3.59 o Nếu nối mạch đến COM 2 thì phải dùng phần mềm bản 3.55c hay 3.55g Chọn kiểu mạch nạp JDM Chọn Cổng COM kết nối mạch Để trống ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 6 Việc chú ý trên đây là hết sức cần thiết để đảm bào việc nạp chip diễn ra suôn sẻ mà không có lỗi. Còn nguyên nhân vì sao lại phải như vậy thì đó là do thực tế tôi kiểm nghiệm và phát hiện ra điều đó, có thể đó là do lỗi của phần mềm, bởi nếu như bạn nối đến COM 1 và lại dùng bản 3.55 để nạp thì mặc dù cấu hình đúng, kiểm tra phần cứn tốt (Báo Hardware OK) nhưng khi nạp chip sẽ bào lỗi. Nhưng nếu thay bằng bản 3.59 thì mọi việc lại đâu vào đó :D (?) b. Thực hiện nạp chương trình Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, giờ đây mạch đã sẵn sàng cho việc nạp chíp. Để tiến hành nạp ta sử dụng cá nút cộng cụ trên thanh Toolbar như hình dưới đây. 1 - Read : Đọc nội dung bộ nhớ ROM trong chip 2 - Write: Ghi nội dung từ bộ đệm máy tính vào ROM trên chip (nạp file HEX) 3 - Verify: Kiểm tra nội dung đã nạp xem có chính xác không 4 - Erase All: Xóa toàn bộ nội dung ROM, tất cả về giá trị 0x3FFF hay 0xFFFF 5 - Hardware test: Kiểm tra đường xuất nhập dữ liệu của mạch nạp, kiểm tra lỗi mạch 6 - Detect PIC: Tự động nhận dạng loại chip PIC đang gắn trên mạch nạp 1 2 3 4 5 6 ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 7 B. MẠCH NẠP GTP-USB Lite 1. Giới thiệu Đây là mạch nạp PIC thông qua cổng USB của máy vi tính. Chính điều đó đem lại tính tiện dụng cho người lập trình PIC khả năng làm việc linh hoạt “any time, any where”, dù cho máy tính của bạn có hay không có cổng COM. Với những ai quen dùng máy xách tay (notebook) thì đây là sự lựa chọn thay thế cho những mạch nạp COM. Lợi ích mạch nạp USB đem lại có vài điểm sau: - Có thể sử dụng với bắt kỳ máy tính nào (máy nào cũng có cổng USB) - Tốc độ nạp chip nhanh - Nạp được nhiều loại chip PIC mà phần mềm WinPIC800 hỗ trợ - Tháo lắp đơn giản, Plug and Play - Nạp chip qua ZipSocket40 hay qua đường napjk ICSP chuẩn - Phần mềm đơn giản đẽ sử dụng – WinPIC800 Ver3.55 or Ver3.55c 2. Cách thức gắn các loại chip lên Zipsocket40 Việc gắn chíp lên đế ZIP để nạp rất đơn giản, với từng kiểu chân chip có vị trí gắn tương ứng trên đề ZIP40. Chi tiết có thể xem lại phần gắn chip của mạch PG2C đã trình bày phía trên (Phần A, mục 2 – trang 2). Chú y công tắc lựa chọn nạp giữa 28-40 chân và 8-18 chân phải gạt đúng vị trí tương ứng với số chân chip cần nạp 3. Thực hiện nạp chip với WinPIC800. 3.a. Cài đặt Driver USB cho mạch nạp Khi lần đầu tiên bạn gắn mạch nạp vào, máy tinh sẽ hỏi driver cho mạch, bạn thực hiện theo các bước dươi đây để tiến hành cài đặt. Chú ý thư mục chứa driver cho mạch nắm ngay trong chương trình nạp WinPIC800 (Có kèm trong CD hay bạn có thể lên mangj download về) ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 8 Nhấp chuột chọn “Install from a list or specific location” và nhấn nút Next Nhấn nút “Browse” để chọn đến thư mục chứa driver và nhấn “Next” ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 9 Sau khi thưc hiện cài xong, sẽ thấy thông tin về mạch nạp trong Device Manager như bên dưới đây. 3.b. Nạp chương trình Bật phần mềm WinPIC800 lên, bấm chọn mục Settings >> Hardware sẽ thấy một cửa sổ như hình bên dưới. Thực hiện chọn cấu hình là GTP-USB-#0 và không tích chọn mục Use Vpp2 (Nếu có thì phải loại bỏ) sau đó nhấn Apply Edits để hoàn tất quá trình. Sau đấy bạn có thể bắt đầu tiến hành nạp chíp. Chỗ này không được tích chọn ĐTVT – ĐH Bách Khoa Hà Nội linhnc308@yahoo.com 10 Cảm ơn bạn đã sử dụng sản phẩm của tôi Chúc bạn thành công với PIC * * * Mọi chi tiết xin liên hệ Nguyễn Chí Linh (linhnc308@yahoo.com) ĐTDD: 0988006696 Nhận thiết kế mạch điên tử theo yêu cầu Chuyên cung cấp các loại mạch nạp cho Vi điều khiển Làm việc với các loại VĐK và PLD AT8051 AVR PIC DS89Cxx CPLD - FPGA (new)
Tài liệu liên quan