Khuếch đại in vitro DNA bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR)

PCR (polymerase chain reaction) là một kỹ thuật được sử dụng phổbiến trong công nghệ sinh học hiện đại và đã đóng góp rất lớn cho những tiến bộ về sinh học phân tử, đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng tương đương với việc khám phá ra các enzyme hạn chế(xem chương 1) và kỹ thuật Southern blot (xem chương 5). PCR dựa trên cơ sở phản ứng kéo dài primer nhờenzyme Taq polymerase đểkhuếch đại in vitro các nucleic acid đặc hiệu trong thiết bị điều nhiệt tuần hoàn (thermocycler) còn gọi là máy PCR (Hình 3.1). PCR cho phép khuếch đại theo hàm mũ lên đến hàng triệu lần các đoạn DNA có chiều dài từ 200-3.000 bp. Đoạn DNA được khuếch đại (DNA đích) được nhận dạng nhờcặp primer đặc hiệu (oligonucleotide) thường có chiều dài khoảng 20 nucleotide.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4615 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khuếch đại in vitro DNA bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 Khuếch đại in vitro DNA bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) PCR (polymerase chain reaction) là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong công nghệ sinh học hiện đại và đã đóng góp rất lớn cho những tiến bộ về sinh học phân tử, đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng tương đương với việc khám phá ra các enzyme hạn chế (xem chương 1) và kỹ thuật Southern blot (xem chương 5). PCR dựa trên cơ sở phản ứng kéo dài primer nhờ enzyme Taq polymerase để khuếch đại in vitro các nucleic acid đặc hiệu trong thiết bị điều nhiệt tuần hoàn (thermocycler) còn gọi là máy PCR (Hình 3.1). PCR cho phép khuếch đại theo hàm mũ lên đến hàng triệu lần các đoạn DNA có chiều dài từ 200-3.000 bp. Đoạn DNA được khuếch đại (DNA đích) được nhận dạng nhờ cặp primer đặc hiệu (oligonucleotide) thường có chiều dài khoảng 20 nucleotide. Hình 3.1. Thiết bị điều nhiệt tuần hoàn I. Nguyên tắc của PCR Taq polymerase (xem chương 1) là một loại enzyme DNA polymerase chịu nhiệt (có ở vi khuẩn chịu nhiệt độ cao Thermus aquaticus) được dùng để tổng hợp các đoạn DNA mới trong môi trường có bốn loại deoxyribonucleotide (dATP, dCTP, dGTP và dTTP) và hai primer, trên cơ sở khuôn mẫu của một đoạn DNA nhất định đã biết hoặc chưa biết trình tự. Các đoạn DNA mới hình thành lại được sử dụng làm khuôn mẫu. Sau nhiều chu kỳ, số lượng đoạn DNA nói trên được nhân lên gấp nhiều lần, nhờ vậy có thể đủ số lượng để tách ra, phân tích trình tự hoặc tạo dòng... Primer ở bên trái tác động trên sợi DNA 3’-5’ được gọi là primer thuận (forward primer, ký hiệu là F). Primer ở bên phải tác động trên sợi DNA 5’-3’ được gọi là primer ngược (reverse primer, ký hiệu là R). Nguyên tắc của PCR được trình bày trong hình 3.2 và 3.3. Theo đó, từ chu kỳ thứ hai Taq DNA polymerase (gọi tắt là Taq pol) bắt đầu tạo ra các đoạn DNA có chiều dài xác định. Các primer thường là một oligonucleotide tổng hợp (synthetic oligonucleotide) có khoảng 10-20 nucleotide hoặc hơn. Nếu biết trình tự của đoạn gen cần khuếch đại thì có thể tổng hợp nhân tạo các primer tương ứng để thực hiện PCR và tách chúng ra bằng kỹ thuật điện di. PCR thường tiến hành khoảng 25-35 chu kỳ, qua đó từ 10-6 mg DNA ban đầu có thể khuếch đại (amplification) lên tới trên 1 mg (khoảng 2 kb). Mỗi chu kỳ PCR bao gồm ba giai đoạn có nhiệt độ khác nhau: - Gây biến tính (denaturation) ở 90-95oC Trong giai đoạn biến tính, phân tử DNA khuôn mẫu ở dạng xoắn kép được tách thành hai sợi đơn (single strands). Tất cả các phản ứng enzyme trong giai đoạn này đều bị dừng lại (ví dụ: phản ứng tổng hợp DNA từ chu kỳ trước đó). - Gắn mồi (annealing) ở 40-65oC Trong giai đoạn này các primer gắn vào các vị trí có trình tự tương đồng ở DNA khuôn mẫu. Các primer bị lắc nhẹ chung quanh do chuyển động Brown vì thế các liên kết ion được tạo thành và bị đứt gãy liên tục giữa primer sợi đơn và DNA khuôn mẫu sợi đơn. Các liên kết ion ổn định hơn tạo thành một đoạn nhỏ (các primer đã lắp ráp chính xác) và trên các đoạn nhỏ DNA sợi đôi đó (khuôn mẫu và primer) Taq pol có thể bắt đầu quá trình sao chép khuôn mẫu. Ở giai đoạn này phạm vi nhiệt độ được sử dụng có thể rất rộng tùy thuộc vào trình tự nucleotide của primer, thông thường khoảng 55oC, nhưng có khi chỉ 35oC hoặc đôi lúc lên đến 68oC. - Kéo dài phân tử (extension) ở nhiệt độ 70-72oC. Đây là khoảng nhiệt độ tối thích cho Taq pol tiến hành tổng hợp DNA bằng cách bổ sung các dNTP bắt đầu từ các vị trí có primer theo chiều 5’®3’. Các primer có một vài base gắn vào khuôn mẫu có mối liên kết ion mạnh hơn lực phá vỡ các liên kết này sẽ không bị đứt gãy. Các primer ở các vị trí không bắt cặp chính xác lại bị rời ra (do nhiệt độ cao) khỏi khuôn mẫu đã không tổng hợp được DNA. Hình 3.2. Sơ đồ phản ứng chuỗi polymerase Hình 3.3. Các chu kỳ của kỹ thuật PCR Có ba kỹ thuật PCR thông dụng: PCR chuẩn, PCR mỏ neo và PCR đảo ngược. Trong PCR chuẩn (standard PCR), DNA khuôn mẫu được mở xoắn kép, sau đó hai primer tác động ở hai đầu sợi đơn, rồi DNA mới được tổng hợp nhờ Taq pol với 4 loại deoxyribonucleotide (Hình 3.4). Hình 3.4. Sơ đồ kỹ thuật PCR chuẩn PCR mỏ neo (anchored PCR), kỹ thuật này yêu cầu chỉ cần biết trình tự nucleotide ở một đầu của khuôn mẫu và gắn một đuôi đồng trùng hợp nhân tạo (ví dụ: dA) vào đầu kia (chưa biết trình tự). Sau đó đoạn DNA được khuếch đại nhiều lần nhờ một primer có trình tự đã biết trước và một primer thứ hai có oligo(dT) (Hình 3.5). PCR đảo ngược (inverse PCR), được dùng để khuếch đại các đoạn phân tử kế cận với đoạn có trình tự DNA đã biết trước, phân tử DNA này được cắt hạn chế và nối lại nhờ enzyme DNA ligase để tạo thành một vòng tròn có tính chất monomer, sau đó đoạn DNA được khuếch đại nhờ hai primer tương đồng với đầu của trình tự đã biết trước (Hình 3.6). II. Quy trình PCR 1. Thành phần phản ứng - Phân tử DNA có chứa đoạn DNA cần khuếch đại - 2 primer (F và R) - Taq pol - 4 loại dNTP - Đệm và các muối khoáng Hình 3.5. Sơ đồ kỹ thuật PCR mỏ neo 2. Thực hiện phản ứng Dưới đây là ví dụ minh họa cho một phản ứng khuếch đại: 2.1. Chuẩn bị dung dịch master mix và cho vào eppendorf tube (E-tube) loại 0,5 mL, trộn đều các thành phần sau: Đệm 10× PCR 4,5 mL Hỗn hợp 4 dNTP (2,5 mM mỗi loại) 4 mL Primer-F (10 pmol/mL) 2,5 mL Primer-R (10 pmol/mL) 2,5 mL Thêm H2O tới 40 mL 2.2. Chuẩn bị dung dịch pha loãng của Taq pol: Đệm ×10 2 mL Taq pol (5 units/mL) 1 mL Thêm H2O tới 20 mL Hình 3.6. Sơ đồ kỹ thuật PCR đảo ngược 2.3. Bổ sung 5 mL DNA khuôn mẫu (100 ng) vào 40 mL dung dịch của master mix tube. 2.4. Bổ sung 2 mL/1 tube dung dịch pha loãng của Taq pol. 2.5. Đặt E-tube đựng dung dịch phản ứng vào heating block của máy PCR để thực hiện chế độ nhiệt theo chu kỳ như sau: - Start program - 95oC/5 phút - Thực hiện 30 chu kỳ: 95oC/30 giây, 50oC/30 giây và 72oC/1 phút - 72oC/10 phút - Giữ sản phẩm PCR ở 4oC - Chạy điện di để kiểm tra kết qủa PCR (Hình 3.7) - Nếu chưa chạy điện di thì bảo quản sản phẩm PCR ở -20oC Chú ý - Các thành phần và điều kiện của phản ứng như: Độ dài của primer, chế độ nhiệt trong một chu kỳ, số chu kỳ đối với mỗi đối tượng có thể thay đổi ít nhiều bằng thực nghiệm. Các thông số trên chỉ có ý nghĩa tham khảo. - Nếu làm nhiều mẫu, có thể trộn chung các thành phần khác trừ DNA và Taq pol, sau đó chia ra từng tube rồi cho DNA và Taq pol vào sau cùng. - Thao tác trong tủ cấy vô trùng (hoặc không). Hình 3.7. Điện di các sản phẩm PCR. SM: Chuẩn kích thước DNA. Các đường số 1, 2, 3, 4 và 5: Các sản phẩm PCR khác nhau. III. Tối ưu hóa các điều kiện cho PCR 1. Trình tự của primer Đối với genome của eukaryote người ta thường dùng các primer dài khoảng 18 nucleotide trở lên. Tuy nhiên, cũng tùy từng trường hợp, có những primer của các chỉ thị phân tử ngẫu nhiên như RAPD1 rất ngắn (10-16 mer) hoặc STS2 cần primer dài hơn (20-24 mer). Nói chung, genomic DNA không hoàn toàn là một trình tự ngẫu nhiên mà nó còn mang đặc tính của các họ gen, những nhân tố có tính lặp lại (sự lặp đoạn đơn giản hay phức tạp). Tùy theo loài sinh vật và tùy theo cách thể hiện của trình tự DNA khuôn mẫu, người ta sẽ thiết kế trình tự của primer và đối chiếu cẩn thận nó với số liệu lưu trữ trước đây nhằm loại trừ các sai sót về kỹ thuật. Gần đây, người ta thường sử dụng phần mềm trong computer để thiết kế các primer thích hợp cho từng mục tiêu nghiên cứu và có thể giúp loại bỏ các cặp primer được thiết kế không tối ưu. Khi thiết kế primer cần chú ý một số điểm như sau: Cố gắng chọn trình tự primer có khoảng 50% GC. Tránh G và C ở đầu 3’ của primer vì nó có thể làm tăng cơ hội tạo ra hiện tượng primer-dimers (hai primer bắt cặp với nhau). Tránh chọn các vùng có trình tự tương đồng để hạn chế các primer tự gắn với nhau. Tính toán nhiệt độ nóng chảy (Tm) của primer với tổng số 4oC cho GC và 2oC cho AT, sau đó trừ đi 5oC từ giá trị này và đây chính là nhiệt độ ủ (Ta) của primer. Nói chung, nhiệt độ ủ có giá trị thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của primer. Sự khác nhau từ 4-6oC giữa Tm primer và Ta dường như không ảnh hưởng đến hiệu suất của PCR. 2. Nhiệt độ của quá trình ủ Nhiệt độ ủ thích hợp là nhiệt độ sao cho ở đó đó 1/2 số primer sẽ gắn với DNA khuôn mẫu. Công thức dưới đây ứng dụng trong trường hợp primer có khoảng 20 oligonucleotide: Ta = 4 (G + C) + 2 (A + T) – 5oC (1) Tuy nhiên, công thức này chỉ có tính tương đối, bằng kinh nghiệm nghiên cứu chúng ta mới có thể có số liệu đúng về nhiệt độ cho quá trình ủ. Số base của primer càng ít thì nhiệt độ này càng thấp và ngược lại. 3. Magnesium Nồng độ của Mg2+ (được cung cấp dưới dạng MgCl2) có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ biến tính DNA khuôn mẫu, quá trình ủ của primer, tính đặc hiệu của sản phẩm PCR, hoạt tính của Taq pol và độ chính xác của kết quả. Nồng độ thích hợp của Mg2+ là từ 0,5-2,5 mM ứng với nồng độ dNTP tổng số đã cho. Nồng độ Mg2+ cao sẽ làm cho phân tử DNA sợi đôi ổn định hơn và ngăn ngừa được sự biến chất hoàn toàn (mở xoắn để giải phóng sợi đơn của sản phẩm PCR trong mỗi chu kỳ) làm cho kết quả PCR nghèo đi. Mặt khác, nó còn làm cho hiện tượng bắt cặp giả (tại những vị trí không tương đồng) ổn định hơn dẫn đến xuất hiện những sản phẩm PCR không đặc hiệu với số lượng khá lớn. Ngược lại, nếu nồng độ Mg2+ quá thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tổng hợp DNA (Mg2+ đóng vai trò là một co-factor của Taq pol). Do đó, cần phải xác định nồng độ tối ưu của Mg2+ nhằm đảm bảo hiệu suất khuếch đại và tính đặc hiệu của sản phẩm PCR. 4. Các deoxyribonucleotide triphosphate (dNTPs) Dung dịch stock của các dNTP phải có pH 7, nồng độ thường dùng là 10 mM (2,5 mM mỗi loại) được bảo quản ở -20oC. Hàm lượng của các dNTP trong khoảng 20-200 mM cho kết quả ổn định, chính xác và đặc hiệu. Bốn loại dNTP được sử dụng cần có nồng độ tương đương nhau để giảm thiểu tối đa hiện tượng sai biệt do kết hợp sai (misincorporation) mã di truyền nào đó. 5. Enzyme Taq pol Nồng độ Taq pol thích hợp là từ 1-2,5 unit cho 100 mL dung dịch phản ứng. Thông thường có thể sử dụng 0,5 unit/25 mL. Nếu nồng độ Taq pol quá cao, có thể xuất hiện các sản phẩm PCR không đặc hiệu và làm sai lệch kết quả. Nếu nồng độ Taq pol quá thấp, sẽ không đủ lượng enzyme để xúc tác tạo ra sản phẩm PCR mong muốn. 6. Đệm ổn định hoạt động của Taq pol Những chất ổn định Taq pol được sử dụng là gelatin và Triston X-100 trong đệm bảo quản enzyme. Nồng độ thường dùng là 0,01% gelatin và 0,1% (v/v) Triston X-100. 7. Nồng độ các primer Trong hầu hết các ứng dụng của PCR, hai primer F và R đều phải có nồng độ bằng nhau. Nồng độ cuối cùng của mỗi primer là 0,1 mM, tương đương với 2,5 pmol (16,25 ng của 20-mer) trong 25 mL dung dịch phản ứng. Sử dụng nồng độ primer cao không cần thiết và thường tạo ra bất lợi, vì quá thừa primer sẽ có hiện tượng primer-dimers và hiện tượng gắn primer nhầm vị trí trên khuôn mẫu. 8. Nồng độ DNA khuôn mẫu PCR bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn sàng lọc và giai đoạn khuếch đại. Nếu các chất trong thành phần phản ứng (bao gồm primer) có nồng độ cao trong khi DNA khuôn mẫu lại có nồng độ thấp thì giai đoạn sàng lọc của PCR sẽ trở nên khó khăn hơn, vì tần suất để primer và DNA khuôn mẫu gặp nhau giảm rõ rệt, trong khi sự tiếp xúc giữa primer và primer lại tăng lên gây ra hiện tương primer-dimers trong giai đoạn khuếch đại. Thông thường, nồng độ DNA khuôn mẫu được sử dụng trong khoảng từ 10-100 ng/25 mL dung dịch phản ứng. 9. Tỷ lệ giữa primer và DNA khuôn mẫu Một trong những yếu tố quan trọng nhất của PCR là tỷ lệ tối ưu giữa primer và DNA khuôn mẫu. Nếu tỷ lệ này quá cao thì hiện tượng primer-dimers sẽ xuất hiện, giống như trường hợp mẫu DNA quá loãng. Nếu tỷ lệ này quá thấp kết quả sản phẩm PCR sẽ không nhiều. Trong hầu hết các trường hợp áp dụng PCR, người ta đều dùng nồng độ primer không quá 0,5 mM (12,5 pmol/25 mL) và tính toán nồng độ DNA khuôn mẫu để tránh hiện tượng primer-dimers. 10. Khởi động nóng PCR Khởi động nóng PCR (“host-start” PCR) là phương pháp sản xuất các sản phẩm PCR sạch hơn. DNA khuôn mẫu và primer được trộn với nhau và giữ ở nhiệt độ trên ngưỡng của liên kết không đặc hiệu giữa primer và khuôn mẫu. Tất cả các thành phần của PCR được bổ sung trước ngoại trừ một chất then chốt (thường là Taq pol). Chỉ trước khi đi vào chu kỳ khuếch đại, thành phần chưa có mới được bổ sung để cho phép phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao hơn. Do không có hiện tượng lai không đặc hiệu của primer với khuôn mẫu, nên các băng DNA được khuếch đại trở nên sáng hơn, các đoạn primer không có cơ hội để gắn với nhau. Kỹ thuật này được tiến hành bằng cách làm lạnh các tube trên đá tuyết (ice bath) trong khi bổ sung hỗn hợp thành phần của PCR. Sau đó, đặt tube trong máy PCR đã được làm nóng ngay trước khi bổ sung thành phần cuối cùng. Dưới đây là ví dụ minh họa cho khởi động nóng PCR. 10.1. Chuẩn bị dung dịch master mix và cho vào E-tube loại 0,5 mL và trộn đều các thành phần sau: Đệm 10× PCR 4,5 mL Hỗn hợp 4 dNTP (2,5 mM mỗi loại) 4 mL Primer-F (10 pmol/mL) 2,5 mL Primer-R (10 pmol/mL) 2,5 mL Thêm H2O tới 40 mL 10.2. Chuẩn bị dung dịch pha loãng của Taq pol: Đệm ×10 2 mL Taq pol (5 units/mL) 1 mL Thêm H2O tới 20 mL 10.3. Bổ sung 5 mL DNA khuôn mẫu (100 ng) vào 40 mL dung dịch của master mix tube. 10.4. Đặt E-tube đựng dung dịch phản ứng vào heat block của máy PCR để thực hiện chế độ nhiệt theo chu kỳ như sau: - Start program - “Hot start”: Khoảng 80oC/10 giây «pause» - Bổ sung 2 mL/1 tube dung dịch pha loãng của Taq pol. - Restart - 94oC/5 phút - Thực hiện 30 chu kỳ: 94oC/30 giây, 54oC/30 phút và 72oC/1 phút. - 72oC/10 phút - Giữ sản phẩm PCR ở 4oC - Chạy điện di để kiểm tra kết qủa PCR - Nếu chưa chạy điện di thì bảo quản sản phẩm PCR ở -20oC IV. Thiết kế primer Việc chọn lựa một primer có một ý nghĩa quan trọng khi muốn ứng dụng PCR có hiệu quả và độ chính xác cao. Vì thế, chúng ta phải có một thiết kế chính xác về oligonucleotide primer. Trình tự của primer được chọn xác định kích thước và vị trí của sản phẩm PCR, cũng như Tm của vùng được khuếch đại. Primer được thiết kế đúng có thể giúp chúng ta tránh tạo ra những sản phẩm PCR không đặc hiệu (non-specific). Mục đích của việc thiết kế primer là có được một sự cân bằng giữa hai kết quả: sự đặc hiệu và hiệu suất khuếch đại. Sự đặc hiệu được xem xét trên cơ sở xuất hiện bao nhiêu lần hiện tượng gắn primer nhầm (mis-priming) trên tổng số lần gắn primer (priming) tức là sự lai giữa primer và khuôn mẫu tại vị trí đích của nó. Hiệu suất là sự tiếp cận với lý thuyết về kết quả sản phẩm, trong mỗi chu kỳ PCR, một cặp primer có thể khuếch đại ra một sản phẩm. Với một trình tự DNA đã được cung cấp người ta có thể phân tích primer trên computer để có một kết quả cân bằng giữa hai mục tiêu nói trên. 1. Chiều dài primer Tính đặc hiệu của sản phẩm PCR thường phụ thuộc vào chiều dài của primer và nhiệt độ ủ. Các oligonucleotide có kích thước khoảng 18-24 base có xu hướng trở thành những trình tự rất đặc hiệu nếu nhiệt độ ủ của PCR được thiết kế sai khác chỉ vài độ so với Tm của primer (nhiệt độ lý thuyết). Primer có chiều dài càng lớn thì khả năng gắn của primer càng nhỏ. Trong khi khuếch đại, một sự cố nào đó của quá trình ủ cũng sẽ làm giảm kết quả PCR. Để tối ưu hóa PCR, người ta sử dụng primer có chiều dài tối thiểu sao cho đảm bảo Tm khoảng 54oC hoặc hơn chút ít, điều này sẽ cung cấp những cơ hội tốt nhất để duy trì tính đặc trưng của sản phẩm PCR và hiệu suất phản ứng cao. Những oligonucleotide ngắn (15 base hoặc ngắn hơn) được sử dụng hạn chế trong nhiều quy trình PCR. Chiều dài primer tối thiểu cho hầu hết các ứng dụng PCR là khoảng 18 nucleotide và người ta thường thiết kế các primer có độ dài 18-24 mer. Primer càng ngắn thì quá trình gắn giữa primer và khuôn mẫu DNA càng nhanh, tạo thành sợi đôi ổn định trong tổng hợp DNA. Thông thường, các primer có 28-35 mer cần cho việc khuếch đại các trình tự có mức độ dị hợp cao. Đối với những primer ngắn hơn 20 mer, có thể sử dụng công thức tính Tm liên hệ với các base: Tm = 4 (G + C) + 2 (A + T). Trong khi primer dài hơn công thức này chỉ có giá trị gần đúng. 2. Nucleotide cuối cùng của primer Vị trí đầu 3’ của primer nên được xác định cẩn thận, vì nó có tính chất quyết định cho sự thành công của PCR. Khi chúng ta xác định được một amino acid, hai base đầu tiên trong codon của nó hoặc ba base trong trường hợp nó được mã hóa bằng codon đơn (methionin và tryptophan) thì hai hoặc ba base đầu tiên này được dùng như đầu 3’. Những cặp base hoàn chỉnh giữa những đầu 3’ của primer và khuôn mẫu cho phép chúng ta có được kết quả mong muốn, và giảm thiểu tối đa hiện tượng bắt cặp sai (mismatch) trong khoảng 5-6 nucleotide tại đầu 3’ của primer. Thông thường, việc thêm vào một trình tự không liên quan tại đầu 5’ của primer vẫn không làm thay đổi quá trình gắn mồi. Nhiệm vụ của đầu 3’ trong primer là kiểm soát hiện tượng gắn primer nhầm và ngăn cản hiện tượng tương đồng trong cùng một cặp primer. Nếu không thận trọng trong việc xác định đầu 3’ thì hiện tượng primer-dimers sẽ xảy ra, và với tính chất bổ sung cho nhau sản phẩm PCR lúc bấy giờ sẽ là một sự khuếch đại của chính primer chứ không phải của DNA khuôn mẫu mà ta mong muốn. Trong trường hợp có nhiều cặp primer đưa vào trong cùng một phản ứng (multiplex PCR), chúng ta cần phải kiểm tra gấp đôi hiện tượng bổ sung cho nhau của tất cả primer. 3. Hàm lượng GC và nhiệt độ nóng chảy Tm Primer của PCR phải duy trì được hàm lượng GC đến mức có thể được. Những oligonucleotide có 20 base với 50% GC thường có giá trị Tm trong khoảng 56-62oC sẽ tạo điều kiện để quá trình ủ đạt kết quả tốt. Hàm lượng GC và Tm phải khớp với một cặp primer được thiết kế. Nếu giá trị Tm càng lớn thì cơ hội cho hiện tượng gắn primer nhầm càng cao. Do đó, khi thiết kế primer cần phải lưu ý đặc biệt đến hàm lượng GC. V. Kỹ thuật RT-PCR Phản ứng RT-PCR là phản ứng khuếch đại một đoạn khuôn mẫu RNA theo nguyên lý của PCR, bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất. Phiên mã ngược khuôn mẫu RNA thành sợi DNA thứ nhất, sau đó dùng sợi này làm khuôn mẫu để tổng hợp sợi DNA thứ hai (tương tự như giai đoạn thứ nhất và thứ hai của quá trình tổng hợp cDNA-xem chương 6). Giai đoạn thứ hai. Dùng DNA sợi đôi làm khuôn mẫu để thực hiện phản ứng PCR như đã trình bày ở trên. RNA được cấu tạo nhờ bốn loại nucleotide (adenine, guanine, cytosine và uracil) liên kết với nhau tạo thành một chuỗi đơn. Khi chuỗi nucleotide này được biến đổi thành DNA thì uracil (U) được thay thế bằng thymine (T). Phản ứng biến đổi RNA hệ gen thành sợi DNA thứ nhất phải nhờ đến một enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase) do vậy giai đoạn này được gọi là phiên mã ngược (RT), sau đó quá trình tổng hợp sợi DNA thứ hai lại nhờ một enzyme khác là DNA polymerase I (thường dùng đoạn Klenow). Khi đã có DNA sợi đôi từ khuôn mẫu RNA thì phản ứng tiếp theo sẽ là khuếch đại gen nhờ kỹ thuật PCR được thực hiện với ba mức nhiệt độ phù hợp ở mỗi chu kỳ. Toàn bộ phản ứng khuếch đại một đoạn DNA từ khuôn mẫu RNA trải qua hai giai đoạn nói trên được gọi là RT-PCR. Do trong tự nhiên một số virus có hệ gen là RNA (retrovirus) nên muốn khuếch đại một đoạn gen của nó thì người ta phải dùng kỹ thuật RT-PCR. Một số nghiên cứu khác về mRNA cũng cần đến RT-PCR để biến đổi sợi RNA thành DNA cho quá trình tạo dòng để phân tích trình tự gen (gene sequencing) hay tái tổ hợp (recombination) trong nghiên cứu biểu hiện gen. VI. Real-time PCR 1. Giới thiệu chung Trong PCR truyền thống, sản phẩm khuếch đại được phát hiện nhờ sự phân tích đầu cuối (end-point) bằng cách chạy điện di DNA trên agarose gel sau khi phản ứng kết thúc. Ngược lại, phương pháp real-time PCR cho phép phát hiện và định lượng sản phẩm khuếch đại khi tiến trình phản ứng đang diễn ra dựa trên cơ sở phản ứng huỳnh quang, trong đó sự tăng lên về số lượng DNA tương ứng với sự tăng lên của tín hiệu huỳnh quang. Trong real-time PCR, người ta thường sử dụng các loại thuốc nhuộm liên kết DNA sợi đôi (SYBR Green) để phát huỳnh quang, và các probe hoặc primer đặc hiệu chuỗi (trình tự) được đánh dấu huỳnh quang (TaqMan PCR). Thiết bị ổn nhiệt chu kỳ (máy
Tài liệu liên quan