Khuyến học, khuyến tài ở “Làng khoa bảng” ven đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập

Tóm tắt. Làng Hội Phụ hiện nay (xưa với tên gọi làng khoa bảng Cự Trình) ngoại thành Hà Nội vốn nổi tiếng về truyền thống khoa bảng và hiếu học trong lịch sử khoa cử Thăng Long –Hà Nội xưa. Trong bối cảnh đất nước thủ đô đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, truyền thống hiếu học của làng Hội Phụ được phát huy. Làng Hội Phụ trở thành điểm sáng trong công tác khuyến học, khuyến tài. Bài viết trên cơ sở khảo sát thực tế việc học ở các dòng họ tiêu biểu, giới thiệu mô hình làm khuyến học hiệu quả, chỉ ra bài học kinh nghiệm từ công tác khuyến học, khuyến tài ở làng Hội Phụ hiện nay

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khuyến học, khuyến tài ở “Làng khoa bảng” ven đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 140-146 KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI Ở “LÀNG KHOA BẢNG” VEN ĐÔ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Đỗ Xuân Đức Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển, Đại học Quốc Gia Hà Nội Tóm tắt. Làng Hội Phụ hiện nay (xưa với tên gọi làng khoa bảng Cự Trình) ngoại thành Hà Nội vốn nổi tiếng về truyền thống khoa bảng và hiếu học trong lịch sử khoa cử Thăng Long –Hà Nội xưa. Trong bối cảnh đất nước thủ đô đang đẩy mạnh quá trình hội nhập, truyền thống hiếu học của làng Hội Phụ được phát huy. Làng Hội Phụ trở thành điểm sáng trong công tác khuyến học, khuyến tài. Bài viết trên cơ sở khảo sát thực tế việc học ở các dòng họ tiêu biểu, giới thiệu mô hình làm khuyến học hiệu quả, chỉ ra bài học kinh nghiệm từ công tác khuyến học, khuyến tài ở làng Hội Phụ hiện nay. Từ khóa: Khuyến học, khuyến tài, “làng khoa bảng”, bối cảnh hội nhập. 1. Mở đầu Làng Hội Phụ nay thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội vốn trước đây nổi tiếng với tên gọi làng khoa bảng Cự Trình. Trong làng có nhiều người học hành đỗ đạt, nhiều dòng họ với nhiều đời khoa bảng góp phần hình thành nên truyền thống hiếu học và khoa cử qua nhiều thế hệ. Hội Phụ là một làng nông nghiệp như nhiều làng xã khác nhưng trong những năm đất nước đổi mới, hội nhập, việc học của làng có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng năm số học sinh, con em của làng Hội Phụ thi đỗ vào đại học chiếm tỉ lệ ngày càng cao, làng Hội Phụ còn trở thành điểm sáng tiêu biểu của xã Đông Hội trong công tác khuyến học, khuyến tài. Năm 1994 chi hội khuyến học Hội Phụ được thành lập cho đến nay, làng Hội Phụ thành lập được 9/12 Ban khuyến học của các dòng họ, tiêu biểu cho công tác khuyến học dòng họ ở Hội Phụ là hoạt động khuyến học, khuyến tài ở họ Phạm và họ Chử, đây cũng hai dòng họ có truyền thống khoa cử và có số con cháu học hành thành đạt chiếm tỉ lệ cao nhất so với các họ khác trong làng Hội Phụ hiện nay. Ngày nhận bài 15/8/2013. Ngày nhận đăng 28/12/2013. Liên lạc Đỗ Xuân Đức, e-mail: doxuanduc.khpt@gmail.com 140 Khuyến học, khuyến tài ở “làng khoa bảng” ven đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khuyến học, khuyến tài ở dòng họ Chử Họ Chử thôn Hội Phụ là dòng họ lớn nhất ở làng Hội Phụ. Ông Chử Văn Luận, 59 tuổi. bí thư chi Bộ thôn Hội Phụ cho biết: “Trong gia phả của họ Chử có ghi lại việc họ Chử cùng với họ Đào, họ Vương, Trương Tạ là 1trong 4 họ đầu tiên đến lập làng ở Hội Phụ từ rất xa xưa” [2]. Hiện nay họ Chử gồm “5 chi họ, 151 hộ gia đình, 604 nhân khẩu”, xưa kia họ Chử có đến 4 người đỗ đại khoa (tiến sĩ thời phong kiến) được khắc bia tiến sĩ ở Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội. “Trong lịch sử khoa cử của làng thì dòng họ Chử nổi tiếng có 4 đời đều đỗ Tiến sĩ, (Chử Phong (1472), Chử Thiên Khải (1502), Chử Sư Đổng (1514), Chử Sư Văn (1544)” [6]. Tại nhà thờ họ Chử có đôi câu đối (đã bị mất nửa vế) nói về 4 người trong họ lần lược đăng đại khoa “Tứ đại khoa danh, hậu bồi thiên đức, Bách nhiên đường thản ...” [2]. Phát huy truyền thống của dòng họ, năm 1994, khi Hội Khuyến học Hội Phụ được thành lập thì phong trào khuyến học dòng họ Chử cũng dần đi vào nền nếp, hoạt động có chiều sâu và phát huy hiệu quả. Gia tộc họ Chử đã cử những người có uy tín, năng lực tâm huyết làm nhiệm vụ đôn đốc, giám sát việc học tập của các cháu, đồng thời động viên các gia đình tham gia công tác khuyến học. Hàng năm, Ban Khuyến học họp toàn thể các gia đình trong dòng họ, phân tích đánh giá tình hình học tập của từng con em, đề ra những biện pháp khắc phục để thúc đẩy phong trào học tập của các cháu. Cũng trong lần họp này, dòng họ tổ chức phát động các thành viên ủng hộ quỹ khuyến học bằng nhiều hình thức khác nhau: Đến tận nhà các gia đình vận động, viết thư tới mọi thành viên của dòng họ đang sinh sống và công tác trên khắp mọi miền của Tổ quốc để thông báo kết quả học tập hàng năm của các cháu, vận động họ ủng hộ quỹ. Vì vậy số quỹ khuyến học của dòng họ hàng năm lên tới gần 20 triệu đồng. Vận động khuyến học đã làm thay đổi nhận thức và hành động của mọi người, mọi nhà trong dòng tộc ở họ Chử, các gia đình trong các chi họ đã quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em được học hành góp phần hình thành một phong trào thi đua học tập trong con em dòng họ. Hàng năm Ban khuyến học dòng họ Chử còn tập trung vào việc triển khai cuộc vận động xây dựng “gia đình hiếu học”, nội dung cuộc vận động đã được nhiều gia đình trong dòng họ hưởng ứng tích cực và đăng kí phấn đấu, số gia đình được công nhận gia đình hiếu học trong dòng họ hàng năm đều tăng, “năm 1998 có 22 gia đình thì đến năm 2011 có 97 hộ gia đình” [2]. Vào ngày giỗ tổ của dòng họ những gia đình hiếu học được biểu dương có tác dụng khích lệ tinh thần học tập trong các gia đình và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ ngày càng phát triển. Từ năm 1993 đến nay, dòng họ Chử có 33 người đỗ đạt, trong đó có 2 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 26 người là kĩ sư, cử nhân và sinh viên đang học tập ở các trường đại học (xem Bảng 1). Dòng họ lấy ngày 2-9 hàng năm là ngày trao thưởng cho học sinh chăm ngoan học giỏi tại nhà thờ họ. Cùng dự lễ phát thưởng có các cụ cao tuổi, đại biểu đoàn thể, chính quyền cơ sở và toàn bộ gia đình các cháu học sinh. Buổi lễ được tổ chức trang trọng, đối 141 Đỗ Xuân Đức tượng được khen thưởng là các em học sinh có thành tích trong học tập và học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Mức khen từ 50 nghìn đến 200 nghìn đồng, cá biệt 500 nghìn đồng. Bảng 1. Thống kê những người có trình độ học vấn trên đại học, đại học, đang học đại học dòng họ Chử ở làng Hội Phụ STT ĐVT Giới Năm Trình độ Nơi làm việc/học tập tính sinh học vấn hiện nay 1 Chử Ngọc Hồi Nam 1948 Tiến sĩ quân sự Thiếu tướng (nghỉ hưu) 2 Chử Ngọc Hải Nam 1957 Tiến sĩ Kinh tế TP. Hà Nội 3 Chử Quang Minh Nam 1974 Thạc sĩ Vật lí THPT Đông Anh 4 Chử Hồng Tuyết Nữ 1986 Thạc sỹ Kinh tế Đại học Kinh tế quốc dân 5 Chử Thanh Hằng Nữ 1984 CN Kế toán TP Hà Nội 6 Chử Thanh Tâm Nữ 1977 CN Văn THPT Đông Anh 7 Chử Văn Hà Nam 1984 CN Cơ khí TP Hà Nội 8 Chử Quang Lưu Nam 1975 Bác sĩ TP Hà Nội 9 Chử Vĩnh Tấn Nam 1979 CN Luật TP Hà Nội 10 Chử Thị Nga Nữ 1954 CN Kế toán TP Hà Nội 11 Chử Minh Đức Nam 1985 CN Kiến trúc TP Hồ Chí Minh 12 Chử Anh Chung Nam 1986 CN Báo chí Thị Trấn Đông Anh 13 Chử Anh Hiếu Nam 1986 CN Tài chính TP Hà Nội 14 Chử Thanh Loan Nữ 1980 CN Kinh tế TP Hà Nội 15 Chử Thị Hiên Nữ 1983 CN Hóa THPT Cổ Loa 16 Chử Đức Hạnh Nam 1978 CN Du lịch TP Hà Nội 17 Chử Văn Báu Nam 1946 CN Cơ khí TP Hà Nội 18 Chử Viết Tiến Nam 1949 CN Nông nghiệp (Nghỉ hưu) 19 Chử Quang Việt Nam 1974 Bác sĩ TP Hà Nội 20 Chử Văn Lộc Nam 1956 CN Toán (Nghỉ hưu) 21 Chử Hồng Yến Nữ 1974 CN Ngoại ngữ THCS Đông Hội 22 Chử Thanh Hải Nam 1972 CN Tin học THPT Cổ Loa 23 Chử Hoàng Minh Nam 1979 CN Kinh tế TP Hà Nội 24 Chử Đức Cường Nam 1988 CN Mỏ Tỉnh Lạng Sơn 25 Chử Xuân Phương Nam 1978 CN Vật lí THCS Đông Hội 26 Chử Văn Quyết Nam 1962 CN Lịch sử THCS Đông Hội 27 Chử Mai Phương Nữ 1984 CN Tin học THCS Đông Hội 28 Chử Hồng Khuyên Nữ 1985 CN Du lịch TP Hà Nội 29 Chử Quốc Tuấn Nam 1987 CN Ngoại ngữ Tiểu học Đông Hội 30 Chử Xuân Mai Nữ 1983 CN Kinh tế TP Hà Nội 31 Chử Thị Thúy Nga Nữ 1990 Đại học 3/4 Học viện Báo chí 32 Chử Thị Thúy Ngân Nữ 1993 Đại học 1/4 Học viện Ngân hàng 33 Chử Quang Anh Nam 1993 Đại học 1/4 ĐH Kinh tế Quốc dân (Nguồn: tác giả thống kê số người có trình độ học vấn cao dòng họ Chử ở Hội Phụ qua đợt điều tra tháng 8,9, 10/2011 [2]) 142 Khuyến học, khuyến tài ở “làng khoa bảng” ven đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập Qua nhiều năm, việc làm này đã tạo không khí phấn khởi, khơi dậy tinh thần tự hào, phong trào thi đua học tập của học sinh. Bên cạnh nguồn động viên về vật chất, Ban Khuyến học dòng họ còn lập sổ vàng truyền thống hiếu học của nội tộc ghi những người đỗ đạt từ cử nhân, kĩ sư, thạc sĩ... vào gia phả để đời đời lưu truyền cho thế hệ mai sau học tập và noi theo. Làng Hội Phụ không chỉ có dòng họ Chử mà còn có nhiều dòng họ khác đều tích cực tham gia phong trào khuyến học, khuyến tài của họ mình như họ Phạm, họ Ngô, họ Tạ. Phong trào dòng họ khuyến học có tác dụng động viên con em trong họ thi đua, học tập. Cùng với họ Chử thì con cháu họ Phạm có nhiều người có trình độ học vấn cao đang công tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau trên khắp mọi miền đất nước. 2.2. Khuyến học, khuyến tài ở dòng họ Phạm Làng Hội Phụ có 12 họ nhưng dòng họ Phạm thành đạt hơn cả, họ Phạm là dòng họ lớn thứ hai ở Hội Phụ, đây là dòng họ có truyền thống khoa cử tiêu biểu trước đây: “cụ Phạm Quyên, đỗ năm Tự Đức thứ 31 (1878), Cụ Phạm Quyên là bạn thân với danh nhân Cao Bá Quát, Cao Bá Quát từng đến nhà đàm đạo với cụ và dạy học tại nhà nay vẫn còn câu đố mà Cao Bá Quát viết tặng” [2]. Ngoài ra còn có các cử nhân khác như “Phạm Tảo, đỗ năm Kiến Phúc thứ 1 (1884), Phạm Hồn đỗ năm Đồng Khánh thứ 1 (1886), Phạm Duy Tiên, đỗ năm Duy Tân thứ 3 (1910), Phạm Đẩu” [5]. Ở nhà thờ họ Phạm còn lưu giữ hai câu đối nói về việc hai cha con lần lượt khoa bảng đề danh: “Tổ tích đức, tôn tích đức, Phụ đăng khoa, tử đăng khoa” [2]. Theo ông Phạm Cảnh Thuần (92 tuổi, trưởng họ Phạm ở Hội Phụ cũng là cháu của cụ Phạm Quyên cho biết thì họ dòng Phạm gồm 3 chi họ với 76 hộ, 304 nhân khẩu đang sinh sống ở làng và một bộ phận không nhỏ đang sinh sống, học tập, công tác trên mọi miền tổ quốc và ở nước ngoài. Theo ông Thuần thì “Ban Khuyến học dòng họ Phạm được thành lập sớm nhất ở Hội phụ văo năm 1994, đây cũng là hội khuyến học dòng họ được thành lập sớm nhất ở xã Đông Hội và huyện Đông Anh” [2]. Ban Khuyến học của dòng họ đã tuyên truyền để các thành viên trong họ quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, động viên con cháu đi học đúng độ tuổi, đến lớp, đến trường đầy đủ. Hằng năm vào ngày giỗ tổ, Ban Khuyến học dòng họ phát động các gia đình tham gia đóng góp xây dựng quỹ khuyến học, ban đầu mức đóng góp được quy định 50 nghìn đồng/hộ, những năm sau này, mức ủng hộ dựa trên tinh thần tự nguyện. Ngoài ra, hội khuyến học dòng họ còn vận động những cá nhân, gia đình có điều kiện kinh tế đóng góp theo nguyện vọng. Trong hương ước của dòng họ Phạm ở Hội Phụ còn có một chương nói kĩ về công tác khuyến học, về việc xây dựng quỹ khuyến học, sử dụng quỹ, hình thức và mức độ khen thưởng. Việc xây dựng hương ước trong đó công tác khuyến học được các gia đình trong dòng họ ủng hộ nhiệt tình và có trách nhiệm trong việc thực hiện quy ước dòng họ. Trong suốt 17 năm qua, hàng năm cứ đến ngày giỗ tổ, hội khuyến học lại lập danh sách những học sinh trong họ đỗ đạt, học sinh giỏi, tiên tiến, học sinh đạt giải các cấp để khen thưởng và ghi danh vào sổ vàng truyền thống của họ treo trong nhà thờ họ. Học sinh trong họ đỗ 143 Đỗ Xuân Đức vào các trường ĐH, CĐ trước khi nhập học, dòng họ cử đại diện đến để chia vui với gia đình và dặn dò các cháu chăm ngoan học giỏi. Bảng 2. Thống kê những người có trình độ học vấn trên đại học, đại học, đang học đại học dòng họ Phạm Hội Phụ STT ĐVT Giới Năm Trình độ Nơi làm việc/học tập tính sinh học vấn hiện nay 1 Phạm Tuấn Anh Nam 1953 GS.TS Toán Viện Toán (CH Ba Lan) 2 Phạm Gia Ngữ Nam 1951 PGS.TS Vật lí Viện Vật lí 3 Phạm Hữu Thủy Nam 1962 TS. Toán Kiểm toán nhà nước 4 Phạm Hoàng Minh Nam 1978 ThS Tin học TP. Hồ Chí Minh 5 Phạm Mai Hoa Nữ 1980 ThS Tin học TP. Hà Nội 6 Phạm Thị Tuyết Trinh Nữ 1974 TS Y khoa Bệnh viện K Hà Nội 7 Phạm Thị Thảo Nữ 1982 ThS Luật Nước ngoài (Anh) 8 Phạm Thanh Mai Nữ 1976 TS Ngoại ngữ Học viện Quốc Phòng 9 Phạm Hồng Tuấn Nam 1978 TS Kinh tế Du Lịch lữ hành Hà Nội 10 Phạm Thanh Huy Nam 1980 TS Sinh học Cộng hòa Pháp 11 Phạm Xuân Hoan Nam 1944 Kĩ sư Thủy lợi Nghỉ hưu 12 Phạm Xuân Tuệ Nam 1941 CN Vật lí THCS Đông Hội/nghỉ hưu 13 Phạm Minh Trí Nam 1975 Bác sĩ Bệnh viện Nhi TW 14 Phạm Minh Phượng Nam 1976 CN Kế toán KCN Bắc Thăng Long 15 Phạm Thu Nga Nữ 1985 CN Mĩ thuật THCS Đông Hội 16 Phạm Đan Thuân Nam 1980 Kĩ sư Hóa chất Viện Hóa 17 Phạm Manh Tấn Nam 1943 CN Toán THPT Cổ Loa/ nghỉ hưu 18 Phạm Hữu Lâm Nam 1987 Kĩ sư địa chất Quảng Ninh 19 Phạm Thu Hương Nữ 1982 CN Tài chính Hà Nội 20 Phạm Minh Tiến Nam 1985 CN Dược Hà Nội 21 Phạm Duy Nguyên Nam 1950 Kĩ sư Vật lí Nước ngoài (CHLB Đức) 22 Phạm Văn Đáng Nam 1955 CN Toán THPT Cổ Loa 23 Phạm Thanh Mai Nữ 1973 CN Văn THPT Cổ Loa 24 Phạm Thị Cúc Nữ 1990 Đại học 4/4 Đại học SP Hà Nội 2 25 Phạm Đức Lộc Nam 1991 Đại học 3/4 ĐH Điện lực 26 Phạm Thị Giao Linh Nữ 1991 Đại học 3/4 ĐH Công Đoàn 27 Phạm Hoài Linh Nam 1992 Đại học 2/4 ĐH Y Hà Nội 28 Phạm Dương Cầm Nữ 1993 Đại học 1/4 ĐH SP Hà Nội 29 Phạm Hoàng Nam Nam 1993 Đại học 1/4 ĐH Thương mại 30 Phạm Gia Minh Nam 1993 Đại học 1/4 Học Viện tài chính 31 Phạm Hồng Ngọc Nữ 1993 Đại học 1/4 ĐH Ngoại thương (Nguồn: tác giả thống kê từ sổ vàng họ Phạm, người cung cấp tư liệu - ông Phạm Cảnh Thuần ngày 2/9/2011) [2]) Trong những năm qua, dòng họ Phạm thôn Hội Phụ “có 223 cháu đạt danh hiệu học 144 Khuyến học, khuyến tài ở “làng khoa bảng” ven đô Hà Nội trong bối cảnh hội nhập giỏi và sinh tiên tiến, 31 người có trình độ trên đại học, đại học, đang học đại học. Nhiều gia đình có con cháu đều có trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ như như gia đình gia đình ông Phạm Cảnh Thuần, gia đình ông Phạm Mạnh Tấn, gia đình ông Phạm Duy Liêm” [2]. Khoảng 10 năm trở lại đây, con cháu họ Phạm thành đạt bên ngoài thường trở về thăm gia đình, quê hương vào dịp lễ tết, hội làng, tự nguyện quyên góp ủng hộ quỹ khuyến học dòng họ mỗi năm lên tới hàng chục triệu đồng. Quỹ khuyến học dòng họ được dùng vào việc trao thưởng cho các em học sinh đỗ ĐH, CĐ, học sinh giỏi, tiến tiến, học sinh đạt giải các cấp, hỗi trợ một số học sinh trong họ có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, dòng họ Phạm ở Hội Phụ có số con cháu, học hành thành đạt cao nhất ở Hội Phụ, nhiều người họ Phạm học hành thành đạt, đang làm việc trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục ở trong và ngoài nước. Kết quả trên là động lực để dòng họ Phạm tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học của dòng họ trong thời gian tới, từ đó đem đến sự thành đạt của con em dòng họ mình. 2.3. Bài học kinh nghiệm từ công tác khuyến học dòng họ ở làng Hội Phụ Bài học thứ nhất, tạo ra môi trường trọng sự học: từ năm 1993 đến nay, việc học đi vào cuộc sống, được cả cộng đồng địa phương cùng đầu tư và chăm lo, sự học trở thành ưu tiên và lựa chọn hàng đầu của người đi học. Từ đó, hình thành môi trường coi trọng sự học, tạo ra phong trào thi đua tích cực từ phía những người đi học cho tới những gia đình, giữa các dòng họ với nhau góp phần thúc đẩy sự học ở Hội Phụ ngày càng phát triển. Bài học thứ hai, để phát triển sự học làng Hội Phụ đã xây dựng được những mô hình làm khuyến học hiệu quả phù hợp với đặc điểm của địa phương; từ việc xây dựng chi hội khuyến học của thôn Hội Phụ đến việc xây dựng ban khuyến học ở từng dòng họ, động viên, khuyến khích việc học bằng nhiều hình thức. Bài học thứ ba, Hội Phụ rất coi trọng công tác giáo dục, khuyến học trong gia đình, dòng họ, sự quan tâm của từng gia đình, dòng họ với sự học của con em là yếu tố góp phần quyết định đến sự thành đạt của con cái trên con đường học tập và thành đạt sau này. Mỗi dòng họ, gia đình ở Hội Phụ luôn chú ý đến việc phát huy, coi trọng giá trị truyền thống, tự hào của dòng họ, giáo dục tinh thần hiếu học động viên tinh thần học tập của con em với sự học. Bài học thứ tư, Làng Hội Phụ kết hợp chặt chẽ giữa địa phương và nhà trường trong công tác khuyến học, khuyến tài. Gia đình, địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường làm tốt công tác giáo dục đạo đức, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục ý thức, phương pháp học tập, công tác khuyến học, xây dựng môi trường giáo dục từ nhà, địa phương đến trường học trở thành môi trường “tích cực, lành mạnh, thân thiện”. 3. Kết luận Xây dựng dòng họ khuyến học ở Hội Phụ trở thành phong trào rộng khắp có chiều sâu mang lại những hiệu quả thiết thực, khuyến học khuyến tài thực sự đi vào cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ tạo được sự đồng thuận ở cộng đồng dân cư địa phương và góp 145 Đỗ Xuân Đức phần thúc đẩy việc thi đua học tốt của con cháu ở từng gia đình, dòng họ ở làng Hội Phụ phát triển theo hướng bền vững. Hội Phụ trở thành một điểm sáng trong phong trào làm khuyến học ở ngoại thành Hà Nội. Con đường học vấn đã mang lại những đổi thay to lớn góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội văn hóa trên quê hương Hội Phụ. Đây chính là con đường lựa chọn đúng đắn và bền vững nhất ở những làng quê ngoại thành như Hội Phụ hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Xuân Đức, 2011. Khuyến khích việc học ở “Làng khoa bảng ” trước đây và khuyến khích học ở “Làng Đại học” hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp làng Cự Trình – Hội Phụ). Tạp chí Dạy và học ngày nay, số11, tr.57-59. [2] Đỗ Xuân Đức, 2011. Tư liệu thực tế, thu được qua khảo sát điền dã tại làng Hội Phụ. Tháng 7, 8, 9. [3] Chi hội khuyến học thôn Hội Phụ, 2011. Danh sách học sinh đỗ ĐH, CĐ từ năm 1994 đến năm 2012. [4] Chi hội Khuyến học thôn Hội Phụ. Báo cáo tổng kết công tác khuyến học (1994 -2011). [5] Bùi Xuân Đính, 2010. Giáo dục và Khoa cử Nho học Thăng Long - Hà Nội. Nxb Hà Nội. [6] Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết Chức (đồng chủ biên), 2004. Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] Bùi Xuân Đính, 2003. Tiến sĩ nho học Thăng Long - Hà Nội (1075-1919). Nxb Hà Nội. [8] Bùi Xuân Đính, 2004. Làng Cự Trình-Hội Phụ. [9] Bùi Minh Đạo, 2000. Làng Hội Phụ Làng khoa bảng ở ngoại thành Hà Nội. ABSTRACT Learning promotion talent promotion in a Hanoi uburban village in context integration The village of Hoi Phu on the outskirts of Hanoi was previously known as the Cu Trinh Academic Village. The village of Hoi Phu was a place where study and talented people were promoted. Articles based on actual survey the learning in the focus, intro- duced to model effective encouragement,only the lessons learned from for the learning Hoi Phu village. 146