Kĩ năng giao tiếp của học sinh trung học cơ sở người dân tộc Tày

Tóm tắt. Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là điều kiện tất yếu để hình thành nhân cách. Để giao tiếp có hiệu quả, con người cần phải có các kĩ năng giao tiếp cơ bản như: Kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc; kĩ năng nghe và biết lắng nghe. Đối với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, học sinh trung học cơ sở (THCS) người dân tộc Tày nói riêng, do ảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường giao tiếp, phong tục tập quán., những kĩ năng giao tiếp nêu trên ở các em có những hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu thực trạng những kĩ năng giao tiếp này ở học sinh THCS người dân tộc Tày có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo căn cứ thực tiễn để các nhà giáo dục lựa chọn biện pháp tác động phù hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ năng giao tiếp của học sinh trung học cơ sở người dân tộc Tày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0067 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 178-184 This paper is available online at KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯỜI DÂN TỘC TÀY Phùng Thị Hằng, Bùi Thị Phượng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là điều kiện tất yếu để hình thành nhân cách. Để giao tiếp có hiệu quả, con người cần phải có các kĩ năng giao tiếp cơ bản như: Kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc; kĩ năng nghe và biết lắng nghe... Đối với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, học sinh trung học cơ sở (THCS) người dân tộc Tày nói riêng, do ảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường giao tiếp, phong tục tập quán..., những kĩ năng giao tiếp nêu trên ở các em có những hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu thực trạng những kĩ năng giao tiếp này ở học sinh THCS người dân tộc Tày có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo căn cứ thực tiễn để các nhà giáo dục lựa chọn biện pháp tác động phù hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Từ khóa: Kĩ năng giao tiếp, học sinh trung học cơ sở, dân tộc Tày. 1. Mở đầu Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người, là điều kiện tất yếu để hình thành nhân cách. Giao tiếp đan quyện vào các hoạt động của con người như lao động, học tập, vui chơi ..., đồng thời có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ, hành vi và các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Vấn đề đặt ra là muốn giao tiếp có hiệu quả, con người cần phải có kĩ năng giao tiếp. Đó là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được cá nhân phối hợp hài hòa, hợp lí nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của quá trình giao tiếp. Đối với học sinh DTTS nói chung, học sinh THCS là người dân tộc Tày nói riêng, do ảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường giao tiếp (phạm vi, đối tượng giao tiếp hạn hẹp, chủ yếu là các thành viên trong gia đình, bạn bè, hàng xóm trong làng bản ...); do ảnh hưởng của phong tục tập quán, của tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc)..., kĩ năng giao tiếp của các em có những hạn chế nhất định. Vì thế, nghiên cứu, phát hiện thực trạng về kĩ năng giao tiếp của học sinh THCS người dân tộc Tày có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo căn cứ thực tiễn để các nhà giáo dục lựa chọn biện pháp tác động phù hợp giúp các em rèn luyện về kĩ năng giao tiếp. Trong lĩnh vực Tâm lí học, có thể kể tới một số tác giả với những công trình nghiên cứu đã đề cập đến kĩ năng giao tiếp. Chẳng hạn, tác giả Ngô Công Hoàn và Hoàng Anh đề cập đến vấn đề rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên các trường sư phạm [1]; tác giả Lưu Thu Thủy nghiên cứu quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4, lớp 5 trường Tiểu học [4]; tác giả Phùng Thị Hằng nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp của Ngày nhận bài: 05/02/2015. Ngày nhận đăng:21/05/2015. Liên hệ: Phùng Thị Hằng, e-mail: hangdhsptn62@gmail.com. 178 Kĩ năng giao tiếp của học sinh trung học cơ sở người dân tộc Tày học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thông qua nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, phạm vi giao tiếp, đối tượng giao tiếp và cách sử dụng phương tiện giao tiếp của các em [2]... Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên đã có những tác động nhất định đối với việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh, cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn thiếu những công trình nghiên cứu đề cập đến kĩ năng giao tiếp của học sinh DTTS nói chung, học sinh THCS người dân tộc Tày nói riêng một cách có hệ thống. Chúng tôi nhận thấy, đây là vấn đề cần được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: 160 học sinh THCS người dân tộc Tày thuộc các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. - Nội dung khảo sát: Để tìm hiểu kĩ năng giao tiếp của học sinh THCS người dân tộc Tày, chúng tôi tiến hành khảo sát sự tự đánh giá của các em về các kĩ năng giao tiếp cơ bản như kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc; kĩ năng nghe và biết lắng nghe theo 3 mức độ biểu hiện của kĩ năng: Thường xuyên (3đ), đôi khi (2đ), không bao giờ (1đ). - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp xây dựng các bài tập tình huống giao tiếp giả định và tình huống giao tiếp thực... 2.2. Kết quả khảo sát về kĩ năng giao tiếp của học sinh THCS người dân tộc Tày Chúng tôi tiến hành khảo sát sự tự đánh giá của học sinh thông qua việc yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra và giải quyết các bài tập tình huống về giao tiếp; đồng thời tổ chức cho học sinh trải nghiệm môi trường giao tiếp thực tiễn với hình thức “ Tiết sinh hoạt lớp vui vẻ” bao gồm các nội dung: Kiểm điểm tình hình trong tuần; thảo luận về phương hướng hoạt động cho tuần tiếp theo; trao đổi, trình bày về ước mơ, tình bạn, tình cảm gia đình ... Kết quả thu được như sau: 2.2.1. Kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi của học sinh THCS người dân tộc Tày Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 1a. và Bảng 1b.: Bảng 1a. Tự đánh giá của học sinh THCS người dân tộc Tày về kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi (qua phiếu điều tra) STT Các biểu hiện Thái Nguyên Bắc Kạn Chung 1 Dễ dàng và tự nhiên khi tiếp xúc với những người chưa quen biết 1,99 1,95 1,97 2 Giữ được bình tĩnh khi người khác có những hành vi, lời nói xúc phạm đến bản thân 1,65 1,72 1,68 3 Không rụt rè, sợ sệt khi trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể 2,10 2,02 2,06 4 Khi nghe những câu chuyện dễ xúc động, luôn tự kiềm chế được xúc cảm của bản thân 1,90 2,38 2,14 5 Không ngắt lời người khác khi họ đang trò chuyện với mình 2,38 2,15 2,26 179 Phùng Thị Hằng, Bùi Thị Phượng 6 Khi các bạn khác tranh luận gay gắt, có thể thảo luận một cách bình tĩnh 2,05 2,15 2,10 7 Khi tức giận không hành động bột phát 1,63 1,75 1,69 8 Tự tin khi trình bày ý kiến của bản thân trước tập thể 2,03 2,00 2,01 Điểm trung bình của nhóm 1,97 2,01 1,99 Bảng 1b. Tự đánh giá của học sinh THCS người dân tộc Tày về kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi (qua việc thực hiện các bài tập tình huống về giao tiếp) STT Các biểu hiện Thái Nguyên Bắc Kạn Chung 1 Bình tĩnh khi bất ngờ được mời đứng dậy phát biểu 2,06 2,04 2,05 2 Đưa ra quyết định một cách nhanh chóng về chủ đề mình lựa chọn 2,03 1,99 2,01 3 Tự tin khi trình bày 1,97 1,92 1,95 4 Bình tĩnh khi đang trình bày bị các bạn kháccắt ngang hoặc phản đối 1,93 1,90 1,91 5 Cử chỉ, tác phong đĩnh đạc khi trình bày 1,99 1,95 1,97 6 Chủ động nêu ra vấn đề thảo luận 1,93 1,94 1,91 7 Nhanh chóng lấy lại bình tĩnh khi có xúc cảm lo lắng, bối rối 1,88 1,83 1,86 8 Điều chỉnh được cảm xúc theo nội dung câuchuyện 2,02 1,98 2,00 Điểm trung bình của nhóm 1,98 1,94 1,96 Nhận xét Bảng 1a. và Bảng 1b.: - Bảng 1a. cho thấy, kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi của học sinh THCS người dân tộc Tày ở mức độ yếu (X= 1,99). Có sự khác nhau về giá trị trung bình giữa các biểu hiện khác nhau của kĩ năng này ở học sinh. Học sinh THCS người dân tộc tày tự đánh giá mình còn yếu về kĩ năng giao tiếp trong các trường hợp: “Tiếp xúc với những người chưa quen biết” (X= 1,94); “ Khi người khác có những hành vi, lời nói xúc phạm đến bản thân” (X =1,68); hoặc “ khi tức giận” thường có “ hành động bột phát” (X=1,69). Có thể giải thích điều này dựa vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THCS và đặc điểm tâm lí của học sinh DTTS. Học sinh THCS là lứa tuổi “ chuyển tiếp” từ trẻ em lên người lớn, ở lứa tuổi này các phẩm chất ý chí như tính tự chủ, tính tự kiềm chế chưa ổn định, vì thế các em dễ có hành động bột phát khi tức giận, khó kiềm chế bản thân. Mặt khác, đối với học sinh DTTS nói chung, các em thường có biểu hiện rụt rè, ngại giao tiếp, ngại bộc lộ mình ...[3]. Tất cả những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng giao tiếp của các em. - Bảng 1b. cho thấy, có sự thống nhất giữa tự đánh giá của học sinh thông qua việc giải quyết các bài tập tình huống giao tiếp mô phỏng và trải nghiệm tình huống giao tiếp thực tiễn với tự đánh giá của học sinh thông qua việc trả lời phiếu hỏi (X=1,96, kĩ năng giao tiếp ở mức độ yếu). Học sinh THCS người dân tộc Tày tự đánh giá mình còn yếu ở các biểu hiện sau đây có liên quan đến kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi: “Tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể” (X=1,95); “Bình tĩnh khi đang trình bày bị các bạn khác cắt ngang hoặc phản đối” (X=1,91); “Chủ động nêu ra vấn đề thảo luận” trong tập thể để nắm bắt nội dung thông tin đầy đủ hơn (X=1,93)... Những 180 Kĩ năng giao tiếp của học sinh trung học cơ sở người dân tộc Tày điều nêu trên cho thấy, trong các tình huống giao tiếp mới lạ, đặc biệt là những tình huống giao tiếp không thuận lợi, ở học sinh THCS người dân tộc Tày rất dễ nảy sinh các xúc cảm tiêu cực như bối rối, lo lắng, xấu hổ ... Điều này làm hạn chế kĩ năng giao tiếp ở các em. 2.2.2. Kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc của học sinh THCS người dân tộc Tày Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 2a. và Bảng 2b.: Bảng 2a. Tự đánh giá của học sinh THCS người dân tộc Tày về kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc (qua phiếu điều tra) STT Các biểu hiện Thái Nguyên Bắc Kạn Chung 1 Phát âm chính xác, không mất dấu 2,41 2,38 2,39 2 Có khả năng diễn đạt trôi chảy suy nghĩ của mình trước người khác 2,13 2,10 2,11 3 Đảm bảo tính nhất quán của vấn đề trình bày trước tập thể 2,38 2,35 2,36 4 Dùng lời nói giản dị để người nghe dễ hiểu 2,43 2,45 2,44 5 Giải thích vấn đề ngắn gọn, cụ thể 1,60 1,45 1,52 6 Khả năng thuyết trình tốt 1,55 1,34 1,45 7 Biết cách dẫn dắt vấn đề để thu hút người nghe 2,18 2,13 2,16 8 Thuyết phục được người khác theo ý kiến của mình 1,64 1,37 1,51 Điểm trung bình của nhóm 2,04 1,94 1,99 Bảng 2b. Tự đánh giá của học sinh THCS người dân tộc Tày về kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc (qua việc thực hiện các bài tập tình huống về giao tiếp) STT Các biểu hiện Thái Nguyên Bắc Kạn Chung 1 Âm lượng, giọng nói, ngữ điệu phù hợp 2,04 2,02 2,03 2 Hành vi, cử chỉ phù hợp 2,07 2,06 2,06 3 Ngôn ngữ mạch lạc 2,01 1,99 2,00 4 Nội dung rõ ràng, lô gic 2,00 1,98 1,99 5 Biết cách lập luận 1,93 1,90 1,91 6 Quan tâm đến thái độ người nghe 2,03 2,02 2,02 7 Biết điều chỉnh nội dung câu chuyện 1,94 1,91 1,92 8 Biết cách thu hút người nghe 1,90 1,89 1,89 Điểm trung bình của nhóm 1,99 1,97 1,98 Nhận xét Bảng 2a. và Bảng 2b.: - Bảng 2a. cho thấy, học sinh THCS người dân tộc Tày tự đánh giá kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc ở mức độ yếu (X=1,99). Trong các nội dung được khảo sát, nội dung “ Giải thích vấn đề ngắn gọn, cụ thể” có X= 1,52; “ Khả năng thuyết trình tốt” có X=1,45; “ Thuyết phục được người khác theo ý kiến của mình” có X=1,51. Kết quả này cho thấy, học sinh THCS người dân tộc Tày còn hạn chế về kĩ năng thuyết trình; kĩ năng trình bày vấn đề ngắn gọn, cụ thể 181 Phùng Thị Hằng, Bùi Thị Phượng và khả năng thuyết phục người khác theo ý kiến của bản thân. Có thể giải thích điều này dựa vào đặc điểm ngôn ngữ của học sinh DTTS. Nhìn chung, đối với học sinh DTTS, trong đó có học sinh THCS người dân tộc Tày, vốn từ tiếng Việt ở các em còn hạn chế, giao tiếp bằng tiếng Việt ở các em chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ [2]. Ngoài ra, chính sự hạn chế về khả năng tự điều chỉnh các cảm xúc tiêu cực của bản thân trong những tình huống giao tiếp mới lạ cũng là nguyên nhân dẫn đến khó khăn của học sinh trong giao tiếp. Qua quan sát và trao đổi với một số giáo viên, học sinh ở các trường được khảo sát, chúng tôi được biết, học sinh ít có cơ hội được tập luyện với việc thuyết trình trước tập thể; Nhà trường ít tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các em hạn chế về kĩ năng giao tiếp, đặc biệt, các em chưa biết cách thuyết phục người khác theo ý kiến của bản thân mình. - Bảng 2b. cho thấy, tự đánh giá của học sinh THCS người dân tộc Tày đối với kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc thông qua việc giải quyết bài tập tình huống về giao tiếp có sự thống nhất với kết quả khảo sát ở Bảng 2a. học sinh gặp khó khăn trong việc trình bày vấn đề sao cho sao cho đảm bảo nội dung rõ ràng, logic (X=1,99); hoặc chưa biết cách lập luận, điều chỉnh nội dung câu chuyện sao cho hấp dẫn, có tính thuyết phục, thu hút được người nghe X=1,91; 1,92 và 1,89). Thực trạng nêu trên cho thấy, sự hạn chế về kĩ năng diễn đạt ở học sinh có liên quan mật thiết đến sự hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt và kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề của các em. 2.2.3. Kĩ năng nghe và biết lắng nghe đối tượng giao tiếp của học sinh THCS người dân tộc Tày Kết quả khảo sát tự đánh giá của học sinh THCS người dân tộc Tày về kĩ năng nghe và biết lắng nghe đối tượng giao tiếp được thể hiện ở Bảng 3a. và Bảng 3b.. Bảng 3a. Tự đánh giá của học sinh THCS người dân tộc Tày về kĩ năng nghe và biết lắng nghe đối tượng giao tiếp (qua phiếu điều tra) STT Các biểu hiện Thái Nguyên Bắc Kạn Chung 1 Biết thể hiện sự quan tâm khi nghe người khác tâm sự, trò chuyện với mình 2,19 2,14 2,16 2 Gạt bỏ cảm xúc để lắng nghe một cách khách quan 2,15 2,08 2,11 3 Không xen ngang, ngắt lời người khác 2,20 2,25 2,22 4 Không làm việc riêng khi trò chuyện với người khác 2,23 2,17 2,20 5 Có thể nhắc lại vấn đề mà người khác vừa trình bày 2,21 2,16 2,18 6 Hiểu nội dung trình bày của người khác một cách đầy đủ, sâu sắc 1,98 1,95 1,96 7 Nhanh chóng nhận ra người khác nói chuyệnlạc chủ đề 2,39 2,28 2,33 8 Luôn tập trung chú ý khi nghe người khác nói chuyện 2,43 2,40 2,41 Điểm trung bình của nhóm 2,22 2,17 2,19 182 Kĩ năng giao tiếp của học sinh trung học cơ sở người dân tộc Tày Bảng 3b.Tự đánh giá của học sinh THCS người dân tộc Tày về kĩ năng nghe và biết lắng nghe đối tượng giao tiếp (qua việc thực hiện các bài tập tình huống về giao tiếp) STT Các biểu hiện Thái Nguyên Bắc Kạn Chung 1 Tập trung chú ý khi thày (cô) hoặc các bạn đưa ra nhận xét với phần trình bày của mình 2,36 2,34 2,35 2 Không xen ngang lời nhận xét của thày (cô) hoặc các bạn 2,41 2,39 2,40 3 Không làm việc riêng khi thày (cô) hoặc các bạn nhận xét 2,19 2,22 2,20 4 Nêu ra câu hỏi đối với thày (cô) hoặc các bạn để hiểu rõ hơn nội dung giao tiếp 1,92 1,89 1,90 5 Có thể nhắc lại chính xác những góp ý của thày (cô) và các bạn về phần tình bày của mình 2,18 2,13 2,15 6 Gạt bỏ xúc cảm để lắng nghe một cách khách quan 2,01 2,00 2,00 7 Hiểu nội dung trình bày của bạn khác một cách đầy đủ, sâu sắc 1,98 1,92 1,95 8 Có thể đưa ra lời nhận xét cho phần trình bày của bạn 2,03 2,01 2,02 Điểm trung bình của nhóm 2,13 2,11 2,12 Nhận xét Bảng 3a. và Bảng 3b.: - Bảng 3a. và Bảng 3b. cho thấy, kĩ năng nghe và biết lắng nghe được học sinh THCS người dân tộc Tày tự đánh giá ở mức độ trung bình (X=2,19 và X=2,12). Kết quả khảo sát ở 2 bảng này nhìn chung có sự thống nhất. Các nội dung khảo sát có điểm trung bình thấp bao gồm: “Hiểu nội dung trình bày của người khác một cách đầy đủ, sâu sắc” (X=1,96 và X=1,95); “ Nêu ra câu hỏi đối với thầy (cô) hoặc các bạn để hiểu rõ hơn nội dung giao tiếp” (X=1,90). Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, với sự hạn chế về vốn từ, về kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt, học sinh THCS người dân tộc Tày gặp khó khăn trong việc nắm bắt một cách đầy đủ, sâu sắc nội dung của quá trình giao tiếp. Mặt khác, một trong những yêu cầu cơ bản đối với kĩ năng nghe và biết lắng nghe đó là chủ thể giao tiếp cần phải có kĩ năng diễn đạt lại nội dung giao tiếp của đối tượng giao tiếp. Điều này có liên quan đến việc nêu ra các câu hỏi nhằm khẳng định tính chính xác của những nội dung diễn đạt lại. Học sinh THCS người dân tộc Tày tỏ ra hạn chế ở kĩ năng đặt câu hỏi trong quá trình giao tiếp. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc lắng nghe ở các em. - Có sự khác biệt đôi chút ở một số nội dung về kết quả tự đánh giá của học sinh thông qua bảng hỏi so với kết quả tự đánh giá của học sinh thông qua việc giải quyết các bài tập tình huống về giao tiếp. Nhìn chung, kết quả tự đánh giá thông qua bảng hỏi có xu hướng cao hơn đôi chút. Chẳng hạn, nội dung “Biết cách thu hút người nghe” ở Bảng 3a. có X=2,16 trong khi ở Bảng 3b. X=1,89 ... Có thể giải thích điều này như sau: Qua trải nghiệm thực tiễn, học sinh THCS người dân tộc Tày sẽ tự đánh giá mình cụ thể hơn, chính xác hơn so với tự đánh giá qua phiếu điều tra. - Nếu so sánh điểm trung bình dành cho sự tự đánh giá của học sinh THCS người dân tộc Tày đối với 03 kĩ năng giao tiếp nêu trên thì thấy, kĩ năng nghe và biết lắng nghe được các em tự đánh giá tốt hơn kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc. Thực trạng này cho thấy, trong giao tiếp, học sinh THCS người dân tộc Tày đã nắm được một số 183 Phùng Thị Hằng, Bùi Thị Phượng yêu cầu cơ bản của kĩ năng giao tiếp, chẳng hạn: Tập trung chú ý để lắng nghe, quan tâm đến thái độ của đối tượng giao tiếp, tôn trọng đối tượng giao tiếp ... Những điều này có liên quan trực tiếp đến thái độ tích cực của học sinh trong giao tiếp, đến nhu cầu giao tiếp của các em. Tuy nhiên, ở các em còn bộc lộ nhiều hạn chế về kĩ năng giao tiếp, chẳng hạn, hạn chế về kĩ thuật lắng nghe (đặt câu hỏi để làm rõ nội dung giao tiếp...), hạn chế về kĩ năng diễn đạt, kĩ năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong giao tiếp ... Những hạn chế này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hạn chế về khả năng giao tiếp nói chung của học sinh THCS người dân tộc Tày. 3. Kết luận Kĩ năng giao tiếp của học sinh THCS người dân tộc Tày nhìn chung còn yếu. Các em có nhiều hạn chế trong các biểu hiện của 3 kĩ năng: Kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; kĩ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc; kĩ năng nghe và biết lắng nghe đối tượng giao tiếp. Có nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hạn chế về kĩ năng giao tiếp ở các em, trong đó đặc biệt phải kể tới sự chi phối của những cảm xúc tiêu cực nảy sinh trong quá trình giao tiếp; nét tính cách rụt rè, thiếu mạnh dạn, thiếu chủ động ở học sinh; sự hạn chế của học sinh về ngôn ngữ tiếng Việt. Ngoài ra, sự hạn chế về môi trường, điều kiện giao tiếp cũng là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp ở các em. Có thể khắc phục tình trạng nêu trên nếu nhà giáo dục biết cách tổ chức các hoạt động học tập và giao tiếp một cách phù hợp, tạo môi trường thuận lợi để các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp trên cơ sở có tính đến những biểu hiện về kĩ năng giao tiếp và những nét tâm lí đặc trưng của học sinh DTTS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh, 2001. Giao tiếp sư phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Phùng Thị Hằng, 2006.Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đông Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2005-03-69. [3] Phùng Thị Hằng, 2011. Nghiên cứu đặc điểm tâm lí của học sinh DTTS khu vực Đông Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2010-TN03-32TĐ. [4] Lưu Thu Thủy, 1995. Quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh các lớp 4, 5 trường Tiểu học. Luận án TS, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT The communication skills of students of the Tay ethnicity Communication is the part of human existence and is requisite to personality formation. To communicate effectively, people need to have basic communication skills such as emotional and behavioral self-control, the ability to express oneself coherently and the ability to listen well. It is the author’s belief that students of the various ethnicities in Vietnam in general, and Tay students in particular, have limited communication skills due to their living conditions, physical environment, habits and customs. This research which looked specifically at Tay students’ communication skills can serve as a reference for educators who wish to help these students learn improved communication skills. Keywords: Communication skill, student, Tay ethnicity. 184
Tài liệu liên quan