Kĩ năng từ chối

Trong cuộc sống đôi khi ta phải nói lời từ chối với một ai đó : từ chối 1 cuộc hẹn, từ chối cho bạn mượn tiền hay từ chối một lời tỏ tình .Vậy làm sao để có thể nói lời từ chối một cách lịch sự và hiệu quả nhất ? I. Khái niệm Kỹ năng từ chối là nghệ thuật khước từ đề nghị của người khác khi bản thân mình không muốn, không thích hoặc không có khả năng thực hiện, song không làm tổn thương mối quan hệ vốn có.

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ năng từ chối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ NĂNG TỪ CHỐI Trong cuộc sống đôi khi ta phải nói lời từ chối với một ai đó : từ chối 1 cuộc hẹn, từ chối cho bạn mượn tiền hay từ chối một lời tỏ tình.Vậy làm sao để có thể nói lời từ chối một cách lịch sự và hiệu quả nhất ? I. Khái niệm Kỹ năng từ chối là nghệ thuật khước từ đề nghị của người khác khi bản thân mình không muốn, không thích hoặc không có khả năng thực hiện, song không làm tổn thương mối quan hệ vốn có. II. Tại sao bạn ko thể nói lời từ chối ? Nhiều người trong chúng ta lại rất ngại khi phải nói “ko” với người khác. Lí do đến từ đâu? Có rất nhiều lý do khiến ta “không nỡ từ chối” một lời đề nghị : Bạn muốn giúp đỡ người khác Sợ bị hiểu nhầm là thiếu lịch sự, vô lễ (với người lớn tuổi) Tránh việc mâu thuẫn Sợ mất cơ hội Phá vỡ mối quan hệ Tuy nhiên chỉ có 3 lý do chính mà làm chúng ta ngại từ chối : Cảm thấy tội lỗi, day dứt và nghĩ mình xấu xa khi ko giúp đỡ người khác Sợ rằng bản thân làm đau lòng người đưa ra lời đề nghị Sợ bỏ qua những cơ hội đến với bản thân III. Nếu không thể từ chối, điều gì sẽ xảy ra? Dường như trong cuộc sống, rất nhiều người thích nhờ vả người khác và cũng có quá nhiều người không dám từ chối người khác. Điều đó, khiến cho áp lực cuộc sống ngày càng đè nặng lên vai những ai muốn làm hài lòng tất cả. Khi còn là sinh viên, bạn thường phải đối mặt với những lời đề nghị như : Vay tiền ? Tỏ tình ? Enter ? Khi trưởng thành và bắt đầu đi làm, bạn thường phải đối mặt với những lời đề nghị : Công việc ? Hẹn hò, theo đuổi từ đồng nghiệp hay các mối quan hệ khác từ bên ngoài ? Mua sắm, shopping ? Nhưng nếu không từ chối, thử nghĩ xem bạn sẽ rơi vào tình huống gì? Đó có thể là : Bạn và đối phương rơi vào tình huống khó xử. Bạn sẽ dẫn mình đến chỗ mất phương hướng. Bạn cứ lần lữa không nói ra, cuối cùng bạn không thể lấy lại được niềm tin vào bản thân Lòng tốt của bạn sẽ bị lợi dụng nếu người khác cảm thấy bạn quá dễ dãi trong việc giúp đỡ. Những đề nghị mang tính chất công việc đôi khi sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi và kiệt sức. thâm chí là bị stress Bạn không thể cho người khác vay tiền quá nhiều hoặc liên tục bởi có thể một ngày nào đó bạn sẽ rỗng túi và rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong phút chốc vì sự “tốt bụng” đó. IV. Vậy thì làm thế nào để từ chối ? Khi nhận được một lời đề nghị bạn thường ? Có 3 phản ứng cơ bản : Sự thỏa hiệp đồng ý Từ chối thẳng thừng Né tránh bằng cách im lặng Những điều nên và không nên khi từ chối : Những điều nên và không nên khi từ chối Nên - Xác định mức độ thân thiết của mối quan hệ : cân nhắc sự ảnh hưởng của lời từ chối đối với mối quan hệ - Xác đinh khả năng: Nếu chúng ta nhận lời mà không giữ lời hứa thì còn tệ hại hơn cả sự từ chối. Vì thế để xác định, nếu vấn đề vượt quá khả năng của bạn, bạn cần từ chối thẳng thừng - Chọn thời điểm và không gian thích hợp Không nên : - Gửi tin nhắn, email hoặc lời nhắn để từ chối vì đối phương sẽ cảm thấy họ bị coi thường, không được tôn trọng - Trì hoán khi đã quyết định vì nếu bạn lần lữa, bạn sẽ e ngại và dễ dàng thay đổi ý kiến - Thổi phồng vấn đề, hay bình tĩnh trước sự tức giận và thất vọng của đối phương - Từ chối với lời lẽ phê phán, nhận xét. Các hình thức từ chối : Hình thức từ chối Có thể nói Từ chối thẳng - Không - Không/không thể được - Không. Không nói đến việc này nữa Trì hoãn (Trì hoãn quyết định đến khi suy nghĩ kỹ) - Hiện giờ tôi chưa sẵn sàng để thực hiện - Chúng ta sẽ nói tới điều này sau nhé - Tôi phải hỏi ý kiến gia đình/ai đó đã Thương lượng (Cố gắng đưa ra quyết định mà cả hai đều chấp nhận được) - Làmthay vì Tôi sẽ không làm thế, chúng ta hãy làm - Làm gì đó khác đi Nguyên tắc Có – Không – Có : Có : Mình có hiểu và đồng cảm thấy khó khăn, vấn đề của bạn Không : Nói không với lí do thuyết phục của mình Có : Có phương án giải quyết. Mình có thể đưa ra phương án, giới thiệu bạn đến người có thể giúp hoặc giúp một phần vừa với khả năng của bản thân
Tài liệu liên quan