Kiến trúc xây dựng - Biện pháp tổ chức thi công công trình: A

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH: A I- BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG. 1. Tiếp nhận mặt bằng thi công: Ngay sau khi nhận được thông báo trúng thầu của chủ đầu tư, nhà thầu sẽ cử đại diện đến công trình và nhận bàn giao mặt bằng hiện trạng, hệ thông tim trục định vị, cao độ chuẩn và ranh giới công trường. biên bản bàn giao mặt bằng được lập theo qui định hiện hành. Trên cơ sở các tim trục, cao độ chuẩn đã được bàn giao, nhà thầu sẽ kiểm tra đối chiếu với hồ sơ thiết kế, nếu có vấn đề gì không hợp lý, nhà thầu sẽ thông báo với chủ đầu tư để có biện pháp giải quyết kịp thời. Sau đó, nhà thầu sẽ xây dựng hệ thống mốc dẫn phục vụ thi công trên toàn công trường và có biện pháp bảo vệ tim cọc mốc và cao độ chuẩn trong suốt quá trình thi công. Nhà thầu sẽ làm hàng rào tạm vây quanh công trường, xây dựng các hạng mục phụ trợ, lắp đặt các loại đèn báo hiệu, chiếu sáng phục vụ an toàn giao thông và an toàn lao động. Trước khi vào thi công nhà thầu trình báo với chính quyền địa phương, chủ đầu tư về thời gian thi công công trình và phối hợp về công tác giữ gìn an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh chung trong khu vực.

docx42 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến trúc xây dựng - Biện pháp tổ chức thi công công trình: A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC  THI CÔNG   CÔNG TRÌNH: A I- BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG. 1. Tiếp nhận mặt bằng thi công: Ngay sau khi nhận được thông báo trúng thầu của chủ đầu tư, nhà thầu sẽ cử  đại diện đến công trình và nhận bàn giao mặt bằng hiện trạng, hệ thông tim trục định vị, cao độ chuẩn và ranh giới công trường. biên bản bàn giao mặt bằng được lập theo qui định hiện hành. Trên cơ sở các tim trục, cao độ chuẩn đã được bàn giao, nhà thầu sẽ kiểm tra đối chiếu với hồ sơ thiết kế, nếu có vấn đề gì không hợp lý, nhà thầu sẽ thông báo với chủ đầu tư để có biện pháp giải quyết kịp thời. Sau đó, nhà thầu sẽ xây dựng hệ thống mốc dẫn phục vụ thi công trên toàn công trường và có biện pháp bảo vệ tim cọc mốc và cao độ chuẩn trong suốt quá trình thi  công. Nhà thầu sẽ làm hàng rào tạm vây quanh công trường, xây dựng các hạng mục phụ trợ, lắp đặt các loại đèn báo hiệu, chiếu sáng phục vụ an toàn giao thông và an toàn lao động. Trước khi vào thi công nhà thầu trình báo với chính quyền địa phương, chủ đầu tư về thời gian thi công công trình và phối hợp về công tác giữ gìn an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh chung trong khu vực. 2. Các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công: a. Hàng rào, khu lán trại phục vụ thi công. Nhà thầu dự kiến lắp dưng 1 hàng rào bảo vệ cao 2m được làm bằng lưới B40 được quây kín tôn để khỏi ảnh hưởng đến sự hoạt động xung quanh trong phạm vi lân cận. Bố trí 01 cổng ra vào ở mặt trước, tại cổng ra vào này luôn có bảo vệ trực cả ngày lẫn đêm để theo dõi xuất nhập vật tư và quản lý người ra vào công trường. b. Nhà bảo vệ: Bố trí ngay cổng ra vào công trình, nhà bảo vệ có chức năng kiểm tra, kiểm soát người, vật liệu, phương tiện ra vào công trình và chốt bảo vệ ở cuối bãi gần nhà dân để tăng cường an ninh về đêm. c. Nhà ban chỉ huy công trình: Nơi công tác, trao đổivề kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý tất cả các bộ phận khác của công trình. nhà được bố trí gần nhà bảo vệ, gần nơi ra vào công trình tiện cho việc liên hệ và khả năng bao quát công trình. d. Kho dụng cụ             Để chứa vật tư nhỏ, máy móc dụng cụ cầm và được đặt ngay sát văn phòng công trường. e. Kho ximăng và kho thép: Kho xi măng phải đảm bảo khô ráo, không dột nhưng phải đảm bảo độ thoáng mát. Kho thép và kho xi măng phải được kê cao cách mặt đất tối thiểu là 0,3m. Đối với thép cây để ở ngoài kê cao cách mặt đất là 0.4m có bạt che nắng che mưa. Kho này có khả năng chứa và dự trữ ximăng đủ phục vụ cho các công tác thi công  trên hiện trường. Bãi gia công thép ở cạnh nhà kho có mặt bằng tương đối phẳng thuận tiện cho việc gia công. Bãi tập kết cột chống cốp pha định hình, giàn giáo được tập kết phía sau của công trình. f. Bãi tập kết vật liệu rời: Mặt bằng thi công thuận lợi nhưng việc bố trí bãi tập kết vật liệu rời phải khoa học hợp lý theo đúng tiến độ: gồm cát vàng, cát đen, đá 1×2, tập kết gọn ở phía trước công trình (riêng đống cát vàng, đống đá, đống cát đen ở bên dưới rải lót tôn 1.5 li để tránh lẫn đất và các tạp chất. bãi tập kết gạch được bố trí phía đầu hồi trục 1 dùng đến đâu tập kết đến đó. Trên công trường bố trí 4 đèn pha bảo vệ vệ halôgien ở hai góc chéo của công trình có vật che nắng, che mưa. g. Khu vực tập kết xe máy, thiết bị thi công: Khu vực này được bố trí đối diện với văn phòng công trường, đồng thời phải ở vị trí dễ nhìn từ phía nhà bảo vệ để thuận lợi trong việc điều động và quản lý xe máy, thiết bị trong quá trình thi công. h.Nhà vệ sinh công cộng: Nhà vệ sinh tạm của công trường đặt ở góc công trường và cuối hướng gió chính. Nhà vệ sinh này luôn được vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chung trong công trình. Nước thoát được đi qua bể phốt bán tự ngoại để xử lý trước khi thải ra ống thoát chung của khu vực. 3. Điện phục vụ thi công và sinh hoạt: Nguồn điện sẽ được lấy từ điện lưới quốc gia do chủ đầu tư cấp nguồn, để đề phòng khi công trình đang thi công sử dụng điện bị mất điện ta cần bố trí thêm máy phát nhỏ. 4. Nước phục vụ thi công và sinh hoạt: Sử dụng mạng lưới nước chung của khu vực. Có các bồn chứa nước để phục vụ thi công và tích nước phòng khi nước từ mạng lưới khu vực không thể cung cấp được. Ngoài ra nhà thầu sẽ khoan 1 giếng để dự phòng nguồn nước thi công; sẽ được kiểm định mẫu cho phù hợp tiêu chuẩn thi công. 5. Thoát nước thi công: Sau khi tiếp nhận mặt bằng, nhà thầu sẽ tiến hành xây dựng hệ thống ống cống, mương rãnh thoát nước thích hợp để tránh tình trạng đọng nước trên mặt bằng gây ảnh hưởng đến thi công và giao thông đi lại. Đối việc thoát nước hố móng, nhà thầu sẽ làm hệ thống rãnh thu nước về các giếng thu rồi dùng bơm nước thoát lên bờ và chảy vào hệ thống thoát nước mặt bằng của công trường. Trên công trường phải bố trí hệ thống thoát nước thi công đảm bảo tiêu nước triệt để không gây ngập úng trong suốt qúa trình thi công. Nước thải trước  khi thải ra  hệ thống  thoát nước chung thành phố phải thải qua hố thu lắng đọng bùn đất, phế thải để  thi công nạo vét thu gom chuyển đến nơi quy định. 6. Đường tạm để thi công: Đường tạm được bố trí chạy vòng quanh nhà tiện cho phương tiện chuyên chở vật liệu tới kho, bãi vật liệu. 7. Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Để đề phòng và Xử lý cháy nổ trong quá trình thi công, nhà thầu sẽ đặt các bình cứu hoả tại những vị trí cần thiết dễ xảy ra hoả hoạn. Hàng ngày sẽ có cán bộ chuyên trách của công trường đi kiểm tra thường xuyên về việc phòng cháy nổ. 8. Việc hoàn trả mặt bằng sau khi bàn giao công trình: Sau khi thi công xong, toàn bộ máy móc, trang thiết bị thi công và các lán trại, văn phòng tạm sẽ được tháo dỡ, chuyển ra khỏi phạm công trường và dọn dẹp sạch sẽ để bàn giao công trình cho chủ  đầu tư đưa vào sử dụng. II. BỐ TRÍ BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG III. KỸ THUẬT THI CÔNG Các yêu cầu kỹ thuật: 1. Công tác ván khuôn: Gia công lắp đặt ván khuôn là một quá trình tốn nhiều thời gian và công sức và thường kéo dài hơn so với thời gian thi công. Việc tính toán và sử dụng ván khuôn hợp lý có tác dụng rất lớn đến chất lượng và giá thành công tác xây lắp. Các yêu cầu kỹ thuật của côffa: + Côffa không được cong vênh. + Phải đảm bảo thể hiện đúng kích thước hình dạng của bộ phận kết cấu. + Côffa phải vững chắc, không bị biến hình khi chịu tải trọng của khối bêtông cốt thép mới đổ và các tải trọng khác trong quá trình thi công. + Dựng lắp và tháo dỡ dễ dàng, không bị chảy nước xi măng trong khi đổ bêtông. + Hệ chống đỡ phải được liên kết với nhau thành hệ thống ổn định. + Trước khi lắp côffa phải xác định các trục tim ngang, dọc, phải xác định các cao trình. 2. Công tác cốt thép: Gia công thép để đảm bảo chính xác, tiết kiệm thì phải gia công theo thép thực tế kết hợp với bản vẽ thiết kế. Bề mặt cốt thép phải sạch không dính bùn, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ. Trước khi đặt đơn hàng lấy thép phải kiểm tra khối lượng chủng loại thép của công trình. Lắp dựng cốt thép chỉ được sau khi đã lấy mẫu thí nghiệm, và phải được kỹ sư giám sát đồng ý bằng văn bản. Trác đạc cắm mốc cho toàn tuyến cho các vị trí có thép chờ cột, tường để chuẩn bị phương án cho phần kế tiếp. 3. Công tác bêtông: Không làm sai lệch các vị trí cốt thép, côpha và chiều dày lớp bảo vệ bêtông cốt thép. Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bêtông trong côpha. Để tránh sự phân tầng thì chiều cao rơi của hỗ hợp bêtông khi đổ không vượt quá 1,5m. Khi sử dụng đầm dùi bước di chuyển của đầm dùi không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm và phải tiếp xúc sâu vào lớp bêtông đã đổ trước là 10cm. Bêtông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế. Giám sát chặt chẽ hiện tượng côpha, giàn giáo và cốt thép trong quá trình thi công để có thể xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra. Khi trời mưa phải che chắn không để mưa rơi vào bêtông. IV. LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG: A. Phần Xây Dựng 1. Định vị, tim cốt công trình: Công tác định vị công trình, dẫn tim cốt công trình sẽ do 1 nhóm trắc đạc 2 người đảm nhiệm, gồm 1 kỹ sư trắc đạc  và 1 phụ. Công việc này do 1 nhóm trắc đạc của công ty đảm nhận. cốt mốc chuẩn công trình nhận bàn giao của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý có trách nhiệm. Các mốc giới và cốt này sẽ được bảo quản  trong quá trình thi công, và lưu giữ đến sau cùng . Bộ phận trắc đạc có nhiệm vụ dẫn cốt chuẩn vào công trình và lưu lại trên các vật kiến trúc cố định. Trên cơ sở có cốt chuẩn, mốc giới trên bản vẽ quy hoạch sẽ xác định vị trí cụ thể của công trình cần xây dựng và tim cốt của công trình xây dựng. Tim cốt của công trình xây dựng được xác định bằng máy đo đạc điện tử. các số liệu đo đạc sẽ được lưu lại trong bản vẽ hoàn công công trình. 2.Biện pháp thi công san nền, cổng hàng rào: San nền cát đúng theo bản vẽ thiết kế, được đầm và lu nèn theo hệ số k90. Cát được đổ từ trong ra ngoài để láy hành lang cho các phương tiện khác tập kết vật liệu. 3. Biệp pháp thi công móng: a. Đào đất:      Xác định được tim, cốt các móng, dùng máy đào kobelco đào móng đến cách cao trình đáy móng 5cm, sửa lại hố móng bằng thủ công để đúng cốt và kích thước hố móng. Đất đào đổ thẳng vào ô tô để chuyển ra khỏi công trình, phần còn lại sẽ tập kết xung quanh gần hố móng để lấp chân móng. nước ngầm sẽ được thu vào hố thấp hơn cốt móng để bơm hút nước. Hố móng đào đến cốt thiết kế và được sửa bằng thủ công đảm bảo kích thước, hình dáng quy định. Đáy móng được vệ sinh sạch, khô ráo, bằng phẳng mới thi công đổ bê tông lót. Hướng đào đất móng công trình theo sơ đồ bản vẽ mặt bằng thi công đào đất Công đoạn lấp đất chân móng chỉ thực hiện khi đã có biên bản nghiệm thu chất lượng thi công giữa a và b phần kết cấu móng đã đạt cường độ cho phép. Đất đổ từng lớp dày 20 – 30cm đổ đều 2 bên tưới nước đầm kỹ bằng máy đầm cóc. Trong quá trình đào đất móng gặp các công trình ngầm (như cống rãnh thoát nước) nhà thầu sẽ bịt đầu đường ống vào công trình bằng vữa xi măng để nước bên ngoài không chảy vào hố móng trong khi đang thi công. Gặp những công trình kỹ thuật ngầm khác nhà thầu sẽ có biện pháp bảo vệ để các công trình đó hoạt động bình thường. Khi gặp các chướng ngại vật báo bên a kịp thời xử lý để đảm bảo tiến độ. đào đất theo trình tự từ trong ra ngoài. Trong khi đào nếu gặp nước ngầm nhiều, việc thoát nước hố móng, nhà thầu sẽ làm hệ thống rãnh thu nước về các giếng thu rồi dùng bơm chuyên dụng bơm nước thoát lên bờ và chảy vào hệ thống thoát nước mặt bằng của công trường. Sau khi đào xong, dùng máy trắc đạc kiểm tra lại tim, cốt, dùng thước kiểm tra lại kích thước hình học các hố móng. Nếu đạt yêu cầu thì chuyển tiếp sang công đoạn tiếp theo. Trong quá trình đào thường xuyên kiểm tra lại tim, trục, cốt đáy móng bằng máy kinh vĩ và máy thuỷ bình. Đất đào được vận chuyển  ra khỏi công trình bằng ôtô và được đổ vào đúng nơi quy định. b. Đổ bê tông lót móng:             Trước khi tiến hành đổ bê tông lót, dùng máy đầm cóc để đầm lại toàn bộ nền đáy móng. lót móng bằng bê tông gạch vỡ mác 50#. đầm bê tông lót bằng đầm cóc hoặc đầm bàn. Bề mặt bê tông lót được kiểm tra bằng máy thuỷ bình. c. Công tác ván khuôn móng:             Thi công ván khuôn tuân thủ theo tcvn. sử dụng ván khuôn thép định hình kết hợp ván gỗ để gia công và lắp dựng ván khuôn móng. Các yêu cầu kỹ thuật đối với việc gia công và lắp dựng ván khuôn: + Đúng hình dạng và kích thước thiết kế. + Đảm bảo độ kín khít . + Đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ tháo lắp, thuận lợi cho quá trình lắp dựng cốt thép và đổ bê tông. + Khi lắp dựng cốp pha có các mốc trắc đạc để đảm bảo thuận lợi thi công. + Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để có thể thoát nước bẩn khi rửa mặt nền. các lỗ này sẽ được bịt lại khi đổ bê tông. + Hệ thống ván khuôn được chế tạo đúng chủng loại yêu cầu, bảo đảm bằng phẳng không gỉ, thủng, lồi, lõm, không bẩn + Không để lại bất cứ  bộ phận kim loại nào trong lòng cốt thép của bê tông. + Tất cả hệ thống lỗ và vật cố định phải được làm trước lúc đổ bê tông. không được khoan hay cắt bất cứ bộ phận nào trong bê tông sau khi đổ bê tông. + Bề mặt ván khuôn tiếp xúc với bê tông phải được làm sạch. với ván khuôn gỗ phải được tưới nước  trước lúc đổ bê tông. + Đảm bảo  độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế. + Độ chính xác của bộ phận đặt ván. + Độ bền vững và ổn định toàn bộ hệ thống chống đỡ. Trong quá trình lắp đặt cốp pha thường xuyên dùng máy kinh vĩ, thước đo kiểm tra tim trục cột.             Nhà thầu bố trí tập trung đầy đủ vật tư, nhân lực, máy móc, phương tiện thi công để đạt hiệu quả chất lượng cao nhất, an toàn nhất. d. Quá trình tháo dỡ:  Thời gian để tháo dỡ ván khuôn phụ thuộc cường độ bê tông và thời tiết mùa vụ và vùng khí hậu khác nhau. quá trình tháo dỡ tránh gây va đập vào kết cấu . ván khuôn sau khi tháo dỡ sẽ được vệ sinh sạch sẽ, sửa chữa những chỗ biến dạng bôi mỡ chống gỉ rồi được cất vào nơi quy định e. Gịa công và lắp dựng cốt thép : Việc gia công và lắp dựng cốt theo tuân theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế tcvn 5574-1991 kết cấu bê tông cốt thép, và  tcvn :1651-1985 thép cốt bê tông. thép trước khi sử dụng được kéo thử cho mỗi lô hàng để xác định cường độ theo thiết kế. mẫu thí nghiệm kiểm tra theo tiêu chuẩn tcvn 197:1985 kim loại phương pháp thử kéo và tcvn198:1985 kim loại- phương pháp thử uốn . thép sử dụng phải đạt các yêu cầu kĩ thuật và được cán bộ kỹ thuật đồng ý mới được sử dụng. Cốt thép trước khi sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh bẩn và dính bám dầu, mỡ, đất.  khi vận chuyển cốt thép trong công trường có cán bộ hướng dẫn cụ thể cho công nhân cách neo buộc, cách bảo vệ thép khỏi hư hại hay biến dạng. thép được bảo quản trong lán che  tránh mưa nắng và được kê cao cách mặt đất ³45cm. thép được xếp thành từng lô theo đường kính để dễ nhận biết và sử dụng. việc gia công lắp dựng được tiến hành tại công trường. Cốt thép được nắn thẳng bằng tời, uốn và cắt nguội tuân theo tcvn 8874-91.với thép F[10 được nắn thẳng bằng cách dùng tời kéo, với  các loại thép còn lại thì sử dụng máy  cắt uốn thép. cốt thép gia công xong được xếp thành từng lô. mỗi lô lấy 5% sản phẩm để kiểm tra, trị số sai lệch không quá quy định theo tcvn 4453-95. khi gia công  cốt thép phải che chắn bảo đảm an toàn trong suốt quá trình. Yêu cầu kỹ thuật của cốt thép: + Sai số cho phép: theo kích thước chiều dài của cốt thép chịu lực mỗi mét dài65 và cho toàn bộ chiều dài 620 + Sai lệch về vị trí điểm uốn 620 Việc xác định chiều dài cốt thép phải được tham khảo theo kích thước thực tế. các kích thước được căn chỉnh chuẩn xác và không được vượt quá sai số cho phép. Nối thép được dùng nối hàn và nối buộc. nếu nối hàn thì tuân thủ theo tcvn 5724-93, nối buộc thì theo quy định thiết kế và quy phạm cốt thép trong bê tông. cốt thép được đặt trong ván khuôn theo đúng vị trí thiết kế. và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật công trường. giữa ván khuôn và cốt thép có kê các con kê bảo vệ bằng bê tông theo đúng chiều dày lớp bảo vệ. hình dạng cốt thép sau khi lắp dựng phải đảm bảo ổn định chắc chắn, không bị biến dạng trong quá trình thi công trong các công đoạn tiếp theo. Cốt thép chờ liên kết với cột được giữ ổn định trong thi công bằng hệ thống giá đỡ kết hợp với hệ thống chống đỡ thành cốp pha . Cốt thép khi lắp dựng phải đảm bảo : + Lắp đặt đúng vị trí của từng thanh. + Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh . + Đảm bảo lớp bê tông bảo vệ. + Cốt thép phải sạch sẽ không bị hoen gỉ, dính dầu mỡ, bùn đất. + Đảm bảo độ vững chắc và ổn định của các mối nối. + Đảm bảo độ vững chắc của cốt thép trong quá trình đổ bê tông. trước khi đổ bê tông các cấu kiện, công tác lắp dựng cốt thép phải được nghiệm thu giữa các bên.  f. Công tác bê tông : Xi măng sử dụng đảm bảo theo các yêu cầu của tcvn 2682-92. Cốt liệu dùng cho bê tông thoả mãn yêu cầu của tcvn 1770-86, 1771-86 Nước dùng cho bê tông thoả mãn yêu cầu tcvn 4560-87. Việc lấy mẫu thử tại công trường được thực hiện với sự giám sát của kỹ sư hoặc người được uỷ quyền. số mẫu thử lấy theo tcvn 4452-87. Yêu cầu đối với mẫu thử là sau 7 ngày phải đạt 65% cường độ, sau 28 ngày đạt 100% cường độ.            *Trình tự thi công bê tông gồm các bước:             Công tác chuẩn bị: Kiểm tra độ chính xác các bộ phận trong công tác ván khuôn, cốt  thép trước khi đổ bê tông nhằm  đảm bảo độ ổn định. ván khuôn cốt thép phải được nghiệm thu trước khi đổ bê tông . dùng máy thuỷ bình, máy kinh vĩ để kiểm tra lại cốt đáy móng và cốt đỉnh móng, vị trí các trục .             Công tác đổ bể tông:              Đổ bê tông phải đảm bảo không sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha và lớp bảo vệ. chiều cao đổ bê tông [1,5m, nếu lớn hơn thì dùng máng đổ hoặc ống vòi có thiết bị rung động. thường xuyên theo dõi tình trạng của ván khuôn và hệ thống chống đỡ và vị trí của cốt thép. khi đổ bê tông gặp trời mưa, thì các đoạn đổ bê tông được che chắn tránh nước mưa xâm nhập. nếu thời gian ngừng đổ quá lâu thì trước khi tiến hành đổ tiếp theo phải làm nhám bề mặt để tăng độ liên kết liền khối. trong quá trình đổ bê tông tránh để bê tông dính vào các bộ phận khác của ván khuôn và các vật chôn sẵn ở những chỗ chưa đổ bê tông . có biện pháp xử lý kịp thời những bộ phận ván khuôn bị biến dạng trong quá trình thi công.              Giám sát ghi chép, nghiệm thu: thực hiện với các nội dung: Ngày bắt đầu và kết thúc công việc đổ bê tông. Kiểm tra độ sụt của bê tông Khối lượng công tác bê tông hoàn thành theo phân đoạn công trình. Biên bản chuẩn bị kiểm tra mẫu bê tông, số lượng mẫu, số hiệu, thời hạn, kết quả thí nghiệm mẫu. Nhiệt độ ngoài trời trong thời gian đổ bê tông. Nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước khi đổ.              Các điều kiện đảm bảo kỹ thuật khi đổ bê tông: Đổ bê tông đến đâu san bằng và đầm ngay đến đó, không đổ thành đống cao tránh các hạt to dơi dồn xuống chân đống. không đổ bêtông vào những chỗ bêtông chưa đầm chặt. phân chia phạm vi đầm và giao cho từng tổ phân công phụ trách để tránh hiện tượng đầm sót, đầm lại. chỉ bàn giao ca khi đã đầm xong hỗn hợp bê tông đã đổ xuống khoảng đổ. Bê tông sẽ được đổ thành từng lớp và được đầm kỹ bằng đầm dùi. khi đầm bêtông mũi đầm bê tông lớp trên sẽ được cắm xuống lớp dưới 10cm. trong quá trình đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi đôn đốc để kịp thời điều chỉnh những sai sót của cốt thép và vị trí của những chi tiết chờ cần thiết đặt trong bêtông. sau khi đổ bêtông xong kiểm tra lại cốt đỉnh móng bằng máy thuỷ bình. trong quá trình đổ bêtông khi cần bố trí mạch dừng bêtông thì mạch dừng bêtông phải phẳng và vuông góc với bề mặt cấu kiện. vị trí mạch dừng phải ở vị trí có nội lực nhỏ 1/3 nhịp hoặc 2/3 nhịp kết cấu. trước khi đổ bêtông lớp tiếp theo thì đục nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ. đầm bê tông : + Không nên đầm nhiều quá tránh hiện tượng vữa bê tông lỏng, xi măng và cát tập trung xung quanh chày đầm và nổi lên mặt gây hiện tượng phân tầng. + Khi đầm bằng đầm dùi, chiều dày lớp bê tông đổ không nên vượt quá 1,25 chiều dài của bộ phận gây chấn động. đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp dưới 10cm để liên kết tốt 2 lớp với nhau. thời gian đầm tại một vị trí khoảng 30 giây. khoảng cách di chuyển quả đầm là 1,5 lần bán kính tác dụng của quả đầm, và được rút từ từ không được tắt máy . + Khi đầm bằng đầm bàn, máy đầm phải kéo từ từ và khoảng cách giữa 2 vệt đầm 5410cm. thời gian đầm tại một vị trí từ 30435 giây. + Tại vị trí cốt thép dầy đặc, nếu không dùng được đầm thì có thể dùng đoạn sắt để đầm . + Khi đầm  tránh làm sai lệch vị trí cốt thép và hư hỏng ván khuôn + Dùng sàn công tác trong quá trình đầm bê tông, tránh dẫm trực tiếp lên cốt thép .             Công tác bảo dưỡng bê tông:             Sau khi đổ bê tông từ 10 đến 12h tiến hành bảo dưỡng bê tông theo tcvn 4453-95 bằng cách bơm tưới nước và giữ ẩm bằng bao tải ướt . thời gian bảo dưỡng bê tông phụ thuộc thời tiết, vào nhiệt độ môi trường mà có biện pháp phù hợp. trong thời gian bảo dưỡng tránh các tác động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cường độ bê tông. thường xuyên kiểm tra độ ẩm bê tông, nếu trời nóng quá thì phải có phủ bao tải đay để giữ độ ẩm. bê tông thường xuyên được tưới nước cho đến khi lấp đất móng. đất lấp móng  được tưới nướ
Tài liệu liên quan