Kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng một số máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hoá sản xuất ngô

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG Về kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ CGH sản xuất ngô A. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số loại máy móc thiết bị CGH sản xuất ngô. Trên cơ sở đó học viên nắm vững được quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường xảy ra trong quá trình làm việc của các loại máy nói trên. Nắm được phương pháp tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho nông dân ở địa phương mình biết cách sử dụng, bảo dưỡng một số loại máy, thiết bị CGH phục vụ sản xuất ngô. 2. Yêu cầu - Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cơ giới hoá các khâu sản xuất ngô. - Nắm vững được những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận làm việc chính và các chi tiết quan trọng trong một số loại máy móc thiết bị CGH phục vụ sản xuất đối với cây ngô. - Thực hiện đúng các thao tác trong quá trình sử dụng máy, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố hỏng hóc thường gặp trong quá trình làm việc của các loại máy. - Thực hiện đúng quy trình chăm sóc, bảo dưỡng máy móc thiết bị trước, trong khi đưa máy ra đồng làm việc và sau khi kết thúc mùa vụ. - Chuẩn bị ruộng, chuẩn bị hạt ngô giống, phân bón, vật tư khác tổ chức lao động hợp lý thực hiện đúng các phương pháp chuyển động máy nhằm đảm bảo chỉ tiêu yêu cầu nông học, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đầu tư giống và công lao động nâng cao năng suất làm việc, mang lại hiệu quả sản xuất. - Thực hiện an toàn lao động, phòng tránh được các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình vận hành bảo dưỡng và sửa chữa máy, đảm bảo an toàn tuyệt đối với người và máy móc thiết bị trong quá trình làm việc. - Sau khoá tập huấn học viên phải nắm được phương pháp lập kế hoạch bài giảng, tổ chức tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân ở địa phương biết cách sử dụng bảo dưỡng một số loại máy móc thiết bị CGH phục vụ sản xuất ngô.

doc120 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng một số máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hoá sản xuất ngô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA KỸ THUẬT SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ CƠ GIỚI HOÁ SẢN XUẤT NGÔ HÀ NỘI – 2012 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA —&– KỸ THUẬT SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ CƠ GIỚI HOÁ SẢN XUẤT NGÔ Biên soạn: TS. Nguyễn Sỹ Hiệt Viện Cơ điện nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch Hà Nội 2012 MỤC LỤC —&– LỜI NÓI ĐẦU NỘI DUNG Trang Phần thứ 1 TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NGÔ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NGÔ Ở NƯỚC TA 1 Tình hình cơ giới hóa sản xuất ngô ở nước ta 1.1. Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất ngô 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở nước ta 1.3. Thực trạng cơ giới hóa sản xuất ở các vùng trồng ngô nước ta 1.3.1. Cơ cấu mùa vụ sản xuất ngô ở nước ta 1.3.2. Các phương thức sản xuất ngô 1.3.3. Các yếu tố liên quan đến cơ giới hóa sản xuất ngô 1.3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ngô qua các thời kỳ 1.3.3.2. Đất trồng và các vùng trồng ngô theo miền sinh thái NN Việt Nam 1.3.3.2. Thời tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ngô và mùa vụ sản xuất 1.4. Hướng phát triển ứng dụng các loại máy trong sản xuất ngô ở nước ta 2 Câu hỏi trao đổi, thảo luận 3 Những gợi ý về phương pháp lập kế hoạch bài giảng Phần thứ 2 CÁC LOẠI MÁY LÀM ĐẤT TRỒNG NGÔ, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 1 Kỹ thuật làm đất đối với các vùng sản xuất ngô 2 Máy làm đất 2.1. Các loại cày- đặc tính kỹ thuật và phạm vi ứng dụng của các loại cày 2.1.1.4.Một số cày lưỡi diệp liên hợp với nguồn động lực máy kéo 2 bánh và và 4 bánh 2.1.2. Cày đĩa (Cày chảo) 2.1.2.1. Cấu tạo 2.1.2.2. Nguyên lý làm việc 2.1.2.3. Hướng dẫn sử dụng 2.1.2.4. Một số loại cày chảo và phạm vi ứng dụng lực kéo 1,4 tấn, công suất 2.2. Máy phay đất 2.2.1. Nhiệm vụ và so sánh phay với cày và bừa 2.2.2. Cấu tạo phay đất 2.2.3. Nguyên lý làm việc 2.2.4. Hướng dẫn sử dụng máy phay đất 2.2.5. Phương pháp di động của liên hợp máy làm việc trên đồng 2.2.6. Một số phay đất liên hợp với nguồn động lực máy kéo 2 bánh và 4 bánh 2.2.6.1. Phay đi theo máy kéo 2 bánh 2.2.6.2. Phay đi theo máy kéo 4 bánh 3 Bảo dưỡng, sữa chữa các máy làm đất 3.1. Bảo dưỡng máy trước khi đưa máy xuống đồng làm việc 3.1.1. Bảo dưỡng nguồn động lực 3.1.2. Bảo dưỡng phần máy công tác 3.2. Bảo dưỡng máy khi kết thúc mùa vụ 4 Một số hư hỏng thông thường của máy kéo tay làm việc cày, phay đất ... 5 An toàn lao động khi sử dụng các liên hợp máy làm đất 5.1. Quy tắc an toàn trong sử dụng máy làm đất với kéo tay 2 bánh 5.2. Những biện pháp an toàn trong sử dụng liên hợp máy làm đất 4 bánh 5.2.1.Quy tắc và yêu cầu an toàn chung đối với máy làm đất 5.2.2.Các biện pháp an toàn chung sử dụng liên hợp máy làm đất 6 Thực hành trao đổi thảo luận và gợi ý phương pháp lập kế hoạch bài giảng 6.1. Thực hành 6.2.Câu hỏi trao đổi, thảo luận Phần thứ 3 MÁY GIEO HẠT, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 1 Phân loại chung về máy gieo hạt 2 Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật, nông học chung đối với máy gieo hạt 2.1. Nhiệm vụ 2.2. Yêu cầu kỹ thuật 3 Cấu tạo chung của máy gieo 4 Giới thiệu máy gieo ngô điển hình 4.1. Máy gieo ngô đẩy tay 4.1.1. Cấu tạo 4.1.2.Nguyên lý hoạt động 4.1.3. Hướng dẫn sử dụng 4.1.4. Các sự cố thường gặp trong khi làm việc và cách điều chỉnh 4.2. Máy gieo ngô khí động 4.2.1. Cấu tạo 4.2.2. Nguyên lý hoạt động 4.2.3. Hướng dẫn sử dụng 4.2.4. Tổ chức lao động gieo hạt trên đồng 5 Đặc tính kỹ thuật của các máy gieo hiện đang được sử dụng trong nước 5.1.Giới thiệu máy gieo MG - 4 5.2. Phạm vi ứng dụng của các máy gieo 6 Bảo dưỡng, sữa chữa máy gieo hạt 6.1. Bảo dưỡng máy trước khi đưa xuống đồng làm việc 6.2. Bảo dưỡng máy gieo hạt sau ca làm việc 6.3. Bảo dưỡng máy gieo và nguồn động lực khi kết thúc mùa vụ 7 An toàn lao động khi sử dụng các máy gieo 8 Thực hành trao đổi thảo luận và gợi ý phương pháp lập kế hoạch bài giảng 8.1.Thực hành 8.2. Câu hỏi trao đổi, thảo luận Phần thứ 4 MÁY CHĂM SÓC NGÔ, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 1 Công việc chăm sóc cây ngô 2 Máy chăm sóc giữa hàng 2.1. Lưỡi xới - bộ phận làm việc chính của máy chăm sóc 2.2. Máy xới chăm sóc giữa hàng 2.2.1.Cấu tạo máy xới thông thường 2.2.2. Cấu tạo máy xới kết hợp bón phân 2.2.3. Nguyên lý làm việc 2.2.4. Hướng dẫn sử dụng 2.3. Một số máy xới và phạm vi ứng dụng 3 Bảo dưỡng, sữa chữa máy chăm sóc giữa hàng 3.1. Bảo dưỡng máy trước khi đưa xuống đồng làm việc 3.2. Bảo dưỡng máy chăm sóc sau ca làm việc 3.3. Bảo dưỡng chăm sóc và nguồn động lực khi kết thúc mùa vụ 4 An toàn lao động khi sử dụng máy chăm sóc giữa hàng 5 Máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho ngô 5.1.Yêu cầu kỹ thuật nông học phun thuốc bảo vệ cây trồng 5.2. Phân loại máy phun thuốc 6 Bình phun thuốc phòng trừ sâu bơm tay 6.1. Bình phun thuốc trừ sâu kiểu nén khí 6.2. Bình phun thuốc trừ sâu kiểu nén dung dịch thuốc (lắc tay) 7 Máy phun thuốc trừ sâu dùng động cơ 7.1.Cấu tạo 7.2. Nguyên lý hoạt động 7.3. Hướng dẫn sử dụng 7.4. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục đối với máy phun thuốc trừ sâu 8 Bảo dưỡng, sữa chữa máy phun thuốc trừ sâu 8.1. Bảo dưỡng máy trước khi sử dụng 8.2. Bảo dưỡng, làm sạch máy sau khi phun thuốc 8.3. Bảo dưỡng, bảo quản máy khi không sử dụng 9 An toàn lao động khi sử dụng máy phun thuốc trừ sâu bệnh cho ngô 10 Thực hành trao đổi thảo luận và gợi ý phương pháp lập kế hoạch bài giảng 10.1 Thực hành 10.2. Câu hỏi trao đổi, thảo luận 10. 3. Những gợi ý về phương pháp lập kế hoạch bài giảng Phần thứ 5 MÁY THU HOẠCH NGÔ, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 1 Các phương pháp thu hoạch ngô bằng máy 2 Các loại công cụ, máy đập, tẽ hạt ngô 2.1. Công cụ tẽ hạt ngô 2.2. Máy tẽ hạt ngô 2.3. Máy bóc bẹ tẽ hạt BBTH-2,5 2.4.. Máy đập tẽ hạt ngô đã bóc bẹ (Máy tẽ ngô TN- 4) 3 Các loại máy liên hợp thu hoạch ngô 3.1. Máy liên hợp thu hoạch ngô (bẻ bắp) 3.2. Máy thu hoạch ngô bắp THB – 3 3.2.1. Cấu tạo chung của máy 3.2.2. Nguyên lý làm việc của máy 3.2.3. Hướng dẫn sử dụng 3.3. Máy thu hoạch ngô liên hoàn (thu hoạch hạt) 4 Bảo dưỡng, sữa chữa các máy thu hoạch ngô 4.1. Bảo dưỡng, sữa chữa máy đập tẽ hạt 4.1.1. Bảo dưỡng máy trước khi sử dụn 4.1.2. Bảo dưỡng, bảo quản máy khi không sử dụng 4.1.3. Những điểm cần chú ý khi sử dụng máy đập tẽ hạt ngô 4.1.4. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục đối với máy đập tẽ hạt 4.2. Bảo dưỡng, sữa chữa máy liên hợp thu hoạch ngô 4.2.1. Bảo dưỡng máy trước khi đưa máy xuống đồng làm việc 4.2.2. Bảo dưỡng, bảo quản liên hợp máy khi kết thúc mùa vụ thu hoạch 4.2.3. Những sự cố thường gặp và cách sử lý khi sử dụng máy liên hợp thu hoạch ngô 4.2.4. Những điểm cần chú ý khi sử dụng máy làm việc trên đồng ruộng 4.2.4. Một số phương pháp kiểm tra, điều chỉnh chủ yếu đối với máy liên hợp thu hoạch ngô. 5 An toàn lao động khi sử dụng máy thu hoạch ngô 5.1. An toàn lao động khi sử dụng máy đập tẽ hạt ngô 6 Thực hành trao đổi thảo luận và gợi ý phương pháp lập kế hoạch bài giảng 6.1. Thực hành 6.2. Câu hỏi trao đổi, thảo luận 6.3. Những gợi ý về phương pháp lập kế hoạch bài giảng TAI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG Về kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ CGH sản xuất ngô A. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số loại máy móc thiết bị CGH sản xuất ngô. Trên cơ sở đó học viên nắm vững được quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường xảy ra trong quá trình làm việc của các loại máy nói trên. Nắm được phương pháp tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho nông dân ở địa phương mình biết cách sử dụng, bảo dưỡng một số loại máy, thiết bị CGH phục vụ sản xuất ngô. 2. Yêu cầu - Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cơ giới hoá các khâu sản xuất ngô. - Nắm vững được những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận làm việc chính và các chi tiết quan trọng trong một số loại máy móc thiết bị CGH phục vụ sản xuất đối với cây ngô. - Thực hiện đúng các thao tác trong quá trình sử dụng máy, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố hỏng hóc thường gặp trong quá trình làm việc của các loại máy. - Thực hiện đúng quy trình chăm sóc, bảo dưỡng máy móc thiết bị trước, trong khi đưa máy ra đồng làm việc và sau khi kết thúc mùa vụ. - Chuẩn bị ruộng, chuẩn bị hạt ngô giống, phân bón, vật tư kháctổ chức lao động hợp lý thực hiện đúng các phương pháp chuyển động máy nhằm đảm bảo chỉ tiêu yêu cầu nông học, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đầu tư giống và công lao động nâng cao năng suất làm việc, mang lại hiệu quả sản xuất. - Thực hiện an toàn lao động, phòng tránh được các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình vận hành bảo dưỡng và sửa chữa máy, đảm bảo an toàn tuyệt đối với người và máy móc thiết bị trong quá trình làm việc. - Sau khoá tập huấn học viên phải nắm được phương pháp lập kế hoạch bài giảng, tổ chức tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân ở địa phương biết cách sử dụng bảo dưỡng một số loại máy móc thiết bị CGH phục vụ sản xuất ngô. B. Đối tượng tập huấn Học viên là Cán bộ Khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông cơ sở và các đối tượng khác. C. Thời gian khoá tập huấn Từ 5 ngày đến 7 ngày, với tổng thời lượng khoảng 56 tiết. - Lý thuyết: 40 tiết. - Thực hành: 16 tiết. Phần thứ 1 TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NGÔ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NGÔ Ở NƯỚC TA Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện:1/2 ngày (Lý thuyết 3 tiết, thảo luận 1 tiết) Yêu cầu đối với học viên sau khi học: - Nắm được tình hình cơ giới hóa sản xuất ngô ở nước ta hiện nay - Nắm được các yêu cầu chung về vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất ngô - Biết được xu hướng phát triển ứng dụng máy trong sản xuất ngô 1. Tình hình cơ giới hóa sản xuất ngô ở nước ta 1.1. Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất ngô - Cơ giới hóa sản xuất các khâu từ làm đất đến thu hoạch đóng đóng vai trò quan trọng trong trong sản xuất ngô là yếu tố nhằm góp phần giải phóng sức lao động và giảm chi phí sản xuất, thất thoát sau thu hoạch cho nông dân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. - Cơ giới hóa trong sản xuất ngô là tất yếu, phù hợp với nhu cầu phát triển và quá trình CNH, HÐH đất nước. Một trong những chính sách nhằm đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp là hỗ trợ lãi suất cho nông dân khi đầu tư mua máy móc phục vụ nông nghiệp. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất ngô tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao được xem là giải pháp nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở nước ta Ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa ở nước ta, được trồng ở mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng với diện tích 1.170.900 ha. Trước đây, sản xuất ngô ở Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu là tự cung tự cấp theo nhu cầu của hộ nông dân. Tại một số vùng miền núi do khó khăn về sản xuất lúa nước nên nông dân phải trồng ngô làm lương thực thay gạo. Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay, do việc tạo được các giống ngô lai và mở rộng diện tích trồng ngô lai trong sản xuất, kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác. Từ năm 2006, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam tăng đột biến. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam cao hơn nhiều lần của thế giới, lợi nhuận thu được từ trồng ngô cao hơn hẳn các loại cây trồng khác. Năm 2008, diện tích trồng ngô của cả nước (trong đó 90% diện tích là ngô lai) đạt 1.126.000 ha, tổng sản lượng trên 4.531.200 tấn. Năm 2009, diện tích đạt 1.170.900 ha, tổng sản lượng lên tới trên 5.031000 tấn, cao nhất từ trước tới nay. Các giống ngô lai của Việt Nam bước đầu cũng đã xuất bán sang các nước Bangladesh, Cam-pu-chia, Lào, Quảng Tây -Trung Quốc, Pakistan, Indonesia, Ấn Độ(Theo Viện nghiên cứu ngô) Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam từ năm 1961 - 2009 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1961 300,0 1,00 300,0 1980 360,0 1,10 400,0 1990 432,0 1,55 671,0 1995 557,0 2,11 1177,0 2000 730,2 2,75 2005,9 2003 912,7 3,44 3136,3 2004 991,1 3,46 3430,9 2005 1052,6 3,60 3787,1 2006 1033,1 3,73 3854,5 2007 1067,9 3,85 4107,5 2008 1.126,0 4,02 4.531,.2 2009 1.170,9 4,30 5.031,0 Hình 1.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam Hình 1.2: Cây ngô 1.3. Thực trạng cơ giới hóa sản xuất ở các vùng trồng ngô nước ta Căn cứ vào các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, tập quán canh tác, mùa vụ, cây ngô được gieo trồng tại nhiều vùng trong cả nước. Trong quy trình sản xuất ngô các công việc lao động thủ công dần dần được thay thế bằng các loại máy móc có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. - Hiện nay tại các vùng sản xuất ngô phần lớn công đoạn làm đất đã được cơ giới hóa, với việc sử dụng các loại máy cày, máy bừa, máy phay làm nhỏ đất trước khi gieo. Công đoạn tiếp theo là rạch hàng, kết hợp bón phân và gieo hạt. Trước đây các công việc này thực hiện chủ yếu làm thủ công, tốn nhiều công sức lao động và chi phí cao. Ngày nay công việc này đã được cơ giới hóa ở một số vùng có diện tích trồng ngô lớn, sử dụng loại máy gieo kết hợp với bón phân và vùi lấp hạt có năng suất cao. Công việc chăm sóc giữa hàng cũng từng bước sử dụng các loại máy kéo 2 bánh công suất trên 8hp thay thế dần sức kéo trâu bò. 1.3.1. Cơ cấu mùa vụ sản xuất ngô ở nước ta Mùa vụ là 1 yếu tố khá quan trọng tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn thời vụ trồng ngô cho thích hợp. Ngô trồng luân canh với lúa thường được trồng ở những nơi mà nguồn nước tưới không đủ cung cấp cho việc trồng lúa theo sơ đồ ngô xuân – lúa mùa – ngô đông hoặc ngô xuân – lúa mùa. Đối với ngô Đông - Xuân gieo từ tháng 15/11- 15/12 trên đất phù sa được bồi hàng năm hoặc đất màu. Vụ Đông: Gieo ngay sau khi thu hoạch lúa mùa và kết thúc trước 20 tháng 9. Đối với ngô Vụ Xuân: gieo trồng những giống lai đơn có năng suất cao - Ngô Xuân trồng từ 25 tháng 1 đến 28 tháng 2 trên đất chuyên màu, đất mạ xuân. - Trà sớm gieo 25/1 – 15/2 với các giống trung ngày. - Trà muộn từ 15/2 – 28/2 với các giống ngắn ngày. Đối với ngô vụ Hè-Thu trồng từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7 chủ yếu trồng để sản suất giống cung cấp cho vụ Thu-Đông, vụ Đông và Đông-Xuân năm sau. 1.3.2. Các phương thức sản xuất ngô 1) Sản xuất ngô theo phương thức thủ công: Phương thức này vẫn tồn tại từ xa xưa cho đến nay.Trước đây hầu hết các khâu trong sản xuất ngô thực hiện thủ công bằng sức người và sức trâu bò, ngày nay một số khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch đã được thực hiện bằng máy. Mức độ cơ giới hóa đạt trên 60% trong tổng các công việc ở nhiều vùng sản xuất ngô. Riêng tại những nơi vùng cao miền núi lao động thủ công quy mô nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao. 2) Sản xuất ngô theo phương thức cơ giới hóa bằng máy: Là phương thức hiện đại, có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, giải phóng nhiều sức lao động thủ công. Chủ động và giải quyết nhanh mùa vụ, nâng cao cao năng suất cây trồng và giảm được tổn thất. Để đưa cơ giới hóa vào sản xuất ngô với mức độ cao, trước tiên cần phải quy hoạch lại đồng ruộng theo quy mô tập trung,tạo ra vùng sản xuấtchuyên canh. Tuybnhieen trước mắt vẫn có thể áp dụng cơ giới hóa từng phần công việc. 1.3.3. Các yếu tố liên quan đến cơ giới hóa sản xuất ngô 1.3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ngô qua các thời kỳ Các giống ngô ở Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Song cây ngô đều có những dặc điểm chung về hình thái, giải phẫu. Thời gian sinh trưởng của cây ngô dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.Trung bình thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi chín là 90-160 ngày. Sự phát triển của cây ngô chia ra làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Từ khi gieo đến khi xuất hiện nhị cái - Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu với việc thụ tinh của hoa cái cho đến khi hạt chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng phát triển của cây ngô, song có thể chia ra các thời kỳ sau: Thời kỳ nảy mầm, thời kỳ 3 - 6 lá, thời kỳ 8 - 10 lá, thời kỳ xoáy nõn, thời kỳ nở hoa và thời kỳ chín 1.3.3.2. Đất trồng và các vùng trồng ngô theo miền sinh thái nông nghiệp Việt Nam Hiện nay, căn cứ vào các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, tập quán canh tác, mùa vụ, cây ngô được gieo trồng tại 8 vùng chính theo các vùng sinh thái nông nghiệp trong cả nước. Một số tính chất của đất trồng có khả năng trồng ngô ở Việt Nam được phân thành các nhóm sau: a) Nhóm đất cát b) Nhóm đất phù sa: - Đất phù sa hệ thống sông Hồng; - Đất phù sa hệ thống sông MêKông; - Đất phù sa hệ thống sông khác; c) Nhóm đất xám bạc màu: - Đất xám bạc màu trên phù sa cổ; - Đất xám bạc màu glây trên phù sa cổ; - Đất xám bạc màu phát triển trên sản phẩm phong hóa đá macma axit và đá cát. d) Nhóm đất đen nhiệt đới e) Nhóm đất đỏ vàng (Đất Feralit) - Đất nâu tím trên đá macma bazơ và trung tính; - Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính; - Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính. * Các vùng trồng ngô theo miền sinh thái nông nghiệp Việt Nam Căn cứ vào cả quỹ đất và điều kiện phát triển cho cây ngô, Việt nam được chia thành 8 vùng trồng ngô chính: - Vùng ngô đồng bằng Bắc bộ; - Vùng ngô Việt Bắc và Đông Bắc Bắc bộ; - Vùng ngô Tây Bắc Bắc bộ; - Vùng ngô Bắc Trung Bộ; - Vùng ngô Duyên hải Nam Trung Bộ; - Vùng ngô Tây Nguyên; - Vùng ngô Đông Nam Bộ; - Vùng ngô đồng bằng sông Cửu Long. 1.3.3.2. Thời tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ngô và mùa vụ sản xuất 1. Vùng ngô đồng bằng Bắc bộ: Hằng năm từ tháng 7- 9 hay có bão đổ bộ gây mưa lớn và nghập lụt và chịu ảnh hưởng của 20-21 đợt gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ thấp vào đầu vụ đông và cuối vụ mùa có thể xuống 6-8 0C (tháng 11) là một hạn chế đáng kể đối với cây trồng nói chung và ngô nói riêng. Hạn hán trong những tháng cuối vụ đông xuân và khoảng đến giữa vụ mùa hay gây giảm năng suất cây trồng. Sương muối và thời tiết nồm có khi gây tác hại và tạo điều kiện cho sâu bệnh hại ngô. 2. Đất trồng ngô vùng Việt Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Mùa đông khắc nghiệt, khô hạn sương muối, giá rét. Vùng ven biển hay chịu ảnh hưởng của bảo nước dâng. Khó khăn lớn nhất hạn chế sản xuất và tăng vụ ngô là nhiệt độ thấp, mùa đông đến sớm từ tháng 11 và kéo dài đến giữa tháng 4, nhiệt độ của vùng núi cao nhiều khi xuống 5-70C, nhiều địa phương có sương muối, thậm chí có tuyết và băng giá làm chết hoặc hư hại nặng hàng loạt cây trồng. 3. Vùng ngô Tây Bắc Bắc bộ; - Thiếu nước trong mùa khô - Gió Tây khô nóng - Gió lốc, mưa đá - Rửa trôi và xói mòn mạnh - Động đất. 4. Vùng ngô Bắc Trung Bộ; Khí hậu vùng này thường diễn biến phức tạp, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thường bị bão và lũ lụt vào cuối tháng 8 và tháng 9, các tỉnh phía Nam đèo Ngang thường có bão lũ lụt từ tháng 9 đến cuối tháng 10. Toàn vùng đều chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, gió mùa Đông Bắc yếu dần từ Bắc vào Nam. Trong vụ đông xuân thường có 15-20 đợt gió mùa Đông Bắc có ảnh hưởng đến an toàn của ngô non mới gieo. Trong vụ ngô Thu bức xạ quang hợp thấp (3-4 kcal/cm2/tháng). Nhiệt độ thấp do gió mùa Đông Bắc, mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng đến quá trình làm hạt và gây lụt giảm năng suất. Số ngày có gió Tây khô nóng nhiều PET lớn gây hạn hán, sương muối và thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện sâu bệnh hại ngô. 5. Vùng ngô Duyên hải Nam Trung Bộ: Bão uy hiếp mạnh, gió Tây khô nóng, hạn hán và lũ lụt thường xảy ra nghiêm trọng. 6. Vùng ngô Tây Nguyên; Thiếu nước trong mùa khô 7.Vùng ngô Đông Nam Bộ; Vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng ngô, lượng mưa 1500-2000mm/năm, nhiệt độ trung bình 23-24oC và ít khi xuống dưới 200C, số giờ nắng nhiều. Vụ đông xuân nằm gọn trong mùa khô, từ tháng 12 trở đi lượng mưa rấ
Tài liệu liên quan