Lịch sử giá trị thương hiệu Mcdonald

Việc mọi người đi ăn tối ở bên ngoài đã từng là một hoạt động xã hội khá phổ biến. Vào thời gian đó,nhiều người đã cho đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tới ăn tối ở nhà hàng một cách thường xuyên, điều này chỉ dành cho một số rất ít người. Nhưng cuộc cách mạng về cách phục vụ đồ ăn cách đây khoảng 50 năm đã thay đổi tất cả mọi thứ. Ngày nay, việc đi ăn tối ở bên ngoài đã trở nên quá dỗi bình thường đối với tất cả mọi người trên thế giới. Theo thống kê thì có khoảng 16% các bữa ăn của người Mỹ là ăn ở bên ngoài và có khoảng 2 triệu người tới ăn ở các cửa hàng của McDonald’s.

doc15 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử giá trị thương hiệu Mcdonald, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử Giá trị thương hiệu McDonald’s . [27/12/2008] McDonald’s không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày nay, có khoảng 1.5 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực. THỊ TRƯỜNG Việc mọi người đi ăn tối ở bên ngoài đã từng là một hoạt động xã hội khá phổ biến. Vào thời gian đó,nhiều người đã cho đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tới ăn tối ở nhà hàng một cách thường xuyên, điều này chỉ dành cho một số rất ít người. Nhưng cuộc cách mạng về cách phục vụ đồ ăn cách đây khoảng 50 năm đã thay đổi tất cả mọi thứ. Ngày nay, việc đi ăn tối ở bên ngoài đã trở nên quá dỗi bình thường đối với tất cả mọi người trên thế giới. Theo thống kê thì có khoảng 16% các bữa ăn của người Mỹ là ăn ở bên ngoài và có khoảng 2 triệu người tới ăn ở các cửa hàng của McDonald’s. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC McDonald’s là thương hiệu thống lĩnh và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong thị trường đồ ăn nhanh ở 120 nước trên 6 châu lục. McDonald’s hoạt động với trên 29,000 cửa hàng trên toàn thế giới và theo ước tính thì doanh thu tổng cộng năm 2000 đã là hơn 40 tỉ đô la Mỹ. Chỉ có một vài thương hiệu có thể sánh ngang với McDonald’s về sức mạnh thương hiệu và sự hiện diện khắp nơi của biểu tượng Golden Arches (hình chữ M vòng cung màu vàng). Tuy nhiên, McDonald's vẫn được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất – theo nghiên cứu của Interbrand, công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Nghiên cứu trên điểm lại toàn bộ các diễn biến, từng bước phát triển của các thương hiệu hàng đầu và đưa ra đánh giá, ước lượng giá trị của từng thương hiệu. Interbrand đã kết luận rằng: “Không có một thương hiệu nào có thể đem ra so sánh với McDonald’s về ý tưởng xây dựng thương hiệu, cách thực hiện và sức hấp dẫn kéo dài, lan rộng nhanh chóng của nó. McDonald’s là một thương hiệu Mỹ chinh phục toàn thế giới với sức mạnh của hai yếu tố khá là khác biệt – văn hóa và thương mại”. McDonald’s bắt đầu từ nước Mỹ nhưng đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. McDonald’s cam kết sẽ trở thành một thành viên đắc lực của cộng đồng. Các tổ chức từ thiện mang tên Ronald McDonal (RMHC) đã đóng góp gần 250 triệu đôla Mỹ với mục đích tài trợ các chương trình vì trẻ em trên toàn thế giới từ năm 1984. Cơ sở của RMHC là chương trình Ngôi nhà Ronald McDonald, chương trình tài trợ cho các gia đình có trẻ em bị bệnh hiểm nghèo để các em có thể được điều trị ở các bệnh viện gần nhà nhất. Ngôi nhà Ronald McDonald đầu tiên được mở ở Philadenphia năm 1974 và hiện nay trên thế giới có khoảng 200 ngôi nhà như thế. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Câu chuyện của McDonald's bắt đầu từ khoảng 50 năm trước đây ở San Bernadio, bang California. Ray Kroc là một người bán hàng, chuyên cung cấp “milkshake - sữa lắc trước khi uống và thức ăn trộn” cho một cửa hàng thức ăn phục vụ lái xe và khách hàng qua đường của hai anh em Dick và Mac McDonald. Kroc ước tính rằng cửa hàng này chắc chắn bán được trên 2,000 hộp milkshake hàng tháng và từ đó, Kroc tò mò muốn biết nhiều hơn lí do tại sao công việc kinh doanh của 2 anh em nhà McDonald lại phát đạt đến thế. Ông ta tới thăm cửa hàng “phục vụ nhanh” này và cực kỳ kinh ngạc trước tốc độ phục vụ món Hamburger ở đây: 15 giây cho một chiếc bánh hamburger 15 cent với khoai tây và sữa lắc. Kroc nhìn thấy tiềm năng phát triển của công việc kinh doanh này và quyết định tham gia vào. Anh em nhà McDonald đã đồng ý với lời đề nghị của Kroc về việc mua lại bản quyền “quán ăn nhanh”. Và ngày 15 tháng 4 năm 1955, Kroc khai trương cửa hàng McDonald’s phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô phía bắc Chicago. Với tốc độ phát triển cực nhanh, hệ thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger trong vòng 3 năm đầu tiên và cửa hàng McDonald's thứ 100 được khai trương 4 năm sau đó, năm 1959. Tới năm 1961, Kroc trả 2.7 triệu đô la Mỹ mua hết toàn bộ quyền lợi từ anh em nhà McDonald và năm 1963, việc bán chiếc bánh hamburger thứ một tỉ đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng cáo cao điểm. McDonald’s không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày nay, có khoảng 1.5 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực. SẢN PHẨM Từ một cửa hàng gia đình phục vụ đồ ăn rất nhỏ, McDonald’s đã phát triển thành một hệ thống các cửa hàng phục vụ nhanh với giá trị hàng tỉ đôla Mỹ. Khi mà bánh hamburger và khoai tây chiên vẫn là chỗ dựa chính cho hoạt động kinh doanh của McDonald's thì khả năng đoán trước và đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng chính là thành công lớn nhất của họ. Một ví dụ rõ nhất là bánh sandwich File-O-Fish, được làm bởi Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo. Groen nhận thấy công việc kinh doanh của mình hoạt động không tốt vào các ngày thứ 6 – ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo không ăn các món có thịt. Groen đã đưa ra món bánh sandwich nhân cá, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Loại bánh xăng-uých “File-O-Fish” này được bán đầu tiên năm 1963 và đã nhanh chóng trở thành một món trong thực đơn được ưa thích ở tất cả các cửa hàng McDonald’s khắp thế giới. Tiếp theo đó, năm 1968 thì Big Mac - món bánh sandwich thành công nhất của McDonald được làm bởi nhà hàng Jim Deligatti thuộc Pittsburg. Và 9 năm sau, cũng nhà hàng trên, họ phục vụ thực đơn bữa sáng cho những người lái xe. Và điều này đã làm thay đổi thói quen ăn sáng của hàng triệu người Mỹ. NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY Sự đổi mới và sáng tạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự lớn mạnh của thương hiệu McDonald’s. Công ty có những đầu tư cực lớn trong công nghệ và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Đột phá lớn nhất của McDonald's là việc khai trương nhà hàng ở Sierra Vista năm 1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô tô. Ý tưởng trên xuất phát từ nhu cầu giải quyết khó khăn về việc bán hàng trong khu vực đó, khi mà ở căn cứ quân đội gần đó không cho phép quân nhân xuống xe khi mặc quân phục. Và ý tưởng này đã thành công ngay lập tức. Ngày nay, việc kinh doanh các cửa hàng McDonald's nhờ ý tưởng trên chiếm hơn một nửa công việc kinh doanh của họ. McDonald's phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các nguyên liệu thô để chế biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời gian dài. Đồ ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của McDonald's luôn luôn được xem xét và cải thiện để chắc chắn thoả mãn được sự mong đợi của khách hàng. Trong thực đơn của các nhà hàng McDonald’s ở Mỹ có thêm cả bia, gà, cá, salát và các món ăn chay, cộng thêm hàng loạt các món tráng miệng, thức uống nóng và lạnh với nhiều mùi vị khác nhau. McDonald’s là cửa hàng ăn phục vụ nhanh đầu tiên công khai đưa danh sách tất cả thành phần thức ăn và các phân tích về giá trị dinh dưỡng một cách chi tiết tất cả các sản phẩm của họ. Năm 2000, McDonald's cho ra đời một số sản phẩm mang tính chất đổi mới như McSalad, Shaker và Fruit N’Yogurt Parfaits (Kem sữa chua Trái cây), dễ ăn hơn trong những lúc bận rộn. KHUYẾN THỊ Ngay từ những ngày đầu tiên, McDonald’s đã nhận ra tầm quan trọng của “Marketing” trong quá trình xây dựng thương hiệu. Giống như Ray Kroc đã nói: “Có một thứ đóng vai trò cơ bản dẫn đến thành công của chúng tôi, giống như chiếc bánh hamburger. Và thứ đó chính là Marketing, một nét đặc trưng của McDonald’s. Nó lớn hơn bất kỳ con người hay sản phẩm nào mang tên McDonald’s”. Quảng cáo tất nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thành công nhưng cũng không thể tách nó ra được. Cho tới tận bây giờ, số tiền đầu tư vào quảng cáo và khuyến mãi của McDonald’s luôn chiếm một tỉ lệ cố định trong doanh thu của các cửa hàng. McDonald’s thể hiện khả năng hiếm có khi kinh doanh như một “retailer” – “người bán lẻ” nhưng mang tư duy của thương hiệu, họ vẫn đạt được doanh số bán hàng ngay thời điểm hiện tại, trong khi đó vẫn xây dựng và bảo vệ danh tiếng thương hiệu về lâu dài. Việc quảng cáo trên tivi đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi hình ảnh thương hiệu của McDonald’s từ một công ty đa quốc gia thành một thành viên của xã hội. Qua chương trình quảng cáo đó, McDonald’s đã tạo được sự thiện cảm của khách hàng dựa trên lòng tin, sự ấm cúng và tính nhân bản mà không một đối thủ cạnh tranh nào của họ làm được. McDonald’s còn tham gia tài trợ cho các chương trình thể thao, đặc biệt là các sự kiện thể thao có uy tín trên thế giới như World Cup và Olympic Games để củng cố thêm sức mạnh tầm cỡ quốc tế của thương hiệu, ngoài ra McDonald’s còn tham gia các chương trình tài trợ khác nhau tùy theo từng khu vực. Thêm vào các chiến dịch quảng cáo và khuyến thị của từng quốc gia, McDonald’s còn cam kết một cách chắc chắn với niềm tin mạnh mẽ của Ray Kroc rằng McDonald’s sẽ có những đóng góp vào việc xây dựng cộng đồng với các hoạt động địa phương khác nhau, từ các hoạt động buổi sáng dành cho người già tới việc gây quỹ cho các trường học và bệnh viện, v.v… GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU Người sáng lập McDonald’s, Ray Kroc đã phát triển tầm nhìn về thương hiệu dựa trên những thứ hết sức đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao đối với việc định hướng khách hàng với khẩu hiệu “Chất lượng thức ăn, Cung cách phục vụ, Vệ sinh và Đáng đồng tiền” (chữ viết tắt: QSC&V) . Đây chính là phương châm dẫn tới thành công của Kroc và khẩu hiệu “QSC&V” này chính là nền tảng lâu dài của thương hiệu McDonald’s. Có thể nói nếu như QSC&V là nền tảng thì “lòng tin” chính là “cơ sở” của McDonald’s. Đối với khách hàng thì McDonald’s là một thương hiệu “đáng tin cậy”, luôn luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm và luôn biết cần phải làm những gì. Bí quyết thành công của McDonald’s chính là khả năng hiểu được nhu cầu của đa số khách hàng với tính đồng nhất, thể hiện được bản chất của thương hiệu McDonald’s mà không hiểu bằng cách nào nó luôn luôn thích hợp với tất cả các nền văn hoá khác nhau. Với một thương hiệu mạnh như thế, tương lai McDonald’ sẽ còn tiến rất xa. Điều mà bạn chưa biết về Mc Donald ·      McDonald’s phục vụ khoảng 45 triệu người mỗi ngày trên toàn thế giới - với doanh thu trên 20 triệu đôla ở nước Mỹ và hơn 25 triệu đôla ở toàn bộ các nước khác. ·      Cứ cách nhau 8 tiếng lại có thêm một cửa hàng McDonald’s được khai trương ở đâu đó trên thế giới. ·      Trung bình ngày có khoảng 8% thanh niên Mỹ đến ăn ở McDonald’s. ·      Cửa hàng “MeSki” đầu tiên được khai trương ở Lindvallen, Thụy Điển năm 1996, tại đây khách hàng có thể thưởng thức chiếc bánh BigMac, ca cao nóng hay một miếng bánh táo trên con đường dốc trượt mà không cần phải cởi bỏ các dụng cụ trượt tuyết. ·      Việc đầu tư 2,250 đô la Mỹ cho 100 cổ phiếu của McDonald’s năm 1965 đến ngày 30 tháng 9 năm 1999 đã tăng lên 74,360 cổ phiếu và trị giá là 3.2 triệu đô la Mỹ. ·      Ronald McDonald có thể nói được hơn 25 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Quảng Đông, Bồ Đào Nha, Hindu, Talalog và tiếng Nga. ·      Từ năm 1984, các tổ chức nhà từ thiện mang tên Ronald McDonald’s (RMHC) – Ronald McDonald đã đóng góp gần 250 triệu đô la Mỹ với mục đích tài trợ các chương trình vì trẻ em. McDonald’s “bại trận” Cập nhật 9-3-2006 18:20 Các tiệm thức ăn nhanh McDonald’s xuất hiện khắp mọi nơi, gặt hái vô số thành công – hiện tượng đó được xem  là “vòi rồng” của cơn lốc toàn cầu hóa với lối sống công nghiệp kiểu Mỹ. Thế nhưng, tại một vùng nhỏ bé ở đất nước Italia, McDonald’s đã bị thất bại... Truyền thuyết David và Goliah mới Người ta so sánh sự kiện vùng Altamura ở phía Nam Italia đánh bật Mc Donald’s như người anh hùng tí hon David đánh thắng kẻ khổng lồ Goliah hùng mạnh. Không chỉ báo chí ở Altamura hay Italia đưa tin về sự “bại trận” của McDonald’s tại đây mà thậm chí, tuần báo Liberation của Pháp  vừa qua cũng đăng một bài dài về khu vực vốn rất yên bình này và lấy đây làm ví dụ điển hình cho tính hai mặt của quá trình toàn cầu hóa, mặc dù câu chuyện không mới. Mới đây, tờ New York Times cũng tường thuật lại thành tích có một không hai này của những người dân vùng Altamura. Altamura là một thành phố nhỏ, có khoảng 65.000 dân sinh sống nhưng có truyền thống lâu đời và cực kỳ nổi tiếng với những món ăn rất riêng, đặc biệt là bánh mì. Loại bánh mì này không phải được làm bằng thứ bột mịn mà ngược lại đó là loại bột thô, công thức của nó có từ năm 37 trước Công nguyên và được miêu tả là “loại bánh mì ngon nhất dành cho những kẻ lữ hành thông minh trong những hành trình dài và gian khó”. Theo lời kể của Onofrio Pepe - một nhà báo địa phương - thì cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s mở chi nhánh đầu tiên ở Altamura từ đầu năm 2001. “Ban đầu, nó chẳng khác gì một sự hiện đại hóa” nhưng tới khi McDonald’s đẩy nhanh sự phát triển của mình bằng một loạt chi nhánh khác, cũng đèn sáng rực với màu sắc bắt mắt ở khu trung tâm thành phố, nơi được coi là cổ kính và trang nghiêm nhất với những công trình kiến trúc đã có hàng trăm năm tuổi, thì người dân cảm thấy khó chịu. Họ trở về với những thức ăn nhanh truyền thống. McDonald’s bắt đầu “tấn công” trở lại với các chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhằm vào đối tượng học sinh bằng những chuyến tham quan nhà bếp, khuyến mãi, tặng quà nhưng vẫn không thể đảo ngược được tình thế. Tới cuối tháng 12 năm 2002, cửa hàng McDonald’s ở trung tâm Altamura chính thức đóng cửa sau 2 năm hoạt động với lý do không có lãi. Một vài cửa hàng khác ở các khu lân cận cũng hoạt động cầm chừng. Một bài học lớn Thật ra, cửa hàng McDonald’s chỉ tạm thời đóng cửa ở những địa điểm chính của Altamura. Sắp tới, sau 3 năm rút lui, McDonald lại có kế hoạch quay trở lại. Mario Resca, Giám đốc McDonald’s ở Italia, cho biết: “Chúng tôi tạm thời rút khỏi Altamura nhưng mọi chuyện chưa kết thúc. Kết thúc năm 2005, chúng tôi đã có 340 chi nhánh khắp nước và con số này sẽ tăng gấp đôi trong năm tới. Tuy nhiên, tôi cũng rất tự hào khi bản sắc văn hóa địa phương được đề cao và chúng tôi sẽ cạnh tranh lành mạnh”. Patrick Girondi, một doanh nhân đến từ Chicago (Mỹ) đã sống tại Altamura 15 năm không kìm được sự ngạc nhiên lẫn khâm phục khi nói về những người dân nơi đây: “McDonald’s không phải bị đánh bại bởi một hay nhiều người thợ làm bánh. McDonald’s đã thua bởi nền văn hóa lâu đời ở đây. Tôi tin rằng, sẽ còn nhiều nơi khác trên thế giới giữ được bản sắc riêng của mình nếu họ ý thức được tầm quan trọng của văn hóa!”. vHãy “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” như McDonald’s! Đăng lúc 01 April 2009 bởi phuonglan ( đã có 887 views bài này ) Không khó khăn gì để một công ty có được quy mô kinh doanh toàn cầu, song thật không dễ dàng để duy trì đặc tính địa phương trong hoạt động kinh doanh đó. Vậy phải làm thế nào để có được cả hai đặc tính này? Với tỷ lệ trung bình 8 tiếng lại một nhà hàng mới được mở ra ở đâu đó trên thế giới, tập đoàn thức ăn nhanh McDonald’s sẽ giúp bạn giải mãi câu đố trên. Chúng ta có thể thấy được họ có được thành công nhờ biết “suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” như thế nào! Chìa khóa của họ chính là Nhượng quyền kinh doanh (Franchising). Số cửa hàng nhượng quyền kinh doanh địa phương chiếm tới 80% trong hệ thống cửa hàng của tập đoàn, và nhờ đó, McDonald’s có thể vượt qua những rào cản văn hóa vốn không gây trở ngại cho không ít các công ty khi mở rộng kinh doanh toàn cầu. Với các cửa hàng do chính người dân địa phương nhận nhượng quyền, các khách hàng sẽ tìm thấy ở đó nền văn hóa của chính họ, và McDonald’s không mất nhiều công sức để giải thích về một nền văn hoá nhãn hiệu Mỹ. Cùng lúc đó, hình ảnh McDonald’s vừa mang màu sắc toàn cầu vừa mang màu sắc địa phương. Theo nhiều chuyên gia phân tích, vấn đề nằm ở câu châm ngôn “suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”. Nói cách khác, McDonald’s luôn đảm bảo rằng cấu trúc kinh doanh của họ thích hợp nhất với môi trường toàn cầu, nhưng cũng không thiếu sự linh hoạt tại từng địa phương riêng biệt. Khái niệm này dần trở thành một chiến lược chủ chốt trong giới kinh doanh thế kỷ 20 và hiện thân rõ rệt nhất trong chiến lược tiếp thị của người khổng lồ McDonald’s: “Quy trình chế biến thực phẩm giống hệt nhau trong tất cả các nhà hàng thuộc hệ thống McDonald’s - hình ảnh thu nhỏ của toàn cầu hoá. Các chuẩn mực phải được đáp ứng tại mọi nơi trên thế giới và đảm bảo tính đặc trưng cao. Ví dụ, các miếng thịt rán phải có đường kính 75 mm”. Gia tăng sự pha trộn Sản phẩm (Product), giá cả (Price), khuyến mãi (Promotion) và địa điểm (Place) là bí quyết được nhiều công ty sử dụng để xây dựng các chiến lược kinh doanh của mình. Tuy nhiên, McDonald’s đã bổ sung thêm 3chữ P nữa khi phân tích và thực thi các kế hoạch tiếp thị: 1. Product - Sản phẩm Mục đích ban đầu của McDonald’s là hướng tới một thực đơn các món ăn nhanh được tiêu chuẩn hoá, có chất lượng, mùi vị như nhau, không phân biệt địa điểm. Nhưng rồi McDonald’s nhận ra rằng việc điều chỉnh đôi chút mùi vị, thành phần chế tạo ở từng địa phương sẽ giúp hãng thành công hơn nhiều. Chẳng hạn như tại Israel, một vài loại bánh Big Mac không được phết bơ, nhằm phân tách các sản phẩm thịt và sản phẩm bơ sữa theo đúng chế độ ăn kiêng của nhiều khách hàng. Song hành với sự thay đổi từng địa phương, một đội ngũ nhân viên Cam kết Chất lượng (Quality Assurance) của McDonald’s cũng được hình thành để duy trì các chuẩn mực thức ăn trên quy mô toàn cầu. 2. Place - Địa điểm McDonald’s luôn tập trung vào việc quản lý chi phí, kiểm soát chặt chẽ việc phát triển kinh doanh với những kế hoạch mở rộng thận trọng và mang tính chiến lược. Tại Mỹ, McDonald’s đã từng phát triển với tốc độ tăng 300-400 nhà hàng mỗi năm nhằm tạo ra khoảng cách giữa họ với các đối thủ cạnh tranh. Trong những chiến lược loại bỏ đối thủ cạnh tranh, McDonald’s mở cửa nhiều hơn những nhà hàng khác ngay cả khi ngành công nghiệp thức ăn nhanh suy thoái. Phương pháp này sẽ buộc các đối thủ cạnh tranh phải trở thành McDonald’s “con” nếu muốn tồn tại thay vì tự mình kinh doanh độc lập đầy mạo hiểm. Một lần nữa, chứng ta thấy được sự phối kết hợp giữa chiến lược toàn cầu và địa phương. 3. Price – Giá cả Mục tiêu tổng thể của McDonald’s là không ngừng gia tăng thị phần. Trong trường hợp này, trọng tâm của hãng là các kế hoạch địa phương hóa với những chiến lược khác biệt tại từng quốc gia. Giá cả là yếu tố khó có thể được chuẩn hoá trên toàn cầu, bởi thu nhập của người tiêu dùng ở từng quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia đó. Do đó, McDonald’s đặt ra những mức giá khác nhau cho các loại thức ăn nhanh của họ dựa trên việc phân tích, nghiên cứu tại từng quốc gia. 4. Promotion – Xúc tiến kinh doanh McDonald’s nỗ lực địa phương hoá tối đa các chương trình tiếp thị, bởi hãng nhận ra rằng sẽ không thể lôi kéo khách hàng tại tất cả mọi nơi chỉ với một phương pháp chung. McDonald’s thấy rõ sự cần thiết phải “xây dựng nhãn hiệu toàn cầu, hành động tiếp thị địa phương”. Ví dụ, tại Trung Quốc, McDonald’s nhận ra rằng quảng cáo trên truyền hình sẽ rất lãng phí tiền bạc, vì các tiết mục này thường bị bỏ qua. Thay vào đó, McDonald’s sử dụng báo chí để quảng bá hình ảnh. Tương tự như vậy, tại Đông Á, McDonald’s hướng tới đối tượng là trẻ em để có được những kế quả tối ưu nhất. Đương nhiên, nhãn hiệu/thông điệp cuối cùng đều như nhau, chúng chỉ khác nhau ở cách thức tiến hành đã được điều chỉnh một cách khôn khéo. 5. People – Nhân lực McDonald’s dựa trên sự pha trộn giữa nguồn nhân lực là người Mỹ với các nhân viên địa phương được đào tạo bài bản theo các quy chuẩn toàn cầu. Con số nhân viên của McDonald’s lên đến hàng triệu và trung bình tăng gấp đôi sau 5-7 năm. Do đó, tuy luôn tồn tại những câu hỏi về nguồn nhân lực mà McDonald’s phải trả lời, chẳng hạn như Luật lao động sẽ tác động ra sao? Số lượng nhân viên địa phương bao nhiều là vừa đủ? Liệu có nảy sinh những rào cản văn hoá hay không?…, nhưng điều đó không làm giảm bớt mối liên kết chặ
Tài liệu liên quan