Lớp ít học viên - Ưu điểm và thử thách

Lớp học nhỏ có rất nhiều ưu điểm  Ai cũng cảm thấy tự tin hơn: Đa số mọi người thường cảm thấy ngại bày tỏ ý kiến nơi đông người. Những học viên tự ti sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn khi phát biểu trước một số ít người. Còn bạn, đứng trước 20 học viên cũng đỡ choáng ngợp hơn trước cả trăm học viên, phải không nào?  Mục đích của học viên khi tham gia lớp học được đáp ứng: Với ít học viên, bạn có thể dễ dàng xây dựng một giáo án đáp ứng mục đích học tập cho tất cả các thành viên trong lớp

pdf4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lớp ít học viên - Ưu điểm và thử thách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp ít học viên - Ưu điểm và thử thách Tuy nhiên, giảng dạy một lớp học nhỏ như vậy cũng có khá nhiều thử thách chứ không hề đơn giản chút nào. Vậy nếu bạn được phân công giảng dạy một lớp học như thế, bạn sẽ áp dụng một chiến lược như thế nào để tận dụng các ưu điểm của nó và vượt qua mọi thử thách? Hãy tham khảo bài viết này nhé! Lớp học nhỏ có rất nhiều ưu điểm  Ai cũng cảm thấy tự tin hơn: Đa số mọi người thường cảm thấy ngại bày tỏ ý kiến nơi đông người. Những học viên tự ti sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn khi phát biểu trước một số ít người. Còn bạn, đứng trước 20 học viên cũng đỡ choáng ngợp hơn trước cả trăm học viên, phải không nào?  Mục đích của học viên khi tham gia lớp học được đáp ứng: Với ít học viên, bạn có thể dễ dàng xây dựng một giáo án đáp ứng mục đích học tập cho tất cả các thành viên trong lớp.  Phương pháp giảng dạy hướng tới người học nhiều hơn: Bạn sẽ có nhiều cơ hội để giao tiếp để hiểu học viên của mình rõ hơn để có thể tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp. Bạn cũng có thể hỏi trực tiếp ý kiến đóng góp từ phía các học viên. Ngược lại, học viên của bạn cũng có nhiều dịp để phát biểu hơn.  Học viên đi học đầy đủ hơn: Kể cả khi bạn không áp dụng chính sách điểm danh thì học viên cũng không dám nghỉ học quá nhiều. Vì với số lượng học viên ít, họ biết rằng bạn thừa sức nhớ tên, nhớ mặt từng người và biết rõ sĩ số mỗi buổi học. Trong những lớp học nhỏ, học viên cũng cảm thấy gắn bó với tập thể hơn.  Kiểm tra bài thường xuyên: Bạn sẽ có nhiều thời gian để kiểm tra bài cũ và bài tập về nhà hơn. Việc kiểm tra cũng được quay vòng liên tục. Điều này buộc học viên phải học tập ở nhà chăm chỉ hơn.  Giảm được thời gian chờ đợi: Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc photo tài liệu của mỗi buổi học. Và vì lớp ít học viên nên sẽ không có chuyện học viên phải chờ đợi nhau quá lâu để hoàn thành một bài tập.  Học viên được quan tâm sát sao hơn: Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho mỗi học viên. Bên cạnh việc những bài tập và kiểm tra sẽ được nhận xét và góp ý chi tiết hơn, bạn cũng có thể theo dõi sát sao tình hình tiến bộ của từng học viên. Bạn cũng có nhiều thời gian để giải đáp các thắc mắc và tư vấn cho họ. Nhờ đó, bạn có thể đưa ra những lời khuyên và động viên đúng lúc đối với học viên của mình. Lớp học nhỏ cũng có không ít thử thách  Thời gian chuẩn bị: Bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị nhiều bài tập và hoạt động trên lớp hơn vì các hoạt động trên lớp thường được học viên hoàn thành rất nhanh. Hơn nữa, một số hoạt động hay bài tập nhóm, thảo luận trong giáo trình không thể áp dụng được với sỹ số ít ỏi của lớp. Bạn sẽ phải dành thời gian để điều chỉnh giáo trình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp.  Mất tập trung: Học viên dễ bị mất tập trung hơn vì có thể nghe rõ được những gì người khác đang nói.  Sỹ số: Đây cũng là một thách thức. Vì lớp ít học viên nên chỉ cần một vài học viên nghỉ đã có thể khiến buổi học kém hiệu quả. Chẳng hạn như một bài tập yêu cầu làm việc theo từng đôi nhưng có tới 3 trong tổng số 6 học sinh của bạn không đến lớp thì bạn sẽ phải giải quyết như thế nào?  Nhàm chán: Học viên có thể cảm thấy chán vì cứ làm việc đôi hay nhóm với một số người lặp đi lặp lại. Lớp ít học viên nên đôi khi khí thế cũng không được như các lớp học đông đảo. Nghệ thuật “đứng lớp”  Không bao giờ để thời gian chết: Luôn chuẩn bị sẵn một số hoạt động, bài tập hoặc trò chơi để lấp những khoảng thời gian trống hoặc để hâm nóng lại không khí trong lớp.  Ôn tập và kiểm tra thường xuyên: Bạn hãy dành nhiều thời gian ôn tập và kiểm tra bài cũ để đảm bảo tất cả học viên đều tiếp thu bài tốt và tính hiệu quả trong phương pháp giảng dạy của mình.  Luôn khích lệ sự tự tin: Bạn hãy giúp những học viên nhút nhát cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Hãy khích lệ trước khi yêu cầu học viên phát biểu. Bí quyết là hãy thường xuyên khen ngợi những học viên này trước lớp còn góp ý hay phê bình thì hãy để dành cho những buổi nói chuyện riêng chỉ có 2 người  Biết cách thay đổi không khí: Thỉnh thoảng bạn hãy tổ chức giao lưu với giáo viên và học viên của một lớp học khác có sỹ số ngang với lớp của bạn. Đây sẽ là cơ hội cho những học viên nhút nhát làm quen được với nhiều người hơn và sẽ tạo một không khí mới mẻ cho lớp học. Bạn cũng có thể mời một vị khách nước ngoài đến nói chuyện với lớp để tăng cường cơ hội tiếp xúc với người bản xứ cho các học viên của mình.  Đề nghị học viên đóng góp ý kiến nhận xét: Bạn có thể dành thời gian để làm một số khảo sát xem các học viên của mình nhận xét phương pháp giảng dạy như thế nào để còn điều chỉnh cho hợp lý. Qua đó, bạn cũng có thể biết được học viên có mong muốn học tập theo nội dung và phương pháp như thế nào. Bạn thấy đấy lớp học nhỏ cũng có những thử thách không nhỏ chút nào. Điều quan trọng là bạn hãy áp dụng nghệ thuật “đứng lớp” một cách mềm mại, linh hoạt và quan tâm nhiều hơn đến học viên của mình
Tài liệu liên quan