Luận văn Giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường kinh doanh càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu. Toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu. Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới sẽ làm cho các doanh nghiệp ngành may mặc ở các quốc gia khác nhau vẫn có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau không chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấp các nguồn lực đầu vào. Nhiều đối thủ cạnh tranh ở nhiều nước và khu vực khác nhau, với trình độ nhận thức khác nhau lại cùng cạnh tranh với nhau sẽ mang lại bức tranh cạnh tranh rất nhiều màu sắc. Chính bức tranh cạnh tranh đa màu này tất yếu dẫn đến tính bất ổn ngày càng cao của môi trường kinh doanh:”Nhìn ra phía trước chúng ta chỉ thấy một thế giới của sự hỗn loạn và bất định. Một thế giới của sự thay đổi ngày càng nhanh. Một thế giới mà ở đó nền kinh tế sẽ không còn dựa vào đất đai, tiền bạc mà dựa vào vốn trí tuệ và thông tin. Một nơi mà cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và thị trường trở nên tàn nhẫn Một nơi mà khách hàng sẽ tiếp cận vô hạn với sản phẩm, dịch vụ và thông tin. Một nơi mà mạng lưới thông tin sẽ còn quan trọng hơn cả quốc gia. Và là một nơi mà bạn sẽ hoạt động kinh doanh theo sát thời gian thực hoặc sẽ chết.” (Nguồn: Rowan Gibson- Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh- 2002). Ngành may mặc Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trên thương trường quốc tế và nội địa. Hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế cạnh tranh. Mà để có điều đó thì doanh nghiệp cần phải có năng lực tổng thể đảm bảo hoạt động tốt nhất trong nền kinh tế tri thức và thông tin bùng nổ hiện nay. Do đó nhu cầu bức thiết có một giải pháp công nghệ thông tin hoàn thiện ứng dụng quản lý tổng thể mọi nguồn lực doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể sử dụng và phối hợp một cách tối ưu nhất các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều giải pháp hoạch định nguồn lực ERP cho các doanh nghiệp đặc biệt là ngành may nhưng chưa thành công. Đứng trước vấn đề đó cần có một giải pháp hoạch định nguồn lực ERP mang tính đặc thù cho ngành may đáp ứng quản trị một cách tổng thể các nguồn lực và phối hợp tối ưu nhất các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Là một học viên ngành hệ thống thông tin khoa công nghệ thông tin và nhiều năm hoạt động trong ngành giải pháp phần mềm quản lý sản xuất kinh doanh đã ấp ủ mong có một giải pháp hoàn thiện cho hoạch định nguồn lực ngành may Việt Nam. Do đó tôi đã chọn đề tài giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam với hi vọng đưa ra một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực một cách đồng bộ, khoa học và tối ưu nhất. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào doanh nghiệp may Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đưa ra bộ khung giải pháp hoạch định nguồn lực (ERP- Enterprise Resource Planning) tổng thể và tối ưu nhất cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Hệ thống nguồn lực và kế hoạch khai thác nguồn lực, quản trị nguồn lực của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành may Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng, phân tích thống kê kết hợp với khái quát hoá, tham khảo kinh nghiệm giải pháp hoạch định nguồn nhân lực thành công khác. . . làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận văn Khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguồn lực các doanh nghiệp ngành may Việt Nam hiện nay. Chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân cơ bản và những vấn đề phải giải quyết. Đề xuất giải pháp hoạch định nguồn lực tổng thể và tối ưu cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam và chi tiết xây dựng và thực hiện triển khai giải pháp ERP tại doanh nghiệp. 6. Kết cấu của luận văn Tên đề tài: “Giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam” Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm: Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan về ngành may Việt Nam Chương 2: Các khái niệm cơ bản Chương 3: Giải pháp ERP cho ngành may Việt Nam Phần kết luận

doc134 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn cao học Giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam Mục lục Danh mục các từ viết tắt 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của luận văn 6 6. Kết cấu của luận văn 6 7. Lời cảm ơn 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY VIỆT NAM 8 1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành may Việt Nam 8 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 8 1.1.2. Đặc điểm ngành may Việt Nam 11 1.1.3. Tiềm năng kinh tế và phát triển 14 1.2. Doanh nghiệp may Việt Nam 16 1.2.1. Quy mô doanh nghiệp may Việt Nam 16 1.2.2. Mô hình tổng thể một doanh nghiệp may Việt Nam 18 1.3. Tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp may Việt Nam 21 1.3.1. Các giai đoạn đầu tư công nghệ thông tin của các doanh nghiệp 21 1.3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp may Việt Nam 22 1.4. Doanh nghiệp may Việt Nam khi hội nhập WTO- Thách thức và nhu cầu giải pháp công nghệ thông tin toàn diện. 28 1.4.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp may Việt Nam khi hội nhập WTO 29 1.4.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp may Việt Nam khi hội nhập WTO 29 1.4.3. Nhu cầu công nghệ thông tin của các doanh nghiệp may Việt Nam trong thực hiện các giải pháp 33 CHƯƠNG 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 35 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 35 2.1.1. Khoa học quản lý nguồn lực doanh nghiệp 35 2.1.2. Hoạch định nguồn lực và phát triển doanh nghiệp 36 2.1.3. Hệ thống thông tin nguồn lực doanh nghiệp 38 2.1.4. Hệ thống các giải pháp ERP của quốc tế và nội địa 42 2.2. Các khái niệm cơ bản 44 2.2.1. Nguồn lực doanh nghiệp 44 2.2.2. Tài nguyên doanh nghiệp 45 2.2.3. Hoạch định doanh nghiệp 46 2.2.4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp 47 2.2.5. Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) 47 2.2.6. Các khái niệm cơ bản của ERP dệt may 49 2.2.7. Các chức năng của hệ thống ERP 54 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ERP CHO NGÀNH MAY VIỆT NAM 59 3.1. Tổng quan về giải pháp ERP cho ngành may Việt Nam 59 3.2. Giải pháp chi tiết cho ngành may Việt Nam 64 3.2.1. Giải pháp quản trị đặt hàng 64 3.2.2. Giải pháp quản lý sản xuất 69 3.2.3. Giải pháp quản trị kho 77 3.2.4. Giải pháp quản trị bán hàng 81 3.2.5. Giải pháp lao động tiền lương 85 3.2.6. Giải pháp quản trị tài sản cố định 91 3.2.7. Giải pháp kế toán tổng hợp 100 3.2.8. Giải pháp triển khai 116 3.3. Đánh giá giải pháp ERP đề ra 125 3.3.1. Những lợi ích khi thực hiện giải pháp đem lại 125 3.3.2. Tiềm năng thị trường và tiềm năng phát triển của giải pháp 127 KẾT LUẬN 130 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 133 Danh mục các từ viết tắt STT  Từ viết tắt  Giải nghĩa    CNTT  Công nghệ thông tin    NPL  Nguyên phụ liệu    ERP  Enterprise Resource Planning- Hệ hống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp    BOM  Bill of Material: Cấu trúc sản phẩm, nguyên phụ liệu    CSDL  Cơ sở dữ liệu    GL  General Ledger: Sổ cái tổng hợp    EU  European Union- Liên minh châu Âu    WTO  World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới mà Việt Nam là thành viên thứ 150.    VAS  Các chuẩn mực kế toán Việt Nam    IAS  Các chuẩn mực kế toán quốc tế    ISO  Bộ tiêu chuẩn ISO do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành lần đầu năm 1987. Đây là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, quy tụ kinh nghiệm quốc tế và được nhiều quốc gia áp dụng.    CRM  Customer Relationship Management- Hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng.    SCM  Supply Change Management – Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng    CNTT  Công nghệ thông tin    CAD CAM  Các phần mềm thiết kế tự động    FOB  Phương thức tính giá trong vật tư, kho, thương mại quốc tế    CIF  Phương thức tính giá trong vật tư, kho, thương mại quốc tế    LIFO  Phương thức tính giá trong vật tư, kho    FIFO  Phương thức tính giá trong vật tư, kho    DN  Doanh nghiệp    VN  Việt Nam   PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường kinh doanh càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu. Toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu. Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới sẽ làm cho các doanh nghiệp ngành may mặc ở các quốc gia khác nhau vẫn có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau không chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấp các nguồn lực đầu vào. Nhiều đối thủ cạnh tranh ở nhiều nước và khu vực khác nhau, với trình độ nhận thức khác nhau lại cùng cạnh tranh với nhau sẽ mang lại bức tranh cạnh tranh rất nhiều màu sắc. Chính bức tranh cạnh tranh đa màu này tất yếu dẫn đến tính bất ổn ngày càng cao của môi trường kinh doanh:”Nhìn ra phía trước chúng ta chỉ thấy một thế giới của sự hỗn loạn và bất định. Một thế giới của sự thay đổi ngày càng nhanh. Một thế giới mà ở đó nền kinh tế sẽ không còn dựa vào đất đai, tiền bạc mà dựa vào vốn trí tuệ và thông tin. Một nơi mà cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và thị trường trở nên tàn nhẫn …Một nơi mà khách hàng sẽ tiếp cận vô hạn với sản phẩm, dịch vụ và thông tin. Một nơi mà mạng lưới thông tin sẽ còn quan trọng hơn cả quốc gia. Và là một nơi mà bạn sẽ hoạt động kinh doanh theo sát thời gian thực hoặc sẽ chết.” (Nguồn: Rowan Gibson- Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh- 2002). Ngành may mặc Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trên thương trường quốc tế và nội địa. Hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế cạnh tranh. Mà để có điều đó thì doanh nghiệp cần phải có năng lực tổng thể đảm bảo hoạt động tốt nhất trong nền kinh tế tri thức và thông tin bùng nổ hiện nay. Do đó nhu cầu bức thiết có một giải pháp công nghệ thông tin hoàn thiện ứng dụng quản lý tổng thể mọi nguồn lực doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể sử dụng và phối hợp một cách tối ưu nhất các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều giải pháp hoạch định nguồn lực ERP cho các doanh nghiệp đặc biệt là ngành may nhưng chưa thành công. Đứng trước vấn đề đó cần có một giải pháp hoạch định nguồn lực ERP mang tính đặc thù cho ngành may đáp ứng quản trị một cách tổng thể các nguồn lực và phối hợp tối ưu nhất các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Là một học viên ngành hệ thống thông tin khoa công nghệ thông tin và nhiều năm hoạt động trong ngành giải pháp phần mềm quản lý sản xuất kinh doanh đã ấp ủ mong có một giải pháp hoàn thiện cho hoạch định nguồn lực ngành may Việt Nam. Do đó tôi đã chọn đề tài giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam với hi vọng đưa ra một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực một cách đồng bộ, khoa học và tối ưu nhất. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào doanh nghiệp may Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đưa ra bộ khung giải pháp hoạch định nguồn lực (ERP- Enterprise Resource Planning) tổng thể và tối ưu nhất cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Hệ thống nguồn lực và kế hoạch khai thác nguồn lực, quản trị nguồn lực của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành may Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng, phân tích thống kê kết hợp với khái quát hoá, tham khảo kinh nghiệm giải pháp hoạch định nguồn nhân lực thành công khác. . . làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận văn Khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguồn lực các doanh nghiệp ngành may Việt Nam hiện nay. Chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân cơ bản và những vấn đề phải giải quyết. Đề xuất giải pháp hoạch định nguồn lực tổng thể và tối ưu cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam và chi tiết xây dựng và thực hiện triển khai giải pháp ERP tại doanh nghiệp. 6. Kết cấu của luận văn Tên đề tài: “Giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam” Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm: Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan về ngành may Việt Nam Chương 2: Các khái niệm cơ bản Chương 3: Giải pháp ERP cho ngành may Việt Nam Phần kết luận 7. Lời cảm ơn Trong quá trình nghiên cứu giải pháp ERP cho ngành may Việt Nam tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của PGS-TS Ngô Quốc Tạo - Viện Công nghệ thông tin- Viện khoa học & công nghệ Việt Nam, các thầy cô trong bộ môn Hệ thống thông tin, khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi định hướng phương pháp, kiến thức và kỹ năng. Các bạn bè, các đồng nghiệp tham gia triển khai giải pháp ERP ở các công ty FPT, Tinh Vân, Thiên Nam, các anh chị làm quản lý ở các công ty may 10 và công ty may X20 ở Hà Nội và công ty may Việt -Hàn ở Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát nghiệp vụ quy trình thực tế , thiết kế giải pháp. Cơ quan hiện nay tôi đang công tác là Ngân hàng thực hành - Học viện Ngân hàng và các cơ quan cũ nơi tôi đã từng công tác đã tạo điều kiện về thời gian giúp tôi đảm bảo hoàn thành luận văn. Để hoàn thành bản luận văn này, tôi có sử dụng các số liệu của công ty may 10, các số liệu trên các tạp chí PCworld Việt Nam, tại chí tin học và đời sống, tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex và một số định hướng giải pháp ERP của Oracle, A-Z Solution. Đây là giải pháp lớn và phức tạp nên do kiến thức thực tiễn và lý luận còn nhiều hạn chế nên giải pháp đưa ra trong luận văn có thể còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè và các đồng nghiệp để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành may Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Hai nhu cầu cơ bản nhất của con người là ăn và mặc. Người nghèo chỉ mong kiếm đủ ăn đủ mặc, và hai khoản này cũng chiếm gần hết thu nhập của họ. Trong những nước nghèo, nơi mà đa số người dân còn vất vả với những nhu cầu cơ bản nhất, nông nghiệp và ngành may cũng là hai khu vực kinh tế hàng đầu. Và trong các nước công nghệ phát triển, hai ngành này tuy đã trở thành thứ yếu, với những tỷ lệ khiêm tốn trên dân số lao động và tổng sản lượng quốc gia, song vẫn giữ vị trí quan trọng trong tâm lý công chúng, khiến các tác động của họ có ảnh hưởng rất lớn so với thực lực kinh tế. Do đó, tuy không được công luận chú ý đến bằng nông nghiệp, ngành may vẫn là một đề tài quan trọng trong các quan hệ ngoại thương và thương thuyết về thương mại quốc tế từ nhiều năm nay và nó cũng là một trong những ngành công nghiệp phát triển trọng tâm của các nước đang phát triển với mục đích giải quyết nguồn nhân lực trẻ dôi dư không có việc làm. Trở lại với lịch sử hình thành và phát triển của ngành may nói chung ta thấy có một số mốc lịch sử quan trọng sau: May là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh là nguyên liệu may đầu tiên của con người. Sau đó sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà và sợi bông ở ven sông Indus (Ấn Độ). Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng và sinh hoạt kinh tế: các dân tộc sống về chăn nuôi dùng len (Lưỡng Hà, Trung Đông và Trung Á), vải lanh phổ biến tại Ai Cập và miền Trung Mỹ, vải bông tại Ấn Độ và lụa (tơ tằm) tại Trung Quốc. Các dân tộc Inca, Maya, Tolteca, v.v. tại châu Mỹ thì dùng các sợi chuối và sợi thùa. Theo Kinh Thi của Khổng Tử, tơ tằm được tình cờ phát hiện vào năm 2640 trước Công nguyên. Sau khi vua Phục Hy, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, khuyến khích dân chúng trồng dâu nuôi tằm, tơ lụa trở thành một ngành phồn thịnh, một trong những hàng hoá đầu tiên trao đổi giữa Đông và Tây. Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc là nước duy nhất sản xuất và xuất khẩu lụa và tơ tằm. Con Đường Tơ Lụa, còn được truyền tụng đến ngày nay, không chỉ là địa bàn của các nhà buôn mà còn mở đường cho các luồng giao lưu văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, và cả các cuộc viễn chinh binh biến.   Tuy các kỹ thuật may dệt đã mau chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật, nhưng trong suốt 5 ngàn năm, con người vẫn chỉ dùng các nguyên liệu tự nhiên, lấy từ cây cỏ như các sợi bông, sợi đay, sợi gai dầu, sợi lanh, hay từ thực vật như da, sợi len, tơ tằm, v.v. Vì thế sản xuất bị giới hạn, vải vóc vẫn là sản phẩm quí, những y phục gấm vóc dành cho giai cấp quí tộc, thượng lưu, đại đa số dân chúng chỉ mặc vải thô, quanh quẩn với một vài màu mè kiểu cọ. Mãi đến giữa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng kỹ nghệ bên Anh và sự ra đời của các máy dệt cơ khí hoá, chạy bằng hơi nước, ngành dệt mới thật sự ra khỏi sản xuất thủ công để trở thành một kỹ nghệ. Tuy nhiên, con người vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên, và nhiều nhà khoa học ở Âu Châu tìm tòi cách làm ra một loại sợi nhân tạo có thể sản xuất hàng loạt, với giá rẻ. Phải đợi đến năm 1884, một người Pháp, bá tước Hilaire Bernigaud de Chardonnet mới phát minh một cách chế tạo tơ nhân tạo, sau 6 năm nghiên cứu, song song với nhà khoa học Louis Pasteur, để tìm cách khắc phục các bệnh dịch tàn phá các cơ sở nuôi tằm. Năm 1889, ông Chardonnet trưng bày tại Hội chợ triển lãm thế giới Paris một máy kéo sợi nhân tạo và những tấm lụa nhân tạo đầu tiên. Năm sau, ông khánh thành nhà máy sợi nhân tạo, bắt đầu sản xuất năm 1892. Nhưng lúc ấy các phương pháp chưa hoàn chỉnh và giá thành còn cao nên phải đợi đến đầu thế kỷ 20, cơ sở này mới hoạt động với qui mô lớn và thành công.   Ông Chardonnet được coi như cha đẻ của kỹ nghệ sợi hoá học là chữ gọi chung cho các sợi nhân tạo và sợi tổng hợp. Mục đích của ông khi tìm cách làm tơ nhân tạo là để bình dân hoá vải vóc, để bất cứ ai cũng có thể có được những bộ quần áo lụa là cho tới lúc ấy chỉ dành cho một thiểu số. Ông đã thành công hơn dự kiến vì kỹ nghệ phát sinh từ các sáng chế của ông đã dẫn đến cả một cuộc cách mạng trong may mặc, biến thời trang thành một hiện tượng quần chúng trong mọi nước. Ngành may từ đó cũng phát triển ngày càng nhanh, cùng với đà tiến triển của kinh tế và thương mại. Từ 1889 đến 1939, phải sau 50 năm sản lượng sợi hoá học trên thế giới mới đạt mức 1 triệu tấn một năm, nhưng chỉ 12 năm sau đã tăng gấp đôi, và cứ thế tăng vọt. Năm 1900, trên thế giới có 1,6 tỷ người, tiêu thụ 3,8 triệu tấn sợi, hầu như toàn bộ là các sợi tự nhiên - bông (81%) và len (19%)-, số sợi hoá học dưới 1000 tấn. Năm 1975, thế giới tiêu thụ 26 triệu tấn sợi, trong đó 50% bông, 6% len và 44% sợi hoá học. Như thế, chỉ trong 3 phần tư thế kỷ, số lượng tiêu thụ đã nhân lên 4,3 lần cho sợi bông, 2,2 lần cho sợi len, và 11 000 lần cho sợi hoá học. Mức tăng trưởng phi thường này tuy thế khựng lại sau năm 1973, vì cuộc khủng hoảng về dầu lửa và giai đoạn kinh tế suy thoái sau đó. Ngoài ra, vì dầu hoả là nguyên liệu chính của sợi hoá học, khuynh hướng thay thế các sợi tự nhiên bằng sợi hoá học cũng chậm lại và ngày nay sợi tự nhiên, chủ yếu là bông, vẫn tồn tại trên thị trường, và sợi hóa học chỉ chiếm đa số với khoảng 60% .   Sản phẩm của ngành may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v.v. mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng. Có thể hiểu tại sao ngành may đã đi liền với sự phát triển của các nước công nghiệp, cùng với sắt thép là hai ngành vừa được ưu tiên thừa hưởng những phát minh kỹ thuật vừa là động cơ chuyển biến cả nền kinh tế từ thủ công sang công nghiệp trong thời kỳ cách mạng kỹ nghệ. Điều này cũng giải thích tại sao các nước công nghiệp vẫn quyết tâm bảo vệ ngành may nội địa trước sự cạnh tranh của các nước nghèo, từ thập niên 1970 trở đi, khi các nước này tập trung xây dựng ngành này thành trọng điểm của chiến lược phát triển. Và tại sao đó cũng là một trong những mối tranh chấp căng thẳng từ nhiều năm trong quan hệ thương mại giữa các nước giàu và nghèo. (Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam) 1.1.2. Đặc điểm ngành may Việt Nam Trong những năm 1990, hàng may chiếm khoảng một nửa xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, nhưng chỉ khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999, do tầm quan trọng và đà phát triển cho tới lúc ấy của xuất khẩu các hàng sơ cấp như thủy hải sản và cà phê. Tuy thế, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu may cao hơn tỷ lệ của tổng xuất khẩu cả nước, với con số trung bình hàng năm là 38% từ 1990 đến 2000. So với hàng dệt, hàng may mặc tăng nhanh hơn và chiếm đa số xuất khẩu của toàn ngành. Phần của hàng dệt trong tổng số xuất khẩu may của Việt Nam là 12%, rất thấp so với tỷ lệ tương đương của xuất khẩu thế giới (44%). Một lý do là đa số hàng dệt được tiêu thụ trong nước, hoặc là để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, hoặc để đáp ứng nhu cầu may mặc nội địa. Năm 1996, tỷ lệ xuất khẩu trên sản xuất chỉ là 11,3% cho hàng dệt , nhưng lên đến 84% cho hàng may mặc.   Từ 1987, các xí nghiệp quốc doanh được "cởi trói" khỏi các ràng buộc của kế hoạch Nhà nước tuy vẫn có nhiệm vụ đóng góp vào ngân sách quốc gia. Cùng lúc, Việt Nam cho phép nước ngoài đầu tư vào một số ngành, kể cả may . Nhưng cuộc cải cách không diễn ra đồng loạt cho tất cả mà vào những thời điểm khác nhau. Một xí nghiệp quốc doanh địa phương tại Hà Nội vẫn còn phải theo kế hoạch trung ương cho đến năm 1992, ngược lại một xí nghiệp quốc doanh khác cũng tại Hà Nội đã phải tự mình tìm kiếm thị trường và đầu tư ngay từ năm 1986. Trong khuôn khổ chương trình cải cách, một số xí nghiệp quốc doanh được cổ phần hoá. Năm 1995, công ty Vinatex được thành lập, sát nhập tất cả các xí nghiệp quốc doanh trung ương, và hiện nay gồm 42 công ty và một số xí nghiệp xuất nhập khẩu phụ thuộc. Năm 2000, Vinatex chiếm khoảng 30% sản xuất may và 40% xuất khẩu của ngành. Phần còn lại do các xí nghiệp quốc doanh địa phương, các công ty tư nhân và công ty nước ngoài. Một vấn đề trong việc nghiên cứu tình hình may ở Việt Nam là các số liệu nhiều khi rất khác nhau tuỳ theo các nguồn, các sai biệt một phần vì các công ty liên doanh lúc thì được coi là quốc doanh lúc thì được xem là tư nhân.   Một điểm đáng để ý là các công ty dệt quốc doanh cũng tham gia tích cực xuất khẩu hàng may mặc: họ dệt vải, xuất khẩu một ít, còn lại bao nhiêu dùng để sản xuất quần áo rồi xuất khẩu. Ngược lại, đa số các công ty may mặc nước ngoài không dùng vải nội địa mà nhập thẳng nguyên liệu từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Hiện nay, 70% sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại là bán gia công. Vì phụ thuộc tới 80% vào nguyên, phụ liệu nước ngoài, hàng may Việt Nam bị đội giá tới 20-30%. Trong xu hướng giảm giá của may thế giới, thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ càng yếu thêm vì vẫn tiếp tục bị áp đặt hạn ngạch và phải cộng chi phí này vào giá thành sản phẩm. Mặt khác, lương nhân công của Việt Nam, ít ra là trong các xí nghiệp quốc doanh, không thấp hơn lương nhân công ở Trung Quốc bao nhiêu: lương trung bình của 5 xí nghiệp quốc doanh lớn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 là 98,8 đô-la một tháng, so với 105 đô-la vào tháng 6.2002 trong 3 công ty Hồng Kông tại Thượng Hải. Ngoài ra các chi phí giao dịch ở Việt Nam cũng rất cao. Một số khó khăn mà ngành may Việt Nam gặp phải hiện nay là thứ nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao, thường khan hiếm. Do đặc điểm ngành may thường yêu cầu một số nhân lực có trình độ nhưng do có thể do mức thu nhập hạn chế, nên ngành may (quy mô nhỏ) thường rất
Tài liệu liên quan