Luật học - Đặc thù của hình thức hành nghề luật sư nội bộ

Luật sư nội bộ (In-house Councel) được hiểu là một hoặc một nhóm Luật sư làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp mà không làm việc cho các Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư. Phạm vi công việc của Luật sư nội bộ là giải quyết các vấn đề pháp lý theo nhu cầu của chính tổ chức, doanh nghiệp nơi mình làm việc. Luật sư nội bộ là một khái niệm quen thuộc trong thực tiễn và cũng đã được ghi nhận tại khoản 2 điều 23 và khoản 1 điều 26 - Luật Luật sư 2006, nhưng bằng một cụm từ khác: “luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức”.

pdf10 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Đặc thù của hình thức hành nghề luật sư nội bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC THÙ CỦA HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ NỘI BỘ Ths.LS. Đỗ Minh Ánh* Luật sư Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội Luật sư nội bộ (In-house Councel) được hiểu là một hoặc một nhóm Luật sư làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp mà không làm việc cho các Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư. Phạm vi công việc của Luật sư nội bộ là giải quyết các vấn đề pháp lý theo nhu cầu của chính tổ chức, doanh nghiệp nơi mình làm việc. Luật sư nội bộ là một khái niệm quen thuộc trong thực tiễn và cũng đã được ghi nhận tại khoản 2 điều 23 và khoản 1 điều 26 - Luật Luật sư 2006, nhưng bằng một cụm từ khác: “luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức”. Khi doanh nghiệp phải đối mặt với một vấn đề pháp lý, họ thường có hai lựa chọn: (i) sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư bên ngoài Công ty (tổ chức hành nghề Luật sư hay Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân); hoặc (ii) sử dụng Luật sư nội bộ với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Phòng/Ban Pháp chế, Luật sư Công ty hay Trợ lý Pháp lý Khi nhu cầu giải quyết các vấn đề pháp lý ngày càng trở nên thường xuyên hơn thì đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Luật sư nội bộ ngày càng phổ biến; mặt khác số lượng Luật sư lựa chọn làm việc trong Doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Khó có thể so sánh giữa Luật sư nội bộ và Luật sư làm việc tại tổ chức hành nghề để kết luận hình thức nào đem đến thử thách và cơ hội nhiều hơn; nhưng có thể chắc chắn một điều rằng Luật sư nội bộ là một hình thức hành nghề đặc thù mà mỗi Luật sư cần hiểu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. Thứ nhất, xét về phạm vi hành nghề: Luật sư nội bộ làm việc theo Hợp đồng lao động cho một tổ chức, phần lớn là Doanh nghiệp nên phạm vi hành nghề của Luật sư nội bộ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, thương mại và pháp luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp nơi Luật sư làm việc. Hiện nay, Luật sư nội bộ đang theo xu thế dần được mở rộng chức năng, có thể kiêm nhiệm cả công việc kiểm soát tuân thủ trong Doanh nghiệp. Luật sư nội bộ không chỉ phụ trách tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh hàng ngày, đảm bảo Doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật mà còn thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình thực thi pháp luật và quy chế, nội quy của các phòng, ban trong nội bộ Doanh nghiệp. Nếu như trước đây, Luật sư nội bộ gắn với cụm từ “pháp chế” thì nay “pháp chế - tuân thủ” đã trở thành một khối, tỏ ra là môi trường thích hợp hơn để Doanh nghiệp sử dụng chất xám của Luật sư. Vì vậy, phạm vi hành nghề của Luật sư nội bộ trở nên rộng hơn, tạo ra nhiều thử thách hơn và đòi hỏi người Luật sư nắm vững không chỉ các kiến thức chuyên môn để tư vấn, định hướng pháp lý cho Doanh nghiệp mà còn cả kiến thức về tổ chức, giám sát để hoàn thành tốt công việc của mình. Thứ hai, xét về phạm vi trách nhiệm: Một Luật sư hành nghề trong một Công ty Luật, Văn phòng luật sư thường chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo sự phân công của tổ chức hành nghề. Trước một vấn đề pháp lý, Luật sư có thể đưa ra các ý kiến tư vấn bao gồm nhiều phương án kèm theo hệ quả pháp lý để Khách hàng tự quyết định lựa chọn giải pháp cuối cùng. Mục tiêu được ưu tiên trong các phương án của Luật sư là tính hợp pháp, đặt cao hơn sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và ý muốn của khách hàng. Tuy nhiên, mục tiêu này đôi khi lại không dễ đạt được đối với Luật sư nội bộ làm việc trong Doanh nghiệp. Tương tự trường hợp của một Luật sư thuộc tổ chức hành nghề, Luật sư nội bộ vẫn thực hiện vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến pháp lý cho Khách hàng - cũng chính là Doanh nghiệp của nơi mình đang làm việc; nhưng Khách hàng “đặc biệt” của Luật sư trong trường hợp này không mong muốn Luật sư nội bộ chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản đó. Với tư cách là một người thực sự “nội bộ”, Luật sư phải đưa ra một hoặc một số phương án vừa đảm bảo phù hợp pháp luật lại vừa đáp ứng được lợi ích của Doanh nghiệp dựa trên tất cả những dữ kiện mà Luật sư nắm bắt được, những bài toán mà Doanh nghiệp đặt ra, cộng với những điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Doanh nghiệp mà một Luật sư nội bộ có trách nhiệm “cần phải biết”. Rõ ràng, đối với một Luật sư nội bộ thì những “thông tin riêng tư” nhất cũng sẽ được Doanh nghiệp chia sẻ “cởi mở” hơn nhiều so với một Luật sư tư vấn theo hợp đồng dịch vụ pháp lý. Việc nắm được nhiều dữ kiện của Doanh nghiệp vừa là thế mạnh những cũng là áp lực của một Luật sư nội bộ. Bởi lẽ, vô hình chung người Luật sư nội bộ bị đặt vào tình huống phải điều chỉnh, cân nhắc kỹ càng hơn gấp nhiều lần, nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ những hệ quả pháp lý bất lợi cho Doanh nghiệp khi đưa ra phương án. Trách nhiệm của Luật sư nội bộ trong sẽ nặng nề hơn do phải can thiệp sâu vào quyết định cuối cùng của Doanh nghiệp. Đó là chưa kể đến Luật sư nội bộ đôi khi còn được Doanh nghiệp giao nhiệm vụ lựa chọn phương án và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện phương án đó. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, tiêu chí mà một Luật sư nội bộ không còn cách nào khác phải ưu tiên đảm bảo trong phương án tư vấn sẽ là “sự phù hợp” đối với thực trạng của Doanh nghiệp. Với một Luật sư tư vấn đến từ ngoài Doanh nghiệp thì trách nhiệm tư vấn của Luật sư hoàn thành khi đã thực hiện tư vấn xong và thanh lý Hợp đồng. Trái lại, một Luật sư nội bộ vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm tư vấn chừng nào giải pháp đã lựa chọn chưa được thực hiện xong, thậm chí còn phải chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh từ phương án do Doanh nghiệp tự lựa chọn, ngay cả khi phương án đó không nằm trong ý kiến tư vấn của Luật sư. Thứ ba, xét về vị thế và tính độc lập của Luật sư: Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của một Luật sư đối với Khách hàng theo pháp luật Luật sư, một Luật sư nội bộ còn thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người lao động đối với Người sử dụng lao động. Giữa Luật sư nội bộ và Doanh nghiệp tồn tại hai mối quan hệ: (i) Người lao động với Người sử dụng lao động và (ii) Cấp trên - Cấp dưới. Hai mối quan hệ này đều là yếu tố gây trở ngại không nhỏ đến tính độc lập của Luật sư trong quá trình làm việc. Nếu như một Luật sư hành nghề theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý có thể đưa ra ý kiến tư vấn cho Khách hàng và kiên định với quan điểm tư vấn của mình miễn là Luật sư đã viện dẫn đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan; thì người Luật sư nội bộ hiểu rõ hơn ai hết rằng việc tìm ra cách thuyết phục cho Doanh nghiệp chấp nhận những ý kiến tư vấn và những dự liệu pháp lý của mình quả là một việc không hề đơn giản. Từ thực tế đó, phương châm làm việc của một Luật sư nội bộ có kinh nghiệm là văn bản hóa tất cả các ý kiến tư vấn và phải rèn luyện bản lĩnh kiên định, kỹ năng thuyết phục để giảm thiểu sự ảnh hưởng của quan hệ chấp hành - điều hành trong công việc. Mọi ý kiến tư vấn cần được cung cấp song song trực tiếp bằng lời nói và khẳng định lại bằng văn bản (phố biến nhất là email) để tạo điều kiện cho những Khách hàng “đặc biệt” của chúng ta nghiên cứu, hiểu thực sự sâu sắc ý kiến tư vấn của chúng ta. Đồng thời, các ý kiến tư vấn bằng văn bản cũng sẽ là căn cứ pháp lý để đánh dấu sự hoàn thành trách nhiệm của một Luật sư nội bộ ở cả góc độ chuyên môn nghề nghiệp lẫn ý thức tổ chức, kỷ luật lao động. Quả là không quá lời khi nói rằng Luật sư nội bộ trong xã hội hiện đại là người có vai trò đặc biệt quan trọng: Quản trị Rủi ro Pháp lý (Legal Risk Management) cho Doanh nghiệp. Nhưng thiết nghĩ, muốn làm tốt vai trò đó thì trước hết người Luật sư cần xác định rõ vị thế và phạm vi trách nhiệm của bản thân Luật sư trong Doanh nghiệp để tự mình “quản trị” một cách độc lập, cẩn trọng quá trình hành nghề ở lĩnh vực vốn có nhiều thử thách và rủi ro này./. Những quan niệm sai lầm về nghề Luật Bài viết này dành cho những ai quan tâm và đang nuôi mơ ước trở thành một luật gia để giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp mà mình đang hướng tới! Tớ không giỏi học thuộc lòng, sao làm được nghề luật! Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Mặc dù đây là một ngành khoa học xã hội nhưng nghề luật đòi hỏi phải có tư duy rõ ràng, rành mạch, chính xác, tác phong làm việc khoa học. Người làm nghề luật phải nắm vững các quy định pháp luật nhưng không có nghĩa là phải nhớ số điều luật hay nội dung nguyên văn của điều luật đó. Nếu đơn giản chỉ cần học thuộc lòng có lẽ một con rô bốt có thể làm nghề tốt hơn bất cứ ai. Chính vì thế, ngành luật là một trong số ít ngành tuyển sinh đại học ở cả hai khối A và C. Gần đây, một số cơ sở đào tạo ngành luật tuyển sinh cả khối D. Nghề luật ư? Quá máy móc và ít sáng tạo Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng pháp luật chỉ có một còn cuộc sống thì muôn hình, muôn vẻ. Liệu có khuôn mẫu nào phù hợp với mọi thứ không? Văn bản pháp luật là cứng nhắc nhưng việc áp dụng các quy định lại luôn cần phải mềm dẻo và linh hoạt, vừa có lý vừa có tính, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Khô khan và ít tình cảm Công việc của một luật gia bắt buộc bạn thường xuyên tiếp xúc với những bất công trong xã hội, gặp gỡ với rất nhiều hạng người trong xã hội và cả những nỗi đau của con người. Những con người bất hạnh, phải chịu đựng sự bất công đó cần giúp đỡ của bạn và hi vọng bạn sẽ là người mang lại công lý cho họ. Nếu không đồng cảm với những đau khổ, những bất công mà người khác phải gánh chịu thì không thể thấu hiểu được nguyên nhân, không lý giải được bản chất của sự việc. Vui buồn của người làm nghề luật gắn liền vui buồn của người khác. Rất nhiều thẩm phán tâm sự rằng: khi tuyên án tử hình, kể cả đối với những tội ác ghê tởm nhất, nỗi ám ảnh vẫn theo họ trong nhiều đêm thao thức khi bản án đã được quyết định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ để cho tình cảm lấn át lý trí. Rất khó xin việc Theo dự báo, tính tới năm 2010, ngành tòa án cần thêm khoảng 4.000 thẩm phán, ngành kiểm sát cần thêm 2.500 kiểm sát viên, xã hội cần thêm hàng nghìn luật sư và nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành công an đang cần cán bộ có trình độ cử nhân luật. Vậy ngành luật liệu có khó tìm việc như người ta vẫn nghĩ? Và tại sao, hàng năm, rất nhiều sinh viên luật ra trường vẫn chưa tìm được việc làm? Một nguyên nhân quan trọng trong nhiều nguyên nhân đó là: không phải tất cả các cử nhân luật đều đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, của công việc đặt ra. Nếu bạn dám ước mơ, hãy nuôi lớn ước mơ của mình bằng những nỗ lực và cố gắng thực sự. Tin rằng bạn sẽ thành công. Tớ sẽ trở thành một vị quan tòa công minh Học nghề luật ở đâu? Để có thể hành nghề luật, bạn sẽ phải trải qua hai giao đoạn đào tạo: đào tạo pháp luật cơ bản và đào tạo nghề. Đào tạo cơ bản ở trình độ cử nhân Ba cơ sở đào tạo lớn nhất cả nước là: ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP. HCM, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra còn có: Viện ĐH Mở Hà Nội, Khoa Luật của trường ĐH Khoa học Huế, Khoa Luật ĐH Cần Thơ, Khoa Luật ĐH Quốc gia TP. HCM. Một số cơ sở chỉ đào tạo một chuyên ngành nhất định như: ĐH Kinh tế Quốc dân đào tạo cử nhân luật kinh tế, HV An ninh nhân dân đào tạo cử nhân luật chuyên ngành Điều tra tội phạm. Đào tạo nghề tại học viện tư pháp Sau khi có bằng cử nhân luật, bạn cần trải qua một khóa đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp nếu muốn trở thành: - Thẩm phán và kiểm sát viên (học nghề 12 tháng) - Luật sư (học nghề 12 tháng, làm luật sư tập sự 2 năm ở văn phòng luật sư và công ty luật) - Chấp hành viên (học nghề 6 tháng) - Công chức viên (học nghề 4 tháng)
Tài liệu liên quan