Luật học - Dân cư trong luật quốc tế

Mỗi nhà nước khác nhau có chế độ pháp lý về dân cư riêng phù hợp với chế độ kinh tế xã hội của nước mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn quốc tế nảy sinh nhiều vấn đề về dân cư đòi hỏi phải điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật quốc tế

ppt55 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Dân cư trong luật quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾLý do nghiên cứuMỗi nhà nước khác nhau có chế độ pháp lý về dân cư riêng phù hợp với chế độ kinh tế xã hội của nước mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn quốc tế nảy sinh nhiều vấn đề về dân cư đòi hỏi phải điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật quốc tếI- Khái niệm về dân cư 1.Định nghĩa về dân cưdân cư là tổng hợp những người dân sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó2- Phân loại dân cưCông dân (người mang quốc tịch của quốc gia sở tại). Người mang quốc tịch nước ngoàiNgười không quốc tịch 3- Vấn đề quy định địa vị pháp lý của dân cưXuất phát từ chủ quyền quốc gia, mỗi quốc gia có thẩm quyền riêng biệt trong việc xác định địa vị pháp lý cho từng bộ phận dân cư nước mình mà không có sự can thiệp từ bên ngoàiTuy nhiên, trong khi thực hiện chủ quyền của mình về vấn đề dân cư, mỗi quốc gia phải tôn trọng pháp luật và tập quán quốc tế, những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và những điều ước quốc tế đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế có liên quanII- Các vấn đề pháp lý quốc tế về quốc tịch 1- Khái niệm quốc tịchQuốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định. Mối liên hệ này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người đó với quốc gia mà họ mang quốc tịch và tổng thể các quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân của mình.b- Đặc điểm của mối liên hệ quốc tịch.Tính ổn định, bền vững về không gian và thời gianQuốc tịch là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đối với nhà nướcTính cá nhân Quốc tịch có ý nghĩa pháp lý quốc tế2- Xác định quốc tịch a- Căn cứ xác định quốc tịchThứ nhất: Phải có sự kiện pháp lý làm phát sinh vấn đề xác định quốc tịch cho cá nhân đó. Thứ hai, phải có quy định của pháp luật quốc gia làm căn cứ pháp lý cho việc xác định quốc tịch- Thẩm quyền xác định quốc tịch.Trên cơ sở chủ quyền, mỗi quốc gia có những quy định cụ thể về xác lập quốc tịch cho cá nhân là công dân của nước đó. Trong quan hệ pháp luật quốc tịch, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền ban cấp quốc tịch cho cá nhân, theo các nguyên tắc và quy định của mình. Nhiều nước quy định rõ ràng, chặt chẽ nguyên tắc một người chỉ được mang một quốc tịch (Trung Quốc, Lào, Nhật Bản) Một số nước thừa nhận một người có thể cùng một lúc mang nhiều quốc tịch, hoặc có các quy định trong pháp luật về quốc tịch của họ tất yếu dẫn đến tình trạng một người sẽ mang nhiều quốc tịch cùng một lúc, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của học- Nguyên tắc một quốc tịch hay nhiều quốc tịchd- Các cách thức hưởng quốc tịchHưởng quốc tịch do sinh ra Hưởng quốc tịch do sự gia nhậpPhục hồi quốc tịch Lựa chọn quốc tịch Thưởng quốc tịchHưởng quốc tịch do sinh raNguyên tắc quyền huyết thống(jus sanguinis): cha mẹ có quốc tịch nước nào thì con sinh ra sẽ mang quốc tịch nước đó, bất kể đứa trẻ được sinh ra ở trong hay ngoài lãnh thổ của quốc gia đónguyên tắc quyền nơi sinh (jus soli): Trẻ em được sinh ra ở lãnh thổ quốc gia nào sẽ mang quốc tịch của quốc gia đó mà không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ.Hưởng quốc tịch do sinh raNguyên tắc quốc tịch hỗn hợp: Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã kết hợp cả hai nguyên tắc quyền huyết thống và nguyên tắc quyền nơi sinh tại các điều 15, 16, 17,18Hưởng quốc tịch do sự gia nhậpXin gia nhập quốc tịch (Điều 19 Luật QTVN)Hưởng quốc tịch do kết hôn; (Điều 10 Luật QT VN)Hưởng quốc tịch do được nhận làm con nuôi (Điều 37 Luật QTVN)Hưởng quốc tịch do sự phục hồiPhục hồi quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch cho một người đã mất quốc tịch vì các lý do khác nhau.Vấn đề phục hồi quốc tịch thường đặt ra đối với những người ra nước ngoài sinh sống nay hồi hương về tổ quốc và đối với những người đã mất quốc tịch nước mình do kết hôn với người nước ngoài nay ly hôn và muốn trở lại quốc tịch cũ(Điều 23, Luật QTVN)Lựa chọn quốc tịchLựa chọn quốc tịch là quyền của người dân được tự do lựa chọn cho mình một quốc tịch (giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc nhận quốc tịch mới, hoặc lựa chọn một trong hai quốc tịch mà mình đang có). Việc lựa chọn đặt ra khi:Khi có sự chuyển dịch lãnh thổKhi có sự trao đổi dân cưThưởng quốc tịchThưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia công nhận người nước ngoài có công lao to lớn với nước mình, với cộng đồng nhân loại là công dân của nước mình.3- Vấn đề nhiều quốc tịch và không quốc tịch a- Nhiều quốc tịch Là tình trạng pháp lý của một người cùng lúc có quốc tịch của hai hay nhiều nước.Nguyên nhânCó sự xung đột pháp luật của các nước về cách thức hưởng quốc tịch và mất quốc tịchKhi một người chuyển từ quốc tịch nước này sang quốc tịch nước khác, đã nhận quốc tịch mới nhưng chưa thôi quốc tịch cũDo hưởng quốc tịch mới từ việc kết hôn với người nước ngoài hoặc được nhận làm con nuôi người nước ngoàiCách giải quyếtCác nước ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt những trường hợp này. b- Không quốc tịchNguyên nhân :Một người đã mất quốc tịch cũ mà chưa nhập quốc tịch mớiCó sự xung đột pháp luật của các nước về vấn đề hưởng quốc tịchCha mẹ là người không quốc tịch sinh ra con ở nước xác định quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống thì đứa trẻ cũng không có quốc tịch. Hướng giải quyếtCác quốc gia trên thế giới đang tìm mọi cách đển hạn chế hoặc xóa bỏ tình trạng người không quốc tịch bằng cách ký kết các điều ước quốc tế hoặc ban hành các văn bản pháp luật quốc gia để điều chỉnh tình trạng nói trên.4- Chấm dứt mối quan hệ quốc tịch a- Thôi quốc tịch Đây là trường hợp mối quan hệ quốc tịch giữa nhà nước và công dân chấm dứt do nguyện vọng cá nhân của công dân đó vì lý do muốn thôi quốc tịch nước này để nhập quốc tịch nước khácb- Tước quốc tịch Tuớc quốc tịch là biện pháp trừng phạt áp dụng đối với công dân khi công dân đã thực hiện những hành vi phương hại đến độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lợi ích, danh dự, uy tín của quốc gia trong quan hệ quốc tếHầu hết các nước đều quy định việc tước quốc tịch chỉ đặt ra đối với hai đối tượng:Những người có quốc tịch gốc nhưng thường trú ở nước ngoài, có hành vi vi phạm nghiêm trọng về chính trị hoặc có thái độ chính trị xấu đối với nhà nước mà họ mang quốc tịchNhững người đã được nhập tịch nhưng có hành vi gian lận trong việc xin nhập tịch hoặc phạm tội theo quy định của pháp luật nước mà họ đã được nhập tịch. c- Đương nhiên mất quốc tịchĐương nhiên mất quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người rơi vào các trường hợp đã được luật dự liệu sẽ tự động mất quốc tịch mà họ đang mangIII- Một số vấn đề pháp lý về dân cư 1- Địa vị pháp lý của người nước ngoài a- Khái niệm người nước ngòaiTheo nghĩa hẹp, người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài (công dân nước ngoài). Theo nghĩa rộng, người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước sở tại (bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch) đang cư trú, sinh sống trên lãnh thổ nước sở tại. a- Các chế độ pháp lý dành cho người nước ngoàiChế độ đãi ngộ như công dân (NT– National treatment)Chế độ tối huệ quốc (MFN – Most favoured nation)Chế độ đãi ngộ đặc biệtĐãi ngộ như công dânTheo chế độ này, người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và lao động cơ bản ngang bằng với công dân của nước sở tại, trừ những trường hợp do pháp luật quốc gia qui địnhTối huệ quốc Chế độ này xác định thể nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại được hưởng các quyền và ưu đãi mà thể nhân và pháp nhân của bất kỳ một nước thứ ba nào đang và sẽ được hưởng trong tương laiChế độ đãi ngộ đặc biệtTheo chế độ này, người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà ngay cả công dân của nước sở tại cũng không được hưởng, đồng thời người nước ngoài không phải chịu trách nhiệm pháp lý mà công dân nước sở tại phải gánh chịu trong các trường hợp tương tự. 2- Bảo hộ công dân a- Khái niệm Theo nghĩa hẹp, bảo hộ công dân là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật nước sở tại nhằm bảo vệ cho công dân nước mình ở nước ngoài khi các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạmTheo nghĩa rộng, bảo hộ công dân còn bao gồm các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân mình đang ở nước ngoài thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách tốt nhất hoặc hỗ trợ, giúp đỡ công dân khi họ gặp phải các điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không thể tự khắc phục được (ví dụ bị tai nạn, ốm đau, thiên tai, không có khả năng tài chính để trở về nước)b- Điều kiện bảo hộ công dânQuốc tịchcông dân cần được bảo hộ phải là những người có các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại ở nước ngoài hoặc khi công dân ở vào các điều kiện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được nhà nước giúp đỡ hỗ trợ như gặp thiên tai, chiến tranhquốc gia chỉ được tiến hành bảo hộ công dân khi công dân của mình đã sử dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không được nước sở tại khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc chưa chấm dứt hành vi xâm hại trên thực tế.c- Thẩm quyền bảo hộ công dânCơ quan có thẩm quyền bảo hộ công dân ở trong nướcCơ quan có thẩm quyền bảo hộ công dân ở nước ngoàid- Các biện pháp bảo hộCác biện pháp có tính chất hành chính – pháp lý như cấp hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, tiếp nhận đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, hỗ trợ tiền, hiện vật Các biện pháp tư pháp như cử luật sư bào chữa cho bị cáo là công dân nước mình trước tòa án nước sở tại, bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên, người không đủ năng lực hành vi dân sự Các biện pháp ngoại giao như: gửi công hàm đề nghị, phản đối hành vi của nước sở tại, đưa vụ việc ra trước hội nghị quốc tế, tổ chức quốc tế, trừng phạt, cấm vận thương mại, hàng không, hàng hải3- Quyền cư trú chính trị trong luật quốc tế a. Khái niệm về quyền cư trú chính trị Cư trú chính trị (tị nạn chính trị) là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã ở ngay trên đất nước họ do những quan điểm và hoạt động về chính trị, khoa học và tôn giáo...được nhập cảnh và cư trú ở ngay trên lãnh thổ nước mìnhb. Phạm vi những người được hưởng quyền cư trúPháp luật của các quốc gia thường chỉ rõ những đối tượng nào được phép cư trú chính trị trên lãnh thổ quốc gia mình. Ví dụ: Điều 82 Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam cũng có quy định: “Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú”.khuyến cáo: không dành quyền cư trú chính trị cho những đối tượng sau: - Người phạm tội ác quốc tế:- Những người phạm các tội phạm hình sự quốc tế - Những người đã phạm tội hình sự bắt buộc phải bị dẫn độ (theo hiệp định tương trợ tư pháp giữa hai nước)- Những người có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc - Những người là tội phạm hình sự theo pháp luật của một quốc gia- Tội ám sát nguyên thủ quốc gia không được phép cho cư trú chính trị (VD: Công ước Viên 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm chống những cá nhân được hưởng sự bảo hộ quốc tế)4. Vấn đề dẫn độ a. Khái niệm dẫn độ Dẫn độ tội phạm và việc quốc gia này chuyển giao thể nhân thực hiện hành vi phạm tội hình sự quốc tế cho quốc gia khác nhằm mục đích tiến hành thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án đã có hiệu lực đối với thể nhân nàydẫn độ thuộc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia nơi có người phạm tộib. Điều kiện dẫn độViệc dẫn độ chỉ được tiến hành với các cá nhân phạm tội hình sựQuốc gia thực hiện dẫn độ tội phạm có thể đưa ra các điều kiện dẫn độ.c. Các trường hợp không thuộc diện dẫn độPháp luật của hầu hết các quốc gia đều quy định không cho phép dẫn độ công dân nước mình cho quốc gia khác, không dẫn độ các tội phạm chính trị.các nước không có hình phạt tử hình (đặc biệt là châu Âu), trong pháp luật về dẫn độ của mình đều có quy định từ chối dẫn độ trong trường hợp người bị dẫn độ có khả năng bị kết án hoặc thi hành hình phạt tử hìnhĐiều 35 Luật Tương trợ tư pháp Việt Nam1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Điều 33 của Luật này.2. Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt NamNgười bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ”.Điều 35 Luật Tương trợ tư pháp Việt NamIV- Vấn đề quyền con người trong luật quốc tế 1- Khái niệm quyền con người Trong khoa học pháp lý quốc tế, quyền con người thông thường được hiểu là những phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế, bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và quốc tế2- Lịch sử vấn đề quyền con ngườiTrong lịch sử, có các học thuyết, tuyên ngôn của các quốc gia đề cao vấn đề quyền con người, kêu gọi một trật tự pháp lý nhằm bảo vệ các quyền con người cơ bản, ví dụ:Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Lịch sử vấn đề quyền con ngườiSau Chiến tranh thế giới thứ II, có một loạt các điều ước quốc tế, vd:Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965Công ước quốc tế về loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ năm 1979)Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội ác APACTHAI năm 1973) 3- Các quyền con người cơ bảnThế hệ quyền con người thứ nhấtThế hệ quyền con người thứ haiThế hệ quyền con người thứ baThế hệ quyền con người thứ nhấtLà các quyền dân sự - chính trị cơ bản nhấtQuyền được sống,Tự do tư tưởngTự do tín ngưỡng và tôn giáoQuyền được tham gia vào công việc của nhà nướcQuyền bình đẳng trước pháp luậtQuyền tự do và an toàn thân thểQuyền không bị giam giữ, trục xuất tùy tiệnThế hệ quyền con người thứ haiLà các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội Quyền bình đẳng trong việc hưởng thụ các giá trị phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,Quyền có việc làm,Quyền được giáo dục, đào tạo, Thế hệ quyền con người thứ baLà các quyền tập thểQuyền của dân tộc, của nhân dân, của cộng đồng, của hội đoànQuyền trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sự phát triển bền vững của quốc gia4- Cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người a. Các cơ quan được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốcĐại hội đồngHội đồng kinh tế xã hội và các cơ quan trực thuộcCao ủy Liên hợp quốc về quyền con ngườib. Các cơ quan được thành lập theo các công ước quốc tế về quyền con người Ủy ban loại trừ tệ phân biệt chủng tộc (theo Điều 8 Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1970)Ủy ban nhân quyền được thành lập năm 1977 theo Điều 28 Công ước về các quyền dân sự - chính trị năm 1966Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được thành lập năm 1985 theoỦy ban xóa bỏ tệ phân biệt đối xử đối với phụ nữ được thành lập năm 1982 (theo Điều 17 Công ước về xóa bỏ các hình thức hân biệt đối xử đối với phụ nữ 1979)Ủy ban chống cưỡng bức, mất tích theo Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả những người bị cưỡng bức mất tích năm 2006Cơ chế quốc giaNgoài các cơ chế quốc tế bảo vệ quyền con người như trên, trong pháp luật của mỗi quốc gia cũng đều có các thiết chế riêng để bảo vệ quyền con người. Ví dụ: các ủy ban về quyền con người của quốc gia,Các cơ quan thanh tra, giám sát của quốc hội, nghị viện Anh/chị cho biết các khẳng định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?Chế độ “ tối huệ quốc” muốn nói lên sự cân bằng về quyền lợi giữa người nước ngoài với công dân nước sở tại.Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với tất cả các bộ phận lãnh thổ Quốc gia.Đường biên giới quốc gia trên biển là đường song song với đường cơ sở, cách đường cơ sở đúng bằng bề rộng của lãnh hải.
Tài liệu liên quan