Luật học - Kỹ năng hành nghề tư vấn pháp luật

Mục tiêu chung: Trang bị một số kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên có định hướng sau tốt nghiệp sẽ hành nghề tư vấn pháp luật. Mục tiêu cụ thể: Giúp sinh viên: Nắm được những vấn đề chung về hành nghề tư vấn pháp luật, về những yêu cầu đặt ra đối với hành nghề tư vấn pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của người tư vấn pháp luật.

ppt85 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Kỹ năng hành nghề tư vấn pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT Dành cho lớp Chất lượng cao Số tín chỉ2 tín chỉ (30 tiết, 15 ca)Trong đó: 24 tiết lý thuyết. 12 tiết thảo luận (tương đương 6 tiết lý thuyết) Mục tiêu môn học (i)Mục tiêu chung: Trang bị một số kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên có định hướng sau tốt nghiệp sẽ hành nghề tư vấn pháp luật.Mục tiêu cụ thể: Giúp sinh viên:Nắm được những vấn đề chung về hành nghề tư vấn pháp luật, về những yêu cầu đặt ra đối với hành nghề tư vấn pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của người tư vấn pháp luật.Mục tiêu môn học (ii)Biết được những việc cần làm và bước đầu có kỹ năng làm việc với khách hàng tư vấn pháp luật.Biết được những việc cần làm và bước đầu có kỹ năng cung cấp giải pháp pháp lý trong tư vấn pháp luật.Biết được những việc cần làm và bước đầu có kỹ năng soạn thảo văn bản các văn bản trong tư vấn pháp luật. Mục tiêu khácKích thích hoạt động học tập – nhận thức.Phát triển tư duy, khả năng lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động.Phương pháp giảng dạyTrình bày lý thuyếtThảo luận vấn đềHướng dẫn thực hành kỹ năngTinh thần chung: “Không cung cấp đáp án có sẵn mà chỉ cung cấp kỹ năng - cách giải và trình bày bài toán”Phương pháp đánh giáĐiểm thực hành kỹ năng (3 bài thực hành): 50%Điểm thi cuối kỳ: 50%Nội dung môn họcChương 1: Những vấn đề chung về hành nghề tư vấn pháp luật (4 tiết tín chỉ)Chương 2: Kỹ năng làm việc với khách hàng (6 tiết tín chỉ)Chương 3: Kỹ năng cung cấp giải pháp pháp lý trong tư vấn pháp luật (10 tiết tín chỉ)Chương 4: Kỹ năng soạn thảo văn bản trong tư vấn pháp luật (10 tiết tín chỉ)Danh mục tài liệu tham khảoTrương Nhật Quang, Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn, NXB Lao Động, 2012Nguyễn Ngọc Bích, Tài ba của luật sư, NXB Trẻ, 2010 Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Nghiệp vụ của luật sư về tư vấn pháp luật, tư vấn hợp đồng, NXB Thống kê, 2008Chương 1: Những vấn đề chung về hành nghề tư vấn pháp luật 1. Khái niệm tư vấn pháp luật và hành nghề tư vấn pháp luật2. Cơ sở pháp lý của hành nghề tư vấn pháp luật3. Những yêu cầu đặt ra đối với nghề tư vấn pháp luật4. Đạo đức nghề nghiệp tư vấn pháp luậtKhái niệm tư vấn pháp luật (i)Tư vấn là “phát biểu những ý kiến về những vấn đề được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 1998, trang 1035).Tư vấn pháp luật là việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ (Điều 28 Luật Luật sư)Khái niệm tư vấn pháp luật (ii)Tư vấn pháp luật là (i) giúp khách hàng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ (ii) thông qua việc phát biểu những ý kiến (iii) về những vấn đề do khách hàng đặt ra (iv) trên cơ sở các văn bản pháp luật mà (v) không có quyền quyết định.Đặc điểm cơ bản của tư vấn pháp luật Về phía khách hàng: là người mang đến tình huống pháp luật.Về phía người tư vấn: dựa trên những tình huống, thông tin mà khách hàng cung cấp, chỉ dẫn cho khách hàng một hành lang pháp lý an toàn.Về nội dung tư vấn: mang tính chất tham khảoPhân biệt về chủ thể của hoạt động hành nghề tư vấn pháp luậtLuật sư:Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). (Điều 2 Luật Luật sư)Luật giaPhân biệt với trợ giúp pháp lýTư vấn pháp luật là một trong những hình thức trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật (Điều 3 Luật Trợ giúp Pháp lý).Đối tượng được tư vấn pháp luậtĐối tượng được tư vấn pháp luật miễn phí gồm: Thành viên của tổ chức chủ quản; các đối tượng chính được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý.Đối tượng tư vấn pháp luật có thu phí là những cá nhân, tổ chức ngoài các đối tượng được tư vấn pháp luật miễn phí (theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý) để bù đắp chi phí cần thiết cho hoạt động của Trung tâm.Hiệu quả của tư vấn pháp luậtGiải pháp tư vấn mang lại hiệu quả kinh tế.Hành lang pháp lý an toàn, tiên liệu được rủi ro, đề ra được giải pháp thực hiện nhằm tránh hoặc hạn chế rủi ro.Khái niệm hành nghề tư vấn pháp luật (i)Hành nghề là (i) làm chuyên một nghề gì đó (ii) để sinh sốngHình thức hành nghề: Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật, công ty luật) được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư.Hành nghề tại Trung tâm tư vấn pháp luật.Hành nghề với tư cách cá nhân.Khái niệm hành nghề tư vấn pháp luật (ii)Các hình thức tư vấn pháp luậtTư vấn trực tiếp bằng lời nói: Đây là một trong những hình thức phổ biến và thường tiến hành đối với vụ việc có tính chất đơn giản hoặc khi người có nhu cầu tư vấn trực tiếp gặp người tư vấn để yêu cầu.Tư vấn bằng văn bản: Tư vấn bằng văn bản thông thường được thể hiện qua việc người có nhu cầu tư vấn viết đơn, thư, chuyển thư điện tử (email), chuyển fax đến cho người tư vấn nêu rõ yêu cầu tư vấn dưới dạng các câu hỏi cụ thể.Phân biệt với hoạt động tư vấn pháp luật của pháp chế trong doanh nghiệpVề chủ thể Về đối tượng Về nội dung của hoạt động tư vấn pháp luậtKhái quát về các vụ việc cần tư vấn pháp luậtVụ việc thương mại (Giao dịch thương mại, đầu tư nước ngoài và hoạt động công ty – bao gồm cả sáp nhập, mua lại doanh nghiệp)Vụ việc dân sự (Bao gồm cả: Vụ việc hôn nhân gia đình; Vụ việc về sở hữu trí tuệ).Vụ việc hành chính.Vụ việc hình sự.Thảo luậnHình dung về nghề tư vấn pháp luật?Triển vọng, thù lao của nghề tư vấn pháp luật?Quy trình thực hiện tư vấn pháp luật (i) 1. Tiếp nhận nhận đơn/vụ việc và xem xét2. Phản hồi thông tin pháp lý cho khách hàng3. Đề nghị khách hàng trình bày, giải thích thêm về trường hợp yêu cầu tư vấn 4. Xác định vấn đề/quan hệ pháp luật giải quyết/tranh chấp qua yêu cầu của khách hàng5.Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ Quy trình thực hiện tư vấn pháp luật (ii)6. Tìm tòi giúp cho khách hàng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật 7.Tra cứu văn bản pháp luật áp dụng. 8.Nhận định và đưa ra các giải pháp trên cơ sở yêu cầu của đối tượng, hướng dẫn cho các đối tượng được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cần xử sự như thế nào trong các hoàn cảnh của họ để phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi.Cơ sở pháp lý của hành nghề tư vấn pháp luậtLuật Luật sư năm 2006Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 (có hiệu lực 01/7/2013)Nghị định 28/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Luật sư (hết hiệu lực Điều 12, Điều 13 Chương IV)Quyết định 356b/2002/QĐ-BTP về Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sưNghị định 77/2008/NĐ-CP về việc tư vấn pháp luậtLuật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 (i) Điều 1. Phạm vi điều chỉnhLuật này quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, quản lý hành nghề luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 (ii) Điều 2. Luật sưLuật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).Điều 4. Dịch vụ pháp lý của luật sưDịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 (iii) Điều 22. Phạm vi hành nghề luật sư: 3. Thực hiện tư vấn pháp luật.Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 (iv) Điều 23. Hình thức hành nghề của luật sư1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư.Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư.2. Hành nghề với tư cách cá nhân.3. Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để hành nghề.Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 (iv) Điều 24. Nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng1. Luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ, việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ, việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng.2. Khi nhận vụ, việc, luật sư thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.3. Luật sư không chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc trường hợp bất khả kháng.Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 (v) Điều 28. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư1. Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.2. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.Những yêu cầu đặt ra đối với người tư vấn pháp luật (i)Chỉ dẫn, đưa ra lời khuyên (chính kiến của người tư vấn);Chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng (rủi ro);Đánh giá mức độ rủi ro để khuyên khách hàng hành động hay không hành động;Đưa ra những giải pháp cụ thể cho khách hàng lựa chọn.Những yêu cầu đặt ra đối với người tư vấn pháp luật (ii)Yêu cầu đặt ra trong khi tư vấn là các bên (người tư vấn và khách hàng) phải tuân thủ pháp luật, nguyên tắc đạo đức và ứng xử của nghề, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật, trung thực trên cơ sở mọi vấn đề đều phải được giải quyết căn cứ theo pháp luật.Thảo luậnVai trò của người tư vấn khi giúp khách hàng đưa ra quyết định?Người hành nghề tư vấn pháp luật có vai trò gì trong xã hội?Tham khảo: Điều 3 Luật Luật sư: Chức năng xã hội của luật sưHoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Nguyên tắc khi tư vấn pháp luật Hiểu rõ và xác định đúng vấn đề cần tư vấn; biết lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với người được tư vấn; đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề tư vấn; chỉ đưa ra thông tin phù hợp với vấn đề tư vấn, không đưa ra kết luận theo chủ quan của người tư vấn; hướng dẫn người được tư vấn tự đưa ra lựa chọn và quyết định cho vấn đề của mình.Người tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật đối với thông tin do người được tư vấn cung cấp, không tiết lộ cho người khác nếu không có sự đồng ý của người được tư vấn; nếu gây thiệt hại do việc tiết lộ thông tin thì có thể người tư vấn phải bồi thường thiệt hại.Thảo luận Nhiệm vụ, tiêu chuẩn và phẩm chất cần có của người tư vấn pháp luật?Đạo đức nghề nghiệp tư vấn pháp luậtBảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàngTránh xung đột lợi ích trong tư vấn pháp luậtTôn trọng nguyên tắc giữ bí mật thông tinThảo luận: Vấn đề nào là quan trọng nhất?Sự tin cậy trong quan hệ với khách hàngSự am hiểu đầy đủ vấn đềSự đầy đủ của ý kiến tư vấnTính riêng tư trong quan hệXung đột lợi íchCơ sở của việc chấm dứt quan hệ tư vấnNguyên tắc hành nghề (Điều 5 Luật Luật sư năm 2006)1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9 Luật Luật sư năm 2006) Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);b) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9 Luật Luật sư năm 2006) d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;đ) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;g) Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Thảo luậnNghĩa vụ cơ bản nhất của người hành nghề tư vấn pháp luật?Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề tư vấn pháp luật là gì?Chương 2: Kỹ năng làm việc với khách hàng 1. Kỹ năng xây dựng quan hệ với khách hàng trong tư vấn pháp luật2. Kỹ năng xác định và phân loại khách hàng trong tư vấn pháp luật3. Kỹ năng thu thập thông tin từ khách hàng trong tư vấn pháp luậtĐịnh hướng chungHợp tác với khách hàng để giải quyết vấn đề của họ.Đặt quan hệ, phát triển quan hệ, tiếp tục cộng tác.Kỹ năng xây dựng quan hệ với khách hàng trong tư vấn pháp luậtMối quan hệ với khách hàng là tiền đề cho hiệu quả của tư vấn pháp luật, là yếu tố tạo ra môi trường giao tiếp chuẩn mực và sự gắn bó trong công việc. Vận dụng kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng, sẽ tạo ra mối quan hệ tin cậy, cởi mở, chân thành và tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích của cộng đồng với khách hàng khi thực hiện tư vấn pháp luật.Khái niệmKỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng trong tư vấn pháp luật là sự vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm và giá trị của hoạt động tư vấn pháp luật chuyên nghiệp để biểu hiện tôn trọng khách hàng, biểu hiện trung thực và biểu hiện tận tâm, nhằm tạo ra mối quan hệ cởi mở, tin cậy, trung thực trong tư vấn pháp luật.Nội hàmBiểu hiện tôn trọng nhân cách của khách hàngBiểu hiện sự trung thực Biểu hiện sự tận tâm với khách hàngLưu ý: Kỹ năng này thể hiện ở các giai đoạn trước, trong và cả sau khi tư vấn cho khách hàng.Biểu hiện tôn trọng khách hàng (i)Văn phòng được bài trí để khách hàng cảm thấy thoải mái, tự tin.Người tư vấn ăn mặc lịch sự, tư thế chững chạc và luôn chú ý lắng nghe.Coi trọng và chấp nhận các giá trị riêng của khách hàng.Tham khảo ý kiến và bàn bạc với khách hàng về cách giải quyết vấn đề.Biểu hiện tôn trọng khách hàng (ii)Tôn trọng quan điểm và quyết định của khách hàng đối với vấn đề của họ, bao gồm: đánh giá vấn đề theo quan điểm, chuẩn mực của khách hàng và tôn trọng quyết định, sự lựa chọn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật.Lưu ý: Tôn trọng khách hàng trong tư vấn pháp luật phải có giới hạn. Người tư vấn chỉ biểu thị sự tôn trọng những giá trị, chuẩn mực phù hợp với đạo đức và pháp luật. Biểu hiện trung thực với khách hàng (i)Sự rõ ràng và nghiêm túc trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật: (i) Rõ ràng minh bạch trong các thông tin về dịch vụ; (ii) Nghiêm túc giữ đúng những cam kết.Biểu hiện tôn trọng pháp luật khi thực hiện tư vấn pháp luật: (i) Làm đúng pháp luật; (ii) Từ chối yêu cầu trái pháp luật của khách hàng.Biểu hiện tôn trọng sự thật khi thực hiện tư vấn pháp luậtBiểu hiện trung thực với khách hàng (ii)Khách quan trước vấn đề của khách hàng: nhận thức sự việc trên cơ sở những thông tin thực tế, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của khách hàng một cách trung thực, không trầm trọng hoá hay đơn giản hoá nội dung tư vấn, đưa ra lời khuyên vô tư, chân thực trong việc lý giải các sự kiện và yếu tố pháp lý, đưa ra mức thù lao đúng với giá trị công lao động của hoạt động tư vấn.Biểu hiện sự tận tâm với khách hàng (i)Thái độ luôn luôn sẵn sàng phục vụ khách hàngBiểu hiện có trách nhiệm giải quyết công việc của khách hàngCó ý thức bảo vệ lợi ích của khách hàngBiểu hiện sự đồng cảm với khó khăn của khách hàngBiểu hiện sự tận tâm với khách hàng (ii)Những biểu hiện này làm cho khách hàng thấy họ đang được phục vụ tận tâm, được chia sẻ, cảm thông và được trung thành tuyệt đối, người tư vấn không vì chạy theo lợi nhuận mà gây phương hại cho lợi ích của họ. Điều này làm hình thành ở khách hàng sự tin cậy, lòng biết ơn và tình cảm gắn bó lâu dài với người tư vấn.Kỹ năng xác định và phân loại khách hàng trong tư vấn pháp luậtÝ nghĩa của kỹ năngPhân loại khách hàng:Theo thái độ đối với vụ việc: “Khách hàng đúng”, “Khách hàng sai”, “Khách hàng chờ câu trả lời”.Theo quan hệ đối với vụ việc: Vụ việc của bản thân, Vụ việc của tổ chức.“Khách hàng đúng”Mang nặng suy nghĩ chủ quan, luôn cho rằng mình đúng.Thường tìm mọi cách áp đảo để thuyết phục người tư vấn cũng hiểu như mình, nghĩa là để người tư vấn hiểu rằng họ đang đúng. Có thể có trường hợp khách hàng đúng nhưng cũng không loại trừ trường hợp đối tượng chủ quan ngụy biện, ngộ nhận.“Khách hàng sai”Khách hàng biết mình sai, có đầy đủ cơ sở để chứng tỏ mình sai nhưng vẫn cố tình bảo vệ cái sai của mình. Khách hàng trong trường hợp này muốn người thực hiện tư vấn biến cái sai của mình thành cái đúng để họ được lợi. Khách hàng cũng có thể muốn người thực hiện tư vấn cung cấp cho họ những điều cần thiết để thoát tội/ giảm bớt tổn thất hoặc bồi thường/khai thác được lợi ích từ những cái sai đó.“Khách hàng chờ câu trả lời”Khách hàng đưa ra tình huống, câu hỏi cụ thể chờ người tư vấn pháp luật đưa ra câu trả lời.Thảo luậnSự khác biệt giữa khách hàng muốn giải quyết vụ việc của bản thân và khách hàng muốn giải quyết vụ việc của tổ chức?Làm thế nào để đánh giá sự quan tâm của khách hàng?Kỹ năng thu thập thông tin từ khách hàng trong tư vấn pháp luậtÝ nghĩa của kỹ năngCác bước của quá trình thu thập thông tin/trao đổi với khách hàngCác khía cạnh khác nhau của quá trình thu thập thông tin/trao đổi với khách hàngRèn luyện kỹ năng viết tổng quan Các bước của quá trình thu thập thông tin/trao đổi với khách hàng Cuộc tiếp xúc đầu tiênCuộc gặp lần thứ hai (trao đổi bổ xung, trao đổi lại, trao đổi có yếu tố tư vấn)Những điểm cần lưu ýXác định mục tiêu của quá trình: Thiết lập quan hệ với khách hàng, thu nhận càng nhiều thông tin càng tốt (chú ý phân biệt thông tin pháp lý và thông tin sai lệch)Đề nghị khách hàng trình bày vấn đề một cách trung thực và khách quanBiểu cảm ngôn ngữ Biểu cảm phi ngôn ngữTrò chơi đóng vaiMô phỏng quá trình thu thập thông tin/trao đổi với khách hàng trong một vụ việc/tình huống cụ thể.25-30 phút khảo sát.20 phút nhận xét của khách hàng, của người tư vấn, của người quan sát và của giảng viên.Thảo luậnNhững khó khăn trong quan hệ với khách hàng?Báo cáo về khách hàng cần có những mục gì?Vấn đề mấu chốt của giai đoạn làm việc với khách hàng là gì?Chương 3: Kỹ năng cung cấp giải pháp pháp lý trong tư vấn pháp luật1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích2. Kỹ năng trình bày vấn đề pháp lý Kỹ năng nghiên cứu và phân tích Thể hiện trong suốt quá trình tư vấn pháp luật: trong làm việc với khách hàng, nghiên cứu hồ sơ và phân tích vụ việcNgười hành nghề tư vấn pháp luật phải có kỹ năng nghiên cứu và phân tích. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích giống khái niệm “suy nghĩ như luật sư”.Nghiên cứu và phân tích khi làm việc với khách hàngTìm hiểu yêu cầu cụ thể của khách hàngXác định các vấn đề pháp lý nảy sinh từ yêu cầu cụ thể đóNghiên cứu các quy định pháp lý và tiền lệ có liên quanÁp dụng các quy định pháp lý và tiền lệ có liên quan vào giải quyết vấn đề pháp lýThu thập thêm thông tin cần thiết Quy trình tư duyKhách hàng cần làm gì?Khách hàng có được phép làm hay không?Nếu có thì tư vấn cho khách hàng làm thế nào?Hậu quả pháp lý nếu có vi phạm.Thảo luậnPhân tíc