Luật học - Luật hiến pháp nước ngoài

Lưu ý: Luật hiến pháp nước ngoài với tư cách là một môn học (chuyên đề) • Không phải một ngành luật: không có đối tượng điều chỉnh, không có ngành luật riêng. • Có phạm vi kiến thức hình thành khoa học: đối tượng nghiên cứu là các ngành luật hiến pháp, cụ thể là Hiến pháp các nước. • Với tư cách là một môn học: truyền đạt những kiến tức cơ bản mang tính so sánh, tổng hợp

pdf11 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Luật hiến pháp nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI 30 TIẾT, 6 TUẦN Lưu ý: Luật hiến pháp nước ngoài với tư cách là một môn học (chuyên đề) • Không phải một ngành luật: không có đối tượng điều chỉnh, không có ngành luật riêng. • Có phạm vi kiến thức hình thành khoa học: đối tượng nghiên cứu là các ngành luật hiến pháp, cụ thể là Hiến pháp các nước. • Với tư cách là một môn học: truyền đạt những kiến tức cơ bản mang tính so sánh, tổng hợp Chương trình tổng thể • Tuần 1: Những vấn đề lý luận về luật hiến pháp và hiến pháp • Tuần 2: Chính thể và các đảng phái chính trị • Tuần 3: Pháp luật bầu cử và mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân • Tuần 4: Nghị viện các nước • Tuần 5: Chính phủ và nguyên thủ quốc gia các nước • Tuần 6: Hệ thống tư pháp và vấn đề bảo vệ Hiến pháp ở các nước • Thi hết môn: Viết 60’, đề trắc nghiệm hoặc bán trắc nghiệm 6 câu và 1 bài tập về bầu cử, ĐƯỢC sử dụng tài liệu • Học liệu: Giáo trình luật hiến pháp nước ngoài - giáo trình chính, nội dung học rộng hơn Tuần 1: Những vấn đề lý luận về ngành luật hiến pháp và Hiến pháp I. Những vấn đề lý luận về ngành luật hiến pháp: 1. Đối tượng điều chỉnh 2. Nguồn ngành luật hiến pháp 3. Vị trí ngành luật hiến pháp 4. Xu hướng phát triển 5. Khoa học Luật hiến pháp II. Những vấn đề lý luận về Hiến pháp 1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, nội dung cơ bản/cấu trúc 2. Vị trí, vai trò, thủ tục thông qua, sửa đổi 3. Phân loại Hiến pháp 4. Cơ chế bảo vệ hiến pháp 1.1. Đối tượng điều chỉnh • Đối tượng điều chỉnh tượng tự nhau giữa các ngành luật hiến pháp các nước: đều là những mối quan hệ cơ bản nhất và quan trọng nhất, gồm: – vấn đề tổ chức bộ máy (các HP nói chung): cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước ở địa phương. – các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (các HP nói chung: quyền và nghĩa vụ cơ bản (Việt nam), quyền cơ bản (basic rights, Đức), quyền dân sự và quyền con người (civil rights, human rights, France), quyền dân sự (civil rights, Mỹ). – có thể có cả các mối quan hệ cơ bản trong các chế độ kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng (các hiến pháp XHCN) 1.2. Nguồn của ngành luật Hiến pháp - Các loại nguồn rất đa dạng, chịu ảnh hưởng của nguồn luật chung của quốc gia. - Các nguồn chính: bản HP (nếu có), đạo luật, sắc lệnh, án lệ (đặc biệt của cơ quan bảo hiến), tập quán pháp (Anh, khối common law), điều ước quốc tế (hiếm khi, trừ khi đã trở thành pháp luật quốc gia) 1.3. Vị trí ngành luật HP - Nói chung thường giữ vị trí quan trọng vì điều chỉnh những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. - Luật HP quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc đối với các ngành luật khác, nguồn của các ngành luật khác. 1.4. Xu hướng phát triển ngành luật HP - Xu hướng là ngày càng chi tiết hơn, bản HP ngày càng dài hơn. - Những bản HP đầu tiên thường chỉ về quyền lực NN. - Các HP sau này ngày càng mở rộng hơn về quyền nghĩa vụ cơ bản và tuyên bố chính sách của Nhà nước. 1.5. Khoa học luật hiến pháp - Bao gồm các tri thức rộng về ngành luật hiến pháp: các học thuyết (tam quyền phân lập, chủ nghĩa hiến pháp), các nghiên cứu, quan điểm, trường phái, mô hình .v.v. - Khoa học luật hiến pháp có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học XH khác, đặc biệt là Chính trị học (thuyết tam quyền phân lập, chủ nghĩa hiến pháp, chính quyền có thẩm quyền hạn chế (limitted government)). 2. 1. Đối tượng điều chỉnh, khái niệm, nội dung cơ bản/cấu trúc của Hiến pháp - Đối tượng điều chỉnh: Các nhóm quan hệ cơ bản, quan trọng (quyền tự do và nghĩa vụ con người, nền tảng chế độ xã hội và nhà nước (chính sách của NN), tổ chức quyền lực NN ở trung ương và địa phương). - Khái niệm (thể hiện rõ nhất ở ở HP thành văn): Hiến pháp là hệ thống quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản ... - Nội dung cơ bản (của một HP thành văn): [Lời nói đầu], các chương bám theo các vấn đề chính, điều khoản sửa đổi, điều khoản chuyển tiếp 2. 2. Vị trí, vai trò, thủ tục thông qua, sửa đổi - Vị trí, vai trò: cực kỳ quan trọng, bảo đảm sự ổn định xã hội và là khung pháp lý cho hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước. - Thủ tục thông qua: thường mang tính xã hội rất cao, đặc biệt là những hiến pháp gần đây. Thể hiện qua các thủ tục thành lập quốc hội lập hiến, trưng cầu ý dân. - Thủ tục sửa đổi: Đa dạng theo từng quốc gia song thường có thủ tục phức tạp tương ứng với tầm quan trọng. o Người có sáng kiến sửa đổi HP: hạn chế, ví dụ QH, một số cử tri, nguyên thủ QG. o Thủ tục thông qua phức tạp, thường yêu cầu tỷ lệ phiếu cao (thường là 2/3) o Đặc biệt một số nước không cho phép sửa đổi một số điều khoản của HP về quyền nghĩa vụ cơ bản (HP Đức, Nga) 2. 3. Phân loại hiến pháp • Rất nhiều cách phân loại – Đọc sách • Căn cứ chế độ XH: HP XHCN và TBCN • Theo hình thức chính thể: HP quân chủ - HP cộng hòa • Theo cấu trúc lãnh thổ: HP liên bang – HP đơn nhất • Theo thời gian ban hành: HP cổ điển – HP hiện đại • Theo thời gian hiệu lực dự tính: HP lâu dài – HP tạm thời (VD HP Thái lan 1959, 1997) • Theo hình thức: HP chuẩn mực – HP không chuẩn mực • Theo thủ tục sửa đổi: HP mềm – cứng – đặc biệt cứng 2. 4. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp - Nhu cầu bảo vệ HP là cấp thiết do tầm quan trọng của Hiến pháp trong đời sống chính trị và xã hội. - Tiêu chuẩn của cơ chế bảo vệ HP: o Phải có một thiết chế độc lập o Pháp luật nội dung cụ thể, rõ ràng o Trình tự thủ tục rõ ràng, thuận tiện - Các mô hình cơ chế bảo hiến: o Bảo vệ trước o Bảo vệ sau: (1) tài phán thẩm quyền chung (VD Anh, Mỹ), (2) tài phán thẩm quyền chuyên biệt (VD Đức, Ý, Thái lan)