Luật học - Tổng quan về ngân sách nhà nước

TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm Ngân sách nhà nước Khi nói tới NSNN không được nhầm lẫn giữa NSNN với Tài chính nhà nước. Nói tới tài chính nhà nước là tổng thể các quỹ tiền tệ của Nhà nước như quỹ bảo hiểm , quỹ ngân sách nhà nước. trong đó quỹ NSNN là quỹ tiền tệ quan trọng nhất. Còn nói tới NSNN là đề cập đến “toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Điều 1 Luật NSNN năm 2002). *Bản chất của NSNN: - Về phương diện kinh tế: NSNN là một kế hoạch tài chính của Nhà nước, bao gồm thu NSNN và chi NSNN. Mọi hoạt động của NSNN đều nhằm phân phối và phân phối lại các nguồn tài nguyên quốc gia. Nên về mặt kinh tế, NSNN thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối giữa một bên là Nhà nước và một bên là các tổ chức, cá nhân. + Thu NSNN: động viên các nguồn lực xã hội vào quỹ NSNN. + Chi NSNN: sử dụng quỹ NSNN để đáp ứng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. - Về phương diện pháp lý: Theo Luật thực định, NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

pdf12 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Tổng quan về ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm Ngân sách nhà nước Khi nói tới NSNN không được nhầm lẫn giữa NSNN với Tài chính nhà nước. Nói tới tài chính nhà nước là tổng thể các quỹ tiền tệ của Nhà nước như quỹ bảo hiểm , quỹ ngân sách nhà nước... trong đó quỹ NSNN là quỹ tiền tệ quan trọng nhất. Còn nói tới NSNN là đề cập đến “toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Điều 1 Luật NSNN năm 2002). *Bản chất của NSNN: - Về phương diện kinh tế: NSNN là một kế hoạch tài chính của Nhà nước, bao gồm thu NSNN và chi NSNN. Mọi hoạt động của NSNN đều nhằm phân phối và phân phối lại các nguồn tài nguyên quốc gia. Nên về mặt kinh tế, NSNN thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối giữa một bên là Nhà nước và một bên là các tổ chức, cá nhân. + Thu NSNN: động viên các nguồn lực xã hội vào quỹ NSNN. + Chi NSNN: sử dụng quỹ NSNN để đáp ứng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. - Về phương diện pháp lý: Theo Luật thực định, NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Với định nghĩa này, nhà làm luật đã đề cập tới ba vấn đề cơ bản: - 2 - 1- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước nằm trong dự toán đã được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 2- Các khoản thu, chi này chỉ được thực hiện trong thời hạn 1 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch; 3- Các khoản thu, chi này được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. ở góc độ pháp lý, ngân sách nhà nước được định nghĩa là “một đạo luật đặc biệt, do Quốc Hội thông qua để cho phép Chính Phủ thi hành trong một thời hạn xác định, thường là một năm”. Với định nghĩa này, ngân sách nhà nước được coi là “một đạo luật đặc biệt”, chứ không phải là một bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của Nhà nước (hay Quốc Gia) như cách quan niệm của các nhà kinh tế hay các nhà làm luật. So sánh giữa Luật NSNN với Đạo luật NSNN thường niên. Giống nhau ở chỗ chủ thể quyết định đều là Quốc hội. Nhưng khác ở: thời gian có hiệu lực; Cơ cấu “đạo luật ngân sách thường niên” không phải chỉ là bản dự toán các khoản thu chi tiền tệ của quốc gia đã được Quốc Hội biểu quyết thông qua mà còn bao gồm cả văn bản nghị quyết của Quốc Hội về việc thi hành bản dự toán ngân sách đó trong khi Luật NSNN bao gồm các điều khoản như một văn bản luật thông thường; trình tự lập bản dự toán rất phức tạp, có sự tham gia của rất nhiều chủ thể khác nhau c. Đặc điểm của ngân sách nhà nước Việc tìm hiểu các đặc điểm của ngân sách nhà nước nhằm phân biệt ngân sách nhà nước với các thể chế tài chính khác như ngân sách của gia đình, ngân sách của các doanh nghiệp, ngân sách của các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể quần chúng... Nhờ đó mà các nhà làm luật tìm ra được cách thức điều chỉnh thích hợp và hiệu quả nhất bằng pháp luật đối với các quan hệ phân phối của cải vật chất phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính quan trọng này. Ngày nay, do các thành tựu của khoa học kinh tế cùng với sự phát triển không - 3 - ngừng của các hoạt động kinh tế trong xã hội mà người ta biết đến những đặc tính cơ bản sau đây của ngân sách nhà nước: Thứ nhất, ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính lớn nhất cần được Quốc Hội phê chuẩn. Đặc điểm này cho thấy ngân sách nhà nước vừa thể hiện các hành vi kinh tế (lập dự trù các khoản thu – chi sẽ thực hiện trong tương lai), vừa phản ánh các hành vi pháp lý của các chủ thể có thẩm quyền (cơ quan hành pháp có trách nhiệm lập dự toán ngân sách và cơ quan lập pháp có trách nhiệm phê chuẩn bản dự toán đó). Trong khi đó, các loại ngân sách của các chủ thể khác thì chỉ phản ánh các hành vi thuần tuý kinh tế mang tính chất kỹ thuật tài chính như lập dự trù kế hoạch thu chi tiền tệ cho mình mà không cần phải đệ trình cho một cơ quan lập pháp nào phê chuẩn trước khi đem ra thực hiện trên thực tế. Vậy đối với ngân sách nhà nước, giữa hoạt động lập dự toán ngân sách (hoạt động mang tính kỹ thuật tài chính) và hoạt động phê chuẩn bản dự toán ngân sách nhà nước (hoạt động mang tính chất kỹ thuật pháp lý) thì hoạt động nào quan trọng hơn? Thật khó có lời giải đáp thoả đáng cho câu hỏi này, bởi mỗi loại hoạt động kể trên có những vai trò và ý nghĩa, tác dụng khác nhau. Điều này khiến cho người ta không thể coi trọng hoạt động này mà dẫn đến coi nhẹ hoạt động kia và ngược lại. Nếu hoạt động lập dự toán ngân sách được cơ quan hành pháp thực hiện một cách khoa học và hợp lý sẽ tạo ra được một bản dự toán có tính khả thi và tính hiệu quả cao, do đó có thể dễ dàng được cơ quan lập pháp phê chuẩn mà ít gặp phải các khó khăn, trở ngại. Còn nếu như hoạt động biểu quyết ngân sách nhà nước của cơ quan lập pháp mà được tiến hành một cách cẩn trọng, có trách nhiệm cao và với một tinh thần sáng suốt thì kết quả là sẽ có một đạo luật ngân sách thường niên có hiệu lực thực sự và dễ dàng thực hiện trong thực tế. Thứ hai, ngân sách nhà nước vừa là một văn kiện tài chính (bản kế hoạch tài chính) vừa có ý nghĩa như là một đạo luật, gắn với yếu tố quyền lực Nhà nước. Với đặc điểm này, ngân sách nhà nước hoàn toàn khác biệt về phương diện pháp lý so với các loại ngân sách khác của các chủ thể khác. Sở dĩ cần phải đảm bảo cho ngân sách - 4 - nhà nước có được giá trị pháp lý như một đạo luật là vì xuất phát từ tầm quan trọng và vị trí, vai trò đặc biệt của ngân sách nhà nước đối với việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị – xã hội của một đất nước. Rõ ràng, nếu ngân sách nhà nước không được Quốc Hội biểu quyết thông qua thì không những Chính Phủ sẽ được “tự do” thực hiện việc thu - chi theo ý mình ngoài sự kiểm soát của đại diện dân chúng (và điều này có thể gây bất lợi cho quyền lợi của toàn thể dân chúng là những người phải đóng thuế cho Nhà nước) mà còn làm cho bản kế hoạch tài chính quan trọng bậc nhất này khó thực hiện trong thực tế vì không có giá trị pháp lý bắt buộc thi hành và không được đảm bảo thực hiện như một đạo luật. Thứ ba, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể Quốc gia, do Chính Phủ tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của Quốc Hội. Việc giám sát này của Quốc Hội đối với hoạt động thi hành ngân sách của Chính Phủ thực chất là sự giám sát của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp. Vì thế mà ngân sách nhà nước có sự khác biệt với các loại ngân sách khác, ở chỗ các loại ngân sách này không cần phải có sự giám sát trực tiếp của cơ quan lập pháp trong quá trình thực hiện, ví dụ một doanh nghiệp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của mình thì cùng lắm cũng chỉ chịu sự quản lý hay kiểm soát của các cơ quan hành pháp mà thôi. Thứ tư, đối với ngân sách nhà nước, các khoản chi thông thường có tính cách “ưu tiên” hơn so với các khoản thu, trong khi đối với các loại ngân sách khác như ngân sách gia đình, ngân sách tổ chức thì ngược lại, các khoản thu thường có tính cách ưu tiên hơn so với các khoản chi. Điều này có nghĩa là, đối với ngân sách nhà nước ngay cả khi soạn thảo và phê chuẩn ngân sách cũng như khi thi hành ngân sách, các khoản chi thông thường hay được các cơ quan hữu trách xem xét trước khi xem xét đến các khoản thu. Sở dĩ các khoản chi có được tính chất “ưu tiên” hơn so với các khoản thu là bởi vì xuất phát từ lập luận cho rằng, nếu Chính Phủ và Quốc Hội xem xét các nguồn thu trước rồi trên cơ sở đó mới xem xét việc chi tiêu các khoản thu đó như thế nào thì sẽ dẫn đến tình trạng “thụ động” trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động của Chính Phủ. Vì thế, trong quá trình hoạt động ngân sách nhà nước, cần phải xác định trước xem Chính Phủ dự định sẽ thực hiện những “công vụ” nào, có cần thiết và có hiệu quả, hợp lý hay không rồi sau đó mới tính đến việc tìm - 5 - nguồn thu để tài trợ cho các “công vụ” ấy. Tư tưởng này không chỉ là một quan điểm khoa học mà trên thực tế đã trở thành nguyên tắc nổi tiếng một thời trong luật tài chính công của nhiều nước trên thế giới và đã từng được áp dụng phổ biến trong nền tài chính công của các nước phương tây như Anh, Pháp, Mỹ Tuy vậy, ngày nay người ta không còn coi trọng nguyên tắc này nữa vì sự câu thúc bởi việc thực hiện các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước. 2. Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước: là những tư tưởng chỉ đạo để xây dựng nên một bản NSNN (khác nguyên tắc của Luật NSNN). Bốn nguyên tắc cơ bản: 1- Nguyên tắc ngân sách nhất niên; 2- Nguyên tắc ngân sách đơn nhất; 3- Nguyên tắc ngân sách toàn diện; và 4- Nguyên tắc ngân sách thăng bằng. a. Nguyên tắc ngân sách nhất niên Nguyên tắc nhất niên của ngân sách, ra đời đầu tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ 17, khi mà Nghị viện Anh ngày càng trở nên vững mạnh cùng với sự suy yếu của chế độ vương quyền. Nguyên tắc này được thiết lập ở Anh nhằm giúp Nghị viện Anh dễ kiểm soát Nhà Vua trong việc thu thuế và chi tiêu các khoản tiền của quốc gia, qua việc Nghị viện yêu cầu mỗi năm Nhà Vua phải đệ trình lên một bản dự toán các khoản thu chi mình sẽ thực hiện để phê chuẩn; đồng thời để cho việc thực hiện các khoản thu, chi được hiệu quả và giúp cho Nghị viện kiểm soát kịp thời đối với mọi hành vi của Nhà Vua trong việc chi tiêu, tránh sự lãng phí hay bất công, Nhà Vua chỉ được phép thực hiện kế hoạch thu chi của mình trong thời hạn 1 năm, sau đó muốn thu chi tiếp thì phải được Nghị viện cho phép bằng cách phê chuẩn trong năm tiếp theo. - 6 - Trên thực tế, mặc dù nguyên tắc này được hình thành sớm nhất ở Anh (năm 1689 là năm khai sinh nguyên tắc này, năm đó Quốc hội Anh yêu cầu sự nuôi dưỡng quân đội của Nhà Vua chỉ được phép thi hành trong một năm, hết năm đó, nếu muốn nuôi dưỡng quân đội tiếp tục thì Nhà Vua phải được Quốc hội ưng thuận) nhưng sau đó đã trở thành một nguyên tắc được thừa nhận ở các nước có nền dân chủ phát triển sớm ở châu Âu như Pháp, Đức. Hiện nay nguyên tắc này đã được thừa nhận và thực hiện ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Nội dung: - Mỗi năm, Quốc hội (với tư cách là cơ quan nắm quyền lập pháp) sẽ biểu quyết hay phê chuẩn ngân sách một lần theo hạn kì do luật định. - Bản dự toán các khoản thu, chi của Quốc gia sau khi đã được Quốc hội biểu quyết hay phê chuẩn chỉ có giá trị hiệu lực thi hành trong một năm và Chính phủ (với tư cách là cơ quan nắm quyền hành pháp) cũng chỉ được phép thi hành trong năm đó. Ở Việt Nam, nguyên tắc ngân sách nhất niên được ghi nhận tại Điều 1 và Điều 14 Luật ngân sách nhà nước theo đó, các khoản thu và chi của ngân sách nhà nước được thực hiện trong 1 năm và năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. + Một năm: Để Quốc hội dễ bề kiểm soát được kế hoạch thu chi của Chính phủ, không để quá dài hay quá ngắn sẽ không có thời gian hợp lý để quyết toán. Câu hỏi đặt ra là: Liệu nguyên tắc ngân sách nhất niên có áp dụng với việc thi hành ngân sách không? ví dụ: Trong năm 2005 có khoản kinh phí vài tỷ để chi vào việc xây dựng một công trình cơ sở hạ tầng. Nhưng kinh phí này chưa được sử dụng trong năm 2005.Vậy nó còn có giá trị để đem chi tiêu trong năm 2006 không, mà theo ngân sách, Quốc hội chỉ cho phép Chính phủ thực hiện khoản chi đó trong năm 2005. Và giả dụ, kinh phí này được phép sử dụng trong năm 2006 thì về phương diện kế toán người ta phải ghi khoản chi đó vào tài khoá 2005 hay 2006? Có hai chế độ được đặt ra để giải quyết vấn đề này. Theo chế độ quản trị: người ta chỉ chú trọng tới việc các khoản thu chi đã thực sự xảy ra trong năm nào, giống như - 7 - việc các bà nội trợ mỗi ngày ghi sổ các món chi tiêu. Tức là theo chế độ quản trị thì người ta quan tâm tới việc thu chi thực sự chứ không quan tâm tới việc các khoản thu, chi này được ghi ở một ngân sách năm khác, không phải là năm mà việc thu chi thực sự xảy ra. Như vậy theo chế độ quản trị, khoản kinh phí trên sẽ được ghi vào ngân sách năm 2005 chứ không phải là ngân sách 2004 ---> Các hứa chi của một năm ngân sách sẽ mất giá trị khi kết thúc ngày 31.12 năm đó. Muốn để khoản chi này được thực hiện tiếp tục thì phải ghi nhận lại trong trong ngân sách năm sau. Ưu điểm của chế độ này là giúp cho việc kế toán các khoản thu chi trở nên đơn giản vì nó thực hiện theo thứ tự thời gian xảy ra. Song nhược điểm là có thể gây nên sự sai lệch các khoản mục ngân sách, Ví dụ: nếu trình bày sự thi hành ngân sách năm 2005 chỉ bao gồm các khoản thu chi trong năm đó và không lưu ý đến việc đã dự trù năm trước nhưng chưa kịp chi, như vậy là sẽ đem lại một hình ảnh không đúng về ngân sách bởi trong năm ngân sách 2005 họ đã không tính tới những món nợ cần phải trả, những việc chi tiêu cần phải thực hiện cho năm ngân sách 2005. Chế độ thứ hai là chế độ tài khoá, theo đó, một khoản chi đã được chuẩn hứa trong năm ngân sách 2005 thì phải ghi chi vào quyết toán ngân sách 2005 và coi như được thi hành trong năm ngân sách đó dù khoản chi được thực hiện vào năm 2006. Như vậy, một khoản chi nếu đã được đưa vào dự toán NS năm nào thì sẽ được coi như thuộc về NS năm đó dù rằng việc thực chi có thể xảy ra trong năm sau. Nhưng nhược điểm là trong các khoản chi tiêu của năm ngân sách, người ta phải phân biệt khoản chi nào của ngân sách năm trước và khoản chi nào của ngân sách năm đó. Các chương mục của Kế toán viên (Chương mục quỹ) ghi việc trả tiền theo thời gian không ăn khớp với Chương mục Ngân sách ghi các việc chi tiêu theo năm chuẩn hứa, việc quyết toán ngân sách sẽ gặp khó khăn. Pháp luật ngân sách Việt Nam quy định: các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước nhưng chưa thực hiện, hoặc chưa thực hiện hết thì không được chuyển sang năm sau chi tiếp trừ trường hợp được BT Bộ Tài chính hoặc CT UBND Tỉnh quyết định cho chi tiếp thì hạch toán và quyết toán như sau: +Nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì dụng tồn quỹ ngân sách năm trước để xử lý và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước + Nếu được quyết định thực hiện trong năm sau thì cơ quan tài chính làm thủ tục chi - 8 - chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp. Các đơn vị thực hiện hạch toán và quyết toán số chi chuyển nguồn năm trước sang năm sau, ngân sách các cấp thực hiện quyết toán số chi chuyển nguồn năm trước sang năm sau vào chi ngân sách năm trước.(Vr: Đ.66 NĐ 60 ngày 6.6.2003 hướng dẫn LNSNN 16.12.2002) b. Nguyên tắc ngân sách đơn nhất Mọi khoản thu và chi tiền tệ của Quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất, đó là bản dự toán ngân sách nhà nước sẽ được Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn để thực hiện. Nguyên tắc này cũng được xây dựng đầu tiên ở các nước có nền dân chủ sớm phát triển như Anh, Pháp, Đức... và ngày nay cũng đã trở thành một nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi ở nhiều nước khác trên thế giới. Lý do: - Nếu các khoản thu và chi lại trình bày trong nhiều văn bản khác nhau sẽ gây khó khăn cho việc thiết lập một ngân sách thăng bằng và hiệu quả, mà còn khiến cho Quốc hội (với quyền lập pháp có trong tay) cũng khó kiểm soát, lựa chọn được những khoản thu, chi nào là cần thiết hay quan trọng để phê chuẩn cho phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, có hai việc chi, một việc cần thiết và một việc không quá mang tính cấp bách. Nếu đem hai việc đó trình Quốc hội định đoạt một thời điểm chắc chắn Quốc hội sẽ chọn việc chi tiêu cần thiết, nếu không có đủ kinh phí để tài trợ cho cả hai việc. Trong khi nếu việc trình Quốc hội chia làm nhiều thời điểm khác nhau và việc chi tiêu không quá cần thiết được trình trước thì Quốc hội sẽ thông qua việc chi này vì chưa biết được liệu trong tương lai có việc chi nào khẩn cấp hơn. Nguyên tắc này cho ta biết rõ dung lượng tổng cộng của ngân sách, không quên một khoản nào cũng không có khoản nào bị thi hành tới 2 lần. Tiếc rằng trong pháp luật thực định ở nước ta hiện nay chưa có điều luật nào ghi nhận một cách rõ ràng, chính thức về nguyên tắc này nên khiến cho việc thực hiện nó trong thực tế có phần lỏng lẻo. ?Liệu có khoản chi nào được thực hiện ngoài ngân sách c. Nguyên tắc ngân sách toàn diện. Nguyên tắc này mang tính định tính, không - 9 - mang tính định lượng Cùng với hai nguyên tắc trên, nguyên tắc ngân sách toàn diện cũng đã được đề cập đến từ thế kỷ 17, 18 ở nước Anh và các nước châu Âu lục địa khác. Nội dung: - Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều phải ghi rõ và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc Hội phê chuẩn; không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất kì khoản thu, chi nào. - Các khoản thu và các khoản chi không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chi trong mục lục ngân sách nhà nước được được duyệt; không được phép dùng riêng một khoản thu nào cho riêng một khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi. Ví dụ: Một đơn vị chi phí hết 500triệu nhưng khoản thu là 700triệu, Lấy 700-500 = 200 Triệu, chỉ ghi 200triệu vào phần thu của NS, như vậy là bù trừ, chỉ ghi phần sai số vào phần thu của NS. Làm như vậy cơ quan quyết toán ngân sách sẽ không có ý niệm rõ rệt và tổng quát về những khoản chi và thu thực sự của toàn thể các chủ thể sử dụng ngân sách. Đồng thời, khi áp dụng nguyên tắc này phải tuân thủ nguyên tắc “các khoản đi vay để bù đắp bội chi ngân sách không được sử dụng để chi tiêu dùng mà chỉ được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển”. Với hai nội dung cơ bản nêu trên, việc thực hiện nguyên tắc ngân sách toàn diện sẽ đảm bảo cho bản dự toán ngân sách được thiết lập rõ ràng, cụ thể, minh bạch, đầy đủ và dễ kiểm soát, tránh sự gian lận hay biển thủ công quỹ trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngân sách toàn diện được ghi nhận tại Điều 6 của Luật ngân sách nhà nước, với nội dung cụ thể là: “tất cả các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước đều phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước”. Việc phân biệt nguyên tắc ngân sách toàn diện và ngân sách đơn nhất ở chỗ nguyên tắc toàn diện nhấn mạnh tới yếu tố tất cả các khoản chi trong khi nguyên tắc đơn nhất nhấn mạnh vào yếu tố một ngân sách duy nhất. Nguyên tắc đơn nhất yêu cầu việc ghi tất cả các khoản chi vào một tài liệu duy nhất trong khi nguyên tắc toàn diện yêu cầu ghi rõ ràng tỉ mỉ việc thu chi và các khoản thu chi không được - 10 - phép bù trừ. d. Nguyên tắc ngân sách thăng bằng Theo nghĩa cổ điển, nguyên tắc ngân sách thăng bằng được hiểu là tất cả các khoản thu đều phải bằng tất cả các khoản chi. Sự thăng bằng giữa các khoản thu và chi ngân sách phải được xác lập ngay từ khi lập dự toán ngân sách cho đến khi thực hiện xong kế hoạch dự toán đó. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng thu cũng như nhu cầu chi tiêu của mỗi quốc gia trong một năm thường xuyên biến đổi không ngừng, dưới sự tác động của rất nhiều yếu tố nên nguyên tắc thăng bằng chỉ được hiểu ở mức tương đối là các khoản thu chi phải tương ứng với nhau. Tại sao phải áp dụng nguyên tắc này? Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, sự mất thăng bằng của ngân sách nhà nước đều có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi. Chẳng hạn, nếu tổng số chi lớn hơn tổng số thu (có nghĩa xảy ra tình trạng bội chi ngân sách nhà nước) thì số bội chi này thường ít có khả năng bù đắp nổi bằng các khoản thuế hay các khoản vay nợ, viện trợ nước ngoài mà đôi khi phải sử dụng đến giải pháp vay nợ ngắn hạn từ Ngân hàng trung ương, nghĩa là phát hành thêm tiền vào lưu thông để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách nhà nước. Hậu quả là việc áp dụng giải ph