Mô hình thực thể kết hợp (Entity Relationship Diagram)

• Biểu diễn hệ thống thông tin • Mô hình thực thể kết hợp • Xây dựng mô hình thực thể kết hợp • Mô hình thực thể kết hợp mở rộng

pdf78 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2940 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình thực thể kết hợp (Entity Relationship Diagram), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Entity Relationship Diagram Giảng viên: Ths. Nguyễn Thị Khiêm Hòa NỘI DUNG • Biểu diễn hệ thống thông tin • Mô hình thực thể kết hợp • Xây dựng mô hình thực thể kết hợp • Mô hình thực thể kết hợp mở rộng Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 2 Đặt vấn đề Làm thế nào để có thể biểu diễn một bài toán thực tế một cách trực quan? Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 3 BIỂU DIỄN HỆ THỐNG THÔNG TIN • Hệ thống là tập hợp các yếu tố có nhiều ràng buộc lẫn nhau và hướng đến một mục đích chung • Hệ thống tổ chức: • Tổ chức • Môi trường Sự tác động qua lại giữa tổ chức và môi trường tạo sự cân bằng cho tổ chức Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 4 BIỂU DIỄN HỆ THỐNG THÔNG TIN Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 5 Hệ thống thông tin Hệ tác nghiệp Hệ quyết định B á o c á o s ả n x u ấ t Ch ỉ đ ạ o s ả n x u ấ t Dữ liệu vào Thông tin ra Nguyên vật liệu Sản phẩm/ dịch vụ MÔI TRƯỜNG Các phân hệ của hệ thống kinh doanh / dịch vụ BIỂU DIỄN HỆ THỐNG THÔNG TIN Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 6 Quan niệm Tổ chức Vật lý Phân tích Thiết kế và cài đặt Khai thác Dữ liệu Thủ tục xử lý Bộ máy xử lý Môi trường Con người Các trục biểu diễn hệ thống thông tin BIỂU DIỄN HỆ THỐNG THÔNG TIN Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 7 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Khái niệm Mô hình thực thể kết hợp (Entity Relationship Diagram): • Mô hình trực quan được dùng thiết kế CSDL ở mức quan niệm • Biểu diễn trừu tượng cấu trúc CSDL Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 8 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Thành phần: • Thực thể • Mối liên hệ/ kết hợp • Thuộc tính Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 9 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Thực thể • Đối tượng cụ thể/ trừu tượng tồn tại ổn định và tương đối độc lập trong thế giới thực • Ví dụ: khách hàng, hóa đơn … • Ký hiệu: Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 10 Tên thực thể Thảo luận • Đối tượng nào sau đây là thực thể? • Kế toán • Bệnh viện • Khách hàng • Bảng lương Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 11 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Thuộc tính • Dùng mô tả một tính chất của thực thể • Tập thực thể: các thực thể có cùng tập thuộc tính • Mỗi thuộc tính có một tập giá trị hay một kiểu dữ liệu nguyên tố (chuỗi, số, ngày tháng…) • Ký hiệu Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 12 Tên thuộc tính VÍ DỤ MẪU • Công ty được tổ chức thành nhiều đơn vị với các thông tin bao gồm: tên đơn vị, số hiệu đơn vị. Mỗi đơn vị có thể có nhiều văn phòng đại diện tại những địa điểm khác nhau. Đơn vị được quản lý bởi một nhân viên giữ chức vụ trưởng đơn vị. Hệ thống cũng yêu cầu phải duy trì thông tin về ngày ký quyết định bổ nhiệm cho từng trưởng đơn vị. • Mỗi đơn vị điều hành nhiều dự án. Thông tin về dự án bao gồm: tên dự án, số hiệu, và địa điểm thực hiện dự án. • Công ty duy trì thông tin về nhân viên bao gồm: họ và tên, mã số, mức lương, giới tính, ngày sinh và ngày ký hợp đồng làm việc với công ty. Mỗi nhân viên thuộc biên chế một đơn vị nhưng có thể tham gia nhiều dự án khác nhau. Các dự án này không nhất thiết phải do cùng một đơn vị quản lý. Công ty cũng theo dõi thời gian (tính bằng số giờ làm việc trong tuần) tham gia từng dự án của mỗi nhân viên. Ngoài ra, mỗi nhân viên còn chịu sự giám sát của một nhân viên khác. • Cuối cùng, công ty có chế độ bảo hiểm dành cho người thân của nhân viên. Thông tin về người thân bao gồm tên, giới tính, ngày sinh và mối liên hệ với nhân viên. Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 13 Thảo luận • Xác định các tập thực thể trong ví dụ mẫu • Xác định thuộc tính tương ứng với từng tập thực thể trong ví dụ mẫu Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 14 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Thuộc tính đơn trị: một thời điểm chỉ nhận một giá trị duy nhất Ví dụ: ngày sinh, giới tính… Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 15 Nhân viên Ngày sinh Giới tính … MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Thuộc tính đa trị: có thể có một hoặc nhiều giá trị khác nhau trong cùng một lúc Ví dụ: trình độ ngoại ngữ của nhân viên, hay địa điểm của dự án Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 16 Nhân viên Ngoại ngữ Giới tính … Ngoại ngữ 1 Ngoại ngữ 2 … MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Thuộc tính đơn: Thuộc tính không thể phân rã được • Thuộc tính tổ hợp: là thuộc tính có thể phân rã thành nhiều thuộc tính khác Ví dụ: Họ tên nhân viên Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 17 Nhân viên Họ tên Ngày sinh … Họ Tên Thảo luận • Xác định miền giá trị thích hợp cho các thuộc tính trong từng tập thực thể của ví dụ mẫu • Xác định thuộc tính đơn & thuộc tính tổ hợp trong từng tập thực thể của ví dụ mẫu • Xác định thuộc tính đơn trị & thuộc tính đa trị trong từng tập thực thể của ví dụ mẫu Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 18 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Thuộc tính lưu trữ: giá trị thực sự được nhập vào CSDL • Thuộc tính dẫn xuất: giá trị của thuộc tính được suy ra từ giá trị của thuộc tính khác Ví dụ: năm sinh hoặc tuổi Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 19 Nhân viên Ngày sinh Tuổi … MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Giá trị null: • Giá trị không tồn tại • Giá trị tồn tại nhưng không xác định • Giá trị tồn tại, xác định, nhưng không sử dụng được Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 20 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Thuộc tính khóa: • Một (số) thuộc tính dùng để phân biệt các thực thể khác nhau trong một tập thực thể • Mỗi tập thực thể có ít nhất một khóa • Khóa chính và khóa phụ Ví dụ: Số tài khoản dùng để phân biệt hai tài khoản bất kỳ. Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 21 Thảo luận • Xác định thuộc tính lưu trữ và thuộc tính dẫn xuất (nếu có) trong ví dụ mẫu • Diễn giải sự xuất hiện của các giá trị null xuất hiện trong ví dụ mẫu • Xác định khóa chính, khóa phụ trong ví dụ mẫu Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 22 VÍ DỤ MẪU Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 23 Hình 2.1. Các thực thể (kèm thuộc tính) của COMPANY MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Liên kết là một sự kết hợp giữa các thực thể từ một hoặc nhiều tập thực thể khác nhau • Ký hiệu Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 24 Tên liên kết MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Phân loại liên kết dựa trên số thực thể tham gia • Liên kết hai ngôi • Liên kết nhiều ngôi • Liên kết nhiều ngôi có thể được chuyển đổi thành nhiều liên kết hai ngôi Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 25 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 26 Hình 2.2. Chuyển đổi liên kết ba ngôi thành ba liên kết hai ngôi MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Phân loại liên kết hai ngôi dựa trên số lượng các thực thể cùng loại tham gia vào liên kết • Liên kết một – một • Liên kết nhiều – một • Liên kết nhiều – nhiều Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 27 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 28 Hình 2.3. Biểu diễn liên kết một – một trong CSDL COMPANY MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 29 Hình 2.4. Biểu diễn liên kết một – nhiều trong CSDL COMPANY MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 30 Hình 2.5. Biểu diễn liên kết nhiều – nhiều trong CSDL COMPANY MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Một số đặc điểm của liên kết • Mỗi thực thể có vai trò riêng trong liên kết • Liên kết có thể có thuộc tính riêng Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 31 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 32 Hình 2.6. Hai vai trò của tập thực thể EMPLOYEE trong liên kết SUPERVISES Mối liên kết phản thân MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 33 Hình 2.7. Biểu diễn thuộc tính của liên kết WOKRSON trong CSDL COMPANY. Thảo luận • Xác định các kiểu liên kết tồn tại trong ví dụ mẫu • Xác định chỉ số bội của từng kiểu liên kết trong ví dụ mẫu • Xác định thuộc tính của mỗi kiểu liên kết trong ví dụ mẫu Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 34 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Kiểu liên kết R từ E1 đến E2 gọi là hỗ trợ khi • R là loại liên kết hai ngôi n:1 từ E1 đến E2 • Tập thực thể E1 không có khóa chính, nó nhận khóa chính của E2 về làm khóa cho nó • Khi đó, E1 gọi là tập thực thể yếu Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 35 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 36 Hình 2.8. Tập thực thể yếu DEPDENDENT trong CSDL COMPANY MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 37 MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 38 Hình 2.9. Biểu diễn cơ sở dữ liệu COMPANY bằng mô hình thực thể kết hợp. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP • Xác định tập thực thể • Xác định mối quan hệ • Xác định thuộc tính cho tập thực thể và mối quan hệ • Xác định kiểu dữ liệu và miền giá trị cho thuộc tính • Xác định thuộc tính khóa • Xác định lượng số cho mối quan hệ Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 39 XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Một số khó khăn khi thiết kế mô hình thực thể kết hợp • Số ngôi của mối kết hợp • Thực thể hay mối kết hợp? • Thực thể hay thuộc tính? Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 40 XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Một số nguyên tắc kiểm tra mô hình thực thể kết hợp • Thuộc tính trong tập thực thể hay mối kết hợp: thuộc tính là duy nhất của thực thể hoặc mối kết hợp • Giá trị của thuộc tính trong một thể hiện: trong một thể hiện thuộc tính là duy nhất Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 41 Nhân viên Ten_NV Con_NV … XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC THỂ KẾT HỢP Một số nguyên tắc kiểm tra mô hình thực thể kết hợp • Thuộc tính của mối kết hợp • Thuộc tính phụ thuộc thực thể nào? Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 42 VÍ DỤ MẪU (tiếp theo) • Nhân viên trong công ty được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa vào nhiệm vụ mà từng nhân viên đảm nhận trong công ty. Có ba nhóm nhân viên: văn phòng, lái xe và kỹ thuật. Mỗi nhóm ngoài việc có đầy đủ các thuộc tính của nhân viên thì có những đặc trưng riêng. • Công ty chỉ quan tâm đến người thân của kỹ sư. Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 43 Đặt vấn đề? • Làm thế nào biểu diễn những vấn đề vừa bổ sung trong ví dụ mẫu? Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 44 Vấn đề: hạn chế của ERD • Mô hình ER không hỗ trợ biểu diễn phân cấp • Mô hình ER không hỗ trợ tính kế thừa, khái quát hóa và chuyên biệt hóa. Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 45 Giải pháp khả thi • Cải tiến mô hình thực thể kết hợp với các khái niệm liên quan đến sự phân cấp: • Liên kết cha/con • Tính kế thừa • Chuyên biệt hóa / khái quát hóa Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 46 LIÊN KẾT CHA/CON • Định nghĩa • Phép chia một tập thực thể thành nhiều tập thực thể khác, nhỏ hơn • Tập thực thể bị chia = lớp cha • Tập thực thể được chia = lớp con • Liên kết cha/con = liên kết ISA Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 47 LIÊN KẾT CHA/CON • Chia tập thực thể EMPLOYEE thành ba tập con ENGINEER, SECRETARY, và DRIVER • Lớp cha: EMPLOYEE • Lớp con: ENGINEER, SECRETARY, DRIVER • Ba liên kết ISA từ lớp cha đến các lớp con Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 48 LIÊN KẾT CHA/CON • Thực thể ở lớp cha hay lớp con đều cùng phản ánh một sự vật trong thế giới thực • Một thực thể ở lớp cha có thể xuất hiện ở • Một lớp con • Nhiều lớp con • Không xuất hiện ở lớp con • Một thực thể xuất hiện ở lớp con thì phải xuất hiện ở lớp cha Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 49 VÍ DỤ MẪU • Một người lái xe thì phải là nhân viên của công ty • Một nhân viên của công ty thì có thể là lái xe, kỹ sư, hay là thư ký. Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 50 SỰ KẾ THỪA • Lớp con kế thừa tất cả các thuộc tính và các kiểu liên kết của lớp cha • Lớp con có thể có thuộc tính riêng, các kiểu liên kết riêng Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 51 VÍ DỤ MẪU Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 52 Hình 3.1. Bên cạnh các thuộc tính được kế thừa từ lớp cha, lớp con còn có thể có các thuộc tính riêng CHUYÊN BIỆT HÓA • Định nghĩa • Quá trình phân chia lớp cha thành nhiều lớp con • Quá trình xác định tập các lớp con của một tập thực thể (lớp cha) Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 53 VÍ DỤ MẪU Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 54 Hình 3.2. Hai phép chuyên biệt hóa theo thuộc tính thực hiện trên EMPLOYEE CHUYÊN BIỆT HÓA • Các bước thực hiện • Định nghĩa một tập các lớp con • Xác định thuộc tính riêng của từng lớp con • Xác định các kiểu liên kết riêng của lớp con với các tập thực thể khác hoặc với các lớp con khác Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 55 VÍ DỤ MẪU • Phân tích các thuộc tính giống nhau của ba tập thực thể ENGINEER, SECRETARY, DRIVER để hình thành nên tập thực thể mới EMPLOYEE Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 56 PHÂN LOẠI CHUYÊN BIỆT HÓA • Chuyên biệt hóa do giá trị tại một số thuộc tính phân nhóm • Chuyên biệt hóa do người dùng tự định nghĩa Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 57 VÍ DỤ MẪU Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 58 Hình 3.3. Chuyên biệt hóa lớp EMPLOYEE theo thuộc tính JobType. MỘT SỐ RÀNG BUỘC • Các điều kiện mà quá trình chuyên biệt hóa / khái quát hóa phải đáp ứng Định nghĩa • Ràng buộc không trùng lắp • Ràng buộc trùng lắp • Ràng buộc từng phần • Ràng buộc toàn phần Phân loại Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 59 VÍ DỤ MẪU Hình 3.4. Ràng buộc trong chuyên biệt hóa và khái quát hóa Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 60 MỘT SỐ QUY TẮC • Khi xóa một thực thể ở lớp cha, thực thể này bị xóa ra khỏi tất cả các lớp con chứa nó • Thêm một thực thể vào lớp cha, thực thể này được thêm vào các lớp con mà nó thỏa mãn điều kiện phân nhóm Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 61 CÂY (LƯỚI) PHÂN CẤP • Một lớp cha có thể có nhiều lớp con • Một lớp con có thể có nhiều lớp cha • Từ đó hình thành cây phân cấp (đơn thừa kế) hay lưới phân cấp (đa thừa kế) Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 62 VÍ DỤ MẪU Hình 3.5. Lưới phân cấp đối với tập thực thể EMPLOYEE Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 63 VÍ DỤ MẪU Hình 3.6. Mô hình thực thể kết hợp mở rộng của CSDL COMPANY Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 64 BÀI TẬP 1 • Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp ứng với cơ sở dữ liệu cho ngân hàng, bao gồm thông tin về khách hàng và các tài khoản của họ: • Thông tin về khách hàng bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân. • Thông tin về tài khoản bao gồm số tài khoản, và số dư trong tài khoản. • Mỗi khách hàng có thể có nhiều tài khoản, nhưng mỗi tài khoản chỉ thuộc một khách hàng nào đó mà thôi Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 65 BÀI TẬP 1 • Mỗi khách hàng có thể có nhiều địa chỉ (mỗi địa chỉ gồm bốn thông tin về số nhà, tên đường, tên quận/huyện, và tên tỉnh/thành phố), và nhiều số điện thoại. • Mỗi khách hàng có thể có nhiều địa chỉ, mỗi địa chỉ lại gắn với nhiều số điện thoại khác nhau. Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 66 BÀI TẬP 2 • Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp ứng với cơ sở dữ liệu về giải bóng đá Ngoại hạng Anh, bao gồm thông tin về các đội bóng, các cầu thủ, và các cổ động viên, cụ thể như sau: • Thông tin về đội bóng bao gồm: tên gọi, các cầu thủ thuộc biên chế, đội trưởng (là một cầu thủ trong biên chế của đội), màu đồng phục. • Thông tin về cầu thủ bao gồm: họ và tên, ngày sinh, chiều cao, vị trí thi đấu. Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 67 BÀI TẬP 2 • Thông tin về cổ động viên bao gồm: họ tên, các đội bóng ưa thích, các cầu thủ ưa thích, màu đồng phục ưa thích. • Thiết kế mô hình để có thể lưu trữ thông tin về thời gian thi đấu của từng cầu thủ tại mỗi đội bóng mà anh ta tham gia Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 68 BÀI TẬP 3 • Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng với cơ sở dữ liệu bao gồm các thông tin về sinh viên, khoa đào tạo, giảng viên, và lớp học với các giả định như sau: • Sinh viên đăng ký vào các lớp học do khoa đào tạo đề xuất và có một điểm số khi lớp học kết thúc. • Giảng viên được phân công phụ trách các lớp học. • Mỗi lớp học có một trợ giảng (là một sinh viên đăng ký học lớp đó). Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 69 BÀI TẬP 4 • Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng cho các yêu cầu dữ liệu được mô tả như sau • Một công ty lớn có nhiều bãi đậu xe, mỗi bãi đậu xe được sử dụng bởi một phòng ban trong công ty. • Mỗi bãi đậu xe được xác định bởi mã số duy nhất, vị trí, sức chứa, và số tầng (nếu có). • Mỗi bãi đậu xe có nhiều chỗ đậu xe được xác định bởi mã số duy nhất. • Nhân viên trong phòng ban có thể yêu cầu sử dụng chỗ đậu xe. Nhân viên cần cung cấp thông tin về số chứng minh nhân dân, họ tên, số điện thoại liên lạc, và biển số xe Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 70 BÀI TẬP 5 • Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng cho các yêu cầu dữ liệu được mô tả như sau • Việc kinh doanh linh kiện được thể hiện thông qua các hóa đơn bán hàng trong ngày. • Khách hàng có thể thanh toán nhiều món hàng với số lượng khác nhau trong cùng một hóa đơn. • Để thuận tiện cho việc mua sắm, các linh kiện có cùng chức năng được sắp xếp thành từng nhóm và đặt ở cùng vị trí. • Khách hàng có thể tự do lựa chọn hoặc yêu cầu nhân viên bán hàng tư vấn để lựa chọn được món hàng phù hợp. Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 71 BÀI TẬP 6 • Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng cho các yêu cầu dữ liệu được mô tả như sau • Trung tâm đào tạo có 30 giảng viên và có thể đào tạo tối đa 10 lớp, mỗi lớp từ 20 đến 25 học viên. • Chương trình đào tạo của công ty bao gồm 05 chủ đề, mỗi chủ đề kéo dài trong vòng 01 tháng. • Mỗi lớp học có tối thiểu hai giảng viên đứng lớp, mỗi giảng viên chỉ được giảng dạy tối đa 02 lớp. • Học viên không thể tham gia cùng lúc hai lớp học. Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 72 BÀI TẬP 7 • Thiết kế lược đồ thực thể kết hợp tương ứng cho các yêu cầu dữ liệu được mô tả như sau: • Công ty có nhiều phân xưởng. Mỗi phân xưởng được xác định bởi mã px, tên px, địa chỉ px. • Công ty sản xuất nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có mã sp, tên sp, đơn vị tính, quy cách. • Công ty có nhiều nguyên vật liệu, mỗi nguyên vật liệu bao
Tài liệu liên quan