Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ

Tóm tắt. Sáng tạo là một năng lực quan trọng của con người và là một mục tiêu giáo dục thực tế trong nhà trường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ khuyết tật thường hạn chế trong việc thể hiện tính sáng tạo hơn là hạn chế về khả năng sáng tạo. Đối với trẻ mầm non, trò chơi xây dựng là một loại trò chơi sáng tạo mà qua đó trẻ có thể học cách giải quyết vấn đề, hiểu biết về thế giới, thể hiện bản thân và phát triển tính sáng tạo. Bài báo đã khái quát các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề phát triển tính sáng tạo của trẻ em thông qua chơi đồng thời cung cấp một số biện pháp thực hiện và hướng dẫn trò chơi xây dựng theo quy trình gồm 3 giai đoạn. Trong đó các biện pháp trước khi trẻ chơi, trong khi trẻ chơi và sau khi trẻ chơi được đề cập.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 120-129 This paper is available online at MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG TRONG LỚPMẪU GIÁO HÒA NHẬP NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ Trần Thị Minh Thành Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sáng tạo là một năng lực quan trọng của con người và là một mục tiêu giáo dục thực tế trong nhà trường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ khuyết tật thường hạn chế trong việc thể hiện tính sáng tạo hơn là hạn chế về khả năng sáng tạo. Đối với trẻ mầm non, trò chơi xây dựng là một loại trò chơi sáng tạo mà qua đó trẻ có thể học cách giải quyết vấn đề, hiểu biết về thế giới, thể hiện bản thân và phát triển tính sáng tạo. Bài báo đã khái quát các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề phát triển tính sáng tạo của trẻ em thông qua chơi đồng thời cung cấp một số biện pháp thực hiện và hướng dẫn trò chơi xây dựng theo quy trình gồm 3 giai đoạn. Trong đó các biện pháp trước khi trẻ chơi, trong khi trẻ chơi và sau khi trẻ chơi được đề cập. Từ khóa: Tính sáng tạo, dạy trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ, trò chơi xây dựng. 1. Mở đầu Lịch sử phát triển xã hội loài người là một dòng sáng tạo liên tục của con người. Paul Jay Edelson đã viết: “Không có sáng tạo chúng ta sẽ ngừng tồn tại. Và ngay cả khi chúng ta có thể tồn tại thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?” [12]. Chính vì thế khả năng sáng tạo của con người từ lâu là đề tài nghiên cứu hấp dẫn của nhiều lĩnh vực như Toán học, Văn học, Nghệ thuật, Tâm lí học, Giáo dục học, Kinh tế học, Khoa học Quản lí... Nhiều nghiên cứu đã khẳng định mọi trẻ em đều đã có tiềm năng sáng tạo ngay từ khi mới sinh ra, một số trẻ em có khiếm khuyết về thể chất (khiếm thính, khiếm thị...) hoặc tinh thần (tự kỉ, khuyết tật học tập, khuyết tật trí tuệ (KTTT),...) vẫn sở hữu tiềm Received June 29, 2012. Accepted February 20, 2013. Contact Tran Thi Minh Thanh, e-mail address: thanhttm@hnue.edu.vn 120 Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập... năng sáng tạo to lớn. Sáng tạo là một khả năng đặc biệt chỉ có ở con người. Sáng tạo là một dạng của khả năng giải quyết vấn đề. Sáng tạo liên quan tới khả năng điều chỉnh và linh hoạt trong tư duy. Đây là những lí do xác đáng để trả lời cho câu hỏi tại sao phải nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ em và phải phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em nói chung và trẻ KTTT nói riêng. Trẻ em với khuyết tật trí tuệ nhẹ thường có chỉ số thông minh từ 50 - 75 và thường ít được nhận ra khi còn ở lứa tuổi mẫu giáo. Những trẻ này có thể học chậm hơn các bạn khác nhưng nếu được hướng dẫn phù hợp thì sẽ học dễ dàng hơn và phát triển được nhiều tiềm năng hơn. Cũng như tất cả các lĩnh vực khác trong chương trình giáo dục mầm non, phát triển khả năng sáng tạo không nên được xem xét một cách độc lập, nó phải được lồng ghép trong tất cả các khía cạnh của việc học của trẻ và là một phần cốt yếu trong sự phát triển toàn diện. Người giáo viên cần nhạy cảm với những giới hạn của trẻ khuyết tật trong lớp và đảm bảo cung cấp các cơ hội để trẻ sáng tạo, thậm chí là phải thiết kế những tình huống hoặc hoàn cảnh học tập cho trẻ. Điều này là một thách thức khi giáo viên lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động để đảm bảo trẻ KTTT được tham gia một cách đầy đủ. Trò chơi xây dựng là một loại trò chơi sáng tạo, trong đó trẻ sẽ sử dụng các vật liệu chơi để tạo nên một cái gì đó. Cũng vì thế trò chơi xây dựng được mọi trẻ em lứa tuổi tiền học đường thích thú. Hơn nữa khi chơi trò chơi xây dựng trẻ được sử dụng đôi bàn tay, một công cụ đắc lực của con người trong việc sáng tạo thế giới và sáng tạo chính bản thân họ. Qua trò chơi xây dựng trẻ em sẽ phát triển được nhiều lĩnh vực như kĩ năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ, kĩ năng xã hội và đặc biệt là tư duy sáng tạo [1,5,7]. Để phát huy tác dụng của trò chơi xây dựng cũng như để trẻ em có thể phát triển tính sáng tạo của mình khi chơi, vai trò của người giáo viên mầm non trong việc tổ chức trò chơi là vô cùng cần thiết, trong đó điều quan trọng là giáo viên cần lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động một cách sáng tạo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sáng tạo là gì? Cuối thế kỷ XX người ta phát hiện thấy bên cạnh trí thông minh, trí tuệ còn bao gồm cả trí sáng tạo, trí thông minh được mở rộng, nâng cao và bổ sung nhờ trí sáng tạo. Trí sáng tạo hay tính sáng tạo hay khả năng sáng tạo được biểu thị bằng chỉ số CQ (Creative Quotient) và được xác định qua các trắc nghiệm sáng tạo. Chỉ số CQ liên quan nhiều đến năng lực tư duy phân kì và dẫn đến nhiều trả lời độc đáo, mới và chưa có trong kinh nghiệm. Trên hết, mọi người nhận ra rằng sáng tạo tạo ra khả năng giúp con người đạt được những thành tựu vĩ đại nhất, cùng với giá trị cuộc sống và để sống với đúng nghĩa của nó. 121 Trần Thị Minh Thành R. Valette (1983) đã viết “Tính sáng tạo là thành phần thiết yếu trong quá trình tiến hóa của loài người, giúp chúng ta tiếp tục thích ứng và giải quyết những vấn đề mới ngay cả khi chúng ta không thể nhìn thấy trước điều gì”. Từ tổng quan lịch sử nghiên cứu về sáng tạo ta thấy có nhiều quan niệm, góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau về sáng tạo. Có thể khái quát thành 4 loại định nghĩa được hình thành từ các quan điểm nghiên cứu và sự quan tâm cá nhân trong quá trình phát triển, đó là: nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo, quá trình sáng tạo và môi trường sáng tạo (Feldhusen & Goh, 1995). Theo Tardiff và Sternberg (1988), các định nghĩa tập trung vào nhân cách sáng tạo bao gồm 3 khía cạnh: đặc điểm nhận thức, chất lượng tình cảm, nhân cách và trải nghiệm trong quá trình phát triển của người đó (ví dụ là con đầu, có nhiều sở thích). Loại định nghĩa thứ 2 nhấn mạnh đến đặc điểm của sản phẩm sáng tạo. Đó phải là điều mới lạ, có tác động mạnh, có giá trị hoặc hữu ích đối với xã hội. Loại thứ ba quan tâm tới quá trình hoặc cách thức phát triển sản phẩm sáng tạo. Quá trình sáng tạo có thể liên quan tới cách độc đáo để tạo ra những ý tưởng khác lạ, để tạo ra sự kết hợp lạ hoặc để bổ sung những ý tưởng mới vào những điều đã biết. Cuối cùng nhóm định nghĩa thứ tư nhấn mạnh đến vai trò của môi trường trong việc kích thích hoặc kiềm chế khả năng sáng tạo. Theo quan điểm này, Csikszentmihalyi (1988) đã gợi ý rằng câu hỏi cơ bản nhất về sáng tạo là “sáng tạo ở đâu” và không phải là “sáng tạo là gì”[13]. L.X. Vưgotxki đã viết rằng: “Chúng ta gọi hoạt động sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra được một cái gì mới, không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người” [14]. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm: Sáng tạo là khả năng cải biến, đổi mới trong đó con người sử dụng những kiến thức và kĩ năng đã biết vào một hoàn cảnh mới và tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới, độc đáo và hợp lí trên bình diện cá nhân và xã hội. Đối với trẻ em, tính sáng tạo là năng lực diễn tả bản thân theo cách của riêng mình. Tiềm năng sáng tạo của trẻ em mầm non bao gồm cả trẻ khuyết tật được thể hiện trong tất cả hoạt động của trẻ nhưng đặc biệt nổi trội là ở 4 hoạt động chính: âm nhạc, tạo hình, ngôn ngữ và chơi tưởng tượng (Marilyn Lopes, 1993) [15]. Collete Drifte (2002) cũng gợi ý: “Điều quan trọng cần nhớ rằng sự phát triển tính sáng tạo (của trẻ mầm non) không nhất thiết phải có nghĩa là tạo ra một cái gì đó mới lạ - kể hay đọc lại câu chuyện hoặc bài thơ, tham gia chơi đóng vai, cùng thảo luận, khám phá cũng đều là những hoạt động sáng tạo”. 2.2. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề phát triển tính sáng tạo của trẻ em khuyết tật qua chơi Từ giữa thế kỉ XX các nghiên cứu về chơi tưởng tượng của trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng cũng được công bố trong nhiều tài liệu và bài báo khoa 122 Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập... học. Trong đó, các tác giả đã tập trung nghiên cứu chơi tưởng tượng hay chơi giả vở và tầm quan trọng của chơi giả vờ đối với sự phát triển của trẻ em như phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tư duy sáng tạo, chơi tưởng tượng là tiền đề để trẻ hiểu bản chất của suy nghĩ và cảm giác của bản thân và người khác (J.Piaget (1962), L.X.Vygotsky (1978), G.G.Fein (1979), I.Bretherton (1984), C.Garvey (1990), A.M.Leslie (1988), A.S.Lillard (1991), L.M.Nicolich (1977), Libby, Powell, Messer, & Jordan (1998)... [11]. Nhiều tác giả đã nghiên cứu sự phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ em trong trò chơi đóng vai, đóng kịch, trò chơi xây dựng, vẽ tranh (Johnson, James E (1976), Mullineaux, Paula Y. và Lisabeth F. Dilalla (2009); Yeh, Yu-Chu và Me-Lin Lee (2008); Howard-Jones, Paul, Jane Taylor và Lesley Sutton (2002); Moran, James D., Janet K. Sawyers và Amy Jo Moore (1988); Russ, Sandra W (1996), Lê Thanh Thủy (1993, 1996) [16,3,4]. Một số tác giả đã nghiên cứu sâu về trò chơi xây dựng, trong đó khẳng định trò chơi xây dựng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Trò chơi giúp trẻ phát triển kĩ năng xã hội (Mc Callister, Cynthia A. (1996); Berson, Michael J., Berson, Ilene R. (2003)); toán học và khoa học (Wolfgang Charles H., Stannard Laura L., Johnes, Ithel (2001); Ingrid Chalufour, Cindy Hoisington, Robin Moriarty (2004)); kĩ năng giải quyết vấn đề (Tegano, Deborah W., Lookabaugh, Sandra., May, Gretchen E. (1991), Joe Riederer (1996)); kĩ năng ngôn ngữ (Christie, James F., Johnsen, E. Peter (1987), Pickett, Linda (1998)); phát triển nhân cách trong đó có phát triển khả năng quan sát và sáng tạo (Listvan (1960), P.G. Xamarukova (1986), V.G. Nhechaieva, E.I. Kongiacôva (1959)); là cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển (Cuffaro, Harriet K. (1995)). Đồng thời, nghiên cứu các biện pháp phát triển tính sáng tạo của trẻ em thông qua chơi được các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm. Trong đó tầm quan trọng của các điều kiện thuận lợi để phát triển tiềm năng sáng tạo ở trẻ được nhấn mạnh (Alencar, 1993; Henessey và Amabile, 1987; Runco, 1993; Starko, 1995; Sternberg và Williams, 1996; Torrance, 1983). Bên cạnh đó giáo viên cũng cần biết các yếu tố làm cản trở đến hành vi sáng tạo trong lớp học (Adams, 1996; Amabile, 1989; Von Oech, 1983). Để phát huy tính sáng tạo của trẻ, giáo viên nên có những biện pháp như giải phóng sự kiểm soát, truyền cảm hứng sáng tạo cho trẻ, bao dung với những “lỗi lầm” trong quá trình sáng tạo của trẻ, cung cấp môi trường sáng tạo, lập kế hoạch và khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề, đưa ra nhưng không ép buộc. Bên cạnh đó cần tổ chức các trò chơi sáng tạo như tạo ra đồ vật, kể tiếp câu chuyện, chơi đóng kịch sáng tạo... (Laurel S. Lagoni, M.S. Dorothy H. Martin, Ed.D., Christine Maslin-Cole, Ph.D., Alicia Cook, Kerry MacIsaac, M.S., Gwen Parrill, Jerry Bigner, Ph.D., Ellen Coker, M.S., Shelly Sheie [12]). Việc sử dụng góc xây dựng và trò chơi xây dựng trong lớp mầm non hòa nhập được cho là rất hữu ích trong việc can thiệp và giáo dục cho trẻ khuyết tật trí tuệ. Trong góc xây dựng, các khối nên được sắp xếp cẩn thận trên giá theo hình dạng, kích cỡ từ trái qua phải. 123 Trần Thị Minh Thành Để hỗ trợ chơi tương tác xã hội và chơi biểu tượng, trên các giá để đồ cần có thêm những bộ mô hình (người, cây, xe cộ...). Ngoài ra giáo viên cần lưu ý về kích cỡ và màu sắc của các khối hình (Phelps, Pamela và Hanline, Mary Frances, 1999). Khi trong lớp có những trẻ có nhu cầu đặc biệt như khuyết tật trí tuệ, tự kỉ giáo viên mẫu giáo nên tập trung vào việc tăng cường khả năng chơi xây dựng cho trẻ qua việc sắp xếp không gian và đồ chơi, đưa các khối vào các loại đồ chơi khác hoặc chuyển các khối ra ngoài góc xây dựng (Wardle, Francis. (2000), Brown, Jennifer., Muray, Donna. (2001), Karnes, Merle B. (1993), Stritzel, Kay (1995), Reifel, Stuart (1995)). Vai trò của bạn hướng dẫn làm tăng cường khả năng tư duy và kết quả học tập của trẻ đã được chứng minh qua các nghiên cứu của Piaget (1926); Vygotsky, (1978) và Slavin (1983). Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, Julie S. Johnson-Pynn và Valerie S. Nisbet (2002) đã chứng minh vai trò của bạn hướng dẫn trong trò chơi xây dựng ở trẻ 3 - 5 tuổi. Như vậy, tính sáng tạo là một năng lực cần thiết và quan trọng cần được dạy và phát huy. Con đường để dạy và phát triển tính sáng tạo cho trẻ chính là thông qua chơi. Những kết quả nghiên cứu trên đã gợi ý các biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo của trẻ trong lớp mẫu giáo hòa nhập. 2.3. Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng để phát triển tính sáng tạo của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập Đặc trưng của lớp mẫu giáo hòa nhập là sự đa dạng về khả năng và nhu cầu của trẻ trong lớp. Một trong những khó khăn lớn nhất của giáo viên mầm non dạy hòa nhập đó là làm thế nào đáp ứng được nhu cầu của tất cả trẻ em trong lớp bao gồm trẻ khuyết tật. Do đó khi tổ chức hoạt động đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch và có những biện pháp cụ thể. Trẻ khuyết tật trí tuệ có đặc trưng là hạn chế về chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng [2]. Để phát triển tính sáng tạo cho trẻ, giáo viên cần xem xét các cách nhằm tăng cường các cơ hội để trẻ tham gia vào các hoạt động sáng tạo như chơi, đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ,... Khi nào sáng tạo không xuất hiện một cách tự nhiên giáo viên cần thiết kế các tình huống, hoàn cảnh để nó xuất hiện ví dụ như sắp xếp môi trường, thiết kế các hoạt động, cung cấp các cơ hội. Giáo viên Mầm non cần nhạy cảm với những hạn chế và đảm bảo cung cấp mọi cơ hội để trẻ sáng tạo, thậm chí điều này có nghĩa là thiết kế những tình huống hoặc môi trường học cho trẻ. Tổ chức trò chơi hay tổ chức hoạt động ở đây với nghĩa là làm những gì cần thiết để tiến hành hoạt động nhằm có được hiệu quả tốt nhất. Đó còn là sự sắp xếp theo trật tự, làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu trúc rõ ràng và những chức năng chung nhất định. Trong tổ chức có bao gồm cả sự hướng dẫn (Nguyễn Thị Hòa, 2003). Biện pháp tổ chức trò chơi là những việc làm cụ thể được nghiên cứu, lựa chọn 124 Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập... trước và trong khi lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của hoạt động chơi và mục tiêu giáo dục. Dưới đây xin đưa ra một số biện pháp theo 3 giai đoạn, trước khi trẻ chơi, trong khi trẻ chơi và sau khi trẻ chơi nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ em có khuyết tật trí tuệ nhẹ học hòa nhập. 2.3.1. Trước khi chơi Những việc làm của giáo viên ở giai đoạn này vừa chuẩn bị về cơ sở vật chất cho việc chơi vừa nhằm giúp trẻ tăng cường các trải nghiệm và kích thích sự phát triển cảm giác, tăng vốn kinh nghiệm về các biểu tượng trong môi trường xung quanh, kích thích hứng thú; giúp trẻ làm quen và biết cách sử dụng các bộ đồ chơi lắp ghép. 1. Cung cấp các trải nghiệm về sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ Biểu tượng về thế giới xung quanh là chất liệu quan trọng để trẻ chơi xây dựng. Thông qua các hoạt động như tham quan, đi dạo, dã ngoại, xem tranh ảnh, băng hình trẻ có thể tích lũy vốn biểu tượng. Tuy nhiên với trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ, giáo viên cần hướng dẫn trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh, yêu cầu trẻ nhận xét về những gì trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Với mỗi chủ đề ở trường mầm non giáo viên có thể treo những tranh ảnh về những công trình có liên quan ở góc xây dựng hoặc chiếu video cho trẻ xem về công trình đó. Bên cạnh đó giáo viên có thể khơi gợi vốn kinh nghiệm của trẻ. 2. Chuẩn bị nguyên liệu chơi xây dựng Để chơi trò chơi xây dựng thì một yêu cầu bắt buộc đó là phải chuẩn bị nguyên liệu chơi. Nguyên liệu chơi trò chơi xây dựng vô cùng phong phú, có thể thu thập dễ dàng, không tốn kém. Giáo viên có thể yêu cầu trẻ cùng thu thập và sưu tầm các vật liệu chơi khác nhau như vật liệu tự nhiên (mẩu gỗ, cát, hạt cây, sỏi, lá cây khô, lông gà...), những vật liệu phế thải (hộp đã sử dụng, cốc, cúc áo, vải, len...), những đồ chơi khác như búp bê, con vật, các khối gỗ. Sau khi thu thập, giáo viên nên để các đồ chơi vào hộp hoặc rổ ở góc xây dựng. Giáo viên nên trưng bày các nguyên liệu này một cách hấp dẫn, đẹp mắt để kích thích sự tham gia của trẻ. 3. Tạo khu vực chơi dễ nhận biết và hấp dẫn Biện pháp này giúp tối thiểu hóa sự xao lãng và sự gián đoạn do những trẻ khác không chơi trong khu vực xây dựng, do đó có khả năng tăng cường hiệu suất chơi và mức độ tập trung vào trò chơi, kích thích sự tò mò và hứng thú của trẻ. Dưới đây là một số cách tạo ra khu vực chơi xây dựng hấp dẫn đối với trẻ: - Tạo ra một khu vực riêng biệt hoặc “bí mật” bằng cách: Đặt một chiếc bàn vào cạnh tường và trải khăn trải bàn lên hoặc tạo ra khu vực chơi ở một góc lớp hay cho trẻ xây dựng trong một cái hộp rộng. - Tạo ra ranh giới dễ nhìn cho khu vực, ví dụ: dùng thảm hoặc viền bằng dây xung quanh bàn hoặc khu vực chơi, trang trí khu vực xây dựng bằng tranh ảnh các công trình 125 Trần Thị Minh Thành nổi tiếng. - Có thể tạo ra khu vực chơi với việc xác định trước số lượng trẻ chơi ví dụ kê 3 cái ghế trước một cái bàn hoặc đặt một tấm thảm vuông sao cho chỉ đủ 4 trẻ ngồi chơi ở đó. - Lựa chọn và đặt các vật liệu chơi, đồ chơi cẩn thận sao cho góc chơi vừa hấp dẫn vừa gợi ý các ý tưởng chơi của trẻ. - Sắp xếp khu vực chơi xây dựng sao cho đơn giản, dễ tiếp cận và sẵn sàng cho trẻ bắt đầu chơi. 4. Rèn kĩ năng chơi xây dựng trong giờ cá nhân Trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ có thể thể hiện một số khó khăn về tâm vận động. Do đó việc rèn kĩ năng chơi xây dựng cho trẻ trong giờ học cá nhân trước khi cho trẻ chơi chính thức là rất cần thiết. Giờ học cá nhân có mục đích là củng cố và bồi dưỡng kĩ năng xây dựng cho trẻ, giúp trẻ biết cách sử dụng các vật liệu chơi một cách sáng tạo. Trong đó, giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ các kĩ năng lắp ghép, xây dựng, cắt, dán, xây đắp, kĩ năng sử dụng các vật liệu chơi, lựa chọn hình dáng, màu sắc, chơi với các sản phẩm xây dựng. . . Giáo viên có thể hướng dẫn cá nhân trẻ trong giờ chơi tự do hoặc trong các hoạt động khác, đồng thời phối hợp với gia đình trong việc rèn luyện và củng cố kĩ năng vận động tinh và kĩ năng chơi cho trẻ ở nhà. 2.3.2. Trong khi trẻ chơi Các biện pháp trong giai đoạn này nhằm giúp trẻ nắm được các biện pháp phân tích vật thể khái quát, có kĩ năng xây dựng, biết sử dụng các vật liệu xây dựng để tạo ra các sản phẩm khác nhau theo cách riêng của mình, hứng thú trong khi chơi. 1. Điều chỉnh cách thức hướng dẫn Nhằm giúp trẻ khuyết tật trí tuệ duy trì trò chơi xây dựng và hoàn thành sản phẩm xây dựng, kích thích hứng thú của trẻ, giáo viên nên hướng dẫn bằng lời rõ ràng kết hợp với cử chỉ điệu bộ, làm mẫu và hỗ trợ thể chất. Trước khi trẻ chơi cần nói cho trẻ biết chủ đề, đề tài xây dựng hôm nay là gì, trẻ phải làm gì, quy định hành vi cho trẻ trong khi chơi. Trong khi trẻ chơi cần giải thích rõ ràng, chậm rãi; làm mẫu từng phần; gợi ý; hỗ trợ thể chất nếu cần (cầm tay trẻ hoặc chạm vào tay trẻ). Đặt các câu hỏi để kích thích trẻ nghĩ tên cho các sản phẩm xây dựng hoặc giúp trẻ hình thành ý định trước khi xây dựng. Sử dụng các câu hỏi mở, các câu hỏi dạng “nếu như”, “liệu có phải...” để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Kết hợp với đọc câu đố, thơ, hát, vẽ để kích thích hứng thú và sáng tạo của trẻ. 2. Cung cấp những đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ trí tưởng tượng trong khi chơi xây dựng Giáo viên gợi ý và cung cấp các đồ dùng, vật liệu chơi phụ trợ nhằm tăng trí tưởng tượng của trẻ như mô hình con vật, người, phương tiện giao thông, tín hiệu giao thông,... bằng cách đặt các đồ chơi đó vào góc xây dựng. 126 Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập... Giáo viên cùng chơi với trẻ và gợi ý để trẻ biết cách sử dụng các đồ chơi và vật liệu phụ trợ thế nào trong trò chơi xây dựng. 3. Lồng ghép trò chơi xây dựng vào trò chơi đóng vai Để giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo, giáo viên có thể cùng chơi hoặc chỉ là người gợi ý chủ đề chơi, vai chơi cho trẻ trước kh
Tài liệu liên quan