Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2005-2010

1. Đặt vấn đề Năm 2005, xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo và công tác quản lý, Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội ra đời trên cơ sở Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương. Sự ra đời của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội với tên gọi mới không chỉ thể hiện sự hội nhập sâu hơn, gắn kết chặt chẽ hơn vào Bộ Nội vụ với tư cách là cơ quan chủ quản của một cơ sở đào tạo vốn thuộc Cục và Ngành Văn thư Lưu trữ, mà còn đòi hỏi Trường phải vươn lên với yêu cầu cao hơn và lĩnh vực đào tạo mới. Một trong những đòi hỏi quan trọng hàng đầu là phải xây dựng đội ngũ giảng viên ngang tầm nhiệm vụ, nhất là trong giai đoạn 2005 – 2010. Tuy nhiên, thực tế đội ngũ giảng viên của trường hiện còn nhiều hạn chế, bất cập như số lượng thiếu, cơ cấu mất cân đối giữa các môn học, bậc học, chất lượng có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. . . Trong hoàn cảnh chung đó, đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư nhưng vẫn trong tình trạng “vừa thừa”, “vừa thiếu”, nhìn chung chất lượng chưa cao, một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu đối với giáo dục và phát triển nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất lượng với các giải pháp phù hợp là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2005-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 140-146 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NỘI VỤ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005-2010 Vũ Thanh Xuân Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức E-mail: vuthanhxuan@moha.gov.vn Tóm tắt. Bài viết trình bày các biện pháp và thành tích trong xây dựng đội ngũ giảng viên cho Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội trong giai đoạn từ 2005 - 2010. Bài báo cũng đưa ra một số bài học chung để nâng cao chất lượng đào tạo của giáo viên cho các trường học Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Năm 2005, xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo và công tác quản lý, Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội ra đời trên cơ sở Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương. Sự ra đời của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội với tên gọi mới không chỉ thể hiện sự hội nhập sâu hơn, gắn kết chặt chẽ hơn vào Bộ Nội vụ với tư cách là cơ quan chủ quản của một cơ sở đào tạo vốn thuộc Cục và Ngành Văn thư Lưu trữ, mà còn đòi hỏi Trường phải vươn lên với yêu cầu cao hơn và lĩnh vực đào tạo mới. Một trong những đòi hỏi quan trọng hàng đầu là phải xây dựng đội ngũ giảng viên ngang tầm nhiệm vụ, nhất là trong giai đoạn 2005 – 2010. Tuy nhiên, thực tế đội ngũ giảng viên của trường hiện còn nhiều hạn chế, bất cập như số lượng thiếu, cơ cấu mất cân đối giữa các môn học, bậc học, chất lượng có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. . . Trong hoàn cảnh chung đó, đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư nhưng vẫn trong tình trạng “vừa thừa”, “vừa thiếu”, nhìn chung chất lượng chưa cao, một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu đối với giáo dục và phát triển nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất lượng với các giải pháp phù hợp là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Nội vụ giai đoạn 2005-2010 140 Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Nội vụ... 2.1.1. Quy hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Quy hoạch có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ giảng viên. Nếu quy hoạch với những chỉ tiêu, biện pháp đảm bảo tính khoa học, sát hợp thì công tác xây dựng đội ngũ giảng viên mới đạt kết quả và hiệu quả cao. Từ những nhận thức đó và dựa vào các cơ sở sau đây nhà trường đã lập quy hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong những năm 2005-2010. + Xuất phát từ vai trò của đội ngũ giảng viên đối với chất lượng giáo dục đào tạo: Đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng đặc biệt, là nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng giáo dục, đào tạo nên phải có những người thầy giỏi và có lương tâm mới có thể có học trò giỏi và có đạo đức. + Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên: Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, số 40 CT/TW, 15/6/2004, về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ “nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cần tập trung vào xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên”. + Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội là đào tạo học sinh, sinh viên có trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, từng bước tiến tới đào tạo đại học, với các hệ đào tạo và các ngành đào tạo khác nhau, ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho Ngành Nội vụ và nhân lực cho xã hội. + Trên cơ sở thực trạng đội ngũ giảng viên của Trường: Sau nhiều năm xây dựng, đến năm 2004-2005, về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên đều được nâng lên. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của trường so với yêu cầu, nhiệm vụ của Trường và của ngành đang đặt ra “còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu về số lượng, chất lượng chưa đồng đều và cơ cấu chưa hợp lý”. 2.1.2. Biện pháp tăng số lượng, giải quyết tình trạng thiếu giảng viên - Đảm bảo đủ số lượng giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ cấp bách của nhà trường. Nếu tính theo quy định (theo 1/18 đối với hệ Trung học và 1/15 đối với hệ dạy nghề) thì Trường thiếu 25 giảng viên. Nhưng từ năm 2006, trường bắt đầu đào tạo trình độ cao đẳng thì số giảng viên thiếu lên đến khoảng 80 người. Để khắc phục tình trạng thiếu giảng viên, Trường đã thực hiện một số giải pháp sau: + Sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên hiện có, coi trọng và làm tốt việc tuyển dụng giảng viên mới. + Tiếp nhận những giảng viên đang công tác tại các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành được đào tạo và công tác đúng chuyên môn nghiệp vụ, có thâm niên công tác, hoặc có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ. + Cử những cán bộ, giảng viên trẻ, có năng lực của trường đi học để có trình độ đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. 141 Vũ Thanh Xuân + Hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong nước. Mời giảng viên có học hàm, học vị, có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sau làm giảng viên thỉnh giảng. . . Nhờ những biện pháp tích cực trên từng bước nhà trường đã khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên. 2.1.3. Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Căn cứ vào những quy định, tiêu chí chuẩn hóa đội ngũ giảng viên của nhà nước, Bộ, ngành và tình hình đội ngũ giảng viên của Trường để đề ra chỉ tiêu, biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và lòng yêu nghề của giảng viên. Phẩm chất chính trị, đạo đức: Lòng yêu nước, trung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nghề. . . là cơ sở động lực thúc đẩy giảng viên phấn đâu vươn lên đạt chuẩn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhà trường đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng. Tổ chức học tập, vận dụng đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào thực tế công tác và cuộc sống. Tổ chức, động viên giảng viên rèn luyện đạt tiêu chuẩn giảng viên theo quy định; phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú, được kết nạp vào Đảng; có lối sống trong sạch lành mạnh và trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, làm tốt công tác đánh giá xếp loại giảng viên, khen chê kịp thời. . . phấn đấu 100% giảng viên không vi phạm chính sách pháp luật và đạo đức. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, tăng cường kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII khẳng định: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên” [7]. Hiểu rõ tầm quan trọng đặc biệt của việc đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên nhà trường thường xuyên coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho giảng viên của trường; đồng thời cũng coi trọng và thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức, chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của giảng viên. Trên cơ sở đó giúp cho việc sắp xếp, bố trí, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng giảng viên của nhà trường được đúng đắn và có hiệu quả. Đi đôi với việc chọn cử giáo viên trẻ, có điều kiện khả năng đi đào tạo nâng cao trình độ ở trong nước, ngoài nước, nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ tiếng Anh, tin học cho mọi đối tượng giảng viên. Trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của giảng viên, nhà trường tổ 142 Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Nội vụ... chức động viên giảng viên thực hiện phương châm “lấy tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng là chính”. Nhà trường lấy Khoa, tổ bộ môn là cơ sở đặt kế hoạch, tổ chức đào tào, bồi dưỡng giảng viên. Xây dựng giảng viên đầu ngành, phân công giảng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp giúp đỡ giảng viên trẻ. . . Tổ chức vận động giảng viên đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, phục vụ dạy và học. Những hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo và tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên mà còn là biện pháp tích cực trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ giảng viên của Trường. Thường xuyên tổ chức, vận động giảng viên thực hiện kết hợp hoạt động dạy học với nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Trong nghiên cứu khoa học chú trọng nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ công cuộc Cải cách hành chính của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Học tập, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc thường xuyên rút kinh nghiệm về công tác xây dựng đội ngũ giảng viên, nhà trường cũng chú trọng tham khảo, học tập áp dụng một cách sáng tạo những kinh nghiệm xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong nước và quốc tế vào thực tiễn của Trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngang tầm trình độ giảng viên trong nước và khu vực. 2.2. Kết quả Theo báo cáo của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội, nhờ những biện pháp tích cực nêu trên, giai đoạn 2005-2010 đội ngũ giảng viên đã đạt được kết quả về số lượng, chất lượng như Bảng 1 dưới đây. * Số lượng, chất lượng tăng cao nên đội ngũ giảng viên của Trường đã đảm nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Do đó: + Quy mô đào tạo của Trường tăng lên. - Số học sinh, sinh viên các hệ đào tạo đều tăng khá cao (Bảng 2). 143 Vũ Thanh Xuân Bảng 1. Đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội tính đến 2010 Stt Tình hình giảng viên 2004 -2005(TS/%) 2009 - 2010 (TS/%) Tăng (số lần) I Giảng viên cơ hữu và hợp đồng dàihạn (TS-Người) 50/100% 130/100% 2,6 1 Tiến sĩ 1/2% 10/76% 10,0 2 Thạc sĩ 13/26% 60/46,1% 4,61 3 Đại học 34/68% 59/45,3% 1,73 4 Cao đẳng 2/4% 1/0,07% - II Giảng viên thỉnh giảng (TS-Người) 20 115 5,75 1 Giáo sư - 2 2 Phó giáo sư - 4 3 Tiến sĩ 3 44 4 Thạc sĩ 7 60 5 Đại học 10 10 Nguồn [8] Bảng 2. Tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo của Trường 2005-2009 Stt Trình độ đào tạo 2006 2007 2008 2009 A Đào tạo Cao đẳng 1 - Hệ chính quy (SV)/ - Tỉ lệ % so với năm trước 256/ 418/163% 634/152% 1583/250% 2 - Vừa làm vừa học, liên thông/Tỉ lệ % so với năm trước 202/ 625/309% 1148/184% 851/74% B Đào tạo trung cấp chuyênnghiệp 1 - Hệ chính quy (HS)/ - Tỉ lệ % so với năm trước 476/ 399/71% 523/154% 355/68% 2 - Vừa làm vừa học, liên thông/Tỉ lệ % so với năm trước 601/ 617/103% 500/81% 216/43% Tổng cộng (HS,SV) 1535 2059 2805 3050 Nguồn [1] - Ngành đào tạo tăng lên: Năm 2005-2006, có 4 ngành đạo tạo (Lưu trữ học, Quản trị văn phòng, Thông tin thư viện, Thư ký văn phòng). Năm 2007-2008, có 9 ngành đào tạo (thêm 5 ngành đào tạo mới Văn thư – Lưu trữ, Hành chính văn thư, Quản lí văn hóa, Quản trị nhân lực và Tin học). 144 Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Nội vụ... Năm 2009, có 10 ngành đào tạo (thêm một ngành đào tạo mới: Hành chính học) - Từ Năm 2006 – 2010, nhà trường không chỉ đào tạo trình độ trung học chuyên nghiệp mà đào tạo trình độ Cao đẳng. Tỉ lệ sinh viên Cao đẳng hàng năm tăng lên. Số sinh viên Cao đẳng năm 2006 chiếm 29,8%, tổng số học sinh, sinh viên của Trường. Năm 2009, số sinh viên cao đẳng đã chiếm 79,8% tổng số học sinh, sinh viên các hệ đào tạo của Trường. + Chất lượng đào tạo cũng được nâng lên: Bảng 3. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên năm học 2008 - 2009 Tình hình sinh viên Số SV Phân loại sinh viên tốt nghiệp tốt nghiệp năm 2008 – 2009 dự thi Tổng số Nữ Xuất sắc Giỏi Khá TB khá TB I. Tốt nghiệp CĐ (T. Số) 858 858 0 53 771 28 0 1. Hệ chính quy 256 256 241 0 1 247 8 0 2. Hệ vừa làm vừa học 425 425 0 52 361 12 0 3. Đào tạo liên thông 177 175 160 0 4 16 3 8 0 II. Trung cấp CN (T. số) 805 805 739 0 116 623 64 0 1. Hệ chính quy 341 341 335 0 23 270 46 0 2. Hệ vừa làm vừa học 464 464 404 0 93 353 18 0 3. Day nghề ngắn hạn 78 78 66 0 8 56 12 1 Nguồn [1] Tình hình sinh viên tốt nghiệp có chất lượng khá tốt. Hệ Cao đẳng: Giỏi: 6,67%; khá 89,9%; Trung bình khá: 3,2% Trung cấp chuyên nghiệp: giỏi: 14,4%; Khá: 78,5%; Trung bình khá 8,4%, Trung bình: 0,1% 2.3. Một số bài học kinh nghiệm 4.1. Phải có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò của đội ngũ giảng viên và ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng, thực hiện qui hoạch chuẩn hóa đội ngũ giảng viên đối với chất lượng giáo dục đào tạo. 4.2. Quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chỉ thị hướng dẫn của Bộ, ngành một cách năng động, sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Trường, đề ra được chỉ tiêu, biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên một cách sát hợp để đạt được kết quả, hiệu quả cao. 4.3. Trong công tác qui hoạch phải rà soát, đánh giá một cách đúng đắn, khoa học chất lượng đội ngũ giảng viên hiện có; đồng thời phải làm tốt công tác dự báo về số lượng, cơ cấu, chất lượng giảng viên của từng ngành, nghề trước mắt, lâu dài, trên cơ sở nhu cầu, yêu cầu của ngành và của xã hội. 4.4. Xây dựng đội ngũ giảng viên phải cân đối, toàn diện về cả ba mặt: số lượng, chất lượng và cơ cấu; vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của sinh viên, vừa phải chuẩn hóa đội ngũ giảng viên của nhà trường. 4.5. Xây dựng đội ngũ giảng viên phải có kế hoạch tiến trình, biện pháp thích 145 Vũ Thanh Xuân hợp và lộ trình cụ thể. 4.6. Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên phải thực hiện tốt phương châm lấy việc “tự học, tự đào tạo bồi dưỡng” là chính. 3. Kết luận Giáo dục là quốc sách hàng đầu, chất lượng giáo dục có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của giáo dục nhưng “đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng giáo dục”, do đó, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước không thể thiếu vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ nhà giáo. Trên đây là các biện pháp và thành tích trong xây dựng đội ngũ giáo viên cho Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội trong giai đoạn 2005-2010. Đây cũng có thể coi là bài học chung để nâng cao chất lượng đào tạo của giáo viên cho các trường học Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tổng kết công tác năm và phương hướng nhiệm vụ các năm từ 2005 đến 2010. Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội (gửi Bộ Nội vụ). [2] Báo cáo thống kê năm học của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Cục thống kê ngày 15/3/2010. [3] Báo cáo xây dựng kế hoạch đào tạo năm 2011-2015 của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội gửi Bộ Nội vụ. Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 27/7/2010. [4] Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. [5] Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2010 ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam. văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 9. Nxb Chính trị Quốc gia – Hà Nội – 2001. [7] Ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khóa VII và nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Giáo dục, Hà Nội 2002. [8] Vũ Thanh Xuân, 2005. Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I với việc xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cấp thành trường Cao đẳng. Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 4. ABSTRACT The measures and achiements in building up teaching staff for Hanoi Higher Administration School (2005 – 2010) This paper presents measures and achievements in building of teaching staff for Hanoi Higher Administration School in the period from 2005 – 2010. It also sug- gests some lessons for improvement of quality in training of teachers for Vietnamese Schools. 146
Tài liệu liên quan