Một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở nước ta hiện nay

TÓM TẮT Xã hội hoá giáo dục (XHHGD) là một chủ trương mang tính toàn diện và đồng bộ. Để thực hiện tốt chủ trương đó, cần thiết phải triển khai đồng bộ các giải pháp, đó là: đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn xã hội; huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân để phát triển giáo dục – đào tạo; đổi mới công tác quản lí, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường; phát triển các mô hình giáo dục mới, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của mọi người; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước đối với công tác XHHGD. Làm sao cho mọi người nhận thức được rằng XHHGD không ch là nh ng đóng góp về tài chính mà quan trọng hơn là làm thay đổi nhận thức của xã hội về vai tr của giáo dục, coi giáo dục là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011 115 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY HUỲNH TIỂU PHỤNG (*) TÓM TẮT Xã hội hoá giáo dục (XHHGD) là một chủ trương mang tính toàn diện và đồng bộ. Để thực hiện tốt chủ trương đó, cần thiết phải triển khai đồng bộ các giải pháp, đó là: đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn xã hội; huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân để phát triển giáo dục – đào tạo; đổi mới công tác quản lí, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường; phát triển các mô hình giáo dục mới, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của mọi người; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước đối với công tác XHHGD. Làm sao cho mọi người nhận thức được rằng XHHGD không ch là nh ng đóng góp về tài chính mà quan trọng hơn là làm thay đổi nhận thức của xã hội về vai tr của giáo dục, coi giáo dục là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. ABSTRACT Education socialization is a comprehensive and uniform policy. To implement this policy, it is necessary to carry out comprehensive solutions. They are: To promote the dissemination of information in the society; to mobilize resources of all sectors, levels, organizations, and individuals to develop education and training; to innovate management, to give power and accountability for schools; to develop new education models to satisfy people’s whole - life study demand; to strengthen the Party's leadership and the Government’s management of the education socialization . How to make people realize that education socialization is not only financial contributions but also changes of the social perception of the role of education, which is a force to develop economy-society and investing in education is investing in development. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*) Con người luôn sống trong các trình độ xã hội nhất định. Con người bao giờ cũng là “con người xã hội”. Để xã hội tồn tại và phát triển, giáo dục được xem như là một nhân tố đảm bảo cho sự phát triển. Giáo dục có quan hệ mật thiết và vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng dân tộc trong xu (*) Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Giáo dục mang giá trị xã hội, sản phẩm của giáo dục là sản phẩm của xã hội. Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục được quy định bởi yêu cầu của một chế độ xã hội nhất định. Vì thế, không được tách rời giáo dục ra khỏi đời sống xã hội; không có giáo dục đứng ngoài xã hội; không có xã hội nào có thể phát triển mà không gắn với vai trò lịch sử của giáo dục. Phát triển giáo dục là nhiệm vụ của 116 từng gia đình và của toàn thể cộng đồng. Trong quá trình giáo dục, người học luôn luôn nhận được sự tác động từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, dòng họ, cộng đồng làng xã, các đoàn thể quần chúng, các lực lượng xã hội) nhưng được tổ chức, điều khiển, điều chỉnh theo hướng của mục tiêu giáo dục do nhà nước quy định và quản lí thống nhất, thông qua luật pháp và cơ chế chính sách. Giáo dục được xã hội hỗ trợ về mọi mặt trong quá trình phát triển. Người đi học, từng gia đình và toàn xã hội thụ hưởng mọi giá trị do giáo dục mang lại. Sản phẩm giáo dục được xã hội thẩm định và sử dụng phục vụ yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Thuật ngữ xã hội hoá (XHH) được dùng khá phổ biến trong một số lĩnh vực thuộc khoa học xã hội để chỉ quá trình biến một “cá thể” (con người, một hiện tượng xã hội, một công cụ lao động, một quá trình sản xuất) nghèo nàn về bản chất xã hội trở thành một “cá thể” mang bản chất xã hội sâu sắc và phong phú; làm cho con người từ một thực thể tự nhiên trở thành một thực thể xã hội, một “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, như K.Marx đã từng nhấn mạnh. XHHGD là quá trình đổi mới phương thức tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo (GD&ĐT), tạo cơ chế và động lực phát triển giáo dục, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước trong thời kì mở cửa hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. XHHGD là đổi mới phương thức tổ chức hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT, tạo cơ chế và động lực phát triển GD&ĐT, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; thay đổi cách vận hành và hình thức hoạt động để mọi nguồn lực cả về tài chính, vật chất và trí tuệ trong xã hội đều được phát huy; chuyển giao một phần công việc của các cơ quan nhà nước cho các tổ chức, tập thể, cá nhân làm dưới sự quản lí của nhà nước. 2. CÁC CHỦ TRƯƠNG VỀ XHHGD XHHGD là một quan điểm cơ bản, có tính chất chiến lược trong xây dựng và phát triển giáo dục. Làm cho hoạt động giáo dục vốn là hoạt động có tính chuyên môn nghiệp vụ của một thiết chế xã hội, ngành GD&ĐT trở thành một hoạt động rộng lớn, sâu sắc, toàn diện, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học - kĩ thuật). Vì thế, không phải xem giáo dục như là một đối tượng tác động của XHH mà là “XHH cách làm giáo dục”. XHHGD không chỉ đơn thuần là việc huy động nhân dân đóng góp tiền của, vật chất mà là một chủ trương mang tính toàn diện và đồng bộ. Chủ trương này được thể hiện ở những nội dung sau đây: 2.1. XHHGD là một hoạt động nằm trong hệ thống hoạt động của nền giáo dục nước nhà Xuất phát từ quan điểm cơ bản, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng ta khẳng định giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội. Sự nghiệp đó đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước. Nhà nước phải chăm lo tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục. Vì thế, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất mở mang trường lớp, xác định mục tiêu phát triển, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa, Nhà nước còn phải huy động mọi lực lượng, mọi tiềm năng của xã 117 hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Toàn dân và toàn xã hội tự nguyện tham gia xây dựng trường lớp, tham gia chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ với mọi khả năng của mình và trước tiên là luôn luôn nêu gương tốt cho thế hệ trẻ làm theo, tất cả mọi việc làm của mọi công dân trong xã hội đều hướng tới xây dựng một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh để thế hệ trẻ học tập và trưởng thành. Như vậy, có thể nói XHHGD là hoạt động nằm trong hệ thống hoạt động của nền giáo dục nước nhà và có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với tất cả các hoạt động giáo dục khác và rộng hơn, XHHGD còn có mối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. XHHGD bao gồm những hoạt động hết sức đa dạng, mang tính toàn diện và đồng bộ của các lực lượng xã hội hỗ trợ cho công tác giáo dục của nhà trường. 2.2. XHHGD là sự huy động toàn dân tham gia vào sự nghiệp giáo dục XHHGD là phải huy động toàn dân tham gia vào sự nghiệp giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đang theo học trong các nhà trường. Việc dạy và học trong nhà trường không đơn thuần là việc của các thầy cô giáo, mà đó còn là việc của phụ huynh và các tổ chức đoàn thể ngoài xã hội, mà ở đây vai trò Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên rất quan trọng. Phụ huynh, người lớn sống gương mẫu, tôn trọng pháp luật, giữ gìn kỉ cương phép nước, có đời sống lành mạnh chính là sự đóng góp tốt nhất cho việc xây dựng lí tưởng và giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi vậy, điều đáng quan tâm số một trong việc thực hiện XHHGD ở từng địa phương chính là việc phải xây dựng bằng được môi trường sống lành mạnh, có văn hoá. Không làm được việc này, dù có xây trường học đẹp, dù có cố gắng vận động tất cả trẻ em đi học, dù có cải thiện đời sống giáo viên bao nhiêu chăng nữa, việc giáo dục con em trong các trường học vẫn chỉ dừng ở kết quả phiến diện, bề ngoài mà thôi. 2.3. XHHGD phải hướng đến việc tạo ra một phong trào toàn dân đi học, toàn dân tự học, tự nâng cao trình độ văn hoá của mình XHHGD còn được thể hiện ở phong trào toàn dân đi học, toàn dân tự học, tự nâng cao trình độ văn hoá của mình, tất cả nhằm góp phần nâng cao trình độ dân trí của toàn xã hội. Những năm qua, nhiều địa phương, nhiều bộ ngành, nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhiều dòng họ đã khởi xướng, duy trì và mở rộng phong trào xã hội học tập. Hội khuyến học Việt Nam đi đầu trong việc tổ chức các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội trong Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và nhiều hội khác đã mở nhiều trung tâm đào tạo, mở nhiều khoá đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức cho mọi tầng lớp nhân dân ở từng địa phương trong phạm vi toàn quốc. Phải khẳng định đây là một trong những thành công nổi trội của hoạt động XHHGD trong thời gian qua. 2.4. XHHGD phải đặt trong sự quản lí của nhà nước XHHGD phải đặt trong sự quản lí của Nhà nước, đây là một nguyên tắc bất di bất dịch. Nhà nước quản lí các hoạt động giáo dục thông qua hệ thống pháp luật, thông qua các cơ chế chính sách, tạo mọi điều kiện để các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân có thể tham gia đóng góp vào phát triển giáo dục. Bởi vậy nêu 118 cao trách nhiệm quản lí của chính quyền và của ngành GD&ĐT từ trung ương xuống địa phương, chính là tạo ra động lực tốt nhất cho XHHGD. Chính quyền và ngành giáo dục các cấp nên thường xuyên hợp tác chặt chẽ và khuyến khích các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư, các dòng họ có nhiều sáng kiến và việc làm cụ thể đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở từng địa phương. Để XHHGD luôn luôn phát triển đúng hướng, cần có sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của các cấp uỷ Đảng. Bên cạnh việc chăm lo giáo dục cán bộ đảng viên gương mẫu chấp hành dường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy Đảng cần chú trọng hướng dẫn cho chính quyền và các tổ chức đoàn thể, xã hội như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân những định hướng cụ thể cho các hoạt động xã hội hoá giáo dục. 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XHHGD 3.1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung XHHGD của Đảng và Nhà nước XHHGD là một vấn đề vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có ý nghĩ thực tiễn phong phú. Việc nắm vững những vấn đề cơ bản của XHHGD giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả hoạt động này. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương về XHHGD chưa được thực hiện đúng mức, dẫn tới một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn quan điểm của Đảng và Nhà nước về XHHGD. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác XHHGD chậm được ban hành. Một số mô hình chuyển đổi và mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục được khẳng định, nhưng khó nhân rộng. Vì thế, cần phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung XHHGD của Đảng và Nhà nước. Trước tiên, cần làm cho mọi người dân hiểu rằng, tư tưởng XHHGD không phải xuất phát từ những khó khăn trước mắt của ngành giáo dục khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường mà là từ bản chất của giáo dục, từ quy luật hình thành nhân cách con người như một sản phẩm, đồng thời còn như một chủ thể của xã hội, bởi vì môi trường xã hội là một yếu tố khách quan có tác dụng quyết định không nhỏ trong việc đào tạo nhân lực, nhân tài cho xã hội. XHHGD không chỉ là những đóng góp về tài chính mà quan trọng hơn là làm thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục, coi giáo dục là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Công tác thông tin tuyên truyền cần làm thường xuyên, sinh động, đa dạng và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, xí nghiệp, sinh hoạt đoàn thể, thôn xóm và tổ dân phố, v.v. từ đó tạo nên sự đồng thuận sâu sắc và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong đó, cần chú ý đúng mức công tác vận động và tuyên truyền ở các doanh nghiệp và nhà hảo tâm. 3.2. Huy động nguồn lực của các 119 ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển GD&ĐT Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, công tác XHHGD tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục hằng năm đều tăng. Thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học, trong 6 năm qua, Chính phủ huy động gần 8 ngàn tỉ đồng và ngân sách các địa phương đóng góp hơn 5 ngàn tỉ đồng để xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 80 nghìn phòng học kiên cố. Trong cơ cấu chi cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước đã bố trí ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo. Do đó, các cơ sở giáo dục tiếp tục phát triển, số người đi học không ngừng tăng lên, củng cố và giữ vững kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục THCS. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước là chính, ngành GD&ĐT còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Sự hỗ trợ đó góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, thư viện, nhà ở công vụ cho giáo viên, mua sắm các thiết bị hiện đại phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, v.v. Mỗi địa phương đều có cách làm sáng tạo để huy động nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục. Các trường đại học cũng đã có nhiều biện pháp huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp nước ngoài tài trợ cho các hoạt động đào tạo. 3.3. Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động GD&ĐT. Thực tiễn cho thấy, nhiều trường học được giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và các hoạt động của mình đều phát huy được sự năng động, sáng tạo trong quản lí, điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng GD&ĐT, uy tín và thương hiệu của nhà trường được khẳng định trong xã hội. Đồng thời, với việc đổi mới cơ chế quản lí trong nhà trường, cần phải đổi mới chế độ học phí theo hướng ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước theo khả năng ngân sách, học phí cần bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập và có tích lũy để đầu tư phát triển nhà trường, bước đầu đủ bù đắp chi phí thường xuyên. 3.4. Phát triển các mô hình giáo dục mới đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của mọi người, mọi nơi, mọi trình độ và mọi lứa tuổi. Chủ trương xây dựng một nền giáo dục cho mọi người đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tại phiên họp đầu tiên (ngày 3/9/1945), Chính phủ lâm thời đã ra lời kêu gọi chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nhiệm vụ chống giặc dốt được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống giặc đói. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, người nêu vấn đề phải làm cho dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Sự nghiệp CNH-HĐH đòi hỏi chúng ta phải đổi mới toàn diện quá trình GD&ĐT, chấn hưng nền giáo dục nước nhà theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế. 120 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình mở - mô hình xã hội học tập, với hệ thống học tập suốt đời; đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục”. Trong thời đại ngày nay, giáo dục thường xuyên (GDTX), giáo dục suốt đời đã trở thành xu thế chủ đạo của giáo dục thế kỉ XXI. Các quốc gia trên thế giới đang tích cực chuyển đổi hệ thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục nhằm xoá bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường, hướng đến một xã hội học tập thực sự. GDTX luôn gắn với cộng đồng, mục tiêu của nó nhằm tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng địa phương nên cách tổ chức của nó thường bám chắc trong từng cộng đồng. Hiện nay, ở nước ta đang phát triển những trung tâm GDTX cấp tỉnh và huyện, những trung tâm học tập cộng đồng tại xã/ phường. Để các mô hình giáo dục này hoạt động có hiệu quả cần có sự quan tâm của các ngành, các cấp. 3.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước đối với công tác XHHGD Nền giáo dục nước ta là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Các chủ trương, chính sách XHHGD liên quan trực tiếp và gián tiếp quyền và lợi ích của gần một triệu nhà giáo và hàng chục triệu học sinh, sinh viên - con em các tầng lớp nhân dân. Do đó, trong quá trình thực hiện XHHGD vừa cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, vừa bảo đảm sự quản lí thống nhất của chính quyền Nhà nước, giữ vững mục tiêu giáo dục và đào tạo. Tóm lại, XHHGD là một trong những chủ trương lớn để phát triển nền giáo dục nước nhà của Đảng ta. Để đẩy mạnh XHHGD cần thực hiện tốt các giải pháp mà chúng tôi đề xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ Về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục, thể thao. 3. Phạm Xuân Thanh (2008), Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh XHHGD, Báo Nhân dân.
Tài liệu liên quan