Một số vấn đề lí luận về đào tạo ngành an toàn thông tin ở các trường đại học

Abstract: Information technology is growing strongly and playing an important role in the comprehensive development of life and society. However, along with the development, the situation of information insecurity is happening complicatedly and there are many risks threatening the socio-economic development and ensuring national defense and security. Therefore, the training in Information Security at universities is very important. The article presents some theoretical issues on training Information Security at universities.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lí luận về đào tạo ngành an toàn thông tin ở các trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 44-48; 56 44 Email: thanhh9@yahoo.com MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Trần Cao Thanh - Nghiên cứu sinh, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng Ngày nhận bài: 30/05/2019; ngày chỉnh sửa: 10/06/2019; ngày duyệt đăng: 19/06/2019. Abstract: Information technology is growing strongly and playing an important role in the comprehensive development of life and society. However, along with the development, the situation of information insecurity is happening complicatedly and there are many risks threatening the socio-economic development and ensuring national defense and security. Therefore, the training in Information Security at universities is very important. The article presents some theoretical issues on training Information Security at universities. Keywords: Training, information security, Information Security training, university. 1. Mở đầu Trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) được coi là một trong những yếu tố mang tính “sống còn”, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân, tổ chức, cũng như sự phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh đất nước. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 99 QĐ/TTg ngày 14/01/2014 phê duyệt “Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” và giao nhiệm vụ cho 7 trường đại học (ĐH) thực hiện đào tạo ngành ATTT và xác định “Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn, an ninh thông tin là một trong những giải pháp bảo đảm chủ quyền số quốc gia, làm chủ không gian mạng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước; là một phần quan trọng của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), góp phần bảo đảm thực hiện thành công Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” [1]. Đến nay, cả nước có 10 trường được giao nhiệm vụ đào tạo ngành ATTT, đó là: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Học viện Kĩ thuật quân sự; Học viện Kĩ thuật mật mã; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Trường ĐH CNTT - ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội; Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng; Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công an; Trường ĐH Duy Tân; Trường ĐH FPT. Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành ATTT, cần có những nghiên cứu sâu sắc toàn diện về đào tạo ngành ATTT, từ đó làm cơ sở để có những hành động, bước đi phù hợp nhằm đào tạo được nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATTT đáp ứng tốt với yêu cầu của thực tiễn; phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo và đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng nhà trường. Bài viết trình bày một số vấn đề lí luận về đào tạo ngành ATTT ở các trường ĐH. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm đào tạo ở các trường đại học Hiện nay, khi đề cập thuật ngữ “đào tạo” có rất nhiều quan niệm khác nhau. Từ điển Tiếng Anh khẳng định: “Khi nói đến đào tạo là nói đến việc học làm một công việc như thế nào, nghĩa là nó liên quan đến việc học hay dạy những kĩ năng cần thiết cho một công việc nhất định nào đó” [2; tr 735]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “đào tạo” được hiểu là “Quá trình tác động đến một con người làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách có hệ thống để chuẩn bị thích nghi với cuộc sống và kĩ năng nhận một sự phân công lao động xã hội nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với đạo đức, nhân cách” [3; tr 735]. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta “trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [4; tr 75]. Theo Từ điển Giáo dục học: “Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học để họ sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động tự lập, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” [5; tr 76]. Như vậy, thuật ngữ “đào tạo” ở các trường ĐH thường gắn với vấn đề đào tạo nghề nghiệp. Mặc dù tiếp cận dưới bất kì góc độ nào thì bản chất của đào tạo chính là hoạt động tác động đến con người nhằm chuẩn bị cho con người có đầy đủ kiến thức, kĩ năng và những phẩm chất nhân cách cần thiết để tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp nhất định trên cơ sở phân công lao động xã hội. Đào tạo là quá trình được diễn ra trong nhà trường, có sự xác định rõ về thời gian, chủ thể, đối tượng và các VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 44-48; 56 45 yếu tố đảm bảo kèm theo... Quá trình đào tạo được diễn ra dài hay ngắn tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, kĩ năng của từng nghề nghiệp đặt ra. Đồng thời, trong thời gian đó, người học được trang bị những kiến thức, kĩ năng theo đúng với mục tiêu, yêu cầu đã xác định. Hiện nay, Điều 7 của Luật Giáo dục đại học quy định: Các cơ sở giáo dục ĐH nước ta bao gồm “Trường cao đẳng; Trường ĐH, học viện; ĐH vùng, ĐH quốc gia, Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ” [6]. Đồng thời, trong Điều 4 cũng chỉ rõ “Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH”... Mục tiêu cụ thể của trường ĐH là đào tạo ở 4 trình độ là “trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ” [6]. Có thể thấy, các trường ĐH ở nước ta là những cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Mục tiêu chung của các trường ĐH là đào tạo người học “có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kĩ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” [6]. Đào tạo ở các trường ĐH giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần quyết định đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn xã hội. Đây được coi là một quá trình và được cấu thành chủ yếu bởi quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) nhằm hướng tới thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ cơ bản là dạy người, dạy nghề và dạy phương pháp; tương ứng với đó là ba mục tiêu: thái độ, kiến thức - kĩ năng và phương pháp; trên cơ sở đó, giúp cho người học có phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu của thực tiễn từng nghề nghiệp đặt ra. Với cách tiếp cận trên, có thể khẳng định: Đào tạo ở các trường ĐH là quá trình có mục đích, có tổ chức của các lực lượng sư phạm ở từng nhà trường nhằm hướng tới hình thành và phát triển người học về các phẩm chất, năng lực và kĩ năng nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo đã xác định. 2.2. Khái niệm an toàn thông tin và đào tạo ngành An toàn thông tin ở các trường đại học 2.2.1. Khái niệm “an toàn thông tin” Theo Từ điển Tiếng Việt: “An toàn là yên ổn, loại trừ nguy hiểm hoặc tránh được sự cố; là điều kiện đảm bảo không để xảy ra sự cố hay nguy hiểm nói chung” [4; tr 7]. Thông tin là “sự truyền đạt, sự phản ánh tri thức dưới các hình thức khác nhau, cho biết thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó” [4; tr 1226]. Với cách hiểu này, ATTT thực chất là đảm bảo cho các thông tin được truyền đi an toàn, đầy đủ, chính xác kịp thời và đến đúng đối tượng cần truyền đạt. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, trước sự phát triển vượt bậc của CNTT, nhất là công nghệ mạng và Internet cùng với các website thông tin trực tuyến trong các lĩnh vực của cuộc sống đã làm cho nhu cầu triển khai các hệ thống ứng dụng trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, trong công tác quản lí xã hội của Nhà nước, quản lí doanh nghiệp, hay trong đời sống cá nhân mỗi con người, các hình thức truyền đạt, bảo mật thông tin truyền thống trước đây đã được thay thế bằng các hình thức mới dựa trên cơ sở có ứng dụng của CNTT, nhất là dựa trên cơ sở sử dụng mạng máy tính và Internet. Tuy nhiên, cùng với những tiện lợi đó đã kéo theo tình hình mất an ninh thông tin diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi khác nhau và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Chính vì vậy, việc đảm bảo ATTT trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được coi là một trong những yếu tố mang tính “sống còn”, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân, tổ chức, cũng như sự phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh đất nước. Hiện nay, khi đề cập thuật ngữ “ATTT”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa “ATTT là hành động ngăn cản, phòng ngừa sự sử dụng, truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại hoặc phá hủy thông tin chưa có sự cho phép”. Theo định nghĩa tiêu chuẩn quốc tế của ISO/IEC 27000:2009 thì ATTT được xác định “Là sự bảo toàn của việc bảo mật, toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin” [7]. Điều 4 của Luật An ninh mạng đã chỉ rõ: 1) An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; 2) Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lí hành vi xâm phạm an ninh mạng; 3) Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng CNTT, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lí và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian” [8]. Hiện nay, dưới góc độ của khoa học CNTT, hệ thống thông tin được chia thành 3 phần chính: Phần cứng (máy vi tính), Phần mềm (các thông tin) và Kết nối (mạng). VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 44-48; 56 46 ATTT hướng tới giúp cho các thông tin và hệ thống thông tin nói chung không bị các truy cập trái phép, sử dụng, làm lộ, làm hỏng, chỉnh sửa, ghi chép không được phép Dựa trên cơ sở của sự cấu thành hệ thống thông tin đó đã dẫn tới nhiều khái niệm có liên quan khác nhau, đó là khái niệm về ATTT (information security), an toàn máy tính (computer security), đảm bảo thông tin (information assurance). Các khái niệm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hướng tới mục đích chính là bảo vệ các khía cạnh tính bí mật, toàn vẹn và tính sẵn sàng của thông tin. Tuy nhiên, mỗi khái niệm lại có nội hàm riêng, nó phụ thuộc vào cách tiếp cận vấn đề, phương pháp thực hiện và phạm vi quan tâm của mỗi lĩnh vực. Trong đó, ATTT quan tâm đến khía cạnh bí mật, toàn vẹn, sẵn sàng của dữ liệu mà không quan tâm đến hình thức của dữ liệu như: điện tử, bản in, hoặc các dạng khác. An toàn máy tính tập trung vào việc đảm bảo tính sẵn sàng và hoạt động đúng đắn của hệ thống máy tính mà không quan tâm đến thông tin được lưu trữ, xử lí bởi chúng. Đảm bảo thông tin tập trung vào lí do đảm bảo rằng thông tin được bảo vệ và vì thế nó là lí do để thực hiện ATTT. Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định: ATTT thực chất là việc bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi và phá hủy bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. 2.2.2. Khái niệm “đào tạo ngành An toàn thông tin ở các trường đại học” Hiện nay, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển đời sống, xã hội của mọi quốc gia. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó đã kéo theo tình hình mất an ninh thông tin và xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến việc ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh đất nước. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, trong những năm gần đây, các trường ĐH ở nước ta đã xác định việc đào tạo chuyên ngành ATTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực CNTT. Từ cách tiếp cận trên, có thể khẳng định: Đào tạo ngành ATTT ở các trường ĐH là quá trình có mục đích, có tổ chức của các lực lượng sư phạm trong các nhà trường nhằm hình thành và phát triển người học các phẩm chất, kiến thức, kĩ năng trong lĩnh vực an toàn mạng máy tính và truyền thông, đáp ứng được yêu cầu bảo mật của công nghệ mạng và truyền thông hiện đại. Quan niệm trên cho thấy, mục đích đào tạo ngành ATTT ở các trường ĐH là nhằm hướng tới đào tạo được nguồn nhân lực có thái độ, kiến thức, kĩ năng về CNTT, khả năng thiết kế, cài đặt và quản trị hệ thống mạng, nguyên tắc tổ chức thông tin, chính sách và pháp luật của nhà nước cũng như yếu tố con người trong việc đảm bảo ATTT. Dựa trên cơ sở đó giúp cho họ đáp ứng được yêu cầu trong thực hiện các nhiệm vụ về bảo mật của công nghệ mạng và truyền thông hiện đại đã và đang đặt ra hiện nay. Chủ thể đào tạo ở các nhà trường bao gồm nhiều tổ chức, lực lượng khác nhau như: Tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ quản lí các cấp từ hiệu trưởng cho đến các phòng/ban, khoa, đội ngũ giảng viên và chính bản thân từng sinh viên. Đối tượng đào tạo là sinh viên ở mọi lứa tuổi, trình độ đào tạo đang trực tiếp đào tạo ngành ATTT ở các nhà trường. Nội dung đào tạo đảm bảo tính toàn diện về thái độ, kiến thức, kĩ năng phù hợp với trình độ đào tạo và nghề nghiệp chuyên ngành ATTT. Phương pháp dạy học ở các nhà trường tương đối đa dạng, phong phú, trong đó chủ yếu sử dụng các phương pháp mang tính hiện đại như: nêu vấn đề, phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học của người học, ứng dụng CNTT... Cũng giống như đào tạo các ngành khác ở các trường ĐH, đào tạo ngành ATTT là một quá trình được cấu thành bởi các nhiều thành tố cùng vận động trong các mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, bao gồm các thành tố: Mục tiêu đào tạo, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, phương tiện đào tạo, người thực hiện đào tạo, đối tượng đào tạo và kết quả đào tạo. Chính sự vận động của các thành tố, cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố đó đã hình thành nên các hoạt động cơ bản của quá trình đào tạo là hoạt động của nhà quản lí, người dạy và người học nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách, kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo (năng lực) của người học để đáp ứng tốt với mục tiêu, yêu cầu đã xác định. 2.3. Đặc điểm đào tạo ngành An toàn thông tin ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay Có thể khẳng định, ATTT là một ngành đào tạo thuộc lĩnh vực CNTT ở các trường ĐH. Chính vì thế, trong đào tạo ngành ATTT có những đặc điểm chung giống như các ngành khác thuộc lĩnh vực CNTT như ngành Kĩ thuật Mạng, Công nghệ phần mềm, Hệ thống Thông tin quản lí, Thiết kế đồ họa/Game/Multimedia, Big Data and Machine Learning... Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành ATTT có những đặc điểm riêng khác biệt như chương trình, nội dung đào tạo ngành ATTT được xây dựng linh hoạt, bám sát với sự phát triển của lĩnh vực CNTT, nội dung cụ thể được thể hiện trên những vấn đề cơ bản sau: 2.3.1. Đặc điểm về mục tiêu đào tạo VJE Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 44-48; 56 47 Mục tiêu đào tạo ngành ATTT ở các trường ĐH có đặc điểm chung giống như các ngành khác thuộc lĩnh vực CNTT cả về thái độ, kiến thức và kĩ năng. Trong đó, hướng tới mục tiêu giúp cho người học có phẩm chất, đạo đức, thái độ đáp ứng tốt với trách nhiệm của người công dân; có kiến thức đại cương, cơ sở ngành như: kiến thức về lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học tự nhiên, nhất là Toán, tiếng Anh...; các kiến thức cơ bản về CNTT như kĩ thuật lập trình, công nghệ mạng, kiến trúc máy tính và hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, truyền dữ liệu và mạng máy tính, công nghệ phần mềm, mật mã cơ sở... Tuy nhiên, do đặc thù là ngành đào tạo đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin, cho nên, mục tiêu đào tạo ngành ATTT ở các trường ĐH có đặc điểm riêng biệt tập trung ở mục tiêu trang bị kiến thức chuyên ngành cho sinh viên, đó là trang bị những kiến thức về kĩ thuật mật mã, an toàn mạng máy tính, an toàn hệ điều hành, an toàn cơ sở dữ liệu, an toàn các ứng dụng Web và Internet, an toàn trong giao dịch và thương mại điện tử, các kĩ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kĩ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập, lập trình an toàn, thiết kế các phần mềm và công cụ đảm bảo an toàn, quản lí và đánh giá điểm yếu, các kĩ thuật kiểm tra đánh giá an toàn, quản trị mạng an toàn, các vấn đề về chính sách, pháp luật và chuẩn hóa an toàn... Dựa trên cơ sở những kiến thức được trang bị, đào tạo ngành ATTT ở các trường ĐH hướng tới mục tiêu giúp cho người học có các kĩ năng phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin mạng; biết thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu về an ninh, bảo mật từ hệ thống thông tin, từ đó thiết kế và triển khai các ứng dụng đảm bảo ATTT đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, người học còn có những kĩ năng trong xử lí sáng tạo, có hiệu quả các tình huống mà thực tế ATTT hiện đại đã và đang đặt ra. 2.3.2. Đặc điểm chương trình, nội dung đào tạo Do tính chất đặc thù của mục tiêu đào tạo ngành ATTT ở các trường ĐH cũng như thực tiễn sự phát triển của lĩnh vực CNTT trong bối cảnh hiện nay đã kéo theo chương trình, nội dung đào tạo ngành ATTT ở các nhà trường được thiết kế, xây dựng vừa đảm bảo tính toàn diện, nhưng cũng đảm bảo chuyên sâu, phù hợp đặc thù nhiệm vụ mà sinh viên sau tốt nghiệp phải đảm nhiệm. Chương trình, nội dung đào tạo ngành ATTT có sự “gần gũi” so với một số chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực CNTT ở các trường ĐH, cụ thể là bao hàm nhiều môn học thuộc lĩnh vực CNTT như: tin học cơ sở, lí thuyết về kiến trúc máy tính, lí thuyết thông tin, hệ điều hành, lập trình... Đặc biệt, phần lớn chương trình, nội dung đào tạo ngành ATTT ở các nhà trường là những môn học nhằm trang bị các kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ xung quanh lĩnh vực ATTT như: An toàn mạng, quản lí ATTT, kĩ thuật theo dõi, giám sát an toàn mạng, phát triển phần mềm an toàn... Từ những vấn đề trên cũng kéo theo những môn học mang tính trang bị kiến thức, kĩ năng thực hành ATTT được thiết kế xây dựng theo hướng chứa đựng tính thực hành cao và chiếm khối lượng thời gian tương đối lớn trong tổng số chương trình, nội dung đào tạo và phù hợp với logic nhận thức người học, bám sát với xu hướng phát triển CNTT. Ngoài ra, trong chương trình, nội dung đào tạo cũng thể hiện rõ yêu cầu cần số lượng lớn cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đặc thù liên quan đến CNTT như: máy vi tính, hệ thống các phần mềm tin học, mạng internet, các thiết bị di động... Trên cơ sở đó, giúp cho sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi để lĩnh hội sâu sắc các kiến thức chuyên ngành; các kĩ năng thực hành thành thạo để có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ đảm bảo ATTT của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... sau khi tốt nghiệp ra trường. 2.3.3. Đặc điểm đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo ngành ATTT ở các nhà trường rất đa dạng, phong phú với nhiều đối tượng và trình độ chuyên môn khác nhau. Trong đó, bên cạnh đội ngũ giảng viên là những người được đào tạo các chuyên ngành thuộc khối kiến thức chung, kiến thức
Tài liệu liên quan