Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn tại hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận nhằm phục vụ sử dụng đất bền vững

Tóm tắt. Hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận được đánh là khu vực khô hạn nhất cả nước, nên cảnh quan tự nhiên của vùng có rất nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt tiêu biểu cho đặc tính khí hậu của vùng này.Bài báo nghiên cứu và đánh giá đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn của hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận trước tình trạng sa mạc hoá như hiện nay. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu thiên tai, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững cho khu vực nghiên cứu.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn tại hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận nhằm phục vụ sử dụng đất bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 90-96 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT KHÔ HẠN TẠI HAI HUYỆN TUY PHONG VÀ BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN NHẰM PHỤC VỤ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG Phạm Hoàng Hải1 và Nguyễn Trọng Nghĩa2 1Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam 2Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận được đánh là khu vực khô hạn nhất cả nước, nên cảnh quan tự nhiên của vùng có rất nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt tiêu biểu cho đặc tính khí hậu của vùng này.Bài báo nghiên cứu và đánh giá đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn của hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận trước tình trạng sa mạc hoá như hiện nay. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu thiên tai, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững cho khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Đánh giá, đặc điểm cảnh quan, huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. 1. Mở đầu Tuy Phong và Bắc Bình là hai huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận. Do sự phân hoá phức tạp của địa hình là phần cuối của khối núi Nam Trường Sơn, có hướng gần song song với hướng hoàn lưu chung của khu vực nên có chế độ bức xạ lớn, lượng bốc hơi theo số liệu quan trắc thường lớn gấp đôi lượng mưa, nhiều nắng gió và ít mây đã hình thành nên đặc trưng khí hậu khô hạn và bán khô hạn khắc nghiệt [4]. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra và gia tăng tốc độ trên toàn cầu, tỉnh Bình Thuận nói chung và trong đó, hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình là khu vực chịu ảnh hưởng ở mức độ lớn nhất so với cả nước, mà biểu hiện rõ rệt nhất chính là tình trạng sa mạc hoá đang phát triển trên diện rộng, có những tác động rất lớn đến đời sống sản xuất và đời sống của người dân. Nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nhất là quá trình sa mạc hóa, hoang mạc hóa thì vấn đề sử dụng hợp lí lãnh thổ có ý nghĩa hết sức quan trọng, có tính quyết định. Để giải quyết vấn đề đặt ra, việc áp Ngày nhận bài: 4/7/2014. Ngày nhận đăng: 19/7/2014. Tác giả liên lạc: Nguyễn Trọng Nghĩa, địa chỉ e-mail: trongnghiageosystems@gmail.com 90 Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn tại hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình... dụng phương pháp tiếp cận địa lí tự nhiên tổng hợp, tiếp cận cảnh quan học nghiên cứu làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên của vùng, đồng thời qua đó thực hiện việc đánh giá, đề xuất định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lí chúng sẽ là phương pháp tiếp cận phù hợp và hiệu quả nhất. Vì vậy, trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả sẽ trình bày về phương pháp tiếp cận đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, mà cụ thể là đánh giá mức độ thích nghi cho phát triển nông lâm nghiệp, rồi từ đó có định hướng bố trí hợp lí không gian lãnh thổ. Đây được xem là một việc làm cấp thiết hiện nay nhằm giảm nhẹ thiên tai cho địa bàn nghiên cứu, nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đánh giá cảnh quan khu vực nghiên cứu Phân loại cảnh quan là một trong những khâu quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan. Trong quá trình nghiên cứu các hệ thống của nhiều tác giả trong và ngoài nước, kết quả phân tích các nhân tố tạo thành cảnh quan hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, chúng tôi đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan cho địa bàn nghiên cứu gồm 6 cấp từ trên xuống dưới như sau: Hệ→ phụ hệ→ lớp→ phụ lớp→ kiểu→ loại. Trong đó, cấp loại cảnh quan là đơn vị cơ bản của bản đồ cảnh quan được xây dựng trên bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 [1, 2]. Hình 1. Bản đồ cảnh quan hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Cảnh quan hai huyện Tuy Phong, Bắc Bình có sự phân hoá khá phong phú và đa dạng do sự tác động tổng hợp của quy luật địa đới và phi địa đới. Đặc điểm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang, cấu trúc động lực và chức năng của khu vực nghiên cứu cũng vô cùng 91 Phạm Hoàng Hải và Nguyễn Trọng Nghĩa phức tạp. Cảnh quan Tuy Phong và Bắc Bình nằm trong hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh, thuộc một kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanh mưa mùa với sự phân hoá thành 3 lớp cảnh quan, 6 phụ lớp và 65 loại cảnh quan. Áp dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp có trọng số - một phương pháp bán định lượng đã được sử dụng khá nhiều và khá hiệu quả trong nghiên cứu địa lí, trong đánh giá tổng hợp tiềm năng lãnh thổ cho các mục đích ứng dụng thực tiễn khác nhau, đặc biệt cho mục đích phát triển các ngành sản xuất được phân bố theo diện như ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Cụ thể trên địa bàn nghiên cứu, vùng đất cát khô hạn hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận đã tiến hành đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp. Đối tượng đánh giá cho ngành sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, do đó đã lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá (loại đất, hiện trạng rừng, độ dốc, hàm lượng dinh dưỡng,. . . ), phân cấp mức độ thích nghi, thang điểm và bậc trọng số phù hợp để tiến hành tính toán và tổng cộng điểm, xếp hạng mức độ thích nghi cụ thể cho từng ngành đối tượng riêng biệt, sau đó tổng hợp kết quả đánh giá cho cả hai ngành trên. Cụ thể trong quá trình tiến hành đánh giá đã sử dụng bằng phương pháp trung bình cộng có trọng số để xác định 3 mức độ khác nhau (Rất thích nghi, thích nghi, kém thích nghi) với 2 công thức tính chính sau: Điểm đánh giá chung được tính theo công thức: [1] DA = 1 n n∑ n=1 KiDi trong đó: DA: điểm đánh giá chung của cảnh quan A; Ki: điểm đánh giá của yếu tố thứ i; Di: trọng số của yếu tố thứ i. Mỗi cấp thuận lợi ứng với khoảng điểm giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng điểm ∆D của cấp mức độ thuận lợi được tính theo công thức: [1] ∆D = Dmax −Dmin M trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất; Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất; M số cấp đánh giá. Thông qua việc xác định rõ các chỉ tiêu đánh giá và tính toán mức độ thuận lợi cho từng loại cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp đã cho các kết quả cụ thể như sau (Bảng 1). 92 Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn tại hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình... Bảng 1. Tổng hợp kết quả đánh giá chung của các loại cảnh quan cho nông lâm nghiệp Ngành Mức độ thuận lợi Khoảngđiểm Loại cảnh quan số Phát triển Rất thích nghi (N1) 24 - 28 8, 11, 15, 16, 23, 26, 27, 29, 30, 31, 33, 35, 53, 54, 55, 58, 59 nông nghiệp Thích nghi (N2) 19 - 23 7, 19, 20, 21, 38, 39, 40, 43, 44, 45, 46, 48, 50, 51, 56, 57, 60, 61 Kém thích nghi (N3) 14 - 18 63, 65 Phát triển Rất thích nghi (L1) 24 - 28 1, 2, 3, 4, 5, 6, 9, 10, 12, 13, 17, 18, 22, 24, 28, 32, 34, 36, 41, 42, 52, 62 lâm nghiệp Thích nghi (L2) 19 - 23 7, 11, 14, 15, 19, 23, 25, 26, 33, 35, 37, 43, 47, 49, 53, 56, 58, 64 Kém thích nghi (L3) 14 - 18 29, 38, 48, 63 Hình 2. Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp 2.2. Định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ khu vực nghiên cứu Bố trí hợp lí không gian sản xuất các đơn vị cảnh quan cũng là một giải pháp hiệu quả giảm thiểu quá trình sa mạc hoá, khai thác tốt tiềm năng đất đai nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững. 93 Phạm Hoàng Hải và Nguyễn Trọng Nghĩa Từ bảng đánh giá tổng hợp các loại cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận cho thấy có những cảnh quan chỉ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, có những cảnh quan chỉ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có những cảnh quan vừa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lẫn lâm nghiệp. . . Qua đó, chúng tôi đưa ra không gian bố trí hợp lí cho hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp một cách khái quát nhất. Bảng 2. Tổng hợp định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ theo các đơn vị cảnh quan Stt Không gian ưu tiên Số hiệu loại cảnh quan 1 Không gian ưu tiên phòng hộ, bảo về rừng và đa dạng sinh học 1, 2, 3, 12, 13, 14, 28 2 Không gian ưu tiên sản xuất và khai thác rừng 4, 5, 6, 9, 10, 17, 18, 22, 24, 25, 32, 34, 36, 37, 41, 42 3 Không gian ưu tiên phòng hộ vùng đồi và ven biển 47, 49, 52, 62, 64 4 Không gian ưu tiên cho phát triển nông lâm nghiệp 7, 11, 15, 19, 23, 26, 29, 33, 35, 38, 43, 48, 53, 56, 58, 63 5 Không gian ưu tiên cho phát triển cây lâu năm 16, 20, 27, 30, 39, 44, 50, 54, 60 6 Không gian ưu tiên cho phát triển cây hàng năm và khu dân cư 8, 21, 31, 40, 45, 46, 51, 55, 57, 59, 61, 65 2.3. Các giải pháp giảm thiểu tình trạng sa mạc hoá Trước những thách thức của quá trình sa mạc hoá, hạn hán, thoái hoá đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực khô hạn, nhất là hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, để hạn chế những rủi ro cũng như giảm thiểu trình trạng này như là một biểu hiện của biến đổi khí hậu, ngoài giải pháp đánh giá các đơn vị cảnh quan nhằm khai thác tốt tìm năng đất đai, chúng tôi còn đưa ra 2 giải pháp chính đó là: Giải pháp công trình và giải pháp phi công trình [3]. * Giải pháp công trình Đây được xem là giải pháp chính và hàng đầu giảm thiểu tình trạng sa mạc hoá. Mô hình thu trữ nước ngầm phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi: Mô hình này với mục tiêu đảm bảo thu được lượng nước ngầm dưới chân đồi cát để phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi. Việc áp dụng mô hình này cho hai huyện ven biển phía Bắc của tỉnh Bình Thuận là rất khả thi, nhưng đòi hỏi các yêu cầu sau: Hệ thống ống thu nước và dẫn nước, hệ thống giếng bê tông và bể lọc có tác dụng tập trung nước từ hệ thống giếng bê tông, lọc nước rồi phân phối nước cho các hộ sử dụng. Mô hình thu trữ nước ngầm tưới cho mô hình nông lâm kết hợp: Đào ao thu trữ lượng nước ngầm dưới chân đồi cát để tưới cho cây trồng trong mô hình nông lâm kết hợp trên đồi, xây dựng hệ thống bơm nước lên đồi, trồng cây theo mô hình nông lâm kết hợp. 94 Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan vùng đất cát khô hạn tại hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình... Mô hình thu trữ nước mưa trên đồi cát: Bao gồm các bể trữ nước trên sườn dốc, dung tích của bể được tính toán đảm bảo đủ cung cấp bổ sung nước cho cây trồng trong mùa khô, bể được che đậy đề tránh bốc hơi gây tổn thất nước. Việc phân phối nước được thực hiện nhờ trọng lực hoặc sử dụng các loại bơm nhỏ tại những vị trí không thể tưới tự chảy. Công nghệ tưới tiết kiệm nước: Mô hình này được tiến hành nghiệm thu đều cho các kết quả tốt, có thể tiết kiệm được 30 - 50% lượng nước so với phương pháp tưới thông thường, ngoài ra còn có nhiều hiệu quả tăng cường khác giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Sử dụng nước hồi quy và máy bơm dã chiến: Với lượng nước tổn thất do rò rỉ và thấm ngang từ ruộng xuống kênh tiêu trong giai đoạn tưới dưỡng khoảng 20% mức tưới, trong giai đoạn tưới ải khoảng 30 - 40% mức tưới và trình trạng lãng phí nước nước do phân phối không đồng đều. Để tăng hiệu quả sử dụng nước của hệ thống sử dụng nước hồi quy là rất cần thiết. *Giải pháp phi công trình Mô hình trồng rừng phòng hộ chống cát bay: Đây là mô hình trồng cây lâm nghiệp (keo lá tràm, phi lao, bạch đàn, xoan chịu hạn,. . . ) quy mô lớn tạo thành các băng rừng chắn gió, bảo vệ đất nông nghiệp và các khu dân cư khỏi sự xâm lấn của cát di động. Mô hình “Nông nghiệp trú ẩn” hay “Nông lâm nghiệp kết hợp”: Mô hình này là sự kết hợp giữa trồng rừng với canh tác nông nghiệp. Ý nghĩa đầu tiên của mô hình này là phòng chống cát bay, cát nhảy vào khu vực đất trồng trọt, giảm quá trình xói mòn đất, cố định đất, tăng khả năng giữ nước cho đất, lưu giữ nguồn nước ngầm, đồng thời tăng chất lượng dinh dưỡng trong đất. Ý nghĩa thứ hai của mô hình này là mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc trồng các loại nông sản nằm phía trong, tăng độ che phủ thực vật trên đất, hạn chế bốc hơi, cải tạo môi trường đất. Mô hình nông nghiệp trú ẩn có thể nói là một trong những giải pháp ứng dụng hiệu quả cho vùng khô hạn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ hợp lí: Xác định nhóm cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc tính chịu hạn, sử dụng ít nước, chịu nóng, chịu muối, tiếp đó là xác định cây trồng vật nuôi hàng hoá và cây trồng vật nuôi phụ trợ. Đối với cây lâm nghiệp lấy gỗ và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như: Keo lá tràm, Xoan, Trôm, Bạch đàn. . . Đối với cây công nghiệp chủ yếu lựa chọn cây ngắn ngày như: Lạc, vừng, dưa hấu, mãng cầu xiêm, đu đủ, dứa. . . Vật nuôi cần tập trung phát triển là: Dê, cừu, đà điểu. Đồng thời lựa chọn thời vụ canh tác phù hợp, tránh được hạn hán gay gắt ở các thời điểm mẫn cảm của cây trồng, vật nuôi. Tập trung canh tác vào những tháng mưa nhiều như tháng 8, 9, 10, mở rộng hết diện tích canh tác vào mùa mưa và thu hẹp diện tích canh tác vào mùa khô nóng. 3. Kết luận Cảnh quan hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình tỉnh Bình Thuận có đặc điểm cấu trúc khá đa dạng, phức tạp với 3 lớp: lớp cảnh quan núi, lớp đồi và lớp đồng bằng; 6 phụ lớp 95 Phạm Hoàng Hải và Nguyễn Trọng Nghĩa và 65 đơn vị loại cảnh quan cảnh quan nằm trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh, thuộc kiểu cảnh quan rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa với. Loại cảnh quan là đơn vị cơ sở được thể hiện trên bản đồ khu vực nghiên cứu và được đánh giá ở 3 mức độ thích nghi cho phát triển nông lâm nghiệp. Trong đó, đối với phát triển nông nghiệp có 17 đơn vị loại cảnh quan rất thích nghi, 18 đơn vị loại cảnh quan thích nghi và 2 đơn vị loại cảnh quan kém thích nghi. Đối với phát triển lâm nghiệp có 22 đơn vị loại cảnh quan rất thích nghi, 18 đơn vị loại cảnh quan thích nghi và 4 đơn vị loại cảnh quan kém thích nghi. Định hướng sử dụng hợp lí không gian ưu tiên cho phòng hộ, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học có 7 đơn vị loại cảnh quan; không gian ưu tiên cho sản xuất và khai thác rừng có 16 đơn vị loại cảnh quan; không gian ưu tiên cho phòng hộ vùng đồi và ven biển có 5 đơn vị loại cảnh quan; không gian ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp kết hợp có 16 đơn vị loại cảnh quan; không gian ưu tiên cho phát triển cây lâu năm có 9 đơn vị loại cảnh quan và 12 đơn vị loại cảnh quan ưu tiên cho phát triển cây hàng năm. Mặt khác cần thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình thích hợp để giảm thiểu quá trình sa mạc hoá và phục vụ sử dụng đất bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, 1997. Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, 1993. Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió mùa Việt Nam phục vụ cho sử dụng hợp lí lãnh thổ và bảo vệ môi trường. Viện Địa lí, Hà Nội. [3] Lê Sâm, Nguyễn Đình Vượng, 2008. Thực trạng hạn hán, hoang mạc hoá ở Ninh Thuận, Nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ, Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh. [4] Phạm Quang Vinh, 2011. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và hoang mạc hoá đến môi trường và xã hội ở khu vực Nam Trung Bộ (Nghiên cứu thí điểm cho tỉnh Bình Thuận). Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. ABSTRACT Study of landscape characteristic in dry sandy area of Tuy Phong and Bac Binh districts, Binh Thuan Province for using potential sustainable land Tuy Phong and Bac Binh districts in Binh Thuan Province are the driest places in the country which have a natural landscape that is unique. Therefore, assessing the character of the landscape is of value to determine land resource use, this land now undergoing de- sertification. The paper also proposes some solutions to disaster reduction, environmental protection in order to ensure sustainable development for the study area. 96
Tài liệu liên quan