Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nước vật sông Cầu đến dòng chính sông Phan - Cà Lồ trong mùa lũ

Tóm tắt Hàng năm trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ vào mùa mưa lũ, hiện tượng úng ngập xảy ra thường xuyên, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến úng ngập là do ảnh hưởng của nước vật hay còn gọi là dòng chảy ngược từ sông Cầu chảy về sông Cà Lồ [4]. Khi mưa lũ xuất hiện trên lưu vực, dòng chảy trong sông tiêu thoát về phía hạ lưu đến sông Cầu lại gặp dòng chảy sông Cầu chảy ngược trở lại từ hạ lưu gây ra hiện tượng nước vật, điều đó sẽ dẫn tới dòng chảy trong sông không tiêu thoát được, gây ra úng ngập phía hạ lưu trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học phân tích và làm rõ ảnh hưởng của nước vật trên lưu vực trong 2 trận lũ 2006 và 2008, đây là hai trận lũ có đảm bảo số liệu đo đạc và điều tra phục vụ nghiên cứu. Dựa trên cơ sở số liệu KTTV, địa hình, mặt cắt trên lưu vực, sử dụng công cụ mô hình tính toán mô phỏng lại dòng chảy trên sông trong 2 trận lũ 2006, 2008 để xác định thời điểm và các vị trí xuất hiện nước vật. Nghiên cứu trong bài báo sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về tiêu thoát nước và lũ lụt trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nước vật sông Cầu đến dòng chính sông Phan - Cà Lồ trong mùa lũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 57 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC VẬT SÔNG CẦU ĐẾN DÒNG CHÍNH SÔNG PHAN - CÀ LỒ TRONG MÙA LŨ Hoàng Thị Nguyệt Minh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Hàng năm trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ vào mùa mưa lũ, hiện tượng úng ngập xảy ra thường xuyên, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến úng ngập là do ảnh hưởng của nước vật hay còn gọi là dòng chảy ngược từ sông Cầu chảy về sông Cà Lồ [4]. Khi mưa lũ xuất hiện trên lưu vực, dòng chảy trong sông tiêu thoát về phía hạ lưu đến sông Cầu lại gặp dòng chảy sông Cầu chảy ngược trở lại từ hạ lưu gây ra hiện tượng nước vật, điều đó sẽ dẫn tới dòng chảy trong sông không tiêu thoát được, gây ra úng ngập phía hạ lưu trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học phân tích và làm rõ ảnh hưởng của nước vật trên lưu vực trong 2 trận lũ 2006 và 2008, đây là hai trận lũ có đảm bảo số liệu đo đạc và điều tra phục vụ nghiên cứu. Dựa trên cơ sở số liệu KTTV, địa hình, mặt cắt trên lưu vực, sử dụng công cụ mô hình tính toán mô phỏng lại dòng chảy trên sông trong 2 trận lũ 2006, 2008 để xác định thời điểm và các vị trí xuất hiện nước vật. Nghiên cứu trong bài báo sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về tiêu thoát nước và lũ lụt trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ. Từ khóa: Nước vật, Sông Phan - Cà Lồ. Abstract Assessing the impacts of the Cau’s backfl ow water to the Phan - Ca Lo main stream in rainy season Annually, inundation occurs frequently in Phan - Ca Lo river basin during the rainy season despite of low rainfall. There are many causes leading to the phenomenon, among them is the effect of backwater, also known as reverse fl ow from Cau River to Ca Lo River. When fl oods occur in the basin, the discharge fl ows downstream to Cau River and encounters Cau River’s backfl ow from downstream causing backwater phenomenon. This phenomenon causes downstream fl oods in the Phan - Ca Lo River basin. This paper utilises scientifi c analysis of the effects of backwater in the basin during the two fl oods of 2006 and 2008. Mathematical model is used to simulate stream fl ow during the fl oods in 2006 and 2008 and determine the time and location where backwater appears. This research results develop to baseline data for further studies on drainage and inundation in the Phan - Ca Lo river basin. Keywords: Backwater, Phan - Ca Lo river basin 1. Giới thiệu lưu vực nghiên cứu Lưu vực sông Phan - Cà Lồ có tổng diện tích là 1229 km2 trong đó lưu vực sông Phan 348 km2, lưu vực sông Cà Lồ 881 km2. Lưu vực sông bao gồm phần lớn diện tích tỉnh Vĩnh Phúc (gồm các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc) với diện tích 733 km2 chiếm 60% diện tích tỉnh Vĩnh Phúc và một phần diện tích lưu vực thuộc Hà Nội (bao gồm thị xã Mê Linh và Sóc Sơn) với diện tích 496 km2 (Hình 1) Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201758 Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý lưu vực sông Phan - Cà Lồ Lưu vực sông Phan - Cà Lồ bao gồm 2 sông chính Phan và sông Cà Lồ, 3 sông nhánh là Cầu Tôn, Tranh - Ba Hanh, Thanh Cao và sông Đồng Đò. Trong đó sông Phan có chiều dài 64,5km, diện tích lưu vực sông 347,5km2, sông Cà Lồ có chiều dài sông 89 km, diện tích lưu vực 881km2. 2. Tình hình mưa lũ trên lưu vực Đặc điểm mưa lũ trên lưu vực Hàng năm vào mùa mưa lũ, trên lưu vực tình trạng úng ngập vẫn xảy ra thường xuyên với phạm vi, mức độ và diễn biến ngày càng phức tạp. Theo báo cáo và số liệu thực đo của các Công ty khai thác Công trình Thuỷ lợi Liễn Sơn, Tam Đảo, Phúc Yên từ năm 1990 đến 2014, có 20/25 năm lưu vực sông Phan - Cà Lồ bị ảnh hưởng úng ngập, mỗi năm thường có từ 1 đến 3 đợt [1]. Trong đó có 7 năm với mức độ ngập úng trên 5000 ha, các năm ngập úng trên 10.000 ha là năm 1971 và 1990, đặc biệt năm 2008 mức độ ngập úng trên 20.000 ha. Phạm vi bị ảnh hưởng úng ngập bao gồm: Các khu vực đô thị của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên; các khu cụm công nghiệp, nhất là trong khu vực của huyện Bình Xuyên; phần lớn diện tích chân ruộng thấp, diện tích thủy sản trong vùng dự án. Độ sâu ngập tại một số vị trí từ 1,8 đến 2,5 m với thời gian kéo dài từ 10 đến 20 ngày. Mưa gây ngập úng thường xuất hiện vào các tháng 6, 7 và 8, trong đó xuất hiện nhiều nhất là tháng 8 hàng năm. Lượng mưa gây úng với lượng mưa một ngày lớn nhất là 120,8mm, với trị số lớn nhất 332,1mm vào 31/10/2008, trị số nhỏ nhất 56,1mm vào ngày 26/6/1998. Với lượng mưa 2 ngày lớn nhất, giá trị trung bình là 150,0mm, trong đó trị số lớn nhất 442,6mm, trị số nhỏ nhất 68,4mm. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 59 trung bình 162,2mm, trong đó lớn nhất 497,5mm và nhỏ nhất 69,7mm [4]. Dạng mưa gây úng, phân tích 33 trận mưa lớn nhất năm cho thấy mưa úng trên lưu vực thường có thời gian kéo dài 2 - 3 ngày và lượng mưa thường tập trung vào ngày thứ 2 dạng mưa đỉnh ở giữa trận. Số liệu thống kê 33 trận mưa ngày lớn nhất của 33 năm (1978 - 2010) cho thấy số trận mưa có đỉnh ngày đầu 10/33, số trận mưa có đỉnh giữa trận 14/33 và trận mưa có đỉnh ngày cuối là 9/33 [3]. Trận lũ lớn gần đây năm 2006, 2008, 2013 gây thiệt hại lớn đến dân sinh, kinh tế cản trở quá trình ổn định dân cư và phát triển kinh tế trên lưu vực sông. Đồng thời, đặt ra những thách thức không nhỏ và nhu cầu bức thiết của chính quyền và nhân dân sở tại trong việc giải quyết vấn đề lũ lụt. Ảnh hưởng của nước vật đến úng ngập trên lưu vực sông Nguyên nhân gây úng ngập trên lưu vực sông do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nguyên nhân chính do mưa lớn kết hợp với địa hình trũng không có khả năng tiêu thoát được. Bên cạnh đó, đối với lưu vực sông Phan - Cà Lồ một nguyên nhân quan trọng khác là do ảnh hưởng nước vật, khi mùa lũ đến nước vật từ sông Cầu chảy ngược lại sông Cà Lồ góp phần không nhỏ gây ngập úng trên lưu vực. Theo các nghiên cứu đã có nguyên nhân gây ra nước vật trên hạ lưu sông Cà Lồ do các nguyên nhân sau [4]: Lưu vực sông Phan - Cà Lồ và trên sông Cầu có chế độ mưa lũ tương tự nhau, vì vậy lũ trên sông Cà Lồ thường xuất hiện đồng thời với lũ trên sông Cầu. Trong khi hạ lưu sông Cà Lồ có độ uốn khúc lớn từ 3 - 4. Độ dốc đáy sông ở hạ lưu sông Cà Lồ nhỏ nên lũ trên sông Cầu thường chảy dồn vào hạ lưu sông Cà Lồ. Do ảnh hưởng của địa hình lưu vực sông Phan - Cà Lồ trũng bao xung quanh lưu vực là các sông lớn như sông Hồng, sông Cầu, sông Phó Đáy ngăn lũ với hệ thống đê. Hệ thống tiêu thoát nước trên sông với giải pháp tiêu chủ đạo là tiêu tự chảy: Hướng tiêu chảy vào sông chính là sông Cà Lồ, sau đó từ sông chính chảy ra sông Cầu. Vì vậy, khi có mưa lũ lớn, nước từ sông Cầu từ thượng và trung lưu về đến gần vị trí trạm Phúc Lộc Phương chảy ngược vào sông Cà Lồ lại gặp nước lũ từ trong sông Cà Lồ chảy thoát ra sông Cầu, làm tăng thêm tình hình úng ngập vốn đã rất phức tạp trên lưu vực. Do vậy phân tích ảnh hưởng của nước vật trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ là rất cần thiết, để nắm được bản chất ảnh hưởng của nước vật và từ đó đề ra các phương án thích hợp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nước vật, úng ngập trên lưu vực sông hiện đang là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm hàng đầu của chính quyền địa phương. 3. Phân tích ảnh hưởng của nước vật trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ a) Hệ thống dữ liệu tính toán * Mạng lưới trạm đo mưa (Hình 2) Trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ có 7 trạm: Vĩnh Yên, Ngọc Thanh, Tam Đảo, Đại Lải, Phúc Yên, Sóc Sơn, Đông Anh. Tuy nhiên chỉ hai trạm Vĩnh Yên và Tam Đảo được sử dụng để tính toán vì có đầy đủ số liệu mưa, bốc hơi từ năm 1964 đến năm 2010. * Mạng lưới trạm thủy văn (Hình 2) - Trên sông Phan - Cà Lồ có 3 trạm Thuỷ văn: Phú Cường, Mạnh Tân và Lương Phúc. Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201760 Trạm Lương Phúc đặt trên sông Cà Lồ, cách cửa nhập lưu sông Cà Lồ vào Sông Cầu 300m về phía thượng lưu. Số liệu quan trắc tại trạm gần như đã thất lạc hết chỉ còn lưu giữ được số liệu 3 năm: 1988, 1990, 1992. Trạm Thuỷ văn Mạnh Tân đo mực nước ở bờ hữu sông Cà Lồ, trạm được đặt cách trạm Thuỷ văn Lương Phúc hơn 20 km về phía thượng lưu sông Cà Lồ. Trạm Phú Cường cách trạm Thuỷ văn Mạnh Tân hơn 20 km về phía thượng lưu sông Cà Lồ. Trạm được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1965, đo mực nước và lưu lượng. Trạm Phú Cường quan trắc mực nước và lưu lượng trên sông Cà Lồ 10 năm từ năm 1965 đến năm 1975. Sau năm 1975 trạm thuỷ văn Phú Cường ngừng hoạt động. Như vậy cho đến nay trên sông Cà Lồ còn 2 trạm thuỷ văn cấp 3 đặt tại Mạnh Tân và Lương Phúc do ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý đo mực nước trong các tháng mùa lũ từ năm 2006 đến 2011. - Trên sông Cầu nghiên cứu trong bài báo sử dụng số liệu trạm Phúc Lộc Phương với chuỗi số liệu thực đo 1960 - 2011. H ình 2: Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng, thuỷ văn lưu vực sông Phan - Cà Lồ B ảng 1. Thống kê số liệu khí tượng thuỷ văn trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ TT Tên trạm Sông Thời gian Yếu tốX U H Q 1 Tam Đảo 1960 - 2011 x x 2 Vĩnh Yên 1960 - 2011 x x 3 Phú Cường Cà Lồ 1965 - 1975 x x 4 Mạnh Tân Cà Lồ 2006 - 2011 x x 5 Lương Phúc Cà Lồ 2006 - 2011 x x 6 Phúc Lộc Phương Cầu 1960 - 2011 x x 7 5 điểm đo: Cầu Xuân Phương, Gia Tân, Phủ Lỗ, Đò Lo, Xuân Tảo Cà Lồ 2006, 2008 x x Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 61 Số liệu khí tượng, thuỷ văn trên lưu vực nghiên cứu được thu thập từ Trung tâm KTTV Quố c gia, Chi cụ c Thủ y lợ i Vĩ nh Phú c, Công ty Thủ y nông Liễ n Sơn có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, đang được sử dụng phục vụ điều hành tác nghiệp. Số liệu thống kê trong Bảng 1 đảm bảo để phục vụ cho nghiên cứu trong bài báo. b) Phân tích ảnh hưởng của nước vật dựa theo số liệu thu thập Với tình hình số liệu thực đo trên sông Cà Lồ đã thu thập được bao gồm: Mực nước, lưu lượng trung bình ngày tại trạm Phú Cường (giai đoạn 1965 - 1975), mực nước trung bình ngày các tháng 7, 8 và 9 (giai đoạn 2006 đến 2011) tại trạm Mạnh Tân và trạm Lương Phúc tiến hành so sánh đồng bộ chuỗi số liệu với mực nước thực đo tại trạm Phúc Lộc Phương trên sông Cầu cho thấy: 1- Giai đoạn từ năm 1965 đến 1975 Theo số liệu những năm thực đo có được tại trạm Phú Cường thì Hmax trong năm luôn luôn xuất hiện đồng thời với Hmax của Phúc Lộc Phương cùng thời đoạn. Điều đó thể hiện lũ trên sông Cà Lồ xuất hiện đồng thời với lũ sông Cầu, trong trường hợp mực nước sông Cầu cao hơn sông Cà Lồ thì năm đó xảy ra nước vật vào sâu trong cửa sông. Dựa trên các nghiên đã có trong 11 năm quan trắc tại 2 trạm Phú Cường và Phúc Lộc Phương (1965 - 1975) thì có 6 trong số 11 năm trước lũ lớn nhất trong năm tại sông Cầu cao hơn mực nước lũ sông Cà Lồ tại trạm Phú Cường, cụ thể mực nước lớn nhất thực đo trong sông Cầu đã xuất hiện vào 21/8/1971, tương ứng với thời điểm mực nước tại trạm Phú Cường xuất hiện lớn nhất. Điều đó nói lên khả năng tiêu thoát úng và lũ của sông Cà Lồ phụ thuộc vào mực nước hạ du sông Thái Bình mà trực tiếp là lũ trên sông Cầu đoạn từ Phúc Lộc Phương trở về cửa sông. 2- Giai đoạn từ năm 2006 đến 2011 Sau năm 1975 trạm Phú Cường giải thể, đoạn hạ lưu sông Cà Lồ từ Phú Cường xuống điểm nhập lưu sông Cầu chỉ có số liệu thực đo mùa lũ tại trạm Lương Phúc và Mạnh Tân 2006 - 2011 (Bảng 1). Để kiểm chứng cho kết luận về ảnh hưởng của nước vật, nghiên cứu trong bài báo so sánh mực nước thực đo tại hai trạm Lương Phúc - Mạnh Tân trên sông Phan - Cà Lồ với trạm Phúc Lộc Phương trên sông Cầu. Dựa trên tài liệu thực đo xây dựng biểu đồ so sánh mực nước lớn nhất giữa ba trạm trong 6 năm (2006 - 2011) tại các tháng 7, 8 và 9 (Hình 3). Phân tích chuỗi số liệu cho thấy, hiện tượng nước vật xuất hiện như sau: năm 2006 xuất hiện vào tháng 7; tháng 9 năm 2009; tháng 7, 8 năm 2010; tháng 8, 9 năm 2011 (Hình 4). Năm 2008 là năm có lũ lớn, có thể thấy vào tháng 9/2008 mực nước tại trạm Lương Phúc bằng mực nước tại trạm Phúc Lộc Phương (Hình 3), trong khi mực nước tại trạm Mạnh Tân lại cao hơn chứng tỏ rằng mực nước tại trạm Mạnh Tân bị dồn ứ từ sông Cầu và từ trên sông Cà Lồ. Điều này có thể giải thích như sau: Thứ nhất, chế độ dòng chảy trên sông Cà Lồ rất phức tạp dẫn tới quan hệ H~Q không thể phản ánh đúng thực tế (như phân tích ở phần đầu, mặc dù Q đến tại trạm Phú Cường bằng 0 nhưng mực nước vẫn tiếp tục tăng lên). Thứ hai, sẽ khó hoặc không thấy được ảnh hưởng nước vật khi mà khoảng cách từ trạm Phú Cường đến trạm Phúc Lộc Phương là hơn 50km theo chiều dòng chảy. Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201762 0 100 200 300 400 500 600 700 800 H m ax , c m H max (cm) Lương Phúc 526 727 510 398 408 462 497 694 624 472 295 207 422 422 369 350 246 236 H max (cm) Mạnh Tân 559 739 511 402 415 415 495 699 638 498 303 223 494 511 398 365.5 343.5 340.5 H max (cm) PLP 539 709 482 397 407 398 482 690 624 443 281 215 461 471 332 279 280 254 VII-06 VIII-06 IX-06 VII-07 VIII-07 IX-07 VII-08 VIII-08 IX-08 VII-09 VIII-09 IX-09 VII-10 VIII-10 IX-10 VII-11 VIII-11 IX-11 H ình 3: Biểu đồ so sánh mực nước lớn nhất giữa 3 trạ m Lương Phúc - Mạnh Tân - Phúc Lộc Phương (tháng 7, 8 và 9) Hình 4: Hiện tượng nước vật xảy xa trong các tháng 7, 8 (2006 - 2011) Bảng 2. So sánh chênh cao mực nước giữa 3 trạ m Lương Phúc - Mạnh Tân - Phúc Lộc Phương Tháng - Năm H max (cm) Lương Phúc H max (cm) Mạnh Tân H max (cm) PLP Chênh cao mực nước max, cm LP-MT LP-PLP MT-PLP 7 - 2006 526 559 539 -33 -13 20 8 - 2006 727 739 709 -12 18 30 9 - 2006 510 511 482 -1 28 29 7 - 2007 398 402 397 -4 1 5 8 - 2007 408 415 407 -7 1 8 9 - 2007 462 415 398 47 64 17 7 - 2008 497 495 482 2 15 13 8 - 2008 694 699 690 -5 4 9 9 - 2008 624 638 624 -14 0 14 7 - 2009 472 498 443 -26 29 55 Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 63 Tháng - Năm H max (cm) Lương Phúc H max (cm) Mạnh Tân H max (cm) PLP Chênh cao mực nước max, cm LP-MT LP-PLP MT-PLP 8 - 2009 295 303 281 -8 14 22 9 - 2009 207 223 215 -16 -8 8 7 - 2010 422 494 461 -73 -40 33 8 - 2010 422 511 471 -90 -50 40 9 - 2010 369 398 332 -29 37 66 7 - 2011 350 365.5 279 -16 71 87 8 - 2011 246 343.5 280 -98 -34 64 9 - 2011 236 340.5 254 -105 -18 87 LP: Trạm Lương Phúc; MT: Trạm Mạnh Tân; PLP: Trạm Phúc Lộc Phương Qua bảng thống kê tổng hợp trên cho thấy các thời điểm nước chảy ngược từ sông Cầu vào sông Cà Lồ bao gồm: Năm 2006: tháng 7 Năm 2009: tháng 9 Năm 2010: Tháng 7, 8 Năm 2011: Tháng 8, 9 * Ảnh hưởng của địa hình: Dựa trên nền địa hình 1:2000 có thể thấy tại khu vực điểm nhập lưu sông Cà Lồ vào sông Cầu có nền địa hình đáy dốc ngược lại từ Đông sang Tây so với hướng chảy nhập lưu sông Cà Lồ là từ Tây sang Đông. Hơn nữa, trên nền xử lý ảnh 3D có thể thấy rõ hơn bên bờ tả sông Cầu nơi đối diện với điểm nhập lưu sông Cà Lồ vào sông Cầu có dạng địa hình yên ngựa. Điều này đã dẫn đến tác động gây dòng chảy ngược từ Sông Cầu vào sông Cà Lồ (Hình 5). Hình 5: Ảnh hưởng của địa hình đến khả năng xảy ra nước vật c) Đánh giá ảnh hưởng của nước vật dựa theo mô hình Dựa vào số liệu khí tượng thủy văn được thu thập (Bảng 1), bài báo đánh giá ảnh hưởng của nước vật cho hai trận lũ 2006 và 2008 vì đây là hai năm có đầy đủ số liệu thực đo để tính toán, đồng thời có kết quả điều tra để kiểm chứng kết quả tính toán trong mô hình [3]. Dựa trên kết quả mô phỏng từ mô hình MIKE11 trong 2 trận lũ 2006 và 2008 [3] cho thấy kết quả tính toán Q, H, V tại một số vị trí chủ yếu trên hạ lưu sông Cà Lồ cho thấy thời điểm ảnh hưởng nước vật thể hiện trong Bảng 3 trong trận lũ 2006 và Bảng 4 trong trận lũ 2008. Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 201764 Bảng 3. Trích xuất kết quả ảnh hưởng nước vật năm 2006 TT Tên Vị trí Yếu tố Thời điểm xảy ra nước vậtH (m) Q (m3/s) V (m/s) 1 Lương Phúc Xã Việt Long - Sóc Sơn - Hà Nội 6.77 -28.4 -0.045 19/8/2006 9:30:00 2 Mạnh Tân Xã Thuỵ Lâm - Sóc Sơn - Hà Nội 6.73 0 0.031 19/8/2006 9:30:00 3 Phú Cường Xã Phú Cường - Sóc Sơn - Hà Nội 6.77 54 0.167 19/8/2006 9:30:00 4 Xuân Phương Xã Tân Dân - Sóc Sơn - Hà Nội 6.79 58 0.196 19/8/2006 9:30:00 Bảng 4. Trích xuất kết quả ảnh hưởng nước vật năm 2008 TT Tên Vị trí Yếu tố Thời điểm xảy ra nước vậtH (m) Q (m3/s) V (m/s) 1 Lương Phúc Xã Việt Long - Sóc Sơn - Hà Nội 7.05 -239 -0.174 01/8/20086:00:00 2 Mạnh Tân Xã Thuỵ Lâm - Sóc Sơn - Hà Nội 7.02 -93.9 -0.128 01/8/20086:00:00 3 Phú Cường Xã Phú Cường - Sóc Sơn - Hà Nội 6.99 -48.5 -0.05 01/8/20086:00:00 4 Xuân Phương Xã Tân Dân - Sóc Sơn - Hà Nội 6.97 -38.8 -0.135 01/8/20086:00:00 Dựa trên kết quả phân tích từ mô hình có thể thấy trong trận lũ tháng 8/2006 nước vật xuất hiện tại trạm Lương Phúc; trong trận lũ năm 2008 nước vật xuất hiện tại tất cả các trạm quan trắc: Lương Phúc, Mạnh Tân, Phú Cường, Xuân Phương. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước và với số liệu thống kê trên địa bàn khu vực nghiên cứu. 4. Kết luận Bài báo đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng nước vật dựa trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu quan trắc 2006 đến 2011. Kết quả cho thấy trong 6 năm liên tiếp thì có 4 năm xảy ra nước vật, các tháng xuất hiện nước vật là tháng 7, 8 và 9. Đồng thời sử dụng công cụ mô hình, áp dụng cho 2 trận lũ 2006, 2008 có thể xác định được diễn biến của hiện tượng nước vật và vị trí xảy ra nước vật trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ. Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng nước vật trên sông Cầu vào sông Cà Lồ có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích các nguyên nhân úng ngập trên lưu vực sông, đồng thời là cơ sở để tìm các biện pháp phù hợp để hạn chế ảnh hưởng của nước vật đến úng ngập cũng như phát triển dân sinh, kinh tế trên lưu vực sông Phan - Cà Lồ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sở Kế hoạch Đầu tư (2015). Báo cáo đánh giá tác động môi trường Vĩnh Phúc. [2]. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2014). Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, NXB Thống kê, Hà Nội. [3]. Đoàn Trung Lưu (2008). Quy hoạch giải pháp tiêu tổng thể sông Phan - Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. Trường Đại học Thuỷ lợi. [4]. Hoàng Thị Nguyệt Minh (2009). Một số vấn đề cần trao đổi về hiện trạng tiêu úng thoát lũ lưu vực sông Phan - Cà Lồ. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, số 585, tháng 9/2009.