Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam 2007-Nay

Năm 2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát bắt nguồn từ cú vỡ bong bóng nhà đất tại Mỹ và lan ra các nền kinh tế lớn, nhỏ trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ toàn bộ hệ thống tiền tệ của các ngân hàng hàng đầu thế giới và dẫn đến sự phá sản của hàng loạt định chế tài chính khổng lồ. Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm 2008 cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu.

doc13 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam 2007-Nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2007-NAY Tình hình kinh tế Tình hình kinh tế thế giới Năm 2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát bắt nguồn từ cú vỡ bong bóng nhà đất tại Mỹ và lan ra các nền kinh tế lớn, nhỏ trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ toàn bộ hệ thống tiền tệ của các ngân hàng hàng đầu thế giới và dẫn đến sự phá sản của hàng loạt định chế tài chính khổng lồ. Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm 2008 cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tại các quốc gia tăng cao. Những tháng đầu năm 2009 là thời kỳ suy thoái sâu nhất kể từ Đại suy thoái 1929-1933. Nhờ có các biện pháp cứu trợ kinh tế được thực hiện từ cuối năm 2008, từ quý II/2009 kinh tế thế giới đã dần phục hồi, đến năm 2010 đạt mức tăng trưởng khoảng 5% cao hơn kỳ vọng tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2011, châu Âu bất đắc dĩ trở thành tâm điểm của cả thế giới khi cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) biến thành cơn “bạo bệnh” đe dọa xóa sổ mọi thành quả khối này đạt được trong 1 thập kỷ qua. Bên cạnh đó, nền kinh tế Mỹ cũng hết sức èo uột khi tốc độ tăng trưởng thấp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, xếp hạng tín dụng lần đầu tiên bị hạ bậc sau 70 năm. Năm 2011 kết thúc trong bối cảnh kinh tế châu Âu đứng bên bờ vực thẳm, kinh tế Mỹ le lói phục hồi và một số nước trong khối Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) như Braxin, Nga cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái thì tốc độ tăng trưởng của khu vực châu Á, nhất là khu vực Đông Á, được xem là những điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh nền kinh tế đầy u ám của thế giới. Năm 2012, châu Âu tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn khi các khoản nợ khổng lồ của các nước như Bồ Đào Nha, Italia, Ailen , Hy lạp và Tây Ban Nha đến kỳ đáo hạn. Kinh tế châu Á tăng trưởng chậm lại, châu Âu, châu Mỹ vẫn xấu đi từng ngày. Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2012 đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và hậu quả nặng nề của nó khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Giá cả hàng hóa dịch vụ leo thang, sản xuất đình trệ kéo theo sự gia tăng về tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát tăng cao, châu Âu rơi vào khủng hoảng nợ công tồi tệ trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Tình hình kinh tế Việt Nam Nền kinh tế nước ta những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp nên cũng khó mà tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Những yếu tố trong nước cũng không mấy khả quan khi mà thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Điểm qua một số sự kiện nổi bật qua các năm từ 2007-2012: Năm 2007: Là một năm quan trọng đánh dấu sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đây là một cơ hội lớn và cũng là thách thức không nhỏ đối với nước ta trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Năm 2008: Không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, giá xăng dầu, các nguyên liệu đầu vào và hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu tăng vọt vào đầu năm, đến giữa năm thì có xu hướng giảm. Thị trường chứng khoán liên tục tuột dốc, nhiều công ty chứng khoán tuyên bố phá sản, thâm hụt cán cân thương mại đạt mức cao. Năm 2009: Các hoạt động sản suất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ, thị trường ngoại tệ căng thẳng, giá vàng tăng chóng mặt. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia đạt được mức tăng trưởng kinh tế dương. Năm 2010: Tăng trưởng kinh tế khả quan, sản xuất công nghiệp hồi phục ấn tượng. Tuy nhiên, áp lực lạm phát gia tăng gây bất ổn cho nền kinh tế. Năm 2011: Tăng trưởng GDP ở mức thấp, lạm phát vẫn còn ở mức cao, sản xuất trì trệ. Năm 2012: Nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tốt, tăng trưởng có phần ổn định trở lại, lạm phát bắt đầu được kiềm chế. 9 tháng đầu năm 2013: Tăng trưởng khả quan dù vẫn chưa ở mức kì vọng, sản xuất phục hồi đáng kể nhưng vẫn còn chậm, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp. Nghiệp vụ thị trường mở từ năm 2007 đến nay Giai đoạn năm 2007 Năm 2007 là năm thứ 2 cả nước phấn khởi triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, cũng là năm nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO, mở ra nhiều cơ hội mới. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của NHNN năm 2007 đó là nhập siêu ở mức cao làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai; lạm phát có xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế và thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động khó lường gây sức ép đối với điều hành tỷ giá và việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán và tín dụng. Trong bối cảnh đó, nghiệp vụ thị trường mở trở thành một trong những công cụ chủ yếu để điều tiết cung tiền nhằm đảm bảo ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2007, nghiệp vụ thị trường mở đã có những đổi mới như cố định phiên mua nhằm khắc phục hạn chế của thị trường tiền tệ, thay đổi phương thức đấu thầu nhằm bám sát mục tiêu điều hành CSTT và diễn biến vốn bằng VND của các TCTD. Cũng trong năm này, đã có 20 thành viên tham gia OMO, gồm các NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tăng 20% so với năm trước, góp phần tăng khả năng điều tiết của nghiệp vụ này. Nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, thực hiện mục tiêu thu hút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã thực hiện một số biện pháp cần thiết: Tăng số phiên giao dịch tử 3 phiên/1 tuần lên thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày. Tăng khối lượng tín phiếu NHNN bán ra, đa dạng hóa các kỳ hạn tín phiếu NHNN bán ra từ 14 ngày đến 364 ngày. Xác định mức lãi suất hợp lý để rút tiền từ lưu thông về qua kênh giao dịch này. Lãi suất trúng thầu bình quân trong các phiên chào bán là 4,35%/năm. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện định kỳ hàng tuần 1 phiên chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 14 ngày, nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các NHTM thực sự thiếu hụt vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Lãi suất chào mua bình quân khoảng 8,2%/năm. Giai đoạn năm 2008 Năm 2008, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều sự kiện phức tạp, khó lường xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, trong nước kinh tế tăng trưởng chậm lại. Trước tình hình đó, NHNN điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt. Nghiệp vụ thị trường mở trở thành công cụ cần thiết trong giải pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong năm này, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các công cụ chính sách tiền tệ khác để điều tiết vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu được thực hiện theo phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất nhằm ổn định thị trường. Trong 7 tháng đầu năm 2008, cùng với việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN kỳ hạn 182 và 364 ngày; lãi suất phổ biến đối với kỳ hạn 182 là 7,5%/năm, kỳ hạn 364 là 7,75%/năm. Đồng thời, để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng và khắc phục tình trạng thị trường tiền tệ chưa thực sự thông suốt, NHNN đã thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7, 14, 21, 28 ngày), khối lượng chào mua hàng ngày được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn thanh toán và diễn biến thị trường tiền tệ. Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở nêu trên đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, nhất là các thời điểm thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các mức lãi suất NHNN công bố. Từ tháng 8/2008, trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính và ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế. Tuy vậy, không giống như các công cụ khác, OMO vẫn được sử dụng khá triệt để. Để ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ các NHTM thật sự khó khăn về vốn, NHNN tiếp tục thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá kỳ hạn 7-14 ngày với khối lượng và lãi suất hợp lý, phù hợp với việc điều chỉnh lãi suất cơ bản và các loại lãi suất do NHNN công bố. Trong dịp giáp Tết, nghiệp vụ thị trường mở trở thành kênh hỗ trợ vốn chủ yếu cho các tổ chức tín dụng, góp phần duy trì ổn định tiền tệ. Giai đoạn năm 2009 Năm 2009, NHNN điều hành CSTT theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả góp phần thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đã nhấn mạnh về việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu đầu tư, tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động phòng ngừa lạm phát và đảm bảo an toàn hệ thống. Cùng với định hướng chung, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung – cầu vốn của các TCTD. Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là các giao dịch mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7, 14 ngày); phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất và khối lượng nhằm ổn định thị trường; lãi suất được điều chỉnh theo mục tiêu điều hành và phát tín hiệu điều hành của NHNN; khối lượng chào mua phù hợp với mục tiêu điều tiết linh hoạt vốn khả dụng, hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo khả năng thanh toán. Nửa đầu năm 2009, NHNN thực hiện các phiên chào mua kỳ hạn 14 ngày, lãi suất giảm dần từ 9%/năm xuống 7%/năm để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đang ở giai đoạn đầu, nhu cầu vốn của nền kinh tế chưa cao, nguồn vốn của các TCTD vẫn có dư thừa nên nhu cầu tham gia các phiên chào mua nghiệp vụ thị trường mở không cao với doanh số trúng thầu chỉ đạt 74% so với lượng tiền chào mua của NHNN. Khối lượng trúng thầu bình quân mỗi phiên đạt khoảng 1.000 tỷ đồng/phiên. Nửa cuối năm 2009, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các TCTD có xu hướng tăng cao theo các chương trình kích cầu của Chính phủ, NHNN đã tăng khối lượng chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng trúng thầu bình quân các phiên chào mua tăng mạnh, đạt 95% khối lượng chào mua của NHNN và đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên, gấp 6 lần so với mức 6 tháng đầu năm. Đặc biệt trong nửa đầu tháng 12, NHNN đã chào mua qua kênh nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng bình quân xấp xỉ 15.000 tỷ đồng/phiên để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD do nhu cầu thanh toán tăng cao trong dịp Tết dương lịch. Kỳ hạn chào mua được thực hiện linh hoạt 7 ngày và 14 ngày với lãi suất chào mua tương ứng là 7%/năm và 7-8%/năm. Đồng thời, để chủ động kiểm soát lạm phát và điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD trong hệ thống, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu NHNN với định kỳ 3 phiên/tuần, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng; phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu thống nhất, nhưng trong số 68 phiên đấu thầu bán tín phiếu NHNN chỉ có 2 phiên bán trúng thầu với doanh số đạt 102 tỷ đồng. Cùng với việc điều hành linh hoạt và thận trọng các công cụ CSTT khác, nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh toán cho hệ thống các TCTD; đồng thời, lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở. Giai đoạn năm 2010 Năm 2010, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, thận trọng và linh hoạt theo nguyên tắc thị trường nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh toán của từng tổ chức tín dụng và cả hệ thống ngân hàng. Trong năm này, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung cầu vốn trên thị trường, góp phần ổn định lãi suất thị trường: Hằng ngày, NHNN thực hiện giao dịch chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7, 14, 28 ngày) chủ yếu để hỗ trợ vốn thanh toán VND cho các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đồng thời hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất huy động vốn theo chỉ đạo của Chính phủ và kiểm soát tiền tệ chặt chẽ trong những tháng cuối năm 2010 trước áp lực lạm phát tăng cao trở lại. Trong 9 tháng đầu năm, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành nhằm hỗ trợ vốn thanh toán VND cho các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất huy động vốn: Thực hiện chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7, 14, 28 ngày; lãi suất được điều chỉnh giảm (lãi suất kỳ hạn 7 ngày giảm từ 7,8%/năm xuống 7,5%/năm và xuống 7%/năm, lãi suất kỳ hạn 14 ngày từ 8%/năm xuống 7,5%/năm, 28 ngày là 8%/năm); khối lượng chào mua bình quân khoảng 5.400 tỷ đồng/phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/phiên. Ba tháng cuối năm, trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, tín dụng và tổng phương tiện thanh toán vượt mục tiêu, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành chặt chẽ hơn nhưng đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ thông qua việc giảm dần kỳ hạn chào mua từ dài nhất là 28 ngày xuống chỉ thực hiện chào mua với kỳ hạn 7 ngày (từ ngày 10/11/2010); lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày tăng từ 7,0-8,75-9,0-10%/năm; khối lượng chào mua bình quân khoảng 7.160 tỷ đồng/phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 6.970 tỷ đồng/phiên. Cùng với việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn thanh toán cho hệ thống các tổ chức tín dụng; lãi suất thị trường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Giai đoạn năm 2011 Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Thống kê từ đầu năm 2011 đến hết tháng 3/2011, NHNN đã bơm ra thị trường mở 1.285.146 tỷ đồng, trong khi hút về 1.202.214,1 tỷ đồng. Như vậy, mức bơm ròng đạt 82.931,9 tỷ đồng. Trong tháng 4/2011, NHNN cũng đã bơm ra thị trường mở 519.695,7 tỷ đồng và hút về 453.002,7 tỷ đồng. Mức bơm ròng là 66.693 tỷ đồng. Trong 2 tuần đầu tháng 4/2011 (từ 4/4 đến 15/4), sau khi nâng lãi suất thị trường mở từ 12% lên 13%, NHNN liên tục bơm tiền qua thị trường này nhưng với khối lượng dè chừng. Nhu cầu vay trên thị trường mở vẫn lớn khi tỷ lệ đăng kí/ chào thầu ở mức gần 230%. Trong tháng 5/2011, NHNN đã hút ròng khoảng 71.757,6 tỷ đồng.Việc hút ròng trên thị trường mở ngoài thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát như bình thường, còn để trung hòa một khối lượng lớn tiền mà NHNN đã bỏ ra mua khoảng trên 2 tỷ USD bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Cụ thể, chỉ riêng trong khoảng thời gian cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2011, thông qua mua thêm 1 tỷ USD bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Về mặt lý thuyết, NHNN đã cung ứng thêm ra lưu thông gần 21.000 tỷ đồng. Việc trung hòa, hay hút bớt tiền từ lưu thông về sau khi cung ứng ra mua ngoại tệ được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, nhưng chủ lực vẫn là thị trường mở. NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ với quyết tâm kiềm chế lạm phát, thể hiện đó là trong tháng 6/2011, NHNN bơm 141.838,4 tỷ đồng và hút về 206.649,7 tỷ đồng, như vậy, NHNN đã hút ròng 64.811,3 tỷ đồng qua kênh ngiệp vụ thị trường mở. Tính từ 4/5 đến hết 1/7 /2011, NHNN đã có 9 tuần hút ròng liên tục trên OMO với số tiền lên đến 482.165,5 tỷ đồng. Bảng 1: Tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Tháng Cung ứng Hút về Cung ứng ròng 1 501.749 345.483 156.266 2 314.493 345.338,8 -30.845,8 3 468.904 511.392,3 -42.488,3 4 519.695,7 453.002,7 66.693 5 353.381,9 425.139,5 - 71.757,6 6 141.838,4 206.649,7 - 64.811,3 Tổng 2.300.062 2.287.006 13.056 Biểu đồ 1: Lượng tiền NHNN hút ròng 9 tuần liên tục 4/5 đến hết 1/7 /2011 Đơn vị: Tỷ đồng Lãi suất trên thị trường mở cũng có nhiều biến động. Trong tháng 1/2011, lãi suất mua có kỳ hạn 7 ngày đã tăng lên 10%/năm, từ ngày 22/2, tăng lên 12%, 1/4 là 13%, ngày 4/5, đã được đẩy lên mức 14%/năm, không dừng ở đó, ngày 17/5, NHNN đã nâng lãi suất trên thị trường mở lên 15%. Từ ngày 4/7/2011, lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở đã giảm nhẹ xuống 14%/năm và giữ nguyên cho đến cuối năm. Điều này cho thấy năm 2011 nền kinh tế có lạm phát cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến tình hình thanh khoản của các NHTM khó khăn, đặc biệt là các NHTM cổ phần quy mô nhỏ. Biểu đồ 2: Lãi suất và khối lượng giao dịch trong năm 2011 Nguồn: Sacombank Giai đoạn năm 2012 Năm 2012 là một trong những năm hoạt động trên thị trường OMO đạt hiệu quả nhất và OMO trở thành công cụ chủ chốt để NHNN kiểm soát cung tiền và lạm phát. Nhờ linh hoạt hút tiền về qua phát hành tín phiếu, lẫn hút ròng qua thị trường OMO, NHNN đã không những trung hòa được khối lượng tiền VND trên thị trường mà còn giúp kiềm chế lạm phát một cách hiệu quả. Với mục tiêu gia tăng sức mua, ngăn chặn đà suy thoái, ổn định lãi suất, đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ trong 6 tháng đầu năm 2012. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NHNN đã tăng cung tiền qua cửa sổ OMO trong quý I lên đến 285.000 tỷ đồng. Sau khi nhận thấy cung tiền trong hệ thống ngân hàng dồi dào, lãi suất ổn định, NHNN đã thực hiện phát hành tín phiếu để hút bớt lượng tiền khỏi hệ thống ngân hàng. Theo đó, từ ngày 15/3 đến ngày 13/6, NHNN đã hút về hơn 109.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành tín phiếu và đã thu hút được rất nhiều sự chú ý với lãi suất hấp dẫn. Công cụ OMO có thể được xem là một trong những kênh quan trọng nhất trong hoạt động điều hành thị trường vốn của NHNN, đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM. Với việc giảm lãi suất OMO, NHNN muốn phát tín hiệu định hướng ổn định lãi suất và đảm bảo khả năng thanh khoản của thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, việc giảm liên tục lãi suất OMO cũng cho thấy các TCTD không còn quá “mặn mà” với thị trường giao dịch này. Tuy vậy, hoạt động phát hành tín phiếu vẫn còn giao dịch mạnh với mỗi phiên khoảng 3.000 tỷ đồng sau khi Ngân hàng Nhà nước rút từ 5 phiên/tuần xuống còn 1 phiên/tuần. Với mục tiêu ổn định thanh khoản, những tháng cuối năm 2012 chứng kiến việc NHNN thực hiện bơm (hút) ròng qua OMO một cách hiệu quả. 9 tháng đầu năm 2013 Từ đầu năm 2013 đến nay, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) bằng công cụ OMO thường xuyên và mạnh mẽ với tần suất liên tục. Nhờ đó không những điều hành cung tiền hợp lý mà còn hỗ trợ hiệu quả để giữ tỷ giá ổn định. Gần đây, khi các NHTM dư thừa thanh khoản VND, tăng mua vàng và USD khiến tỷ giá thị trường có xu hướng gây áp lực cho tỷ giá điều hành của NHNN. Để xử lý tình trạng này, cùng với việc tăng cung một lượng ngoại tệ để hỗ trợ cầu, NHNN đã hút VND về bằng cách bán trái phiếu ra khiến cho các NHTM không còn dư VND để mua USD nữa. Công cụ OMO đã được NHNN sử dụng hết sức linh hoạt và hiệu quả trong khoảng 2 năm gần đây, điển hình với việc giảm lãi suất nghiệp vụ mua/bán lại một cách kịp thời, phù hợp với định hướng hỗ trợ phát triển kinh tế. Hai đợt giảm lãi suất vào tháng 3 và tháng 5 năm nay đã hỗ trợ mạnh mẽ cho việc ổn định lãi suất thị trường trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6. Đặc biệt khi tình hình kinh tế thị trường thế giới biến động vào cuối tháng 6 thì đợt giảm tiếp lãi suất OMO vào tháng 7 cũng đã giảm thiểu biến động của thị trường trong nước và tạo tiền đề cho sự ổn định của các tháng tiếp theo. Vào thời điểm đầu tháng 8 khi tỷ giá lên mạnh, NHNN đã hút mạnh VND thông qua OMO. Cụ thể, ngày 1/8, NHNN hút ròng 263 tỷ đồng; sau đó một ngày, NHNN tiếp tục hút ròng hơn 6.800 tỷ đồng và ngày 5/8 NHNN tiếp tục hút ròng 4.233 tỷ đồng. Nhờ