Nội dung thuyết trình thị trường Upcom

• Thị trường chứng khoán phi tập trung là loại thị trường chứng khoán xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. • Tóm lại : Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy ( sàn giao dịch ) của các ngân hàng và công ty chứng khoán.

doc20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung thuyết trình thị trường Upcom, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH THỊ TRƯỜNG UPCOM    Quyết định 108/2008/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/11/2008 quy định về Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại TTGDCK Hà Nội (Upcom trực thuộc HASTC) với định  hướng là 1 sàn giao dịch OTC đầu tiên ở Việt Nam. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu  xem Upcom đã thật sự trở thành 1 sàn giao dịch OTC theo đúng nghĩa của nó hay chưa và xem sau hơn 3 tháng hoạt động thì chúng ta đã làm được những gì, có gì còn thiếu sót và giải pháp khắc phục để đưa Upcom trở thành 1 sàn OTC chính thức của Việt Nam. A.Thị trường OTC 1. Những vấn đề chung về TT OTC  1a. Khái niệm •             Thị trường chứng khoán phi tập trung là loại thị trường chứng khoán xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. •            Tóm lại : Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy ( sàn giao dịch ) của các ngân hàng và công ty chứng khoán.  1.b  Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC         Thị trường OTC trên thế giới thường được xây dựng theo mô hình của thị trường NASDAQ của Mỹ.         *Đặc điểm:             + Về hình thức tổ chức: được tổ chức theo hình thức phi tập trung, không có địa điểm GD, mang tính tập trung giữa bên mua và bên bán. Thị trường sẽ diễn ra tại các địa điểm GD của các ngân hàng, công ty chứng khoán và các địa điểm thuận tiện cho người mua và người bán.            + Chứng khoán GD trên thị trường OTC bao gồm 2 loại:          - Loại 1: các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên sàn tập trung song đáp ứng được các điều kiện về tính  thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểu của TT OTC ( trong đó chủ yếu là các CK của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển)          - Loại 2: các loại CK đã niêm yết trên sàn tập trung: và bị hủy giao dịch          + Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC:          - Chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa bên mua và bên bán, khác với cơ chế đấu giá tập trung trên Sở GD.         - Giá sẽ phụ thuộc vào từng nhà KD đối tác trong GD nên có nhiều mức giá khác nhau đối với 1 CK trong cùng 1 thời điểm. Tuy nhiên, hiện nay có các nhà tạo lập thị trường cùng với cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính dẫn đến cạnh tranh giá mạnh mẽ giữa các nhà KD. Do đó khoảng chênh lệch giữa các mức giá sẽ thu hẹp lại do diễn ra sự đấu giá giữa các nhà tạo lập TT với nhau.      +Có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường đó là các công ty giao dịch - môi giới.      -Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán - IOSCO (1999), nhà tạo lập thị trường được định nghĩa là “những thành viên tham gia trên các thị trường mua bán các công cụ tài chính hoạt động theo phương thức khớp giá, thực hiện chức năng đặt các lệnh chào mua, chào bán. Những nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường có tính thanh khoản cao bằng cách thường xuyên yết lên các mức giá chào mua, chào bán, qua đó đảm bảo một thị trường hai chiều (mua bán liên tục) ”      - Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà tạo lập thị trường là tạo ra tính thanh khoản cho thị trường thông qua việc nắm giữ 1 lượngCK để sẵn sàng mua bán, GD với khách hàng.        + Là thị trường sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường          + Quản lý thị trường OTC : chia thành 2 cấp            - Cấp quản lý Nhà Nước: do cơ quan quản lý thị trường CK trực tiếp quản lý theo Pháp luật về CK và các luật có liên quan, cơ quan này thường là Ủy ban CK các nước.            - Cấp tự quản: có thể do Hiệp hội các nhà Kinh doanh CK quản lý như ở Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản…. hoặc do sở GD đồng thời quản lý như ở Anh, Pháp, Canada…Nọi dung và mức độ quản lý của mỗi nước là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, đặc thù của từng nước nhưng đều có chung mục tiêu là đảm bảo ổn định và phát triển liên tục của thị trường.          +Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt và đa dạng: cơ chế thương lượng và thỏa thuận tạo nên phương thức thanh toán TT OTC linh hoạt giữa người mua và người bán, khác với thanh toán bù trừ đa phương thống nhất trên thị trường tập trung., thời hạn thanh toán đa dạng: T+0, T+1,T+2,….T +x tùy theo từng thương vụ và sự phát triển cảu TT. 1.c Vị trí và vai trò của thị trường OTC          +.Vị trí của thị trường OTC          Thị trường OTC là một bộ phận cấu thành thị trường chứng khoán, luôn tồn tại và phát triển song song với thị trướng chứng khoán tập trung ( các Sở GD CK ). Tuy nhiên, do đặc điểm khác biệt với thị trường tập trung ở cơ chế xác lập giá thương lượng và thỏa thuận là chủ yếu, hàng hóa trên thị trường đa dạng. Vì vậy, thị trường OTC có vị trí rất quan trọng trong cấu trúc thị trường chứng khoán, là thị trường bộ phận hỗ trợ cho thị trường tập trung.          + Vai trò của thị trường OTC          - Hỗ trợ và thúc đẩy thị trường chứng khoán tập trung phát triển          - Hạn chế, thu hẹp thị trường tự do, gớp phần đảm bảo sự ổn định lành mạnh của thị trường chứng khoán          - Tạo thị trường cho các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết          - Tạo môi trường đầu tư linh hoạt, thuận lợi cho các nhà đầu tư. 2. Phân biệt TT OTC với  TT tự do và TT CK tập trung 2a. Thị trường tự do:  +  Ngoài 2 thị trường tập trung và phi tập trung chứng khoán chưa niêm yết của các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết vẫn được giao dịch. Các nhà đầu tư mua bán thông qua 1 thị trường tự do ( hay còn gọi là chợ đen )  +  Giống nhau:          - Địa điểm GD là phi tập trung          - Chủ yếu áp dụng cơ chế xác lập giá qua thương lượng và thỏa thuận           - Các CK GD phần lớn là các CK có tỷ lệ sinh lợi cao và độ rủi ro lớn  +  Khác nhau: Thị trường OTC Thị trường tự do - Là TT có tổ chức - Là TT không có tổ chức -         GD thỏa thuận buộc phải thực hiện qua nhà môi giới. - GD có thể  thỏa thuận trực tiếp - Các CK mua bán là các CK được phát hành ra công chúng - Các CK mua bán là tất cả các CK phát hành, kể cả CK phát hành riêng lẻ - Có sự quản lý, giám sát của Nhà nước và tổ chức tự quản - Không có sự quản lý 2.b  TT OTC với TT CK tập trung +  Giống nhau:            - Đều là TT có tổ chức, chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước            - Hoạt động của TT chịu sự chi phối của hệ thống Luật CK và các văn bản Pháp luật có liên quan.      + Khác nhau: Thị trường OTC TT tập trung Địa điểm GD là phi tập trung GD tại trung tâm cụ thể GD bằng cơ chế thương lượng và thỏa thuận giá là chủ yếu. GD thông qua đấu giá tập trung Trên TT có nhiều mức giá/1CK trung cùng 1 thời điểm Chỉ có 1 mức giá/ 1 CK trong cùng thời điểm Độ rủi ro cao Rủi ro thấp hơn Cơ chế thanh toán linh hoạt, đa dạng Thanh toán bù trù đa phương thống nhất 3. Thị trường OTC ở một số nước trên thế giới 3a. Thị trường OTC Mỹ ( NASDAQ ) •         Kinh doanh Giao dịch tại Nasdaq là rất lớn, số lượng CP được giao dịch lớn hơn cả thị trường chứng khoán Newyork (NYSE)        + TT OTC qua mạng máy tính được thành lập từ năm 1971.        + Chịu sự quản lý 2 cấp: Ủy ban CK Mỹ (SEC), và Hiệp hội các nhà GD CK quốc gia Mỹ (NASD) quản lý trực tiếp.       + NHà tạo lập: có 2 hình thức là : nhà tạo lập bán buôn và nhà tạo lập bán lẻ. 3.b Thị trường OTC Nhật bản          + Ở NB có 2 TT hoạt động đồng thời : Jasdaq( 1991) và J-net( tháng 5/2000).          + Jasdaq do hiệp hồi các nhà Kd CK Nhật Bản quản lý( JSDA), Hoạt động tương tự như NASDAQ         + J-net chịu sự quản lý của Sở GD Osaka (OSE): Cung cấp các dịch vụ với giá rẻ, tốc độ nhanh và thuận tiện, có thể truy cập trục tiếp thông tin TT. 3.c Thị trường OTC Hàn Quốc (Kosdaq)( t4/1987 thành lập, chịu sự kiểm soát của các nhà Kinh doanh CK (KSDA) thành lập năm(1953)xây dựng theo mô hình NASDAQ. Nhưng việc đấu giá được thực hiện theo phương thức đấu lệnh tập trung tương tự như Sở GD.         B. THỰC TRẠNG UPCOM 1.TRƯỚC KHI UPCOM THÀNH LẬP 1a. Ko có thị trường OTC, cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết được giao dịch trên thị trường tự do              + Theo quy định, chỉ có HASTC hay Sở dao dịch chứng khoán TP.HCM mới có chức năng tổ chức dao dịch chứng khoán song từ trước đến nay thị trường tự do vẫn dao dịch chứng khoán tự phát theo kiểu trao tay qua điện thoại, không được lưu kí không được thanh toán tập trung, không theo 1 khung pháp lí nào> gây ra nhìu bất cập rủi ro cho nhà đầu tư.     + Không có thông tin rõ ràng về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành CP     + Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, Phát hành CP giả,..     + Không có biên độ giá, thổi phồng lớn hơn giá trị thực của CP nhiều lần     + Không có các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, chế tài 1b. Số công ty đại chúng chưa niêm yết là rất lớn     + Trong 963 tập đoàn công ty và ngân hàng đăng kí là CtyĐC với Ủy ban chứng khoán Nhà nước, mới chỉ có 361 công ty chính thức niêm yết và dao dịch trên TTCK, hơn 3600 DN còn lại đang dao dịch cổ phiếu trên thị trường tự do    => CP của những cty này được giao dịch trên TT tự do, 1 khối lượng CK khổng lồ  Rõ ràng với 1 TT tự do với quy mô quá lơn như vậy thì nhà nước đã tìm nhiều cách khác nhau để thu hẹp TT tự do và 1 trong số đó là thành lập TT Upcom là TT cho các cty đại chúng chưa niêm yết. 2.Up com thành lập  2a. Upcom hoạt động như thế nào        +  Điều kiện và thủ tục đăng kí dao dịch :     - Chứng khoán được đăng ký giao dịch tại TTGDCK khi đáp ứng đủ các điều kiện      * Là chứng khoán của công ty đại chúng theo quy định tại Điều 25 Luật Chứng khoán chưa niêm yết hoặc đã bị huỷ niêm yết tại TTGDCK hoặc SGDCK.      ** Là chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (sau đây viết tắt là TTLKCK).      *** Được một (01) thành viên cam kết hỗ trợ     - Thủ tục đăng kí     * Đối với công ty đã đăng ký là công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây viết tắt là UBCKNN) trước ngày Quy chế này có hiệu lực phải tiến hành các thủ tục đăng ký lưu ký chứng khoán với TTLKCK trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực.     ** Đối với công ty đăng ký là công ty đại chúng với UBCKNN sau ngày Quy chế này có hiệu lực thì phải thực hiện đăng ký lưu ký chứng khoán với TTLKCK trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày đăng ký là công ty đại chúng với UBCKNN.      *** TTGDCK quy định cụ thể về thủ tục đăng ký giao dịch và hủy bỏ đăng ký giao dịch.   + Tổ chức cam kết hỗ trợ   - Chịu trách nhiệm về việc chứng khoán của công ty đại chúng do mình cam kết hỗ trợ đủ điều kiện, theo quy định của pháp luật và quy chế này, để đưa vào hệ thống đăng ký giao dịch của TTGDCK;   - Thay mặt công ty đại chúng do mình cam kết hỗ trợ thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch chứng khoán vào hệ thống đăng ký giao dịch của TTGDCK.   - Hỗ trợ tổ chức đăng ký giao dịch do mình cam kết hỗ trợ trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định + Tổ chức và quản lí dao dịch             - Thời gian dao dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6, trừ ngày lễ  Từ 10-15h, nghi giữa trưa là 11h30-13h30             -  Phương thức dao dịch: Theo phương thức thỏa thuận .  * Thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập lệnh với các điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch;   ** Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này. -         Các quy định về giá trên sàn dao dịch : Khối lượng giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu hoặc 10 trái phiếu. Đơn vị yết giá quy định đối với cổ phiếu là 100 đồng và không quy định đơn vị yết giá đối với trái phiếu. Mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu và 100.000 đồng/trái phiếu. Biên độ dao động giá là +/-10% đối với cổ phiếu và có thể thay đổi trong thời gian thực hiện.  + Quy định về công bố thông tin trên Upcom: Các tổ chức buộc phải công bố thông tin trên sàn Upcom gồm có - Công bố thông tin của tổ chức đăng kí giao dịch - Công bố thông tin của thành viên - Công bố thông tin của TTGDCK Các quy định về công bố thông tin của các tổ chức trên cũng theo quy định của thông tư 38/2007/TT-BTC. Vì vậy Upcom có tính minh bạch ngang bằng với 2 sàn niêm yết. 2B. Diễn biến dao dịch trên thị trường Upcom + 24/6,đã có 10 doanh nghiệp sẽ chính thức giao dịch tại UpCom (bảng dưới),trong  22 DN tham gia đăng kí giao dịch. Trong đó có tới nửa là công ty chứng khoán, chưa có sự tham gia cua các ngân hang. doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ lớn nhất là Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (mã VDS) với 330 tỷ đồng, vốn thấp nhất là Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam với 16,291 tỷ đồng. + Đến nay đã có 17 cổ phiếu giao dịch trên upcom, khối lượng giao dịch mối ngày khoảng hơn 4 tỷ VND và vài trăm nghìn cổ phiếu được trao tay. Tuy nhiên so với sự kì vong của các nhà đầu tư về thị trường Upcom thì con số này vẫn còn qua ít. + Giảm điểm là xu hướng chính chưa bao giờ Upcom-index vượt ngưỡng 100 điểm ở ngày lên sàn. : nhìn vào biểu đồ chỉ số Upcom-index có thể nhận thấy upcom giảm điểm nhiều hơn là tăng, có khi là những đợt giảm điểm trong vòng 1 tuần hay 10 ngày liên tiếp, chỉ số upcom tính đến ngày 1/10 là 68,46 điểm        + Thường có xu hướng đi ngược chiều với hai sàn niêm yết: đây là 1 xu hướng đã được dự báo trước . Upcom là thị trường mới vì thế chịu ảnh hưởng của sàn niêm yết là điều không cần nói. Có thể nhìn vào bảng chỉ số của ba sàn::: + Trong mỗi phiên khối lượng giao dịch ít,khối lượng giao dịch thành công thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng khối lượng dao dịch đã đăng kí ( như sau 2 tháng đầu đi vào hoạt động chỉ có 0,17%  dao dịch thành công trong tổng số khối lượng dao dịch đã đăng kí)      Nhìn vào bang giao dịch Upcom có thế nhân thấy 2 mã CK có khối lượng dao dịch lớn nhất là TAS và APS với khôi lượng là 68350,60602 , có những mã chỉ có 10 CP được khớp. Có 3 mã không dao dich trong ngày đó là CFC, DNT, TCO =>thị trường ảm đạm, đìu hiu 2c. Ưu nhược điểm của TT Upcom + Ưu điểm:  - Với nhà nước và cơ quan quản lý         * Thu hẹp thị trường tự do, mở rộng TT chính thức: các công ty khi lên sàn Upcom thì các chứng khoán được giao dịch chính thức, giảm dần dao dịch chứng khoán ở chợ đen          ** Tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc quản lý: với việc các công ty đại chúng đều phải lưu kí tại TTLKCK nhà đầu tư giao dịch thông qua tài khoản mở tại CTCK, kết quả các giao dịch báo cáo về HNX để xác nhận và thanh toán qua trung tâm lưu kí>>>nắm bắt được thông tin và có thể quan lí tốt hơn          *** Tăng thêm nguồn thu từ thuế :          **** Tăng tính thanh khoản của TT:CP của các CTDC tham gia thị trường Upcom>> được công chung biết đến nhiều hơn>> tăng giao dịch>>tăng tính thanh khoản          -  Với NDT          * Tiết kiệm thời gian và chi phí          ** Tìm kiếm được thông tin minh bạch và dễ dàng:Ở trong thị trường tự do,các thông tin thường thiếu chuẩn xác,nhưng ở Upcom các công ty phải thường xuyên báo cáo tình hình sức khỏe của doanh nghiệp,công khai thông tin một cách rõ ràng và minh bạch  ***Được kí quỹ để mua CK: . Khi đặt lệnh mua chứng khoán, nhà đầu tư thực hiện ký quỹ tiền giao dịch theo mức thoả thuận với thành viên và phải đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch đúng thời hạn quy định.>>>đây là hình thức không cần đủ 100% tiền mà vẫn mua được chứng khoán **** Giảm  thiểu rủi ro: khi thông tin minh bạch, rõ ràng thị trường có tính lỏng cao thì nhà đầu tư se đỡ rủi ro hơn ở thị trường tự do - Với các doanh nghiệp          * Nâng cao khả năng huy động vốn của DN: khi thông tin và giá minh bạch , dao dịch là xác thực, uy tin tăng,tiếp cận được các nguồn vốn dài hàn, hoặc các ngân hang tin tưởng có thể cho doanh nghiệp vay tiền          ** Các DN ko đủ điều kiện niêm yết có thể phát hành CK đến công chúng          *** Là bước đệm cho các DN có ý định chuyển lên niêm yết trên sàn niêm yết: làm quen với việc công bố thông tin rõ ràng , minh bạch trên các phương tiện thông tin          **** Tăng tính minh bạch cho DN, quảng bá thương hiệu:  tham gia thị trường UPCoM nghĩa là doanh nghiệp đã gửi gắm cổ phiếu của mình vào một "sàn đấu" có đầy đủ khuôn khổ, quy định, giúp cổ phiếu thanh khoản tốt hơn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao hơn          ***** Thủ tục đăng kí nhanh chóng hơn sàn niêm yết          ****** Tạo điều kiện cho các cty CK phát triển.: trong Upcom các công ty chứng khoán với vai trò là nhà tạo lập thị trường, đồng thời cũng là nhà đầu tư, nhà môi giới Nhược điểm: + Hàng hóa đơn điệu, thanh khoản kém: mới co 17 công ty đại chúng tham gia sàn>> có quá ít sự lựa chọn cho các nhà đầu tư          + Chưa đươc sự quan tâm nhiều của DN,NDT :khi sức hấp dẫn từ thị trường tự do, đà tăng điểm của sàn niêm yết thì nhiều nhà đầu tư thờ ơ với, quay lưng lai với Upcom                + Thị trường thiếu sự tham gia của các ‘cổ phiếu vua’ : như cổ phiếu ngành ngân hàng, dầu khí ..đây là những CP có tính lỏng lớn, tạo sức hút cho thị trường           + Phương thức giao dịch không linh hoạt: giao dịch đặc trưng theo hình thức thỏa thuận và không được xé lệnh khiến nhiều nhà đầu tư lâm vào tình trạng không thể mua được CP trên Upcom do không tìm được người bán có khối lượng cổ phiếu và giá bán giống           + Chưa thấy vai trò của nhà tạo lập TT: với tinh thanh khoản kém của thị trường hiện tại >> CTCK chưa có vai trò quan trọng của 1 nhà tạo lập thị trường            + Biên độ bị quản lý là 10%, trong khi ở sàn HASTC là 7%, HOSE là 5%, thị trường tự do không giới hạn về biên độ => giảm tính hấp dẫn của thị trường Upcom            +  Chế tài xử phạt ko hợp lý => Upcom chưa thực sự là 1 mô hình sàn OTC thực sự mà gần giống với sàn niêm yết. C. Triển vọng, định hướng phát triển của sàn Upcom và những giải pháp đề xuất 1.  Định hướng và triển vọng phát triển của sàn Upcom 1a. Lộ trình phát triển           + Thị trường UPCOM bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 24/6/09  tạo tiền đề cho HaSTC xây dựng thị trường OTC có quản lý, góp phần thu hẹp thị trường tự do và hướng tới một thị trường OTC hiện đại. - Mục tiêu ban đầu là năm 2009 sẽ có khoảng 30 DN lên sàn này, nhưng triển vọng sẽ cao hơn, dự kiến 40-50 DN.           + Theo đó, ngày 4/6, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Công văn số 1044/UBCK-QLPH gửi các công ty đại chúng chưa niêm yết về lộ trình đăng ký, lưu ký cho các công ty đại chúng chưa niêm yết. - Giai đoạn 1 (từ 1-15/ 6/2009): 15-20 công ty đại chúng chưa niêm yết đã đăng ký tham gia giai đoạn đầu của thị trường.           - Giai đoạn 2 (từ 15/6 -30/9/2009): Các công ty đại chúng chưa niêm yết có công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông theo danh sách do các công ty chứng khoán báo cáo UBCKNN và các công ty đại chúng tự nguyện.           - Giai đoạn 3 (từ 30/9-31/12/2009): Các công ty đại chúng còn lại. - Theo công văn số 1044/UBCK-QLPH ở trên, sau khi đăng ký, lưu ký tập trung, các công ty sẽ phải chọn một trong hai phương án lên sàn Upcom hoặc niêm yết. - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, tính đến ngày 15/5/2009, cả nước có 964 DN đăng ký công ty đại chúng với cơ quan này. Trong số đó có 22 công ty có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng; 34 công ty có vốn điều lệ từ 500 - 1.000 tỷ đồng; 133 công ty có vốn điều lệ từ 100 - 500 tỷ đồng, phần còn lại là các DN có vốn điều lệ nhỏ hơn 100 tỷ đồng (nhưng lớn hơn 10 tỷ đồng và có trên 100 cổ đông). - Tính đến nay có khoảng gần 400 công ty đại chúng đăng ký công bố thông tin trên website của cơ quan này, trong đó có 45 công ty niêm yết trên HASTC, 38 công ty niêm yết trên HOSE, 295 công ty đại chúng chưa niêm yết. Theo thống kê không chính thức, hiện cả nước có khoản
Tài liệu liên quan