Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Bài 3: Lấy nước vào bể lắng

A. NỘ I DUNG CỦA BÀI 1. Kiểm tra nguồn nƣớc trƣớc khi lấy 1.1. Tiêu chuẩn nguồn nước Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam về cơ sở sản xuất giống tôm biển – Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y (Tiêu chuẩn ngành 95:2005). Nguồn nước và chất lượng nước mặn là nước biển sau khi đưa vào bể lắng phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau: - Độ mặn lớn hơn 25‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất. - pH = 7,5-8,5 - Nhiệt độ: t = 28 – 32oC - Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 5mg/l - Độ trong lớn hơn 30cm - NH3 nhỏ hơn 0,1mg/l - NO2 nhỏ hơn 1mg/l - Hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,01mg/l - Hàm lượng kim loại nặng khác nhỏ hơn 0,01mg/l

pdf58 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Bài 3: Lấy nước vào bể lắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23 Bài 3: LẤY NƢỚC VÀO BỂ LẮNG Mã bài: MĐ02-03 Lấy nước vào bể lắng là một khâu trong quá trình chuẩn bị sản xuất tôm giống. Nước lấy vào bể lắng đòi hỏi phải đầy đủ nước cho suốt quá trình sản xuất, thời gian lấy nước không kéo dài quá lâu và phải lấy được nước sạch sẽ giúp giảm chi phí xử lý và đảm bảo các yêu cầu sản xuất giống. Để đảm bảo các yêu cầu trên, cần thiết phải kiểm tra nguồn nước trước khi lấy, cách lấy nước vào vào bể lắng và xử lý nước đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Mục tiêu: - Nêu được các tiêu chuẩn của nguồn nước; - Thực hiện được việc lấy nước vào bể lắng. A. N I DUNG CỦA BÀI 1. Kiểm tra nguồn nƣớc trƣớc khi lấy 1.1. Tiêu chuẩn nguồn nước Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam về cơ sở sản xuất giống tôm biển – Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh thú y (Tiêu chuẩn ngành 95:2005). Nguồn nước và chất lượng nước mặn là nước biển sau khi đưa vào bể lắng phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau: - Độ mặn lớn hơn 25‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất. - pH = 7,5-8,5 - Nhiệt độ: t = 28 – 32oC - Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 5mg/l - Độ trong lớn hơn 30cm - NH3 nhỏ hơn 0,1mg/l - NO2 nhỏ hơn 1mg/l - Hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,01mg/l - Hàm lượng kim loại nặng khác nhỏ hơn 0,01mg/l Để kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng nước, sẽ tiến hành đo các chỉ tiêu môi trường nước bao gồm: Đo độ mặn, pH, Oxy hòa tan (DO), độ kiềm, nhiệt độ, độ trong, kiểm tra sinh vật lơ lửng... Kim loại nặng sẽ được khử trong quá trình xử lý nước (Bài 4) 24 Bảng 2.3.1. Trang thiết bị đo chỉ tiêu nước TT Chỉ tiêu đo Thiết bị 1 Độ mặn Tỷ trọng kế Khúc xạ kế 2 pH Giấy quỳ Test kit Máy đo điện cực 3 Oxy hòa tan (DO) DO test kit Máy đo Oxy hòa tan (Oxy metter) 4 Độ kiềm kH test kit 5 Nhiệt độ Nhiệt kế 6 Độ trong Đĩa Secchi 1.2. Đo độ mặn 1.2.1. Đo bằng tỷ trọng kế (Areometer) 25 Tỷ trọng kế: Là ống thủy tinh Phần dưới có đường kính lớn, chứa các hạt chì nhỏ, Phần trên có đường kính nhỏ hơn, chứa cột giấy có chia độ chỉ độ mặn. Hình 2.3.1. Tỷ trọng kế Cách đo như sau: - Bƣớc 1: Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa hoặc vào ly có độ cao thích hợp để tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo Hình 2.3.2. Lấy mẫu nước vào ống - Bƣớc 2: Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa - Bƣớc 3: Chờ tỷ trọng kế đứng yên trong ống nhựa Hình 2.3.3. Cho tỷ trọng kế vào ống Nước mẫu Vạch chỉ độ mặn của nước mẫu Cột giấy có chia độ 26 - Bƣớc 4: Đọc số trên vạch chia độ ở ngay mức nước. Số này là độ mặn của nước trong ao Hình 2.3.4. Đọc kết quả ở mức nước 1.2.2. Đo bằng khúc xạ kế Bên ngoài khúc xạ kế có các chi tiết chính: - Nắp nhựa trắng trong, đóng mở được - Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa - Rãnh hiệu chỉnh - Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được - Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình như bên dưới Hình 2.3.5. Khúc xạ kế Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thử ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải. Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước Hình 2.3.6. Kết quả đo là ranh giới của phần xanh và trắng Nắp nhựa Rãnh hiệu chỉnh Chỉnh độ nét 27 Cách đo độ mặn như sau: 1. Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước Hình 2.3.7. Cho mẫu nước vào gương nhận mẫu 2. Đậy nắp nhựa sát vào gương nhận mẫu sao cho giọt nước phân tán đều và không tạo thành bọt khí Hình 2.3.8. Đậy nắp nhựa 3. Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn) 4. Đưa phần sau khúc xạ kế vào sát mắt và nhìn vào mắt đọc kết quả Hình 2.3.9. Nhìn vào mắt đọc kết quả 28 5. Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là độ mặn của mẫu nước 6. Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất 7. Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp nhựa. Bảo quản nơi khô ráo. Hình 2.3.10. Đọc kết quả Hiệu chỉnh khúc xạ kế Sau nhiều lần sử dụng, khúc xạ kế có thể cho kết quả không chính xác. Chỉnh lại như sau: 1. Cho 1-2 giọt nước cất hoặc nước đã biết trước độ mặn vào giữa gương nhận mẫu nước. 2. Đậy nắp. 3. Hướng bộ phận nhận mẫu nước về phía ánh sáng. 4. Nhìn vào mắt đọc kết quả, xoay nhẹ bộ phận chỉnh độ nét để nhìn thấy thật rõ trị số nằm ở ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. 5. Dùng tuốc-nơ-vít nhỏ cho vào rãnh hiệu chỉnh, xoay qua lại để ranh giới của 2 phần trắng và xanh ở vị trí số 0 (nếu là nước cất) hoặc ở trị số chỉ độ mặn của giọt nước. 6. Khúc xạ kế đã được hiệu chỉnh xong Hình 2.3.11. Xoay vít trong rãnh hiệu chỉnh Bảo quản khúc xạ kế 29 - Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất. - Lau khúc xạ kế bằng giấy mịn, mềm, khô - Bảo quản trong hộp, để nơi khô ráo Hình 2.3.12. Lau khúc xạ kế Không đƣợc: - Nhúng gương nhận mẫu nước và nắp nhựa vào bể để lấy mẫu. - Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa dưới vòi nước chảy - Nhúng khúc xạ kế vào nước Vì nước có thể đi vào lòng máy, nấm sinh sôi làm tối màn hình và khúc xạ kế bị hư. Hình 2.3.13. Không rửa khúc xạ kế dưới dòng nước 1.3. Đo pH 1.3.1. Đo pH bằng giấy quỳ Hộp giấy quỳ gồm:  Giấy quỳ Hình 2.3.14. Bộ mẫu giấy quỳ 30  Thang so màu Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ Hình 2.3.15. Hộp giấy quỳ Cách thực hiện đo nhƣ sau: - Đo trực tiếp nguồn nước cách bờ khoảng 2m, cách mặt nước khoảng 0,5m - Hoặc đo mẫu nước lấy từ biển với điểm lấy mẫu như trên + Bước 1: Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2-4cm Hình 2.3.16. Lấy mẫu giấy quỳ 31 + Bước 2: Nhúng mẩu giấy quỳ vào trực tiếp xuống nước hoặc lấy mẫu nước lên từ vị trí muốn lấy nước để đo Hình 2.3.17. Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước + Bước 3: Để ráo khoảng 5- 10 giây mẩu giấy chuyển màu Hình 2.3.18. Để ráo mẩu giấy quỳ + Bước 4: Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu. Màu giấy quỳ đậm hơn màu trên thang so màu Hình 2.3.19. So màu 32 + Bước 5: Màu giấy quỳ nhạt hơn màu trên thang so màu Hình 2.3.20. Màu mẩu giấy nhạt hơn + Bước 6: Đọc kết quả trị số pH ở ô màu gần trùng nhất so với màu mẩu giấy. Hình 2.3.21. Màu mẩu giấy trùng với màu của pH=8 trên thang so màu 1.3.2. Đo bằng test kit Bộ test kit gồm:  Thuốc thử  Thang so màu  Lọ nhựa trong chứa mẫu nước Hình 2.3.22. Hộp test pH 33 Cách đo như sau: Bƣớc 1: Tráng lọ - Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần Hình 2.3.23. Tráng lọ - Đổ nước tráng lọ ra Hình 2.3.24. Đổ nước tráng lọ Bƣớc 2: Lấy mẫu nước - Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định Hình 2.3.25. Cho mẫu nước vào lọ 34 - Lau khô bên ngoài lọ Hình 2.3.26. Lau lọ Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào lọ - Cho thuốc thử vào lọ với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất sau khi lắc đều chai thuốc thử - Lắc nhẹ tròn đều lọ để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước thử. Mẫu nước thử biến màu Hình 2.3.27. Cho thuốc thử vào lọ Bƣớc 4: Đọc kết quả - Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu - Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu. Hình 2.3.28. So màu mẫu nước 1.3.3. Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực) 35 Máy đo pH cầm tay có 2 loại:  Bút đo pH: có đầu dò (điện cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong). Hình 2.3.29. Bút đo pH  Loại có đầu dò nối với máy bởi dây dẫn. Hình 2.3.30. Máy đo pH đầu dò rời Cách đo như sau: Bƣớc 1: Hiệu chỉnh máy:  Mở nắp máy  Mở máy bằng nút mở-tắt  Giữ phần dưới của máy trong cốc nước cất  Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình  Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0  Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất Hình 2.3.31. Hiệu chỉnh máy 36 Bƣớc 2: Đo pH mẫu nước: - Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu vừa lấy trực tiếp ngoài biển - Cho mẫu nước cần đo vào cốc. - Cho phần dưới của máy vào cốc nước mẫu - Lắc nhẹ phần dưới của máy trong nước vài lần - Chờ 15 – 30 giây cho số trên màn hình đứng yên - Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi - Đưa máy ra khỏi cốc nước - Tắt máy - Ngâm đầu dò vào cốc nước sạch một lúc, lấy ra, để ráo - Đậy nắp máy Hình 2.3.32. Đo pH mẫu nước bằng máy đo pH cầm tay Cách bảo quản: - Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy. - Không đo trực tiếp vào nước bể - Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch 1.4. Đo Oxy hòa tan (DO) - Hai dạng thiết bị để đo hàm lượng oxy hòa tan là: Hộp test kit và máy đo Oxy hòa tan + Hộp test kit gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của test kit 37 Hình 2.3.33. Các thành phần của hộp test Oxy Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter) Máy đắt tiền và khó sử dụng, bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình Hình 2.3.34. Máy đo oxy hòa tan 38 1.4.1. Đo bằng test kit - Cách tiến hành: Lấy mẫu nước tại vị trí muốn lấy nước ngoài biển, cách bờ khoảng 2m, cách mặt nước khoảng 0,5m. - Mẫu nước dùng để đo hàm lượng oxy hòa tan được đo ngay sau khi thu mẫu Bƣớc 1: Lấy mẫu nước: - Dùng xô, ca lấy mẫu nước biển ở vị trí lấy mẫu để lấy nước (chú ý mẫu nước sau khi lấy phải được đo ngay lập tức để tránh sai số). Sau đó, cho lọ lấy mẫu vào vị trí giữa ca, xô, lấy nước mẫu vào đến đầy lọ.Tráng đều lọ chứa mẫu nước vài lần bằng nước định kiểm tra Hình 2.3.35. Tráng lọ chứa mẫu nước - Mẫu sau khi lấy sẽ dùng khăn Lau khô bên ngoài lọ Hình 2.3.36. Lau khô bên ngoài lọ 39 Bƣớc 2: Nhỏ thuốc thử vào lọ: - Nhỏ thuốc thử số 1 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu Lắc đều lọ Hình 2.3.37. Cho thuốc thử 1 vào lọ - Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử Ví dụ: Với test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu Hình 2.3.38. Cho thuốc thử 2 vào lọ 40 Bƣớc 3: Đậy nắp lọ - Đậy kín lọ bằng nắp nhựa ngay (phải không có bọt khí trong lọ) Hình 2.3.39. Đậy nắp lọ - Lắc đều lọ - Mở nắp lọ ra Bƣớc 4: So màu Hình 2.3.40. Lắc đều lọ - Đặt lọ nơi nền trắng của thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ - Đọc kết quả hàm lượng oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước. - Ghi kết quả kiểm tra vào sổ ghi chép số liệu Hình 2.3.41.So màu 1.4.2. Đo oxy hòa tan bằng máy 41 Dùng máy đo Oxy (Oxy Metter) theo các bước sau: Bƣớc 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bƣớc 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo Bƣớc 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bƣớc 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 2.3.42. Máy đo Oxy 1.5. Đo độ kiềm - Đo độ kiềm của nguồn nước bằng bộ thử nhanh (kH test kit) - Hộp test gồm thuốc thử và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của hộp test 42 Hình 2.3.43. Các thành phần của hộp đo độ kiềm Dùng mẫu nước đo pH để đo độ kiềm. Cách đo độ kiềm của nước như sau: Bƣớc 1: Tráng lọ: tráng đều lọ vài lần bằng nước mẫu Hình 2.3.44. Tráng đều lọ 43 Bƣớc 2: Lấy mẫu nước: - Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), lượng nước mẫu là 5ml Hình 2.3.45. Lấy nước mẫu vào lọ - Lau khô bên ngoài lọ Hình 2.3.46. Lau khô bên ngoài lọ Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào lọ - Nhỏ từ từ từng giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử. Nước mẫu trong lọ chuyển màu Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuyển sang màu xanh Hình 2.3.47. Nhỏ thuốc thử vào lọ nước đổi màu xanh 44 - Nhỏ tiếp tục từng giọt một thuốc thử vào lọ nước mẫu. Lắc đều lọ nước mẫu sau mỗi giọt - Ngừng nhỏ thuốc thử khi nước mẫu chuyển màu lần nữa Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuyển màu từ xanh sang vàng Hình 2.3.48. Tiếp tục nhỏ thuốc thử đến khi đổi màu Bƣớc 4: Tính hàm lượng kiềm của nước: Nhân số giọt thuốc thử với hệ số được quy định tùy theo nhà sản xuất. Kết quả nhân là độ kiềm của nguồn nước. (Với test SERA, hệ số nhân là 17,9) Ví dụ: Sử dụng test SERA, tổng số giọt thuốc thử cho vào lọ nước mẫu là 5 giọt, độ kiềm của nước biển là 5 x 17,9 = 89,5 mg CaCO3/l 1.6. Đo hàm lượng NH3 Bộ thử NH3/NH4 + SERA được sử dụng phổ biến để đo hàm lượng NH3 trong nuôi trồng thủy sản. Bộ thử này gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nước và bản hướng dẫn sử dụng có thang so màu Hinh 2.3.49. Bộ thử nhanh NH3/NH4 + SER 45 Cách đo như sau: Bƣớc 1: Tráng lọ: Tráng lọ vài lần bằng nước mẫu cần kiểm tra; Bƣớc 2: Lấy mẫu nước: Lấy 5ml nước mẫu vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ; Bƣớc 3: Cho thuốc thử số 1: - Cho 3 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; - Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu; Bƣớc 4: Cho thuốc thử số 2: - Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; - Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu; Bƣớc 5: Cho thuốc thử số 3: - Mở nắp lọ, cho 3 giọt thuốc thử 3 vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử; - Đóng nắp và lắc đều lọ nước mẫu; Bƣớc 6: So màu và đọc kết quả - So màu của nước mẫu với thang màu sau khi chờ 5’. Đọc trị số NH4+ ở hàng (a) của ô màu trùng với màu nước mẫu (trị số ở hàng b được sử dụng khi đo mẫu nước mặn); - Xác định pH của nước mẫu theo cách đã biết ở mục 2.1. Đo pH - Đọc kết quả hàm lượng NH3 ở ô giao nhau giữa cột trị số NH4+ với hàng trị số pH đã xác định ở bước 10 Ví dụ: theo hình 3-36 Trị số NH4 + khi so màu là 1,0 pH nước mẫu được xác định ở bước 10 là 7,5 Hàm lượng NH3 của mẫu nước là 0,02mg/l 46 Hình 2.3.50. Cách đọc kết quả hàm lượng NH3 trong bảng hướng dẫn 12.Làm sạch trong và ngoài lọ chứa mẫu nước bằng nước sạch trước và sau mỗi lần kiểm tra 1.7. Đo nhiệt độ nước Nhiệt độ nước được đo trực tiếp với nguồn nước Vị trí đo: cách bờ 1-2m Nhiệt độ nước được đo bằng nhiệt kế với: - Khoảng đo được từ 00C đến 50 0 C hay 100 0 C Hình 2.3.51. Nhiệt kế rượu Cột chất lỏng có màu đỏ (nhiệt kế rượu) hay xám bạc (nhiệt kế thủy ngân) Đặt nhiệt kế vào nguồn nước Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp Hình 2.3.52. Đặt nhiệt kế vào nước 47 Đọc kết quả sau 5-10’ trong khi vẫn để nhiệt kế trong nước hoặc mang nhiệt kế ra khỏi nước và đọc nhanh. Nhiệt độ nguồn nước là trị số trên vạch chia tại đầu mút của cột màu đỏ hoặc xám bạc của nhiệt kế Hình 2.3.53. Đọc kết quả ở đầu cột màu đỏ 1.8. Đo độ trong Đo độ trong của nước bằng đĩa Secchi, đơn vị tính là cm. Đĩa Secchi là tấm kim loại tròn, đường kính 20 - 25cm Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm Hình 2.3.54. Đĩa Secchi Cách đo độ trong của nước Bƣớc 1: Chuẩn bị đĩa Secchi Bƣớc 2: Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa Secchi xuống nước từ từ Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng Hình 2.3.55. Cho đĩa Secchi vào nước 48 Bƣớc 3: Ngừng thả đĩa khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa. Bƣớc 4: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ) Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) bị ướt. Hình 2.3.56. Không phân biệt được màu của đĩa 2. Xác định thời điểm lấy nƣớc Thời điểm thích hợp để lấy nước là lúc thủy triều đứng lớn, trời không mưa, bão (điều kiện thời tiết ổn định), không có các hiện tượng bất thường như thủy triều đỏ, thời điểm sinh sản của sứa... và phải kiểm tra các nguồn gây ô nhiễm gần khu vực chuẩn bị lấy nước: các nhà máy có chuẩn bị xả chất thải vào môi trường nước hay không... 49 2.1. Kiểm tra các nguồn gây ô nhiễm Các nguồn gây ô nhiễm nước sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng vụ sản xuất tôm giống. Nếu nước lấy vào bị ô nhiễm bởi các chất thải từ nhà máy, chất thải do nông nghiệp thì sẽ phải tốn nhiều chi phí cho công đoạn xử lý nước. Điều này sẽ làm tăng giá thành sản xuất, con giống làm ra cũng sẽ tăng giá theo, điều này sẽ gây khó khăn cho việc bán con giống của trại sản xuất đó. Hình 2.3.57. Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp Vật tư, thiết bị chuẩn bị cho công việc này bao gồm: bản đồ hành chính của địa phương nơi đặt trại sản xuất giống (có thể mua từ sở địa chính hoặc cục bản đồ), Các bƣớc tiến hành kiểm tra nguồn gây ô nhiễm - Bƣớc 1. Qua bản đồ tìm ra các trang trại, nhà máy... có hoạt động công, nông nghiệp. - Bƣớc 2. Sử dụng phương tiện (xe gắn máy) di chuyển dọc theo bờ biển kiểm tra thời điểm các nhà máy, khu hoạt động nông nghiệp có xả thải vào môi trường nước biển. - Bƣớc 3. Ra quyết định. 2.2. Tìm hiểu chế độ thủy văn - Chế độ thủy triều cũng là một trong các yếu tố quan trọng trước khi quyết định cấp nước vào bể chứa. Nếu thủy triều quá thấp lấy nước sẽ có nhiều vật liệu đáy đi qua máy bơm vào bể lắng. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc lọc nước. Nếu thời điểm thủy triều đang lên nước lúc này bị đục sẽ gây khó khăn cho việc lọc nước. Vì vậy, cần phải chọn thời điểm thủy triều lên cao nhất để lấy nước và yêu cầu cần phải lấy thật nhanh và đủ. Vì qua thời điểm này triều sẽ xuống lại, nước lấy sẽ bị ảnh hưởng để chất lượng. - Ở Việt Nam ta, đường bờ biển trải dài hơn 3000km vì vậy từ Bắc vào Nam điều kiện thủy triều không giống nhau. Khu vực miền Bắc là nhật triều (1 ngày chỉ có 1 thời điểm thủy triều lên và xuống), khu vực miền Nam là bán nhật triều (1 ngày có 2 thời điểm thủy triều lên và xuống). Vì vậy, thời điểm lấy nước và các thông số nước cũng có khác nhau. Với khu vực có bán nhật triều, có thể chọn 2 lần triều đứng lớn để lấy nước, tuy nhiên với điều kiện bán nhật 50 triều môi trường nước sẽ bị xáo trộn vì nước lên và xuống liên tục trong 1 ngày 2 lần. 2.3. Xác định điều kiện thời tiết Tìm hiểu điều kiện thời tiết trước khi lấy nước là không thể thiếu nhất là trong giai đoạn lấy nước. Trong quá trình lấy nước điều kiện thời tiết như: biển động, gió to, bão, thủy triều đỏ... sẽ làm chất lượng nước lấy vào cần phải xử lý nhiều hơn  tăng giá thành sản phẩm. Hình 2.3.58. Biển động 3. Cấp nƣớc Sau khi kiểm tra chất lượng nước đạt yêu cầu và xác định đúng thời điểm sẽ tiến hành bơm nước vào bể lắng theo các bước sau: Bƣớc 1. Kiểm tra đầu lọc máy bơm nước Tiến hành mở đầu lọc của máy bơm kiểm tra lưới lọc sau các lần bơm nước trước đây đã được vệ sinh sạch sẽ chưa. Tiến hành rửa đầu lọc bằng xà bông sau đó phơi khô và lắp lưới lọc vào máy. Bƣớc 2. Kiểm tra dầu trên máy bơm xem có bị rò rỉ dầu hay không, nếu bị rò rỉ thì phải tiến hành đem đi bảo trì hoặc lau sạch dầu mỡ trước khi tiến hành bơm nước. Bƣớc 3: Kiểm tra đường ống dẫn nước: Theo dõi các đầu mối nối từ máy bơm ra tới biển, kiểm tra xem có bị rò rỉ hoặc đường ống bị gấp lại hay không. Bƣớc 4: Mở máy, bơm nước vào bể lắng Nước biển được bơm vào bể lắng đạt đúng yêu cầu khi thủy triều đứng lớn lúc trời không mưa, không có những bất thường trên biển (xuất hiện nhiều sinh vật lạ, thủy triều đỏ). 51 Hình 2.3.59. Bơm nước vào bể lắng B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 2.3.1. Tiêu chuẩn pH nước biển thích hợp cho sản xuất giống tôm sú theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam là bao nhiêu? A. pH = 3 – 5 B. pH = 9 – 10 C. pH = 7,5 – 8,5 Câu hỏi 2.3.2. Thiết bị đo độ mặn của nước? A. Giấy quỳ B. Nhiệt kế C. Tỷ trọng kế hoặc khúc xạ kế Câu hỏi 2.3.3. Cách bảo quản khúc xạ kế sau khi sử dụng? A. Lau bằng giấy mềm, bảo quản trong hộp, để nơi khô ráo B. Đưa vào vòi nước
Tài liệu liên quan