Ô nhiễm không khí Từ các phương tiện khi tham gia giao thông

Ô nhiễm không khí là: sự thay đổi lớn trong thành phần không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật

ppt20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm không khí Từ các phương tiện khi tham gia giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô nhiễm không khí Từ các phương tiện khi tham gia giao thông Ô nhiễm không khí là: sự thay đổi lớn trong thành phần không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật 1. Khái niệm Ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người đã và đang ngày càng hiện hữu rõ nét, nhất là tại các đô thị lớn khi mà nguồn ô nhiễm chính chiếm đến 70% được xác định là từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, giao thông đường bộ và xây dựng. Theo một vài nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường không khí lên sức khỏe của con người, Viện Y học lao động và sức khỏe môi trường ước tính, hàng năm tại Việt Nam có khoảng 626 người chết và 1.500 ca mắc bệnh đường hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí. 2. Nguyên nhân Ô nhiễm không khí do bụi. Huyện Chương Mĩ đang là đại công trường lớn, các hoạt động xây dựng, cải tạo, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Kéo theo đó là lượng phương tiện chuyển chở vật liệu xây dựng, đất đá, cát, xi măng ngày càng gia tăng. Thời  gian thi công mỗi dự án, công trình thường kéo dài, hơn nữa ý thức của nhà đầu tư trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường chưa cao... Trên đoạn đường 6 đi từ TT Chúc Sơn tới TT Xuân Mai Trên đoạn đường 21 và đường Hồ Chí Minh đi từ TT Xuân Mai tới các Huyện, Tỉnh khác Các phương tiện vận chuyển chất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không hề được che chắn đúng quy định, các xe chở cát, sỏi phế liệu không được rửa sạch nước khi rời khỏi bãi tập kết làm rơi rớt ra đường. Đây chính là nguồn bụi chủ yếu gây tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay. Bụi trở thành nỗi lo thường trực của người dân Huyện Chương Mĩ mỗi khi ra đường. Lượng bụi ngày càng gia tăng trong không khí là nguyên nhân của các bệnh đường hô hấp và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí do khí thải Khói xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí Những năm gần đây, số lượng phương tiện giao thông cơ giới ở Hà Nội tăng lên chóng mặt. Trung bình lượng tăng ô tô hàng năm là 10%, xe máy xấp xỉ 15%. Sự gia tăng về số lượng các phương tiện tham gia giao thông là nguyên nhân làm gia tăng lượng khí thải vào không khí, Theo kết quả quan trắc năm 2008 lượng khí CO2, SO2, C6H6, CO và các khí thải độc hại khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và ngày càng gia tăng, có tác động tiêu cực tới con người và môi trường. Hiện nay với gần 90% lượng xe ở thành phố là xe máy, lại chủ yếu là xe phân khối nhỏ có kết cấu động cơ đơn giản, sử dụng nhiên liệu xăng. Hầu hết là loại xe đã lưu hành trên 5 năm và thiếu các hệ thống kiểm soát khí thải. Vừa qua việc kiểm soát tiêu chuẩn khí thải được thực hiện đối với xe  máy vì là loại động cơ thải ra rất nhiều bụi, khí CO và Hydrocacbon. Ô nhiễm không khí do tiếng ồn Tại các giờ cao điểm hoặc công trường xây dựng người dân bị quá tải bởi lượng tiếng ồn khó chịu, liên tục trong thời gian dài gây ra. Ô nhiễm tiếng ồn cũng đang dần trở thành nguyên nhân đẩy tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trở nên trầm trọng. Tại điểm trung chuyển xe bus Xuân Mai, Chúc Sơn, khu công nghiệp Phú Nghĩa … và nhiều điểm khác Độ ồn đã vượt quá mức quy định Huyện Chương Mĩ phải chịu đựng âm thanh hỗn tạp của còi xe, tiếng động cơ, tiếng ồn tại các công trường xây dựng và hàng loạt tạp âm khác làm cho môi trường không khí trở nên chật chội ngột ngạt. 3. Giải pháp 1 Giảm xả thải vào không khí, áp dụng công nghệ k khói 1. Tiết kiệm nhiên liệu. Biện pháp này rõ ràng không chỉ giảm thiểu chi phí nhiên liệu cho các phương tiện giao thông mà còn hạn chế lượng khí thải trong không khí. Tại nhiều nước, hiện áp dụng khẩu hiệu: ”ít tốn xăng để ít bị ô nhiễm”. Trong vài ba thập kỷ qua, nhiều hãng sản xuất ô tô còn coi nhẹ nhân tố này, song cá biệt đã có vài hãng xe giới thiệu được  những mẫu xe hơi, chỉ tiêu thụ dưới 3 lít xăng trên 100km. Còn về hình dáng xe cũng có nhiều cải tiến thích hợp: đầu nhọn hơn, đuôi tròn hơn, thùng xe thấp hơn và vành xe cũng nhẹ hơn. Tất cả những đặc điểm này nhằm tạo cho xe đạt hiệu năng di chuyển cao mà không suy giảm độ bền chắc. 2. Dùng nhiên liệu hảo hạng. Đó là gaz “dầu hỏa hóa lỏng”, là một hỗn hợp các chất khí butan và propan không chứa chì hay benzen. So với xăng thường, thứ nhiên liệu này chỉ phóng thích ra một lượng monôoxyt cacbon và ôxyt nitric bằng một nửa. 3. Dùng chung xe. Biện pháp này có từ nước Mỹ. Theo cách này, những người cùng sống ở một phố hay cùng làm việc một cơ quan sẽ tập hợp lại để đi chung xe. Biện pháp này có lợi là tiết kiệm nhiên liệu và giảm tắc nghẽn giao thông, không cần nhiều bãi đỗ xe trong thành phố.. 4. Ưu tiên cho người đi xe đạp. Giải pháp này được đặc biệt chú trọng tại Pháp. Đặc biệt, nhà sinh học Noel Mamère đã yêu cầu làm một bãi để xe đạp trước tòa nhà Quốc hội Pháp và ra sức thuyết phục các đại biểu quốc hội đi lại bằng phương tiện sạch sẽ và gọn nhẹ này. Từ đó “Chương trình Mamère” ra đời và có 190 xã tham gia. Có nơi như Grenoble, người đi bộ và người đi xe đạp được dành quyền ưu tiên khi di chuyển ở trung tâm đô thị. Tại tòa thị chính Grenoble cũng đã mua gần 100 xe đạp để cấp miễn phí cho các cơ sở và đại biểu sở tại. 5. Khuyến khích đi bộ. Tại Hy Lạp, từ cuối thế kỷ 20 đã cấm các loại xe cộ đi vào các khu trung tâm có nhiều di tích lịch sử của  thành phố Athènes. Dưới chân thành Acropol có khoảng vài hecta dành cho người đi bộ. 6. Xe chạy bằng điện. Về phương diện bảo vệ môi trường, đây là một giải pháp tối ưu. Loại xe này có động cơ nằm ở các bánh xe, được cung cấp năng lượng từ những bình  điện đặt trong cốp xe 2 Phân tán chất thải từ nguồn Phân loại các chất thải theo mức độ nguy hiểm để tiện cho viêc quản lý 3. Quy hoạch điểm thải hợp lý Điểm thải phải xa khu dân cư và các loại động thực vật 4. Trồng và bảo vệ các băng cây xanh, rừng Cần tích cực tham gia những hoạt động cộng đồng trồng và bảo vệ cây 5. Xây dựng và sử dụng các công cụ luật pháp, kinh tế trong quản lý môi trường Quản lý chặt chẽ các phương tiện đi chuyển bằng pháp luật, có biện pháp xử lý thích đáng với những trường hợp vi phạm 6. Kiểm soát đánh giá chất lượng mt bằng máy móc và dấu hiệu chỉ thị Sử dụng các thiết bị máy móc khoa học để đánh giá và kiểm tra chính xác mức độ ô nhiễm 7. Giáo dục MT Giáo dục sâu rộng cộng đồng để mọi người có thể hiểu đầy đủ về những kiến thức môi trường. Qua đó mọi người sẽ bảo vệ nó 8. Giải quyết đồng bộ các vđ ô.n đất, nước các vđ ô.n đất, nước cần được giải quyết triệt để