Phân tích chức năng trong nghiên cứu xã hội

VNSW xin trân trọng giới thiệu bài viết “Phân tích chức năng trong nghiên cứu xã hội” của tác giả Bùi Thế Cường. Bài viết này đư¬a ra một trình bày tóm tắt về lịch sử của phư¬ơng pháp phân tích chức năng trong xã hội học, đề cập theo trình tự thời gian một số khuynh hướng và tác giả chính. Đây là một chuyên đề trong Đề tài KX.02.10 “Các vấn đề xã hội và môi trư¬ờng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001-2005). 1. NHẬP ĐỀ Trong ngôn ngữ lý luận xã hội học, khi nói đến chức năng người ta có thuật ngữ then chốt là functionalism, đôi khi được dịch là chủ nghĩa chức năng (một từ hay gây hiểu nhầm do cái hàm nghĩa “chủ nghĩa” trong văn cảnh ngôn ngữ Việt). Bên cạnh đó lý luận xã hội học còn một loạt cụm từ tương đương hoặc gần gũi: lý thuyết chức năng, phân tích chức năng, quan điểm chức năng, Trong bài này, thuật ngữ then chốt trên được dùng với những từ khác nhau như: chủ nghĩa chức năng, quan điểm chức năng, cách nhìn chức năng, chức năng luận, lý thuyết (thuyết, lý luận) chức năng, tuỳ thuộc văn cảnh tiếng Việt.

docx10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích chức năng trong nghiên cứu xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích chức năng trong nghiên cứu xã hội Đăng bởi VNSW ngày September 28, 2010 // Comments Off 0digg Share VNSW xin trân trọng giới thiệu bài viết “Phân tích chức năng trong nghiên cứu xã hội” của tác giả Bùi Thế Cường. Bài viết này đưa ra một trình bày tóm tắt về lịch sử của phương pháp phân tích chức năng trong xã hội học, đề cập theo trình tự thời gian một số khuynh hướng và tác giả chính. Đây là một chuyên đề trong Đề tài KX.02.10 “Các vấn đề xã hội và môi trường của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001-2005). 1. NHẬP ĐỀ Trong ngôn ngữ lý luận xã hội học, khi nói đến chức năng người ta có thuật ngữ then chốt là functionalism, đôi khi được dịch là chủ nghĩa chức năng (một từ hay gây hiểu nhầm do cái hàm nghĩa “chủ nghĩa” trong văn cảnh ngôn ngữ Việt). Bên cạnh đó lý luận xã hội học còn một loạt cụm từ tương đương hoặc gần gũi: lý thuyết chức năng, phân tích chức năng, quan điểm chức năng, Trong bài này, thuật ngữ then chốt trên được dùng với những từ khác nhau như: chủ nghĩa chức năng, quan điểm chức năng, cách nhìn chức năng, chức năng luận, lý thuyết (thuyết, lý luận) chức năng, tuỳ thuộc văn cảnh tiếng Việt. Một số tác giả phân biệt, còn một số tác giả khác lại không phân biệt, giữa cái tạm gọi là chủ nghĩa chức năng với cách phân tích chức năng. Có vẻ như cả hai đều có lý đúng và không đúng. Cách phân tích chức năng khó thoát ra khỏi một mức độ “chủ nghĩa” nào đó. Nhưng đến một thời, chủ nghĩa chức năng không còn nữa, nó bị vượt qua, song cái còn lại là cách phân tích chức năng. Trong bài diễn văn Chủ tịch Hội Xã hội học Mỹ năm 1964, G. C. Homans phân biệt rõ giữa phân tích chức năng như là phương pháp với lý thuyết chức năng. Ông nói: “Nơi mà chức năng luận thất bại không phải là ở những mối quan tâm thực nghiệm của nó, mà là ở chỗ nó tự coi mình là lý thuyết đại cương Trong Diễn văn Chủ tịch gần đây, Kingsley David cho rằng tất cả chúng ta hiện giờ đều là những nhà chức năng. Theo một nghĩa nào đó, ông hoàn toàn đúng. Nhưng cần nhớ rằng ông đang nói về sự phân tích chức năng. Một nhà nghiên cứu tiến hành phân tích chức năng khi, xuất phát từ sự tồn tại của một thiết chế cụ thể, anh ta cố gắng tìm ra sự khác biệt nào mà thiết chế ấy đóng góp cho những khía cạnh khác của cấu trúc xã hội. Nghĩa là, anh ta đang thực hiện thao tác thực nghiệm của chức năng luận. Vì tất cả chúng ta đều đã học cách tiến hành phân tích chức năng, nên theo nghĩa này chúng ta đều là nhà chức năng luận cả. Nhưng phân tích chức năng, với tính cách là một phương pháp, không đồng nhất với lý thuyết chức năng. Và nếu như tất cả chúng ta đều là nhà phân tích chức năng, thì chắc chắn không phải ai cũng là nhà lý thuyết chức năng. It nhất thì cũng đừng tính tôi vào số đó” (Homans, 1964, trang 811). Với tính cách là một quan điểm (cách nhìn), một lý thuyết, một phương thức phân tích (mode of analysis), chủ nghĩa chức năng được xem là lâu đời nhất và phổ biến nhất trong xã hội học. Phân tích xã hội bằng phương pháp loại suy (analogy) với cơ thể sinh học và đánh giá các thiết chế xã hội về mặt vai trò mà chúng đóng trong đời sống xã hội là những giả thuyết chính của lý thuyết chức năng. Chúng thuộc về những hình thái cổ nhất của việc lý thuyết hóa xã hội, có thể tìm thấy trong di sản tư tưởng Hy Lạp cổ đại, cũng như phương Đông cổ đại. Nhà triết học Hy Lạp cổ Plato (428-348 B.C.) cho rằng con người là một sinh vật có ba nhu cầu cơ bản để tồn tại: ăn, ở và mặc. Họ tổ chức nhau lại thành những nhóm để thoả mãn các nhu cầu. Từ đó nảy sinh các nhóm nghề nghiệp, chẳng hạn những người chuyên săn bắn hay hái lượm, kết quả là diễn ra sự phân công lao động. Hàm chứa trong lập luận của Plato là quan niệm rằng xã hội là kết quả của việc con người liên minh với nhau để thoả mãn các nhu cầu cơ bản. Vì họ có những nhu cầu cơ bản nên con người xây dựng nên sự hài hoà xã hội hay các giá trị chung, điều tạo nên cái gọi là “tinh thần xã hội” (social mind), liên kết xã hội. Tư tưởng Hy Lạp cổ điển về cơ thể hữu cơ đã xuyên qua thời gian ảnh hưởng đến triết học xã hội thời kỳ Khai sáng, tư tưởng xã hội thế kỷ XIX, và tới tận ngày nay. Các nhà xã hội học cổ điển trong thời kỳ mở đầu xã hội học (thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) đều ít nhiều sử dụng tiếp cận xã hội học hữu cơ trong đó bao hàm cách giải thích chức năng. Thuyết chức năng đạt tới vị trí phổ biến, được chấp nhận như là lý luận của xã hội học hiện đại trong xã hội học Mỹ những năm trước và sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhưng rồi đã bị phê phán mạnh trong thập niên 1960-1970. Vào thập niên 1980, nó lại phục hưng với cái nhãn “tân chức năng luận” (neo-functionalism). Bằng cách giữ lại một vài giả định của lý thuyết chức năng truyền thống, loại bỏ một vài cái khác, vay mượn một số cách nhìn của các tiếp cận khác, các nhà lý thuyết tân chức năng cố gắng tiếp thêm sinh lực cho chức năng luận để tiếp tục là một công cụ của phân tích xã hội học đương đại. 2. Ý TƯỞNG CƠ BẢN CỦA QUAN NIỆM CHỨC NĂNG Trong một thời gian dài thời trung cổ châu Âu, ngành giải phẫu học phát triển mạnh, có lẽ do nhu cầu của chiến tranh và hội họa. Việc chạy chữa cho thương binh cũng như việc vẽ tranh đều khiến người ta cần hiểu biết tốt hơn về cấu tạo cơ thể người, muốn thế phải tiến hành giải phẫu cơ thể. Cần nói thêm, vào thời đó việc giải phẫu tử thi là điều cấm kỵ của Nhà thờ, có thể chịu những hình phạt nặng nề nhất. Nhưng có lẽ đây là nhu cầu bức thiết, thậm chí phục vụ cho cả những điều mong muốn của Nhà thờ (phát triển hội họa, điêu khắc ở các công trình kiến trúc), nên ngành giải phẫu học đã có những bước tiến rất sớm. Giải phẫu có nghĩa là đặt ra những câu hỏi nghiên cứu chủ chốt: có những cơ quan nào trong cơ thể, các cơ quan đó làm cái gì, hoạt động như thế nào, chúng có chức năng gì đối với toàn cơ thể. Việc trả lời những câu hỏi trên đã làm hình thành nên quan điểm chức năng, với thời gian nó được sử dụng trong rất nhiều ngành khoa học. Có thể nói quan điểm chức năng là một phương thức phân tích cổ nhất và phổ biến nhất trong khoa học xã hội. Việc phân tích xã hội bằng cách loại suy nó với cơ thể hữu cơ sinh học và xem xét các thiết chế xã hội trong vai trò của chúng đóng góp cho xã hội, đây là tiền đề cơ bản của cách phân tích chức năng trong xã hội học. Có thể tóm tắt tư tưởng cơ bản của chức năng luận như sau. Bất kỳ một hệ thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau nhưng liên hệ với nhau, chúng cùng nhau vận hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo nên sự ổn định hệ thống. Có thể xem là hiểu được một bộ phận trong hệ thống khi hiểu được cái cách mà nó đóng góp vào sự vận hành của hệ thống. Sự đóng góp vào việc vận hành ổn định của hệ thống được gọi là chức năng. Các bộ phận có tầm quan trọng chức năng khác nhau đối với hệ thống. 3. CHỨC NĂNG LUẬN CỦA SPENCER Herbert Spencer (1820-1903) là một trong những học giả của thời kỳ xã hội học cổ điển sử dụng phép loại suy hữu cơ để so sánh một cách có hệ thống giữa xã hội với cơ thể sống. Nhưng chính ông cũng đã nhấn mạnh sự khác nhau giữa chúng, do đó ông gọi xã hội là một loại cơ thể siêu hữu cơ (superorganic body). Loại suy của ông bao hàm cả việc so sánh sự tương đồng cũng như khác biệt giữa hai loại hình ấy. Sự tương đồng thể hiện ở chỗ cả hai loại cơ thể đều tăng lên về kích cỡ và cấu trúc, qua thời gian chúng trở nên phức thể và khác biệt hóa. Khác biệt hóa của các cấu trúc đi liền với khác biệt hóa các chức năng. Mỗi cấu trúc được khác biệt hóa phục vụ cho những chức năng nhất định để duy trì đời sống/sự tồn tại của cái tổng thể. Các cấu trúc và chức năng được khác biệt hóa đòi hỏi sự liên kết thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau. Mọi cấu trúc chỉ có thể tồn tại và vận hành thông qua sự phụ thuộc của chúng vào những cấu trúc khác. Mỗi cấu trúc đã khác biệt hóa, đến lượt nó, lại cũng là một tổng thể riêng biệt bao gồm những thành tố tạo nên nó. Mỗi tổng thể lớn hơn bao giờ cũng chịu sự tác động của những quá trình diễn ra trong các thành tố của nó. Ngược lại, sự khác biệt giữa hai loại cơ thể hữu cơ và siêu hữu cơ là ở mức độ kết nối giữa các thành tố với cái toàn thể. Trong loại cơ thể siêu hữu cơ, sự kết nối này ít trực tiếp hơn và mang tính khuyếch tán hơn. Phương thức tiếp xúc giữa các thành tố trong cơ thể siêu hữu cơ chủ yếu dựa nhiều hơn vào biểu trưng. Mọi thành tố trong cơ thể siêu hữu cơ đều là có ý thức, tìm kiếm mục tiêu và có khả năng phản tỉnh. Điều này chỉ có ở một đơn vị thành tố trong cơ thể hữu cơ. Điểm nổi bật trong quan điểm của Spencer là ông phát triển cái gọi là chức năng luận “yêu cầu” (requisite). Cả hai loại cơ thể đều phải phát hiện những nhu cầu hay đòi hỏi (requisite) phổ quát cơ bản mà phải được thoả mãn để các cơ thể này có thể thích ứng với môi trường. Những nhu cầu hay đòi hỏi mà các cấu trúc phải thoả mãn bao gồm việc bảo đảm và phân bố nguồn lực, sản xuất ra các vật chất cơ bản, điều chỉnh và liên kết các hoạt động bên trong thông qua quyền lực (power) và biểu trưng. Những diễn tiến căn bản của mọi hệ thống đều xoay quanh các quá trình mà chúng vận hành để đáp ứng các đòi hỏi phổ quát nói trên. Mức độ thích ứng với môi trường của xã hội được quyết định bởi mức độ mà nó đáp ứng được các đòi hỏi mang tính chức năng đó. Như vậy, theo Spencer, việc phân tích các cơ thể hữu cơ và siêu hữu cơ là xem xét các quá trình quyết định việc liên kết các phần được khác biệt hóa, các nhu cầu cho việc duy trì các bộ phận, các nhu cầu cho việc sản xuất và phân phối thông tin và vật chất, các nhu cầu cho việc điều chỉnh và kiểm soát chính trị. Trong những kiểu cơ thể đơn giản, các nhu cầu này được đáp ứng bởi mọi thành tố của hệ thống. Trong những kiểu cơ thể đã tăng trưởng và phức thể hơn thì các nhu cầu được đáp ứng bởi các kiểu đặc thù, chuyên môn hóa. Có sự song hành giữa tính phức thể tăng lên của hệ thống với việc chia nhỏ hơn các kiểu nhu cầu cần đáp ứng, chuyên môn hóa hơn các cấu trúc đặc thù để đáp ứng nhu cầu. Logic của hình thái chức năng luận “yêu cầu” này đã chỉ đạo sự phân tích của Spencer và vẫn còn là bản chất của các phân tích chức năng hiện nay. Danh sách các nhu cầu cơ bản thì khác nhau nhưng cách phân tích thì là một, đó là xem xét các kiểu của các quá trình và cấu trúc xã hội mà chúng đáp ứng những nhu cầu hay đòi hỏi (requisite). 4. CHỨC NĂNG LUẬN CỦA DURKHEIM Mặc dù một số nhà xã hội học cổ điển đã khởi xướng chức năng luận trước ông, Emile Durkheim (1858-1917) vẫn được coi là người đầu tiên xây dựng khái niệm chức năng một cách có hệ thống và áp dụng vào nghiên cứu khoa học chặt chẽ đối với đời sống xã hội. Ông phát triển chức năng luận như là một cách thức phân tích xã hội học. Durkheim rất hay sử dụng mô hình hữu cơ trong phân tích. Mô hình này nhìn xã hội như một tổng thể hữu cơ, mỗi bộ phận hợp thành của nó hoạt động để duy trì các bộ phận còn lại, cũng giống như các bộ phận của cơ thể hoạt động để duy trì cả cơ thể. Tư tưởng này là cơ sở cho quan niệm của ông về gắn kết hữu cơ. Quan điểm cơ bản của Durkheim thể hiện ở chỗ ông xem xã hội là một tổng thể “trong bản thân nó” mà khác biệt với các bộ phận hợp thành, và không thể quy giản về các bộ phận hợp thành. Phân tích xã hội học phải đặt ưu tiên vào cái tổng thể xã hội ấy. Việc phân tích các thành tố bộ phận có nghĩa là xem xét chúng hoàn thành các chức năng, nhu cầu, đòi hỏi cơ bản của cái toàn thể như thế nào. Xã hội có thể tồn tại trong trạng thái khoẻ mạnh/bình thường hoặc là ốm yếu/bất bình thường, điều này liên quan đến “các nhu cầu mang tính chức năng”. Để tồn tại một cách mạnh khoẻ hay bình thường, các hệ thống xã hội có những nhu cầu mà chúng phải được đáp ứng. Các hệ thống có những điểm cân bằng, ở đó diễn ra sự vận hành bình thường (mô hình cân bằng của xã hội). Durkheim phân biệt cách giải thích chức năng và cách giải thích lịch sử, và cho rằng cả hai đều cần thiết. Kiểu giải thích đầu tìm cách lý giải sự tồn tại của một hiện tượng hay một hành động bằng cách chỉ ra đóng góp của nó vào việc duy trì một tổng thể xã hội. Giải thích chức năng về tình trạng tội phạm có thể cho rằng tác dụng của tình trạng đó là vạch rõ cái ranh giới của những ứng xử được và không được chấp nhận về mặt xã hội. Thiết chế tôn giáo tồn tại là để tạo ra và duy trì sự cố kết xã hội. Cách giải thích lịch sử lý giải sự phát triển theo trình tự thời gian của cùng một hiện tượng hay hoạt động. Công trình “Những hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo” (Les formes élémentaires de la vie religieuse) là một ví dụ rõ rệt nhất về phân tích chức năng như là một công cụ của xã hội học của Durkheim. Trong công trình này, ông nghiên cứu chức năng của tôn giáo đối với xã hội. Theo ông, sự tồn tại của tôn giáo trong xã hội chứng tỏ nó có một chức năng: góp phần duy trì sự thống nhất đạo đức trong xã hội. Những nghi lễ tôn giáo góp phần củng cố sự đoàn kết các thành viên trong một xã hội: chúng chỉ ra cho các thành viên thấy rằng tất cả họ là phần tử của cùng một xã hội, cùng có chung những quy tắc cơ bản về đạo đức, mong đợi và trách nhiệm (R. Collins, 1992. Xem một trích đoạn trong: Bùi Thế Cường, 2006). 5. NHÂN CHỦNG HỌC CHỨC NĂNG NỬA SAU THẾ KỶ XX Truyền thống chức năng luận Durkheim được tiếp nối trong nhân chủng học nửa đầu thế kỷ XX chủ yếu ở Anh với hai đại diện nổi bật: Alfred R. Radcliffe-Brown (1881-1955) và Bronislaw Malinowski (1884-1942). Một trong những điểm yếu của chức năng luận khiến nó bị phê phán là ở chỗ cách phân tích chức năng dễ mang tính mục đích luận (teleology). Tính mục đích luận thể hiện ở lập luận: hệ quả của một sự kiện là nguyên nhân tạo ra sự kiện đó, mọi cái toàn thể đều có “dự định, mục đích” và nhu cầu duy trì cái toàn thể đã là nguyên nhân tạo ra sự tồn tại của các thành tố của nó. Durkheim cũng đã thấy điểm yếu này, ông nhấn mạnh cần phân biệt rõ nguyên nhân của một hiện tượng với các mục tiêu mà hiện tượng đó phải phục vụ. Nói cách khác, Durkheim yêu cầu phân tích chức năng phải phân biệt “nguyên nhân” và “chức năng”. Tuy nhiên, như các nhà phê bình đã chỉ ra, nhiều nghiên cứu chức năng luận thường rơi vào cái bẫy mục đích luận. Để khắc phục hạn chế nói trên, Radcliffe-Brown thay thế khái niệm “nhu cầu” của hệ thống bằng khái niệm “các điều kiện cần thiết để tồn tại”. Như vậy, không có những nhu cầu mang tính phổ quát, thay vào đó là một câu hỏi mang tính thực nghiệm: các điều kiện nào cần cho sự tồn tại của một hệ thống cụ thể đang được nghiên cứu. Thêm nữa, ông cũng nhấn mạnh các điều kiện như thế có thể là rất đa dạng. Radcliffe-Brown cho rằng một điều kiện tất yếu cho sự tồn tại của một xã hội là ở chỗ phải có một sự liên kết tối thiểu các thành tố của nó. Khái niệm chức năng liên quan đến những quá trình duy trì sự liên kết cần thiết này. Như vậy, trong một xã hội, các đặc trưng cấu trúc có thể được xem là những đặc trưng đóng góp vào việc duy trì sự liên kết. Do đó, phân tích chức năng đối với một hiện tượng xã hội, theo Radcliffe-Brown, là tìm kiếm xem nó có đóng góp gì vào việc duy trì liên kết của xã hội. Radcliffe-Brown đã thực hiện những phân tích chức năng luận trong thực nghiệm, chẳng hạn về hệ thống phân chia đất theo dòng họ (lineage system). Các hệ thống này là một cách thức điều chỉnh xung đột, duy trì sự đoàn kết xã hội. Malinowski chú trọng vận dụng ý tưởng của Spencer về các cấp độ khác nhau của hệ thống: sinh học, cấu trúc xã hội và biểu trưng. Trong mỗi cấp độ có những nhu cầu cơ bản hoặc những yêu cầu mang tính sống còn mà nhất thiết phải được đáp ứng để đảm bảo cho sự tồn tại mang tính sinh học, sự liên kết về mặt cấu trúc xã hội và sự thống nhất văn hóa. Các cấp độ này tạo nên một kết cấu mang tính thứ bậc: từ hệ thống sinh học ở cấp độ cơ bản bên dưới, tiếp đến là cấp độ cấu trúc xã hội, và trên cùng là hệ thống biểu trưng. Cách thức mà các nhu cầu ở cấp độ hệ thống bên dưới được thoả mãn sẽ chi phối cách thức thoả mãn nhu cầu ở cấp độ bên trên. Tuy nhiên, việc thoả mãn nhu cầu ở mỗi cấp độ về cơ bản là có tính độc lập tương đối. Đóng góp quan trọng của Malinowski là ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phân tích thiết chế và đưa ra một khung phân tích thiết chế mà ngày nay vẫn có thể ứng dụng tốt. Theo ông, thiết chế là những cách thức chung và tương đối ổn định để tổ chức các hoạt động của con người trong xã hội nhằm đáp ứng hay thoả mãn những nhu cầu hay yêu cầu cơ bản của xã hội. Những đặc trưng chung nhất của mọi thiết chế bao gồm: điều lệ (charter), con người tham gia, chuẩn mực, cơ sở vật chất, hoạt động, chức năng. Phân tích thiết chế là phân tích 6 khía cạnh đó trong sự vận hành của chúng (cấu trúc và quá trình). Đối với Malinowski, ở cấp độ cấu trúc (xã hội) có 4 yêu cầu cơ bản mang tính phổ quát: sản xuất và phân phối vật phẩm tiêu dùng, kiểm soát và điều chỉnh hành vi, giáo dục (xã hội hóa), tổ chức và điều hành các quan hệ quyền lực. Những yêu cầu này được đáp ứng bởi những thiết chế tương ứng. 6. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MERTON Đối với Robert K. Merton (1910-2003), chức năng luận là một chiến lược để xếp đặt các khái niệm vào trật tự và lựa chọn những cái có ý nghĩa khỏi các quá trình và hiện tượng không có ý nghĩa. Merton cho rằng cần đặt lại vấn đề đối với ba định đề của chức năng luận trước đó. Định đề thứ nhất: liên kết xã hội là một nhu cầu tất yếu của hệ thống xã hội để tồn tại. Theo Merton, ở một mức độ nào đó, điều này là đúng. Nhưng nếu cho rằng toàn bộ xã hội phải đạt được sự thống nhất chức năng ở mức cao, thì như vậy đã bỏ qua một loạt thực tế kinh nghiệm: có những mức độ, hình thái và kiểu loại liên kết khác nhau cho những lĩnh vực khác nhau. Định đề thứ hai: nếu tồn tại một sự kiện hay sự vật xã hội (social item) trong một hệ thống, thì nó phải có những hệ quả tích cực đối với sự liên kết của hệ thống xã hội đó. Theo Merton, trên thực tế có một loạt khả năng. Thứ nhất, một sự kiện có thể không chỉ có chức năng tích cực đối với một hệ thống hay các sự kiện khác trong hệ thống. Nó cũng có thể là phản chức năng (dysfunctional) hoặc với toàn bộ hệ thống hoặc với những sự kiện khác trong hệ thống. Thứ hai, một vài hệ quả, dù là có tính chức năng hay phản chức năng, có thể là được dự định và có tính biểu lộ (được thừa nhận theo cách thông thường). Một số hệ quả khác lại là không được dự định và tiềm ẩn (không được công nhận theo cách thông thường). Như vậy, Merton đề nghị chức năng luận phải là sự phân tích đa dạng các hệ quả hay chức năng của các sự kiện văn hóa xã hội, xem chúng là tích cực hay tiêu cực, biểu lộ hay tiềm ẩn, và chúng là như thế với những chủ thể xã hội nào. Và xa hơn nữa, việc phân tích phải đưa ra được một sự tính toán cân bằng ròng các hệ quả của các sự kiện với nhau và với toàn bộ hệ thống. Định đề thứ ba liên quan đến tính tất yếu không thể tránh khỏi: thứ nhất, các hệ thống xã hội có những đòi hỏi hoặc nhu cầu nhất thiết phải được đáp ứng; thứ hai, có những cấu trúc cơ bản mang tính tất yếu để đáp ứng những chức năng tất yếu. Merton đồng ý với khía cạnh đầu tiên của định đề này, nhưng ông cho rằng việc phân tích các đòi hỏi/nhu cầu mang tính chức năng phải đứng vững trên cơ sở thực nghiệm đối với những hệ thống cụ thể, cần tránh chiều hướng đi ngược từ những giả định trừu tượng có thể áp dụng cho mọi hệ thống, mọi trường hợp. Đối với khía cạnh thứ hai của định đề, Merton cho rằng bằng chứng thực nghiệm hoàn toàn không xác nhận như thế. Có những cấu trúc khác hẳn nhau có thể đáp ứng cho cùng một đòi hỏi/nhu cầu chức năng trong những hệ thống giống nhau hoặc rất khác nhau. Vì vậy, phân tích chức năng phải tính đến những kiểu loại khác nhau mà Merton gọi là “những thế lựa chọn chức năng khác” (functional alternatives), “những ngang giá về chức năng” (functional equivalents), “những thay thế chức năng” (functional substitutes) trong một hệ thống. Nói cách khác, chức năng luận không được nhìn nhận các sự kiện xã hội của một hệ thống là những gì tất yếu không tránh khỏi về mặt chức năng. Nó phải tìm hiểu được một loạt những lựa chọn chức năng tiềm tàng, vì sao trong một loạt khả năng như thế cái lựa chọn hiện tại đã được thực hiện, điều đó là do những bối cảnh và giới hạn cấu trúc nào. Đây phải là một phần của phân tích chức năng khi nhà nghiên cứu tìm hiểu những quá trình cụ thể khiến cho một sự kiện nổi lê
Tài liệu liên quan