Phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên học sinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Tóm tắt. WISC-V là một trong các công cụ sử dụng trong đánh giá nhận thức, trí thông minh của trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi 11 tháng. Bài viết này trình bày kết quả phân tích một số bằng chứng về độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên 176 khách thể là học sinh từ lớp 1 đến lớp 11 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ nam và nữ là 50%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hệ số Alpha của toàn thang đo (0,91) và từng tiểu thang đo: Xếp khối (0,81), Tương đồng (0,92), Ma trận (0,94), Nhớ dãy số (0,87), Mã hóa (0,91), Từ vựng (0,92), Trọng lượng hình ảnh (0,93); Ghép hình (0,94), Nhớ hình ảnh (0,89), Tìm biểu tượng (0,90), Số học (0,93), Nhớ chữ số (0,76). Các tiểu thang đo có sự tương quan chặt chẽ, tập hợp theo 5 nhóm nhân tố. Các bằng chứng trong nghiên cứu cho thấy, trắc nghiệm trí thông minh WISC-V có giá trị sử dụng trong nghiên cứu và đánh giá lâm sàng trên nhóm khách thể tham gia nghiên cứu.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên học sinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
224 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0043 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 224-231 This paper is available online at PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA TRẮC NGHIỆM TRÍ THÔNG MINH WISC-V TRÊN HỌC SINH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Đào Minh Đức Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. WISC-V là một trong các công cụ sử dụng trong đánh giá nhận thức, trí thông minh của trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi 11 tháng. Bài viết này trình bày kết quả phân tích một số bằng chứng về độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên 176 khách thể là học sinh từ lớp 1 đến lớp 11 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ nam và nữ là 50%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hệ số Alpha của toàn thang đo (0,91) và từng tiểu thang đo: Xếp khối (0,81), Tương đồng (0,92), Ma trận (0,94), Nhớ dãy số (0,87), Mã hóa (0,91), Từ vựng (0,92), Trọng lượng hình ảnh (0,93); Ghép hình (0,94), Nhớ hình ảnh (0,89), Tìm biểu tượng (0,90), Số học (0,93), Nhớ chữ số (0,76). Các tiểu thang đo có sự tương quan chặt chẽ, tập hợp theo 5 nhóm nhân tố. Các bằng chứng trong nghiên cứu cho thấy, trắc nghiệm trí thông minh WISC-V có giá trị sử dụng trong nghiên cứu và đánh giá lâm sàng trên nhóm khách thể tham gia nghiên cứu. Từ khóa: WISC-V, trắc nghiệm trí thông minh WISC-V, độ tin cậy, độ hiệu lực, hệ số Alpha của WISC-V. 1. Mở đầu Một trong các công cụ đánh giá nhận thức của lứa tuổi học sinh là trắc nghiệm trí thông minh (Wescher Intelligence Scale for Children phiên bản thứ 5- WISC-V) sử dụng để đánh giá trí thông minh của trẻ em từ 6 đến 16 tuổi 11 tháng (Weschler, 2014a). Trắc nghiệm trí thông minh WISC-V được xây dựng dựa trên lí thuyết của Cattel - Horn - Carroll (CHC). Lí thuyết CHC là mô hình hệ thống các năng lực trí tuệ chung trong mối liên quan với các khía cạnh năng lực học tập (Weschler, 2014b). WISC là thang khả năng nhận thức được biết đến trên toàn thế giới. WISC-V được phát triển để đánh giá toàn diện hoạt động trí tuệ nói chung, bao gồm: Xác định học sinh trong trường có khuyết tật học tập cụ thể và chất lượng dịch vụ giáo dục; Xác định trẻ khuyết tật trí tuệ hoặc năng khiếu; Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động nhận thức; Đánh giá tác động của chấn thương não (Kranzler, J. H., Benson, N., & Floyd, R. G. (2016). WISC đã được sửa đổi thường xuyên trong bảy thập kỉ qua, kết hợp những tiến bộ trong lĩnh vực đánh giá trí tuệ, cập nhật hệ điểm chuẩn để phù hợp với thay đổi trình độ của dân số, cập nhật nội dung các mục đánh giá để phù hợp với thay đổi về văn hóa và công nghệ, và để đáp ứng nhu cầu thực tế và lâm sàng của xã hội hiện đại. Tại Việt Nam, trắc nghiệm WISC đã được sử dụng nhiều và đây là công cụ phổ biến để đánh giá trí thông minh trên trẻ em Việt Nam, là công cụ nghiên cứu để đưa ra các kết luận khoa học và đánh giá lâm sàng đưa ra các can thiệp trị liệu. Năm 2011, Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia là một trong các bên tham gia nghiên cứu về hiệu quả của trắc nghiệm WISC-IV Ngày nhận bài: 4/3/2020. Ngày sửa bài: 16/3/2020. Ngày nhận đăng: 24/3/2020. Tác giả liên hệ: Đào Minh Đức. Địa chỉ e-mail: minhduc1174@hnue.edu.vn Phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên học sinh... 225 tại Việt Nam, đã tiến hành tập huấn sử dụng trắc nghiệm WISC-IV sử dụng đo lường trí thông minh trên khách thể tại Việt Nam, cung cấp chỉ số FSIQ và 4 chỉ số phụ: Tư duy hiểu lời nói Tư duy tri giác, Trí nhớ làm việc và Tốc độ xử lí. Đến năm 2015, Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phối hợp với Đại học Saint John ở Mỹ tổ chức tập huấn về sử dụng trắc nghiệm WISC-V tại Việt Nam. Năm 2019, Viện Tâm lí học lâm sàng đã tiến hành thích ứng trắc nghiệm WISC-V trên 814 khách thể và đưa vào ứng dụng nghiên cứu khoa học và đánh giá lâm sàng tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về hiệu quả thực tiễn về độ tin cậy, độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi 11 tháng, tương ứng với lớp 1 đến lớp 11 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này là một phần trong nghiên cứu về độ tin cậy và độ hiệu lực của WISC-V trên trẻ em Việt Nam của Viện Tâm lí học lâm sàng tháng 12 năm 2019 mà tác giả là 1 trong các thành viên tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu này hướng tới làm phong phú thêm kho tàng các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam về trí thông minh và bổ sung các số liệu nghiên cứu về đánh giá trí thông minh dựa trên WISC-V tại Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể, công cụ và phân tích số liệu 2.1.1. Khách thể và công cụ nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá trên 176 học sinh từ 6 đến 16 tuổi, thuộc các khối học từ khối lớp 1 đến khối lớp 11 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm 88 em nam và 88 em nữ. Mỗi khối lớp có 16 em học sinh, bao gồm 8 em nam và 8 em nữ. * Giới thiệu về trắc nghiệm WISC-V Trắc nghiệm WISC nguyên bản (Wechsler, 1949- dẫn theo Weschler, 2014b) ra đời từ sự thích nghi một số tiểu mục trong Thang đo trí thông minh Wechsler- Bellevue (Wechsler, 1939- dẫn theo Weschler, 2014b) và thêm vào một số tiểu thang đo được thiết kế riêng cho nó. Các tiểu thang đo trong trắc nghiệm này được sắp xếp thành thang điểm thể hiện bằng lời nói và thang điểm thể hiện ra bên ngoài. Từ đó cung cấp điểm số IQ bằng lời nói VIQ (Verbal Intelligence Quotion), IQ thể hiện PIQ (Peformance Intelligence Quotion) và IQ tổng hợp cho toàn bộ trắc nghiệm FSIQ (Full Scale Intelligence Quotion). Mỗi phiên bản kế tiếp đã định chuẩn lại các tiểu thang để bù cho hiệu ứng Flynn, không chỉ đảm bảo các tiêu chuẩn không bị lỗi thời, điều mà có thể dẫn đến điểm số sai, kết quả sai của thang đo, mà chúng còn đại diện cho sự phát triển của dân số hiện tại (Flynn, 1984, 1987, 1999; Matarazzo, 1972- dẫn theo Weschler, 2014b). Các cập nhật và cải tiến bổ sung bao gồm các thay đổi đối với các câu hỏi để làm cho chúng ít sai lệch hơn đối với các nhóm thiểu số và nữ giới, và các tài liệu được cập nhật để làm cho chúng hiệu quả hơn, nhất là trong việc thực hiện các thang đo. Một phiên bản sửa đổi đã được xuất bản vào năm 1974 với tên WISC-R (Wechsler, 1974- dẫn theo Weschler, 2014b), với các tiểu thang đo tương tự tuy nhiên độ tuổi đã thay đổi từ 5-15 tuổi thành 6-16 tuổi. Phiên bản thứ ba được xuất bản năm 1991 (WISC-III; Wechsler, 1991- dẫn theo Weschler, 2014b) và mang theo một vài tiểu thang đo mới, chẳng hạn là thang đo tốc độ xử lí. Ngoài các điểm số VIQ, PIQ và FSIQ truyền thống, bốn điểm số của chỉ số mới đã được giới thiệu để thể hiện các phạm vi hẹp hơn của chức năng nhận thức: Chỉ số hiểu bằng lời nói- VCI (Verbal Comprehensive Index), Chỉ số tổ chức nhận thức POI (Perceptive Organizsation Index), Chỉ số tự do phân biệt FDI (Freedom Defference Index) và Chỉ số tốc độ xử lí PSI (Processing Speed Index). WISC-IV được xuất bản vào năm 2003. WISC-V được xuất bản vào năm 2014. WISC- V có tổng cộng 21 tiểu thang đo. WISC-V cung cấp 15 điểm tổng hợp. Trong số 21 tiểu thang Đào Minh Đức 226 đo, có 9 tiểu thang đo ít có giá trị sử dụng trên khách thể học sinh tại Việt Nam nên không được đưa vào dịch và sử dụng. Phiên bản WISC-V tại Việt Nam của Viện Tâm lí học lâm sàng bao gồm 12 tiểu thang đo, gồm 10 tiểu thang đo chính và 2 tiểu thang đo phụ trợ: Xếp khối, Tương đồng, Tư duy ma trận, Từ vựng, Nhớ dãy số, Mã hóa, Ghép hình, Trọng lượng hình ảnh, Nhớ hình ảnh, Tìm biểu tượng, Số học và Nhớ chữ-số. WISC-V được kế thừa các thành tựu tiến bộ của các nghiên cứu về mô hình cấu trúc của trí thông minh, khoa học thần kinh nhận thức, nghiên cứu phát triển thần kinh, tâm lí học và nhu cầu lâm sàng thực tế hiện đại (Pearson, (2018). So với các phiên bản trước, WISC-V được sửa đổi để giúp nghiệm viên hiểu biết rõ hơn về cách thức thực hiện các tiểu nghiệm, đơn giản hóa tiêu chí chấm điểm, rút ngắn thời gian thực hiện tiểu nghiệm, cải thiện các phương pháp xây dựng hệ điểm chuẩn, điều chỉnh hệ điểm sàn và điểm trần, gia tăng tùy chọn mức ý nghĩa cho các giá trị biện luận; cải thiện các biện pháp đánh giá và xử lí thông tin về thị giác không gian, lập luận linh hoạt và trí nhớ làm việc, thêm một loạt các điểm tổng hợp mới để cung cấp thêm thông tin lâm sàng, và thêm các cách thức xử lí thông tin nhận thức mà từ đó có thể dự đoán các vấn đề về học tập. Chi tiết về những thay đổi trên có thể được tìm thấy trong sách Hướng dẫn thực hiện và Ghi điểm của WISC-V và trong Flanagan và Alfonso (2017); Kaufman, Raiford và Coalson (2016); và Weiss, Saklofske, Holdnack và Prifitera (2016). Trắc nghiệm WISC-V, bản quyền thuộc về Viện Tâm lí học lâm sàng, đã được Viện Tâm lí học lâm sàng chuyển ngữ sang tiếng Việt và tiến hành nghiên cứu trên khách thể tại Việt Nam. Trắc nghiệm WISC-V phiên bản Việt Nam cung cấp 5 điểm chỉ số chính, điểm của mỗi chỉ số được tính dựa trên bảng quy đổi tổng điểm thang đo của các tiểu nghiệm thành phần (Weschler, 2014b): Chỉ số hiểu bằng lời nói VCI (Verbal Comprehensive Index), gồm 2 tiểu nghiệm Tương đồng và Từ vựng; Chỉ số tri giác không gian VSI (Visual Spartial Index), gồm 2 tiểu nghiệm Xếp khối và Ghép hình; Chỉ số lập luận linh hoạt FRI (Fluid Reasoning Iindex), gồm 2 tiểu nghiệm Tư duy ma trận và Trọng lượng hình ảnh; Chỉ số trí nhớ làm việc WMI (Working Memory Index), gồm 2 tiểu nghiệm Nhớ dãy số và Nhớ hình ảnh; Chỉ số tốc độ xử lí PSI (Processing Speed Index), gồm 2 tiểu nghiệm Mã hoá và Tìm biểu tượng. Chỉ số IQ toàn thang được lấy từ 7 trong số 10 tiểu thang đo chính, gồm có các tiểu nghiệm Xếp khối, Tương đồng, Tư duy ma trận, Nhớ dãy số, Mã hoá, Từ vựng, Trọng lượng hình ảnh. Ngoài ra, WISC-V phiên bản Việt Nam cung cấp thêm 5 điểm chỉ số phụ trợ có thể được lấy cho các mục đích lâm sàng đặc biệt: Chỉ số lập luận định lượng QRI (Quantitative Reasoning Index), gồm 2 tiểu nghiệm Trọng lượng hình ảnh và Số học; Chỉ số trí nhớ làm việc thính giác AWMI (Auditory Working Memory Index), gồm 2 tiểu nghiệm Nhớ dãy số và Nhớ Chữ-Số; Chỉ số không lời NVI (Nonverbal Index), gồm 6 tiểu nghiệm Xếp khối, Tư duy ma trận, Mã hoá, Trọng lượng hình ảnh, Ghép hình, Nhớ hình ảnh; Chỉ số năng lực chung GAI (General Ability Index), gồm 5 tiểu nghiệm Xếp khối, Tương đồng, Tư duy ma trận, Từ vựng, Trọng lượng hình ảnh; và Chỉ số năng lực nhận thức thành thạo CPI (Cognitive Proficiency Index), gồm 4 tiểu nghiệm Nhớ dãy số, Mã hoá, Nhớ hình ảnh và Tìm biểu tượng. 2.1.2. Phương pháp thực hiện và phân tích số liệu Phương pháp thực hiện: Tiến hành thực hiện trắc nghiệm WISC-V trên 176 mẫu nghiệm thể là học sinh lớp 1 đến lớp 11 (tương ứng với độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi), tỉ lệ 50% nam và 50% nữ. Thực hiện tại gia đình hoặc phòng tâm lí học trường học. Các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ và độ ồn... được kiểm soát. Nghiệm viên tạo mối quan hệ tốt với trẻ trước khi thực hiện đánh giá, đảm bảo các trẻ hợp tác với nghiệm viên, có tâm trạng ổn định, không tích cực hoặc tiêu cực trong khi đánh giá. Phiếu điều tra sau đánh giá được kiểm tra và rà soát lại lần cuối trước khi nhập vào máy tính. Phân tích số liệu: Số liệu được phân tích là điểm số thô của các tiểu nghiệm. Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 để phân tích. Các phép phân tích được sử dụng: Phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên học sinh... 227 - Tính điểm trung bình của các tiểu thang đo và chỉ số. - Cronback’s Alpha (tính hệ số Alpha của các chỉ số và FSIQ, trong đó hệ số Alpha của các chỉ số và FSIQ dựa trên điểm số các tiểu thang đo thành phần). - Phân tích nhân tố khám phá (xác định bằng chứng về độ hiệu lực cấu trúc của WISC-V phiên bản Việt Nam dựa trên xác định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến số đưa vào phân tích, theo sách Kỹ thuật và Diễn giải WISC-V). - Phân tích tương quan Pearson (xác định mức độ tương quan giữa các điểm thang đo và các chỉ số, FSIQ). 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Phân tích về độ tin cậy của WISC-V Kết quả phân tích hệ số Alpha của toàn thang đo WISC-V (điểm mỗi tiểu thang đo là 1 biến số) và của từng tiểu thang đo (điểm mỗi item trong tiểu thang đo là 1 biến số) trên học sinh từ lớp 1 đến 11 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày tại Bảng 1. Bảng 1. Hệ số Alpha toàn thang đo và các tiểu nghiệm Mục Hệ số Alpha Tương quan với toàn bộ thang đo Hệ số Alpha nếu tiểu thang đo bị xóa Toàn thang đo WISC-V 0,91 Các tiểu thang đo Xếp khối (XK) 0,81 0,76** 0,906 Tương đồng (TD) 0,92 0,78** 0,905 Tư duy ma trận (MT) 0,94 0,87** 0,904 Nhớ dãy số (DS) 0,87 0,67** 0,911 Mã hóa (MH) 0,91 0,67** 0,942 Từ vựng (TV) 0,92 0,77** 0,904 Trọng lượng hình ảnh (TLHA) 0,93 0,85** 0,906 Ghép hình (GH) 0,94 0,86** 0,906 Nhớ hình ảnh (NHA) 0,89 0,76** 0,907 Tìm biểu tượng (TBT) 0,90 0,71** 0,909 Số học (SH) 0,93 0,84** 0,907 Nhớ chữ-số (NCS) 0,76 0,79** 0,912 Kết quả phân tích tại Bảng 1 cho thấy, WISC-V có độ tin cậy tốt trên khách thể nghiên cứu tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ số Alpha toàn thang đo (0,91) và các tiểu thang đo đều đạt mức tốt (0,76 đến 0,94). Điều này chỉ ra WISC-V có độ tin cậy tốt trên khách thể tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích cũng cho thấy, các tiểu thang đo tương quan thuận và chặt chẽ với toàn thang đo WISC-V (từ 0,67 đến 0,86, Sig < 0,01). Không có trường hợp loại bỏ tiểu thang đo nào có thể làm cho hệ số Alpha của toàn thang đo WISC-V thay đổi. Kết quả phân tích tại Bảng 2 cung cấp hệ số tương quan biến - tổng (item-total) trong từng tiểu thang đo của trắc nghiệm WISC-V trên nhóm khách thể tại Thừa Thiên Huế. Trong Bảng 2, các kết quả đều lớn hơn 0,6 và không có trường hợp loại bỏ mục (item) nào có thể làm cho hệ số Alpha của các tiểu thang đo thay đổi. Điều này cho thấy, giữa các mục trong các tiểu thang Đào Minh Đức 228 đo WISC-V có sự tương quan tốt với nhau. Như vậy, tất cả điểm số của các mục của 12 tiểu thang đo đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Bảng 2. Phân tích tương quan biến- tổng của điểm số các biến số tiểu thang đo Stt Các biến số tiểu thang đo Tổng số mục (items) Hệ số Alpha thay đổi nếu biến số tiểu thang bị xóa Số lượng Tỉ lệ % 1 Xếp khối 13 0 0 2 Tương đồng 23 0 0 3 Tư duy ma trận 32 0 0 4 Nhớ dãy số 27 0 0 5 Mã hóa A / B 75 / 117 0 0 6 Từ vựng 29 0 0 7 Trọng lượng hình ảnh 34 0 0 8 Ghép hình 29 0 0 9 Nhớ hình ảnh 26 0 0 10 Tìm biểu tượng A / B 42 / 60 0 0 11 Số học 34 0 0 12 Nhớ chữ-số 10 0 0 Nghiên cứu về độ tin cậy của các chỉ số dựa trên các tiểu thang đo thành phần được trình bày tại Bảng 3. Kết quả phân tích cho thấy, hệ số Alpha của các chỉ số đều tốt, từ 0,72 đến 0,91. Kết quả phân tích cũng cho thấy tương quan giữa các điểm chỉ số và toàn bộ thang đo WISC-V đều cao, từ 0,82 đến 0,98 (Sig < 0,01). Có thể nhận định, cả 10 điểm chỉ số của thang đo WISC- V đều đáng tin cậy trên khách thể nghiên cứu tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảng 3. Hệ số Alpha của các điểm chỉ số và tương quan với điểm số toàn thang đo Các chỉ số Hệ số Alpha Tương quan với toàn bộ thang đo Chỉ số hiểu từ vựng (VCI) 0,88 0,86** Chỉ số tri giác không gian (VSI) 0,81 0,90** Chỉ số lập luận linh hoạt (FRI) 0,90 0,92** Chỉ số trí nhớ làm việc (WMI) 0,81 0,82** Chỉ số tốc độ xử lí (PSI) 0,72 0,87** Chỉ số lập luận định lượng (QRI) 0,91 0,90** Chỉ số trí nhớ thính giác (AWMI) 0,80 0,80** Chỉ số phi ngôn ngữ (NVI) 0,81 0,98** Chỉ số năng lực chung (GAI) 0,91 0,94** Chỉ số năng lực nhận thức (CPI) 0,72 0,94** Phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên học sinh... 229 2.2.2. Phân tích về độ hiệu lực của WISC-V Kiểm định độ hiệu lực cấu trúc của WISC-V thông qua phép phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên toàn bộ 12 tiểu thang đo WISC-V và riêng 10 tiểu thang đo lấy ra 5 chỉ số chính. Kết quả kiểm định tính thích hợp để phân tích nhân tố dựa trên 2 phép kiểm định KMO (Kaiser- Meiser-Olkin) và Bartlett đối với điểm số của 12 tiểu thang đo WISC-V trên khách thể tại Thừa Thiên Huế cho thấy, KMO = 0,93, Sig < 0,01. Như vậy, hệ số KMO nằm trong khoảng cho phép (0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05) cho thấy giữa các tiểu thang đo có tương quan chặt chẽ với nhau, có thể thực hiện phép phân tích nhân tố đối với điểm số của 12 tiểu thang đo WISC-V. Trong phân tích nhân tố này, 2 giá trị quan trọng được xem xét, đó là giá trị hội tụ (các biến quan sát có cùng tính chất hội tụ về cùng 1 nhân tố, khi biểu diễn trong ma trận xoay các biến này sẽ cùng chung một cột với nhau) và giá trị phân biệt (các biến quan sát hội tụ về nhân tố này có sự phân biệt với các biến quan sát hội tụ ở nhân tố khác, khi biểu diễn trong ma trận xoay, từng nhóm biến sẽ tách ra từng cột riêng biệt); chỉ chọn các hệ số tải (loading factor) của các biến từ 0,6 trở lên để đảm bảo tính phù hợp của nghiên cứu với sách hướng dẫn Kĩ thuật và Diễn giải WISC-V. Kết quả phân tích nhân tố tại Bảng 4 cho thấy, có 5 nhân tố tập hợp các biến số tiểu thang đo và có hệ số tải từ 0,629 đến 0,794, giải thích được 89,859% biến thiên của toàn bộ dữ liệu. Kết quả này cũng tương xứng với kết quả trình bày trong nghiên cứu tại Mỹ (theo sách Kĩ thuật và Diễn giải, Weschler, 2014b). Đây là bằng chứng cho thấy WISC-V có độ hiệu lực cấu trúc tốt trên khách thể nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế. Bảng 4. Mô hình phân tích 5 nhân tố đối với điểm số của 12 tiểu thang đo Các tiểu thang đo Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 Nhân tố 5 Xếp khối (XK) 0,747** Ghép hình (GH) 0,737** Tương đồng (TD) 0,794** Từ vựng (TV) 0,775** Mã hóa (MH) 0,771** Tìm biểu tượng (TBT) 0,762** Nhớ dãy số (DS) 0,678** Nhớ hình ảnh (NHA) 0,773** Nhớ chữ-số (NCS) 0,744** Tư duy ma trận (TDMT) 0,629** Trọng lượng hình ảnh (TLHA) 0,674** Số học (SH) 0,658** WISC-V lấy điểm 10 tiểu thang đo chính để trích xuất ra 5 điểm chỉ số thành phần (VCI, VSI, FRI, WMI, PSI) và điểm số trí thông minh chung (FSIQ); ngoài ra, điểm số của 2 tiểu thang đo trong 10 tiểu thang đo này cũng được sử dụng để trích xuất ra 2 điểm chỉ số bổ sung (QRI, AWMI). Kết quả phân tích theo mô hình 5 nhân tố (chỉ chọn các hệ số tải nhân tố của các biến từ 0,6 trở lên theo hướng dẫn trong sách Kĩ thuật và Diễn giải WISC-V) đối với 10 tiểu thang đo chính của WISC-V tại Bảng 5 cho thấy, có 5 nhân tố được trích xuất từ phép phân tích nhân tố và phép xoay Varimax, giải thích được 91,287% biến thiên của toàn bộ dữ liệu. Mỗi nhân tố là tập hợp của 2 tiểu thang đo. 5 nhân tố tương ứng với 5 chỉ số được mô tả trong trắc Đào Minh Đức 230 nghiệm WISC-V phiên bản tại Mỹ, cụ thể: nhân tố thứ nhất là chỉ số Trí nhớ làm việc (WMI); nhân tố thứ hai là chỉ số Tri giác không gian (VSI); nhân tố thứ ba là chỉ số Hiểu lời nói (VCI); nhân tố thứ tư là chỉ số Tốc độ xử lí (PSI) và nhân tố thứ năm là chỉ số Lập luận linh hoạt (FRI). Bảng 5. Phân tích nhân tố đối với điểm số của 10 tiểu thang đo WISC-V Các tiểu thang đo Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 Nhân tố 5 Xếp khối (XK) 0,786** Ghép hình (GH) 0,736** Tương đồng (TD) 0,820** Từ vựng (TV) 0,732** Mã hóa (MH) 0,819** Tìm biểu tượng (TBT) 0,823** Nhớ dãy số (DS) 0,838** Nhớ hình ảnh (NHA) 0,666** Tư duy ma trận (TDMT) 0,662** Trọng lượng hình ảnh (TLHA) 0,650** Kết quả tại Bảng 5 cho thấy hệ số tải của các tiểu thang đo đều ở mức cao (từ 0,650 đến 0,838, Sig < 0,01) thể hiện rõ nét giá trị phân biệt và hội tụ của điểm số các tiểu thang đo. Điều này cho thấy WISC-V có độ hiệu lực cấu trúc tốt trên 10 tiểu thang đo chính. Tương quan giữa điểm số trí thông minh chung (FSIQ) với điểm các chỉ số Tìm hiểu mối tương quan giữa điểm số trí thông minh chung FSIQ và 10 điểm chỉ số của thang đo WISC-V thông qua phân tích tương quan Pearson tại bảng 6 cho thấy, điểm số FSIQ tương quan th
Tài liệu liên quan