Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Mầm non trong dạy học học phần “Giáo dục học đại cương”

Tóm tắt: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên là một trong những mục tiêu cơ bản của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo học chế tín chỉ. Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận về phát triển năng lực tự học cho sinh viên, các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên. Từ đó, vận dụng vào việc dạy học học phần “Giáo dục học đại cương” cho sinh viên ngành Mầm non tại trường Đại học Quảng Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Mầm non trong dạy học học phần “Giáo dục học đại cương”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH MẦM NON TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG” Trần Thị Kim Ngân1 Tóm tắt: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên là một trong những mục tiêu cơ bản của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo học chế tín chỉ. Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận về phát triển năng lực tự học cho sinh viên, các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên. Từ đó, vận dụng vào việc dạy học học phần “Giáo dục học đại cương” cho sinh viên ngành Mầm non tại trường Đại học Quảng Nam. Từ khóa: năng lực, năng lực tự học, phát triển năng lực tự học, sinh viên đại học, giáo dục học đại cương, mầm non 1. Mở đầu Phát triển năng lực người học là một xu thế dạy học mang tính quốc tế mà nền giáo dục Việt Nam đang dần hướng tới. Dạy học theo hướng phát triển năng lực là dạy học hướng tới việc hình thành và phát triển các năng lực cho người học, để người học có thể tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo giải quyết được các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Trong đó, tự học được xem là một trong những năng lực chung quan trọng và phát triển năng lực tự học cho người học là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học phát triển năng lực mà nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Úc, Hoa Kỳ, Phần Lan, Liên Minh Châu Âu đang chú trọng thực hiện. Ở Việt Nam, đối với bậc đại học, trong điều kiện tất cả các trường đại học đã áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc phát triển năng lực tự học cho sinh viên đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các giảng viên. Sinh viên có năng lực tự học không chỉ liên quan trực tiếp đến kết quả học tập, rèn luyện năng lực nghề nghiệp của họ ở trường đại học mà còn ảnh hưởng quan trọng đến quá trình học tập suốt đời của mỗi người. Tuy nhiên, việc làm thế nào để hình thành và phát triển năng lực tự học của sinh viên một cách hiệu quả là một thách thức không nhỏ đối với các giảng viên. Đặc biệt, theo nghiên cứ của theo Palfreyman (2004) cho thấy, với nền tảng văn hóa và hệ thống giáo dục ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng chưa tạo đủ điều kiện để sinh viên phát triển năng lực tự học. Bài viết này trình bày những vấn đề chung về năng lực tự học, hệ thống năng lực tự học của sinh viên và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học. Trên cơ sở đó, vận dụng các biện pháp phát triển năng lực tự học này trong quá trình 1. ThS., Khoa Các môn chung, Trường Đại học Quảng Nam 33 TRẦN THỊ KIM NGÂN dạy học phần “Giáo dục học đại cương” cho sinh viên ngành Mầm non trường Đại học Quảng Nam. 2. Nội dung 2.1. Tự học và năng lực tự học 2.1.1. Khái niệm năng lực tự học Khái niệm tự học không phải là một khái niệm mới. Khái niệm tự học, lần đầu được định nghĩa bởi Holec (1981, tr. 3) là “khả năng tự chịu trách nhiệm việc học của người học”. Đồng thời vấn đề tự học cũng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục như Wenden (1987), Crookall (1995), Ho & Benson (1996), Vanijidee (2003). Tự học đòi hỏi năng lực của cá nhân rất lớn nhằm giải quyết vấn đề bài học một cách khoa học nhất. Theo đó, năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác. Như vậy, năng lực tự học của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của hoạt động học tập. Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nêu quan điểm của mình về năng lực tự học như Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Thái Duy Tuyên (1998), Trần Phương (2005), Trịnh Quốc Lập (2008), Nguyễn Văn Hiến (2016) Trong đó, tác giả Trịnh Quốc Lập (2008) đã đưa ra một định nghĩa khá đầy đủ về năng lực tự học, nhấn mạnh vai trò của việc xây dựng động cơ và thái độ học tập cho sinh viên: “Năng lực tự học được thể hiện qua việc chủ thể tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình để có thể độc lập làm việc và hợp tác với người khác” (Trịnh Quốc Lập, 2008, tr. 169). 2.1.2. Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tự học cho sinh viên Có nhiều lý do tại sao cần phải phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học. Những lý do này liên quan trực tiếp đến các yếu tố xã hội, chính trị, khoa học kĩ thuật và giáo dục. Thứ nhất, tri thức loài người luôn phát triển nhanh chóng, đặc biệt với sự bùng nổ tri thức trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì việc học của con người không chỉ dừng lại ở một giai đoạn cụ thể nào đó, mà phải tiến tới học suốt đời nhằm duy trì và phát triển hiểu biết của mình mới có thể thích nghi và đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong thời đại mới. Chính vì vậy, cách giảng dạy theo mô hình truyền tải kiến thức đã không còn phù hợp, thay vào đó, người học cần phải tự thực hiện việc học tập của chính mình dựa trên nền tảng cá nhân và giao tiếp xã hội (Trịnh Quốc Lập, 2003, tr.170). Thứ hai, kiến thức sinh viên được học ở trường không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng trong công việc cũng như cuộc sống của sinh viên sau khi ra trường. Những thay đổi liên tục ở tất cả các khía cạnh của cuộc sống như sự phát triển một nền kinh tế mới, sự 34 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN... xuất hiện những nghề nghiệp mới trong tương lai, sự hội nhập của các quốc gia, một xã hội mới dựa chủ yếu vào các nguồn lực thông tin và tri thức cần những thế hệ biết chủ động thích nghi, chủ động tham gia sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển của đất nước (Đậu Thị Hòa, 2018). Chính vì vậy, trang bị cho sinh viên năng lực tự học là một yêu cầu quan trọng và vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân, đảm bảo cho cá nhân đó thực hiện và duy trì việc học tập suốt đời, để các em có thể tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo giải quyết được mọi vấn đề trong học tập, công việc và cuộc sống. Thứ ba, một đặc điểm vô cùng quan trọng của học chế tín chỉ là để chuẩn bị cho một giờ học trên lớp, sinh viên phải có ít nhất 2 giờ tự học ở ngoài lớp. Thời lượng của các học phần trong học chế tín chỉ thường được cắt nhỏ, do đó thời gian trình bày kiến thức bị hạn chế, việc tự học của sinh viên trở nên vô cùng quan trọng. Thứ tư, kết quả nghiên cứu của Nunan (2000) đã chỉ ra rằng tồn tại sự khác biệt lớn giữa những kiến thức mà sinh viên có nhu cầu tìm hiểu với kiến thức mà giáo viên muồn truyền thụ cho sinh viên. Hay nói cách khác, sự quan tâm về các lĩnh vực, khía cạnh kiến thức của sinh viên và kiến thức sinh viên được học ở nhà trường có sự khác nhau. Chính vì vậy, nếu có năng lực tự học, sinh viên sẽ có cơ hội tự tìm tòi, khám phá những tri thức mà mình quan tâm, nhờ đó việc học tập có thể đạt được hiệu quả cao nhất. 2.1.3. Hệ thống năng lực tự học của sinh viên Từ định nghĩa năng lực tự học của Trịnh Quốc Lập (2008) có thể thấy năng lực tự học là khả năng hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ học tập một cách độc lập và biểu hiện thông qua các kĩ năng tự học. Nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học đã nghiên cứu quá trình học tự điều chỉnh (self-regulated learning) và đưa ra một số ý kiến về các giai đoạn của quá trình học tập này. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã đề xuất quá trình tự học gồm ba giai đoạn chính: (1) người học xác định mục tiêu và lập kế hoạch học tập cho bản thân, (2) người học thực hiện theo kế hoạch và điều chỉnh các hoạt động học tập, (3) người học tự đánh giá và kiểm tra quá trình học tập của mình. Từ đó, Nguyễn Văn Hiến (2016) đề xuất ba nhóm kĩ năng tự học tương ứng với giai đoạn như sau: Nhóm kĩ năng định hướng hoạt động tự học Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn người học xác định mục tiêu và hoạch định kế hoạch học tập của mình. Giai đoạn này được thể hiện ở các các kĩ năng sau: Thứ nhất là kĩ năng phát hiện vấn đề tự học. Đây là kĩ năng mà người học có thể tự mình đặt ra câu hỏi vấn đề nào cần phải nghiên cứu và xác lập mối quan hệ giữa vấn đề cần nghiên cứu với kiến thức đã biết cũng như xác định được vấn đề trọng tâm cơ bản cần tìm hiểu. Kĩ năng này còn thể hiện ở chỗ người học xác định được tầm quan trọng của việc tìm hiểu vấn đề đối với bản thân, đối chiếu việc tự phát hiện của bản thân với các yêu cầu học tập của giáo viên và tài liệu học tập. Từ đó người học xác định được mục tiêu học tập cho mình. Thứ hai là kĩ năng lập kế hoạch tự học. Kĩ năng này đòi hỏi người học tự xác định các nhiệm vụ học tập, mục tiêu cần đạt được của từng nhiệm vụ học tập, thời gian và cách 35 TRẦN THỊ KIM NGÂN thức tự học cũng như nội dung và tài liệu học tập. Kế hoạch tự học của sinh viên được xác định dựa vào yêu cầu về mục tiêu, nội dung học tập cũng như kế hoạch giảng dạy của nhà trường, yêu cầu của giáo viên, nguồn lực vật chất và quỹ thời gian cũng như đặc điểm về sức khỏe, tâm lý, cuộc sống cá nhân của chính mỗi sinh viên. Nhóm kĩ năng thực hiện hoạt động tự học Sau khi đã lập được kế hoạch tự học, để thực hiện các hoạt động tự học, sinh viên cần có một số kĩ năng sau: Thứ nhất là kĩ năng tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá tài liệu học tập. Kĩ năng tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá mức độ tin cậy cũng như giá trị của các tài liệu, nghiên cứu khoa học phục vụ cho nội dung học tập là kĩ năng quan trọng đòi hỏi sự hướng dẫn của giáo viên và hỗ trợ về nguồn tài liệu từ nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ thông tin và tri thức, giữa vô vàn các kiến thức từ Internet, việc chọn lọc tài liệu đáng tin cậy cũng như có giá trị khoa học cần dựa vào các thông tin cơ bản về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, tên tuổi các tạp chí khoa học và đặc biệt cần dựa vào tư duy phản biện của người tìm kiếm thông tin. Thứ hai là kĩ năng đọc sách và tài liệu. Kĩ năng này thể hiện ở việc sinh viên xác định được phần tài liệu có thể phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề của mình, có kĩ năng đọc lướt để xác định nội dung chính cũng như đọc sâu, sử dụng các kiểu đọc hợp lý để khai thác nội dung của tài liệu. Trong quá trình đọc, việc đặt ra các câu hỏi phản biện, thắc mắc, hoài nghi những vấn đề chưa sáng tỏ hoặc ghi lại những ý tưởng mới nảy sinh trong đầu cũng vô cùng cần thiết cho quá trình đọc hiệu quả. Thứ ba là kĩ năng tổng hợp và ghi chép. Ghi chép trong quá trình tự học gồm nhiều hình thức như ghi chép tóm tắt, tổng hợp sau khi đọc tài liệu, lập dàn ý thể hiện mối liên hệ giữa các tài liệu, viết các tóm tắt gồm các ý chính và các luận cứ, luận chứng theo ngôn ngữ của bản thân kèm với trích dẫn đủ và đúng các nguồn tài liệu tham khảo. Thứ tư là kĩ năng giải quyết các bài tập nhận thức. Kĩ năng này bao gồm việc xác định vấn đề cần giải quyết, xác định cái đã biết và cái chưa biết, xác lập mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết nhằm dùng cái đã biết để xác định, chứng minh cái cần tìm. Sau đó, ghi lời giải, sắp xếp các đáp án cho logic và khoa học, và kiểm tra mức độ phù hợp giữa lời giải với yêu cầu của nhiệm vụ. Nhóm kĩ năng tự kiểm tra đánh giá hoạt động tự học Nhóm kĩ năng này bao gồm kĩ năng xây dựng chuẩn tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học và kĩ năng thực hiện tự kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của bản thân. Thứ nhất, kĩ năng xây dựng chuẩn tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học gồm việc xác định mục đích và các nội dung cụ thể cần kiểm tra, đánh giá; xác định chuẩn tương ứng với từng nội dung. Chuẩn đánh giá bao gồm chuẩn nội dung, nghĩa là những tri thức sinh viên cần phải biết tương ứng với nhiệm vụ học tập, chuẩn quá trình là những mô tả về kĩ năng sinh viên phải rèn luyện trong quá trình học tập và chuẩn về giá trị là những mô tả các phẩm chất sinh viên phải đạt được trong quá trình tự học. 36 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN... Thứ hai là kĩ năng thực hiện tự kiểm tra, đánh giá. Kĩ năng này bao gồm các hành động, phương pháp tự kiểm tra đánh giá dựa trên chuẩn tự kiểm tra đánh giá bản thân người học tự đề ra. Phương pháp kiểm tra có thể dựa vào các công cụ khác nhau như bài tập trắc nghiệm, câu hỏi tự luận hay viết các bài luận liên quan đến vấn đề. Người học đánh giá mình đã đạt được những mục tiêu đã đề ra ban đầu chưa và phương pháp thực hiện hiệu quả không để qua đó đưa ra kết luận chung về hiệu quả quá trình tự học và đưa ra kế hoạch điều chỉnh các quá trình tự học tiếp theo. 2.2. Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Mầm non trong dạy học học phần “Giáo dục học đại cương” 2.2.1. Biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên Qua việc phân tích và tổng hợp các giai đoạn cũng như các kĩ năng tự học cần có của sinh viên, có thể thấy vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng trong việc giúp sinh viên phát triển năng lực này. Bàn về năng lực tự học của sinh viên châu Á, các nhà nghiên cứu đã khẳng định tính khả thi của việc phát triển năng lực tự học của người học trong bối cảnh châu Á. Các nhà nghiên cứu khẳng định, vấn đề không nằm ở chỗ là sinh viên không có khả năng tự học mà là người giáo viên biết khơi dậy khả năng đó như thế nào (Trịnh Quốc Lập, 2008). Như vậy, để hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên ở trường đại học, bài giảng của giáo viên cần được thiết kế dựa trên ba nguyên tắc sau: (1) tạo cơ hội để sinh viên được lựa chọn nội dung, phương pháp học tập cũng như tốc độ học tập của bản thân (Dam, 2000), (2) thay đổi vai trò của giáo viên và sinh viên trong lớp học (Johnson, et al., 1998), (3) trang bị cho người học những thủ thuật và kĩ năng học tập (Benson, 2001) (trích dẫn trong Trịnh Quốc Lập, 2008) Nói cách khác, các hoạt động học tập nên được thiết kế theo hướng góp phần tăng cường năng lực tự học của người học, tức là dựa trên nguyên lý người học tự điều chỉnh học tập của chính mình qua việc đề ra kế hoạch học tập, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch học tập và sau cùng là đánh giá kết quả và tiến trình học tập của chính mình. Ứng dụng lý thuyết ba giai đoạn của quá trình học tự điều chỉnh và nguyên tắc thiết kế bài giảng của giáo viên, một số nhà giáo dục đã tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm phát triển năng lực tự học của người học như biện pháp phát triển năng lực người học qua E-learning của tác giả Nguyễn Văn Hiến (2016), sử dụng giáo trình điện tử để phát triển năng lực tự học của tác giả Lê Văn Nhương (2015) hay các biện pháp giảng dạy môn Lý luận chính trị theo hướng phát triển người học của Nguyễn Hữu Niên (2017). Điểm chung của các nghiên cứu này đó là các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng năng lực tự học của sinh viên có thể được phát triển thông qua việc ứng dụng học tập tự điều chỉnh và nếu người học càng có khả năng tự học, kết quả học tập của họ sẽ càng cao. 2.2.2. Vận dụng các biện pháp phát triển năng lực tự học vào học phần Giáo dục học đại cương cho sinh viên ngành Mầm non tại trường Đại học Quảng Nam Để phát triển năng lực tự học của sinh viên trong học phần Giáo dục học đại cương, 37 TRẦN THỊ KIM NGÂN bài dạy của chúng tôi được thiết kế dựa trên ba nguyên tắc đã trình bày ở trên, bài dạy được thiết kế như sau: Trong học phần này, mỗi sinh viên được yêu cầu hoàn thành một dự án học tập, trong đó sau khi kết thúc mỗi chủ đề học tập, sinh viên cần hoàn tất sản phẩm là một bộ sưu tập các bài viết của mình về vấn đề đã học. Sau đó, các sinh viên được chia thành các nhóm và thảo luận chủ đề đó với nhau trong nhóm nhỏ của mình, dựa vào những bài viết mình đã viết, những tài liệu đã tìm hiểu và các vấn đề được bàn luận trong nhóm khi được thảo luận phải được đi kèm với các dẫn chứng khoa học từ các tài liệu sinh viên đã tìm được. Ở giai đoạn đầu của bài tập này đòi hỏi sinh viên cần xác định và hoàn toàn được quyết định những vấn đề nào liên quan đến chủ đề của môn học, những vấn đề nào mình quan tâm và hứng thú, số lượng bài, chất lượng bài viết và cần phải tham khảo hoặc tìm tài liệu ở đâu. Sinh viên cũng cần tự giác lên kế hoạch về thời gian thực hiện phù hợp để hoàn thành dự án đúng thời hạn. Sau khi đã xác định được các mục tiêu học tập như trên, người học bước vào giai đoạn thực hiện các kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, người học cần vận dụng và được rèn luyện các kĩ năng liên quan như tìm kiếm tài liệu, đọc tài liệu, tổng hợp và ghi chép. Sinh viên có thể sẽ gặp một số vấn đề khó khăn liên quan đến thời gian thực hiện của bản thân, việc tìm kiếm tài liệu, đánh giá các tài liệu mang tính khoa học và đáng tin cậy, cũng như các vấn đề liên quan đến kĩ năng tóm tắt, ghi chép và phản biện. Những khó khăn xuất hiện buộc sinh viên phải điều chỉnh lại mục tiêu hoặc phương pháp cũng như kế hoạch về thời gian thực hiện cho bản thân. Kinh nghiệm có thể được rút ra ở mỗi chủ đề hoặc sau khi kết thúc quá trình học. Sau khi thực hiện xong giai đoạn trên, người học tổng kết và đánh giá quá trình thực hiện và hoàn tất các bài viết trong bộ sưu tập của mình đối với mỗi chủ đề. Qua đó, sinh viên sẽ rút được những bài học kinh nghiệm, những gì nên và không nên làm để việc tự học của mình được tốt hơn. Việc thảo luận, phản biện ở từng nhóm sẽ giúp sinh viên đánh giá hoạt động học của mình bằng cách đối chiếu với các hoạt động của bạn. Theo kết quả nghiên cứu của Ho và Crookal (1995), người giáo viên có thể thiết kế các hoạt động học tập tạo điều kiện cho người học cạnh tranh và cùng giải quyết vấn đề đã đặt ra. Những hoạt động học tập như vậy có thể giúp người học phát triển năng lực tự học. Như vậy, trong lớp học này, giáo viên là người hỗ trợ, giới thiệu các chủ đề, giúp đỡ, tư vấn cho sinh viên xác định vấn đề, tìm kiếm tài liệu cũng như hỗ trợ nhận xét, đánh giá quá trình thảo luận trong nhóm nhỏ và nhận xét các bài viết trong dự án của sinh viên. Người tìm kiếm tri thức và chủ động thực hiện quá trình học là sinh viên. Trong tất cả các giai đoạn của dự án, sinh viên có cơ hội sử dụng và rèn luyện tất cả các kĩ năng tự học bao gồm: kỹ năng định hướng, kỹ năng thực hiện, kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá. Trong quá trình học, nếu phát hiện sinh viên yếu hoặc thiếu kĩ năng nào, giáo viên có thể tổ chức các workshop để hỗ trợ cho sinh viên những kĩ năng cụ thể. Để làm rõ quá trình dạy, chúng tôi lấy ví dụ cụ thể hoạt động của sinh viên đối với chủ đề 2 – Giáo dục và sự phát triển nhân cách. Chủ đề này được thực hiện trong 4 tuần. 38 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN... Trước tiên, vào tuần đầu tiên, 2 tiết ở lớp sinh viên được thảo luận và xác định các nội dung chính của chủ đề dựa trên tài liệu học tập và yêu cầu của giáo viên cũng như mong muốn tìm hiểu của bản thân đối với chủ đề. Các vấn đề chính gồm: (1) khái niệm nhân cách, (2) vai trò của yếu tổ bẩm sinh di truyền đối với sự phát triển nhân cách, (3) vai trò của yếu tố môi trường đối với sự phát triển nhân cách, (4) vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự phát triển nhân cách, (5) vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự phát triển nhân cách. Và kế hoạch thảo luận nhóm sẽ được diễn ra vào 6 tiết trên lớp ở 3 tuần còn lại. Sau đó, mỗi sinh viên sẽ quyết định về bài viết của mình ở mỗi vấn đề chính. Để viết được các bài viết, sinh viên cần tìm kiếm các tài liệu để phục vụ cho bài viết của mình. Tài liệu có thể được tìm thấy ở thư viện trường, ở các tạp chí khoa học, các tạp chí khoa học online. Ví dụ ở vấn đề (2) sinh viên cần tìm kiếm các tài liệu, các nghiên cứu, các quan điểm liên quan đến vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền đối với sự hình thành nhân cách. Trên thực tế, sinh viên đã tìm được rất nhiều các ví dụ, các dẫn chứng khác nhau liên quan đến vấn đề này. Có em viết bài viết về thuyết tiền định, từ đó đưa ra các dẫn chứng, các ví dụ phản biện. Có em viết về các trẻ em khuyết tật, trong đó các yếu tố bẩm sinh, di truyền đã ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các trẻ em đó như thế nào. Trong quá trình thảo luận, các em phản biện nhau, dùng các ví dụ, dẫn
Tài liệu liên quan