Quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng - Qua các văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam

Tóm tắt Quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều đó, một mặt cho thấy, đó là quá trình đổi mới, sáng tạo, phát triển liên tục về tư duy lý luận; mặt khác, cũng cho thấy sự trưởng thành vượt bậc không ngừng nghỉ trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đi sâu, bám sát các văn kiện qua các kỳ đại hội Đảng, bài viết tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 90 năm qua - một nhân tố quan trọng góp phần quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta, nhất là trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng - Qua các văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 325| QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO, XÁC LẬP, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - QUA CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ThS. Đinh Khắc Trung Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình Tóm tắt Quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều đó, một mặt cho thấy, đó là quá trình đổi mới, sáng tạo, phát triển liên tục về tư duy lý luận; mặt khác, cũng cho thấy sự trưởng thành vượt bậc không ngừng nghỉ trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đi sâu, bám sát các văn kiện qua các kỳ đại hội Đảng, bài viết tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quá trình kiến tạo, xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 90 năm qua - một nhân tố quan trọng góp phần quyết định vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta, nhất là trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ khóa: Nền tảng tư tưởng của Đảng, xác lập, bổ sung, phát triển, các văn kiện đại hội. I. MỞ ĐẦU Ra đời ngày 3/2/1930, đến nay đã hơn 90 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, sau này là tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (từ Đại hội VII - 1991, đến nay) làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một trong các cội nguồn cốt lõi, có ý nghĩa quyết định tạo nên những thắng lợi cách mạng, có ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết bƣớc đầu, tập trung đi sâu, nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thể hiện qua các văn kiện đại hội. II. NỘI DUNG 2.1. Quá trình xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - qua các văn kiện của Đảng giai đoạn (1930 - 1960) Sau 10 năm ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |326 đề thuộc địa của V.I. Lênin (7/1920). Ngƣời tìm ra con đƣờng cứu nƣớc và giải phóng dân tộc đó là con đƣờng cách mạng vô sản, đƣợc coi là con đƣờng duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn của Cách mạng tháng Mƣời Nga (1917), lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã sớm thấy đƣợc vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Đảng Cộng sản trong đấu tranh cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh viết năm 1927, (trƣớc khi Đảng ta ra đời 3 năm), Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mệnh trƣớc hết phải có cái gì ? Trƣớc hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng nhƣ ngƣời cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng nhƣngƣời không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”1. Nắm bắt đƣợc nhu cầu, sự cần thiết phải có Đảng, quy luật hình thành Đảng - nhƣ sau này Ngƣời khẳng định: “Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin”2; “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dƣơng vào đầu năm 1930”3; Hồ Chí Minh và đội ngũ cộng sự đắc lực của mình đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản. Đƣợc nghe báo cáo về tình hình không thống nhất giữa các tổ chức cộng sản ở trong nƣớc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị tan rã, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm tới Trung Quốc vào ngày 23/12/1929. Ngƣời triệu tập đại biểu của Đông Dƣơng Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Kông ngày 06/01/1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và tán thành ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, thông qua kế hoạch thành lập một Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thống nhất cách cử Ban Chấp hành Tung ƣơng lâm thời. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Nghiên cứu các 1 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 1997, tr.24. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.275. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.406. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 327| văn kiện trong Hội nghị cho thấy có hai điểm đáng chú ý: Một là, trong tất cả các văn kiện đƣợc thảo luận và thông qua tại Hội nghị, mặc dù Đảng ta không trực tiếp khẳng định, nhƣng vai trò chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng đƣợc thể hiện rõ nét, sâu đậm từ việc xác định tên gọi, bản chất giai cấp, vai trò lãnh đạo của Đảng, đến việc xác định mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, lực lƣợng cách mạng, mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới Chẳng hạn, Chánh cƣơng vắn tắt của Đảng khẳng định: “ chủ trƣơng làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”4. Hai là, Cƣơng lĩnh vắn tắt, chƣơng trình vắn tắt, Điều lệ Đảng vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết và đƣợc Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) thông qua, lấy đó làm Cƣơng lĩnh, đƣờng lối cách mạng. Nhƣ vậy, năm 1930, khái niệm “tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” chƣa xuất hiện, nhƣng trên thực tế tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh đã trở thành Cƣơng lĩnh chính trị, đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện những nội dung rất cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Sau khi Đảng ra đời, tƣ tƣởng Hồ Chỉ Minh trải qua thử thách và đã đƣợckhẳng định lại. Việc nhận thức về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam cũng nhƣ vai trò của Ngƣời đối với quá trình phát triển của dân tộc từ sau khi thành lập Đảng là một quá trình không đơn giản. Đã có sự hiểu không đúng từ Quốc tế Cộng sản và từ một số ngƣời trong Đảng Cộng sản Đông Dƣơng do những ngƣời này bị chịu ảnh hƣởng lớn của đƣờng lối, quan điểm tả khuynh của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (năm 1928) trên vấn đề tập hợp lực lƣợng cách mạng ở những nƣớc thuộc địa. Nhƣng, thực tế đã chứng minh cho sự đúng đắn của những quan điểm của Hồ Chí Minh, vì vậy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã từng bƣớc đƣợc khẳng định lại. Luận cƣơng chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng (10/1930), xác định: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dƣơng là cần phải có một Đảng Cộng sản... Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc”5. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp tại một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) từ ngày 28 đến 31/3/1935, nhằm xác định đƣờng lối cho thời kỳ đấu tranh mới khi Đảng đã phục hồi, tại (phần V- Tình hình đảng, mục 3. Tranh đấu trên hai mặt trận), nhận định: “Cuộc hội nghị của Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng cùng với các đại 4 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.2. 5 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.104. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |328 biểu các đảng bộ trong xứ hồi tháng 6/1934 có nghị quyết bắt buộc các đảng bộ mở rộng sự tự chỉ trích Bônsêvích trong các cấp đảng bộ, để nâng cao trình độ chính trị toàn Đảng và để giữ cho chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc trong sạch”6. Trong phần VI, xác định nhiệm vụ của đảng: “Đảng phải bảo đảm cho chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc trong sạch, cho hàng ngũ đảng đƣợc thống nhất về lý thuyết và thực hành”7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951. Diễn văn khai mạc Đại hội của Đảng nhấn mạnh: “Đƣờng lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đƣờng lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch; đƣờng lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Mác - Ăngghen - Lênin - Xtalin ở Việt Nam. Toàn Đảng hãy ra sức học tập đƣờng lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”8. Chính cƣơng Đảng Lao động Việt Nam, xác định: “Đảng Lao động nhằm hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, làm cho nƣớc Việt Nam độc lập và thống nhất, dân chủ tự do, phú cƣờng và tiến lên chủ nghĩa xã hội”9. Tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam, khẳng định: “Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin”10. 2.2. Quá trình xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - qua các văn kiện của Đảng giai đoạn (1960 - 1991) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến 12/9/1960. Nhiệm vụ chính: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống 6 -quyet-chinh-tri-cua-dai-bieu-dai-hoi-congres-lan-thu-nhat-dang-cong-san-dong-duong (Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam; thứ sáu, 17/07/202020:54:27 GMT +7). 7 -quyet-chinh-tri-cua-dai-bieu-dai-hoi-congres-lan-thu-nhat-dang-cong-san-dong-duong (Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam; thứ sáu, 17/07/202020:54:27 GMT +7). 8 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.9. 9 chinh- cuong-dang-lao-dong-viet-nam-1448 Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam; thứ bảy, 18/7/2020 14:55' (GMT +7). 10 tuyen- ngon-cua-dang-lao-dong-viet-nam. Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam; thứ bảy, 18/7/2020 14:55' (GMT +7). “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 329| nhất nƣớc nhà ở miền Nam. Đồng chí Hồ Chí Minh - Chủ tịch Đảng đọc lời khai mạc Đại hội. Ngƣời nói: “Lịch sử ba mƣơi nǎm đấu tranh của Đảng đã dạy chúng ta rằng: Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp vô sản và của dân tộc; giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản, giữa các nƣớc trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho cách mạng thắng lợi”. Báo cáo chính trị của Đại hội khẳng định: “Sức mạnh vô địch của Đảng ta chính là ở chỗ Đảng ta tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, không ngừng củng cố sự đoàn kết nhất trí của mình chung quanh Trung ƣơng Đảng và đồng chí Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính mến của giai cấp công nhân và của dân tộc ta, đồng thời luôn tǎng cƣờng sự đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế vô sản”11; “Cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi Thắng lợi đó cũng chứng tỏ rằng chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp công nhân mà Đảng ta là đại biểu, chỉ có đƣờng lối cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể tạo điệu kiện cho nhân dân ta đánh bại quân thù và giành tự do, độc lập”12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 14 đến 20/12/1976. Diễn văn khai mạc Đại hội khẳng định: “Đảng vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nƣớc ta một cách đúng đắn và sáng tạo, thực hiện chỉ thị sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ lịch sử do Đại hội lần thứ III của Đảng đề ra, làm tròn sứ mệnh thiêng liêng đối với Tổ quốc và nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình13. Báo cáo Chính trị tại Đại hội khẳng định: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc cũng nhƣ những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời sáng lập và rèn luyện Đảng ta, ngƣời khai sinh nền Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, ngƣời vun trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng, 11 cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-iii-1453 12 cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-iii-1453 13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.425-426. Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |330 vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân ta, ngƣời anh hùng dân tộc vĩ đại, ngƣời chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế14. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại Hà Nội, xác định nhiệm vụ chính là xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong Diễn văn khai mạc Đại hội nhấn mạnh: “Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng cách mạng kiên cƣờng, trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, với vận mệnh của dân tộc và lợi ích của nhân dân”15. Đảng ta xác định: "Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tƣ tƣởng, đạo đức tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng”16. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 đến 18/12/1986, tại Hà Nội. Đại hội khởi xƣớng đƣa đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới. Báo cáo chính trị Đại hội khẳng định: “Đại hội VI của Đảng, 1986, Đảng ta khẳng định: “Muốn đổi mới tƣ duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản tƣ tƣởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”17. Đại hội “biểu thị quyết tâm của Đảng giƣơng cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến bƣớc theo con đƣờng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tƣ tƣởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh18. 2.3. Quá trình xác lập, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - qua các văn kiện của Đảng giai đoạn (1991 - đến nay) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tại Hà Nội từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991. Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã 14 tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-iv/bao-cao-chinh- tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa-iii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-iv-cua-dang-1513 15 Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.18. 16 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.61. 17 Đàng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.807. 18 bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-v-trinh-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc -lan-thu-vi-cua-1491 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 331| hội, Đảng ta khẳng định: Từ thực tiễn cách mạng với những thành công và khuyết điểm, sai lầm, có thể rút ra bài học lớn: “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của mình để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”19. Trong Cƣơng lĩnh Đảng ta nhấn mạnh: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”20. Đại VII, Đảng ta lần đầu tiên nêu khái niệm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là nên tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.“Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta và trong thực tế, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc”21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28/6 đến 1/7/1996, tại Hà Nội. Tổng kết chặng đƣờng đổi mới 10 năm qua, Đảng ta rút ra bài học: “Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”. Trong công tác xây dựng Đảng, phải thƣờng xuyên nắm vững và tập trung làm tốt những điều cơ bản sau đây: “Giữ vững và tăng cƣờng bản chất giai cấp công nhân của đảng. Kiên định và vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, xuất phát đầy đủ từ thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng đƣờng lối, chủ trƣơng và các chính sách đúng đắn”22. 19 cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi 20 cuong -linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi 21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.33. 22 bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-vii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan -thu-viii-cua-dang Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại |332 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/4/2001 Báo cáo chính trị của Đại hội khẳng định: “Thực tiễn phong phú và những thành tựu thu đƣợc qua 15 năm đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn của Cƣơng lĩnh đƣợc thông qua tại Đại hội VII của Đảng Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tƣ tƣởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nƣớc thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; về chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là ngƣời lãnh đạo, vừa là ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh soi đƣờng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động là bƣớc phát t
Tài liệu liên quan