Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Bài báo đề cập đến Công tác NCKH và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá những mặt mạnh, tồn tại của việc NCKH và quản lí hoạt động NCKH của sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong quản lí hoạt động NCKH của sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của Trường ĐHSP Hà Nội trọng điểm. Các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội: 1.Tăng cường nhận thức về hoạt động NCKH của sinh viên trong đào tạo đại học và nhận thức về trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên; 2. Xác định phương hướng, mục tiêu tổ chức quản lí NCKH của sinh viên; 3.Tổ chức phối hợp đồng bộ giữa các cấp trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên; 4. Phát huy vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong hoạt động NCKH; 5.Tăng cường các điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đánh giá động viên khuyến khích sinh viên NCKH.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Vol. 56, No. 5, pp. 17-27 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Đặng Ngọc Phúc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: dangvanduchnue@gmail.com Tóm tắt. Bài báo đề cập đến Công tác NCKH và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá những mặt mạnh, tồn tại của việc NCKH và quản lí hoạt động NCKH của sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong quản lí hoạt động NCKH của sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của Trường ĐHSP Hà Nội trọng điểm. Các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội: 1.Tăng cường nhận thức về hoạt động NCKH của sinh viên trong đào tạo đại học và nhận thức về trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên; 2. Xác định phương hướng, mục tiêu tổ chức quản lí NCKH của sinh viên; 3.Tổ chức phối hợp đồng bộ giữa các cấp trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên; 4. Phát huy vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong hoạt động NCKH; 5.Tăng cường các điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đánh giá động viên khuyến khích sinh viên NCKH. 1. Mở đầu Trong nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; là động lực chính của sự tăng tốc, phát triển; là nhân tố quyết định năng lực của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương coi đầu tư phát triển giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của sinh viên các trường đại học. NCKH của sinh viên là một hình thức học tập đặc trưng ở trường đại học, qua đó sinh viên tập dượt vận dụng không chỉ những tri thức chuyên môn mà cả những tri thức về phương pháp luận, phương pháp và kĩ năng nghiên cứu vào giải quyết một đề tài khoa học, dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Thực tế những năm gần đây cho thấy, công tác NCKH và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trong các trường ĐH nói chung và trường ĐHSP Hà Nội nói 17 Đặng Ngọc Phúc riêng đã được lãnh đạo nhà trường và bản thân các sinh viên quan tâm. Tuy nhiên hoạt động NCKH vẫn còn nhiều bất cập như: nguồn lực cho NCKH còn hạn chế, việc NCKH chưa trở thành nhu cầu tự nguyện của mỗi sinh viên mà còn mang tính chất đối phó, hình thức. Việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên cũng còn có những hạn chế nhất định, chưa phát huy hết khả năng của sinh viên. Do vậy, cần phải đánh giá một cách nghiêm túc những mặt mạnh, tồn tại trong hoạt động NCKH của sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong quản lí hoạt động NCKH của sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của Trường ĐHSP Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng NCKH của sinh viên trường ĐHSP HN 2.1.1. Vài nét về thành tích NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010 Nhiều năm qua, Trường ĐHSP Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực NCKH, đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên. Thành tựu nổi bật đầu tiên trong công tác đào tạo của trường là tổ chức và phát triển sâu rộng hoạt động sinh viên NCKH. Sự phát triển sâu rộng của hoạt động sinh viên NCKH thể hiện qua số lượng và chất lượng công trình nêu trên cho thấy có sự chuyển đổi về chất trong hoạt động đào tạo của Trường ĐHSP Hà Nội. Đó là sự vận động để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đào tạo sinh viên bằng con đường hướng dẫn sinh viên NCKH là cách đào tạo tích cực nhất để hình thành những nhà tri thức trẻ có năng lực khoa học, góp phần xây dựng đất nước. Sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên khẳng định được chất lượng công trình khoa học qua việc đầu tư, tìm hiểu các vấn đề mang tính chuyên sâu, nhiều đề tài đã tập trung vào hướng nghiên cứu mới mang tính ứng dụng thực tiễn. Sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội vẫn phát huy được thế mạnh ở sự đa dạng của các đề tài, hướng đến giải quyết các vấn đề văn hóa, kinh tế - xã hội đang đặt ra. Sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục với các đề tài về đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập bộ môn ở trường phổ thông. Điều đó thể hiện rõ ý thức nghề nghiệp của sinh viên. Nhìn chung, các đề tài NCKH của sinh viên đã đầu tư theo hướng có khả năng ứng dụng cao, phục vụ quá trình học tập, ứng dụng trong thực tế. Nhiều đề tài đã tạo tiền đề để sau khi ra trường, sinh viên có thể phát triển ở bậc học cao hơn. Có được những thành tích như trên cần phải có những yếu tố hỗ trợ tích cực tạo nên sự thành công trong hoạt động sinh viên NCKH của Trường ĐHSP Hà Nội. 18 Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.1.2. Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHSP HN - Thái độ của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội khi tham gia NCKH Để tìm hiểu thái độ của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội khi tham gia NCKH, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi, với 4 mức độ: Rất thích/ thích/ bình thường/ không thích. Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp cho thấy, phần lớn SV hứng thú với hoạt động NCKH vì nhiều lí do khác nhau, như: coi NCKH là hoạt động cần thiết đối với mỗi sinh viên trong quá trình học tập ở trường ĐH, góp phần giúp sinh viên củng cố, nắm vững, mở rộng đào sâu tri thức, rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập ở đại học, phát triển khả năng độc lập sáng tạo, hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách người giáo viên trong tương lai; xuất phát từ niềm đam mê khoa học, muốn tìm kiếm cái mới, muốn sáng tạo. . . Nhưng cũng nhiều sinh viên NCKH vì muốn rèn luyện kĩ năng để chuẩn bị cho quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Bảng 1. Thái độ của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội khi tham gia NCKH (1đ ≤ X ≤ 4đ) Mức độ Tiêu chí Sinh viên Giảng viên Chung∑ Tỉ lệ % ∑ Tỉ lệ % ∑ Tỉ lệ % Rất thích 20 4,44 12 8,16 32 5,54 Thích 308 68,44 76 51,70 384 66,65 Bình thường 94 20,89 32 21,77 126 21,84 Không thích 28 6,22 7 4,76 35 5,97 ∑ 450 100 127 100 577 100 X 2,22 2,73 2,47 - Nhận thức của sinh viên và của giảng viên về ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với sinh viên. Đối với sinh viên đại học, học tập là nghiên cứu. Như vậy NCKH là môn phương pháp học không chỉ trong quá trình học ở đại học mà là phương pháp tự học suốt đời giúp phát triển tri thức trong bối cảnh bùng nổ số lượng và nguồn thông tin. Qua bảng số liệu cho thấy: đa số sinh viên nhận thức được việc NCKH trong quá trình học tập là rất quan trọng (X = 2, 25). Bảng 2. Nhận thức của sinh viên và giảng viên về ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với sinh viên (1đ ≤ X ≤ 3đ) TT Các ý nghĩa Sinh viên Giảng viên Chung∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 19 Đặng Ngọc Phúc 1 Giúp sinh viên củng cố, nắm vững, mở rộng tri thức 1136 2,52 1 327 2,57 1 1463 2,54 1 2 Rèn luyện cho sinh viên phương pháp học tập ở đại học 1111 2,47 2 309 2,43 2 1420 2,46 2 3 Rèn luyện và phát triển khả năng tự độc lập sáng tạo 941 2,09 6 284 2,24 4 1225 2,12 5 4 Giúp liên hệ, vận dụng tri thức vào thực tiễn 989 2,20 4 287 2,26 5 1276 2,21 4 5 Giúp rèn luyện năng lực hoạt động sư phạm 1060 2,36 3 290 2,28 3 1350 2,34 3 6 Nâng cao trình độ văn hoá nói chung cho sinh viên 889 1,98 7 257 2,02 6 1146 1,99 7 (r=0,8) Tóm lại, qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng các giảng viên và sinh viên sư phạm đã có sự tương đồng trong nhận thức về ý nghĩa của hoạt động NCKH. Nó không những chỉ giúp sinh viên củng cố, mở rộng tri thức, rèn luyện khả năng tự độc lập sáng tạo mà còn giúp hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách người giáo viên trong tương lai. - Kĩ năng NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội. Bảng 3. Đánh giá về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các kĩ năng cơ bản NCKH của sinh viên (1đ ≤ X ≤ 3đ) TT Các kĩ năng Mức độ Mức độ Chung cơ bản của NCKH nhận thức thực hiện∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Kĩ năng lựa chọn đềtài nghiên cứu 1494 2.59 2 1288 2.23 2 2782 2.41 2 2 Kĩ năng xây dựng đềcương nghiên cứu 1350 2.34 3 1231 2.13 3 2581 2.24 3 3 Kĩ năng nắm vững và vận dụng phương pháp nghiên cứu 1549 2.68 1 1433 2.48 1 2982 2.58 1 4 Kĩ năng bảo vệ đềcương nghiên cứu 1312 2.27 5 1193 2.07 5 2505 2.17 5 5 Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin lý luận 1301 2.25 6 1219 2.11 4 2520 2.18 4 20 Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 6 Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin thực tiễn 1335 2.31 4 1160 2.01 7 2495 2.16 6 7 Kĩ năng viết báo cáokết quả nghiên cứu 1290 2.24 7 1128 1.95 8 2418 2.10 7 8 Kĩ năng trình bàykết quả nghiên cứu 1071 1.86 8 1188 2.06 6 2259 1.96 8 X 2.32 2.13 2.23 (r=0,78) Mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các kĩ năng cơ bản NCKH của sinh viên được cả sinh viên và giảng viên đánh giá ở mức trung bình khá và điểm bình quân chung là (X = 2, 23đ). Biểu đồ 1. So sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các kĩ năng NCKH của sinh viên 2.2. Thực trạng quản lí hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội Bảng 4. Đánh giá chung của sinh viên về việc quản lí NCKH của các cấp quản lí (1đ ≤ X ≤ 3đ) TT Cấp quản lí Khách thể Sinh viên Giảng viên Chung ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Trường 7464 2,37 3 1989 2,24 4 9453 2,30 3 2 Khoa 6435 2,38 2 1837 2,41 2 8272 2,40 2 3 Bộ môn 6223 2,30 4 1734 2,28 3 7957 2,29 4 4 Giảng viên 10060 2,48 1 3014 2,64 1 13074 2,56 1 X 2,39 2,39 2,39 (r=0,9) 21 Đặng Ngọc Phúc Biểu đồ 2. Đánh giá mức độ quản lí của các cấp trong hoạt động sinh viên NCKH Từ những kết quả đã đạt được của phong trào NCKH những năm gần đây của nhà trường, chúng ta có thể thấy việc tổ chức và quản lí sinh viên NCKH ở các cấp là tương đối tốt. Nhà trường luôn tổ chức, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tham gia NCKH cùng với các giảng viên. Hằng năm tổ chức cho sinh viên báo cáo kết quả, đánh giá, lựa chọn để khen thưởng các công trình khoa học xuất sắc. Bên cạnh những mặt mạnh trong công tác quản lí hoạt động NCKH vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc quản lí của các cấp như: về cơ sở vật chất và kinh phí cho sinh viên NCKH vẫn còn ít, thiếu. Một số khoa vẫn chưa chủ động, sáng tạo trong việc lập kế hoạch, tổ chức hội nghị NCKH. . . 2.3. Các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội Biện pháp 1: Tăng cường nhận thức về hoạt động NCKH của sinh viên trong đào tạo đại học và nhận thức về trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên. Căn cứ chương trình đào tạo và NCKH của nhà trường, các cấp quản lí đã đưa ra các hình thức tổ chức, nội dung cụ thể, định hướng cho hoạt động NCKH trong sinh viên: - Tổ chức các hội nghị chuyên đề về quản lí hoạt động NCKH của sinh viên; - Tổ chức thảo luận, trao đổi phương pháp học tập; - Tiến hành làm bài tập lớn, tiểu luận và đề tài các cấp; - Thành lập các câu lạc bộ sinh viên NCKH ở tất cả các Khoa. Biện pháp 2: Xác định phương hướng, mục tiêu tổ chức quản lí NCKH của sinh viên. - Có kế hoạch để sinh viên đăng kí đề tài nghiên cứu từ đầu năm học; - Tổ chức Hội nghị sinh viên NCKH hằng năm; - Đăng tải các công trình NCKH có chất lượng trên các tập san, trên Website 22 Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội của Khoa, Trường. . . Biện pháp 3: Tổ chức phối hợp đồng bộ giữa các cấp trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên. - Thành lập Ban chỉ đạo, quản lí hoạt động NCKH của sinh viên ở cấp Trường, cấp Khoa; - Qui định trách nhiệm của mỗi cấp quản lí; - Tổ chức Hội nghị sinh viên NCKH cấp Khoa, cấp Trường. Biện pháp 4: Phát huy vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong hoạt động NCKH. - Động viên sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học ở các bộ môn và ở cấp khoa; - Đa dạng hoá các hình thức tham gia NCKH của sinh viên; - Đẩy mạnh hoạt động của “Câu lạc bộ NCKH trẻ”. Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đánh giá động viên khuyến khích sinh viên NCKH. Căn cứ vào qui chế về hoạt động NCKH của sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng; căn cứ vào kế hoạch tổ chức, quản lí hoạt động NCKH của sinh viên, Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp với các Phòng ban chức năng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Trường, các Khoa xây dựng cơ chế khen thưởng và kỉ luật đối với sinh viên trong hoạt động NCKH một cách cụ thể, rõ ràng. Đưa ra những đánh giá chính xác, khách quan, công bằng và có các hình thức xử lý kỉ luật đối với các sinh viên không hoàn thành nhiệm vụ, hay có những sai phạm trong quá trình tham gia NCKH. Bên cạnh đó cũng cần thẳng thắn kiểm điểm và áp dụng các mức độ xử lý vi phạm với các cá nhân cán bộ, giảng viên và tập thể không hoàn thành nhiệm vụ được phân công trong hoạt động sinh viên NCKH. 2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội Tuy mỗi biện pháp đều có chức năng, vai trò, tác dụng riêng về một mặt nào đó nhưng giữa chúng có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đều là tiền đề, điều kiện để thực hiện những biện pháp khác, đồng thời chịu ảnh hưởng chi phối của các biện pháp đó. Tóm lại, mỗi biện pháp đều có những chức năng, vai trò, tác dụng về một mặt nào đó. Chúng hỗ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống thống nhất để bộ máy nhà trường hoạt động đồng bộ theo mục đích đã đề ra. Vấn đề quan trọng nhất là nhà quản lý phải linh hoạt lựa chọn áp dụng thích hợp vào từng hoàn cảnh thực tiễn cũng như có tầm nhìn chiến lược, luôn luôn cải tiến nâng cao chất lượng của mọi công tác, mọi bộ phận trong quá trình hoạt động. 23 Đặng Ngọc Phúc Sơ đồ 2. Mối quan hệ giữa các biện pháp 2.5. Khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu Mục đích khảo nghiệm: Mục đích khảo nghiệm là để kiểm tra tính hiệu quả và mức độ khả thi của các biện pháp chúng tôi đã đề xuất. Nội dung khảo nghiệm: Nội dung khảo nghiệm gồm 05 biện pháp đã đề xuất Đối tượng khảo nghiệm: Đối tượng được chúng tôi khảo nghiệm gồm 2 nhóm: nhóm thứ nhất là các cán bộ quản lý từ Trưởng khoa, phó trưởng khoa đến các trợ lí NCKH, các giảng viên trường ĐHSP Hà Nội. Nhóm thứ 2 là những sinh viên, những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ NCKH hàng năm ở 3 Khoa trong trường (Khoa Hóa học, Khoa Địa lí, Khoa Tâm lý - Giáo dục). Phân tích kết quả khảo nghiệm: - Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội. - Hầu hết các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đều cho rằng các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên ở mức độ cần thiết, tuy mức độ có khác nhau giữa các biện pháp. Như vậy, chúng tôi thấy rằng các cán bộ quản lý và sinh viên đều đánh giá cao tính hiệu quả và cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng quản lí hoạt động này. - Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội. - Hầu hết các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đều cho rằng các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên có tính khả thi và có thể áp dụng vào thực tiễn. - Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội. 24 Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Bảng 5. Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội (1đ ≤ X ≤ 3đ) TT Các biện pháp Mức độ cần thiêt Tính khả thi Chung ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc ∑ X Thứ bậc 1 Tăng cường nhận thức về hoạt động NCKH của sinh viên trong đào tạo đại học và nhận thức về trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên 1579 2,74 4 1600 2,77 3 3179 5,51 4 2 Xác định phương hướng, mục tiêu tổ chức quản lí NCKH của sinh viên 1593 2,76 3 1594 2,76 4 3187 5,52 3 3 Tổ chức phối hợp đồng bộ giữa các cấp trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên 1621 2,81 2 1622 2,81 2 3243 5,62 2 4 Phát huy vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong hoạt động NCKH 1630 2,82 1 1630 2,82 1 3260 5,65 1 5 Tăng cường các điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đánh giá động viên khuyến khích sinh viên NCKH 1567 2,72 5 1573 2,73 5 3140 5,44 5 X 2,77 2,78 5,55 (r=0,9) Từ kết quả ở bảng số liệu cho thấy có sự thống nhất cao trong đánh giá của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên về các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi là mối tương quan thuận và chặt chẽ (r = 0.9). Các kết quả khảo nghiệm thu được cho thấy tính đúng đắn của các biện pháp đã được đề xuất, cũng như vai trò của nó trong việc nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của sinh viên. 25 Đặng Ngọc Phúc 3. Kết luận 1. Về lý luận NCKH là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của sinh viên các trường đại học. NCKH của sinh viên là một hình thức học tập đặc trưng ở trường đại học, qua đó sinh viên tập dượt vận dụng không chỉ những tri thức chuyên môn mà cả những tri thức về phương pháp luận, phương pháp và kĩ năng nghiên cứu vào giải quyết một đề tài khoa học. Hoạt động NCKH không chỉ giúp sinh viên củng cố, mở rộng tri thức, rèn luyện khả năng độc lập, sáng tạo mà còn giúp sinh viên hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách người giáo viên trong tương lai. Bài báo đã phân tích, trình bày những vấn đề, những khái niệm liên quan đến NCKH và quản lí NCKH, về vai trò của hoạt động quản lí NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội; đồng thời đưa ra các nội dung quản lí hoạt động NCKH của sinh viên làm cơ sở lí luận cho việc tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động NCKH của SV trường ĐHSP Hà Nội. 2. Về thực tiễn Thông qua quá trình khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn và phân tích, chúng ta có một bức tranh tổng thể về thực trạng quản lí hoạt động NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội như sau: - Đứng về góc độ quản lí, đa số cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên đều nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng hoạt động NCKH của sinh viên trong nhà trường. Tuy nhiên, chất lượng thực sự của việc quản lí không cao và việc thực hiện một số nội dung quản lí chưa hiệu quả do một số nguyên nhân sau: + Quản lí hoạt động NCKH của SV chủ yếu về mặt hành chính, mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện đăng ký triển khai đầu năm và đánh giá chấm điểm các đề tài vào cuối năm. Khâu cung cấp hỗ trợ kinh phí, phương tiện, điều kiện nghiên cứu chưa được chú ý, chưa tìm được nguồn kinh phí thoả đáng hỗ trợ cho hoạt động NCKH của SV. Qui trình quản lí hoạt động NCKH của sinh viên đặt ra chưa được thực hiện triệt để, không có sự kiểm duyệt theo qui trình mà chỉ theo ý kiến chủ quan của một số cán bộ quản lí.Việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu cũng chưa được quan tâm cụ thể, chưa chú ý tới việc thông tin tuyên truyền, lưu trữ khai thác sản phẩm NCKH. + Để đảm bảo quản lí hoạt động NCKH của sinh viên có hiệu quả và khả thi, tác giả đặc biệt nhấn mạnh các biện pháp phát triển, khai thác nguồn lực để tạo điều kiện, phương tiện cho hoạt động nghiên cứu thành công và việc đánh giá kết quả NCKH phải dựa vào tiêu chuẩn rõ ràng để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm khoa học. + Kết quả hoạt động NCKH sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của trường ĐHSP Hà Nội trọng điểm, phát triển năng động và hội nhập quốc tế. 26 Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ GD&ĐT, Qui chế về NCKH của SV trong các trường ĐH và CĐ, Ban hành kèm theo quyết định số 08/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng BGD&ĐT) [2] Vũ Cao Đàm, 2004. Phương pháp luận NCKH. Nxb Khoa học & Kĩ thuật, Hà Nội. [3] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, 1992. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Giáo trình dùng cho học viên cao học, Bộ
Tài liệu liên quan