Quản lý tổng hợp vùng bờ Chương 1 Giới thiệu về quản lý vùng bờ

Con người luôn ưa thích vùng ven bờvì những nguồn tài nguyên hấp dẫn của nó. Với những vùng đất đồng bằng màu mỡvà có nguồn tài nguyên biển phong phú, cộng với khảnăng tiếp cận các thịtrường quốc tếmột cách dễdàng, vùng ven bờ đã và vẫn đang thu hút sựquan tâm của con người. Vùng ven bờlà trung tâm phát triển kinh tếcủa một quốc gia, nơi tập trung rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi hoạt động này. Trong tương lai, tầm quan trọng của vùng ven bờsẽngày một cao hơn do sốlượng người dân đến đó sinh sống ngày một nhiều hơn.

pdf20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý tổng hợp vùng bờ Chương 1 Giới thiệu về quản lý vùng bờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Thủy lợi - Delft University of Technology ----- ----- NGUYỄN BÁ QUỲ Qu¶n lý tæng hîp vïng bê Cố vấn khoa học: Assoc. Prof. Ir. K.J. Verhagen Hµ Néi -2002 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ VÙNG BỜ 01-14 1.1 Lịch sử và khái niệm quản lý vùng ven bờ 1.2 Quan điểm hệ thống về vùng ven bờ 1.2.1 Khái quát về hệ thống đa dạng vùng ven bờ 1.2.2 Phân hệ tự nhiên 1.2.3 Phân hệ kinh tế – xã hội 1.2.4 Cơ sở hạ tầng và thể chế 1.3 Quản lý vùng ven bờ: phân tích chính sách và hệ thống 1.3.1 Phân tích hệ thống trong giải quyết các vấn đề vùng ven bờ 1.3.2 Các loại dự án quản lý dải ven bờ CHƯƠNG 2: PHÂN HỆ PHI SINH VẬT: MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ, CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN PHI SINH VẬT 15-38 2.1 Mở đầu 2.2 Phân loại và định nghĩa về vùng ven bờ 2.2.1 Phân loại theo nguồn gốc tự nhiên 2.2.2 Bờ biển sơ cấp và thứ cấp 2.3 Các quá trình ven bờ 2.3.1 Sóng và các quá trình liên quan đến sóng 2.3.2 Dòng chảy biển và các quá trình liên quan đến dòng chảy 2.3.3 Vận chuyển trầm tích do gió 2.3.4 Địa mạo bờ biển 2.4 Địa mạo bờ biển 2.4.1 Phạm vi không gian và thời gian trong nghiên cứu địa mạo bờ biển 2.4.2 Mặt cắt bờ biển và sự tiến triển địa mạo ngắn hạn 2.4.3 Sự tiến triển địa mạo dài hạn CHƯƠNG 3: PHÂN HỆ HỮU SINH: MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, TÀI NGUYÊN SỐNG 39-70 3.1 Giới thiệu 3.2 Quá trình sinh thái 3.2.1 Vòng tuần hoàn dinh dưỡng trong hệ sinh thái 3.2.2 Dòng năng lượng qua hệ sinh thái 3.2.3 Cơ chế điều hành hoạt động của hệ sinh thái 3.3 Hệ sinh thái ven bờ 3.3.1 Rạn san hô ngầm 3.3.2 Rừng ngập mặn 3.3.3 Bãi cỏ biển 3.3.4 Vùng cửa sông và đầm phá 3.3.5 Đầm lầy nước mặn 3.3.6 Bãi thuỷ triều 3.3.7 Bãi biển 3.3.8 Hệ sinh thái đụn cát 3.3.9 Hệ sinh thái cỏ biển và bờ đá CHƯƠNG 4: CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ THỂ CHẾ 71-80 4.1 Mở đầu 4.2 Lập kế hoạch xây dựng và các biện pháp bảo vệ bờ biển 4.3 Các công trình bảo vệ bờ biển 4.3.1 Phương án số 0 4.3.2 Nuôi bãi nhân tạo 4.3.3 Mỏ hàn 4.3.4 Tường đứng 4.3.5 Kè bảo vệ cồn cát 4.3.6 Đê chắn sóng đơn 4.3.7 Tôn cao bãi biển 4.3.8 Kiểm soát bồi lắng 4.4 Các mô hình hình thái 4.4.1 Khái niệm về các mô hình hình thái một chiều 4.4.2 Khái niệm về các mô hình hình thái tựa hai chiều 4.4.3 Khái niệm về các mô hình hình thái hai chiều 4.5 Cơ sở hạ tầng thể chế CHƯƠNG 5: PHÂN HỆ KINH TẾ – XÃ HỘI SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC CHỨC NĂNG, LỢI ÍCH VÀ XUNG ĐỘT 81-95 5.1 Giới thiệu 5.2 Chức năng sử dụng trong hệ thống ven biển 5.2.1 Đặc điểm 5.2.2 Chức năng sử dụng 5.3 Khía cạnh kinh tế xã hội 5.3.1 Các bên liên quan trong quản lý dải ven biển 5.3.2 Các khía cạnh thể chế và luật pháp 5.3.3 Các khía cạnh kinh tế 5.3.4 Các vấn đề về môi trường 5.3.5 Các vấn đề về xã hội 5.3.6 Các yếu tố chính trị CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ VÙNG VEN BIỂN LÀ MỘT ĐÁP ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI TOÀN CẦU 96- 108 6.1 Giới thiệu 6.2 Xu hướng dân số 6.3 Phát triển kinh tế và nhu cầu cạnh tranh 6.3.1 Du lịch và giải trí 6.3.2 Ngư nghiệp 6.3.3 Bảo tồn thiên nhiên 6.4 Thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển 6.4.1 Các dự báo và cơ chế gia tăng mực nước biển 6.4.2 Tác động của sự gia tăng nước biển 6.5 Quản lý tổng hợp vùng ven biển CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ TỔNG HỢP DẢI VEN BIỂN TRONG BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH QUỐC TẾ 109- 114 7.1 Mở đầu 7.2 Uỷ ban liên Chính phủ về thay đổi khí hậu 7.3 Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc 7.4 Hội nghị quốc tế về vùng ven biển 7.5 Ngân hàng Thế giới CHƯƠNG 8: DỰ ÁN QUẢN LÝ VÙNG VEN BỜ HẢI HẬU - TỈNH NAM ĐỊNH 115- 143 8.1 Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý vùng bờ 8.1.1 Mục đích 8.1.2 Yêu cầu 8.1.3 Nhiệm vụ 8.2 Những thuận lợi và khó khăn của vùng biển Hải Hậu – Nam Định 8.2.1 Những thuận lợi đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định 8.2.2 Những khó khăn đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định 8.2.3 Yếu tố kinh tế xã hội 8.3 Đánh giá những tác động bất lợi đối với vùng biển Hải Hậu – Nam Định 8.3.1 Đối với môi trường tự nhiên 8.3.2 Đối với các ngành kinh tế 8.3.3 Đối với môi trường xã hội 8.3.4 Các mâu thuẫn 8.4 Quy hoạch tổng thể vùng bờ biển Hải Hậu – Nam Định 8.4.1 Di Dân 8.4.2 Xây dựng công trình bảo vệ bờ 8.4.3 Lựa chọn phương án bảo vệ bờ LỜI NÓI ĐẦU Quản lý vùng bờ là một trong các môn học được lựa chọn trong dự án “Nâng cao năng lực đào tạo về kỹ thuật bờ biển cho Trường Đại học Thủy lợi Hà nội” do chính phủ Hà lan tài trợ Môn học bao gồm những nội dung chủ yếu về bờ biển: Quản lý vùng bờ, quản lý đường bờ, cồn cát, nghiên cứu cửa sông ,bờ biển... Đối tượng của quản lý vùng bờ là quan tâm xem xét vùng bờ biển như là một hệ thống tương tác các hoạt động kinh tế, quá trình vật lý, các phản ứng hóa học và hoạt động sinh vật. Ví dụ hoạt động kinh tế như: đánh cá, hàng hải, hoạt động giải trí, quốc phòng, lắng động chất thải, khai thác khoảng sản, đặt đường ống, đường cáp dưới đáy biển, khai hoang, xây dựng phát trển hải cảng, thăm dò khai thác dầu khí, bảo tồn thiên nhiên... Phát triển kinh tế trong vùng bờ phụ thuộc vào năng suất có thể chấp nhận được trong thời gian lâu dài và khả năng của tài nguyên vùng bờ.Quản lý với mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên bờ biển cho những lợi ích phát triển kinh tế vùng. Quản lý cần dựa trên nhận thức tổng hợp về một hệ thống bờ biển và mối tương tác giữa hệ thống bờ biển với hệ thống ngoại vi liền kề: lưu vực sông, biển, đại dương. Lập kế hoạch là một việc làm liên tục của các cơ quan quản lý và được xem xét là một nhiệm vụ cốt yếu trong sự phát triển cân bằng bền vững giữa một mặt là phát triển vùng, mặt khác là bảo vệ tài nguyên vùng bờ lâu dài. Mục tiêu cần đạt được trong môn Quản lý vùng bờ là: - Đưa ra một phương pháp tổng hợp có hệ thống để mô tả quá trình vật lý, sinh vật và kinh tế xã hội trong vùng bờ và mối tương tác giữa chúng trong hệ thống. - Tăng cường kiến thức và sự hiểu biết về những quá trình này. - Chỉ ra cách làm để sử dụng và cung cấp các thông tin có chất lượng cho các nhà ra quyết định về chính sách và các nhà quản lý vùng bờ. Môn học này được chia ra làm 3 phần: * Phần giới thiệu đưa ra một cách nhìn cơ bản, toàn cảnh về hệ thống vùng bờ. Bên cạnh các phân tích chính sách cốt lõi được coi như là một công cụ trong việc giải quyết vấn đề bờ biển. Những yếu tố chính trong bất kỳ các phân tích về quản lý tổng hợp vùng bờ là: + Phân tích hệ thống tự nhiên bao gồm nước, bùn cát, chất hữu cơ hoặc hình thái bờ biển. + Phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế và tác động của chúng với hệ thống tự nhiên. + Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện việc phát triển kinh tế xã hội bền vững theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp. * Phần thứ hai bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: - Hệ thống phi sinh vật - Hệ thống hữu sinh - Phân hệ kinh tế xã hội - Sự phát triển của hệ thống quản lý - Sự thay đổi toàn cầu tác động đến các hệ sinh thái ven biển - Chính sách quốc tế về quản lý vùng bờ * Phần thứ ba trình bày một mô phỏng mẫu về phương thức quản lý vùng bờ thông qua trò chơi mô phỏng. Thông qua việc xây dựng các kịch bản giúp người học hiểu biết nội dung cần làm trong việc quản lý, nhận thức sâu sắc hơn các giá trị của vùng bờ và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên vùng ven biển. Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên của CICAT, Khoa xây dựng, Trường Đại học công nghệ Delft. Cảm ơn các nhà khoa học, đồng nghiệp trong và ngoài trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là PGS. H.J.Verhagen, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành quyển giáo trình và PGS. TS. Vũ Minh Cát - người hiệu đính, hoàn thiện trước khi in ấn. Đây là lần soạn thảo đầu tiên, không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng của các chuyên gia, các đồng nghiệp và sinh viên để từng bước hoàn thiện, có thêm một tài liệu khoa học phục vụ giảng dạy và tham khảo Hà nội – 2002 PGS. TS. Nguyễn Bá Qùy CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ VÙNG BỜ 1.1 Lịch sử và khái niệm quản lý vùng ven bờ Con người luôn ưa thích vùng ven bờ vì những nguồn tài nguyên hấp dẫn của nó. Với những vùng đất đồng bằng màu mỡ và có nguồn tài nguyên biển phong phú, cộng với khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế một cách dễ dàng, vùng ven bờ đã và vẫn đang thu hút sự quan tâm của con người. Vùng ven bờ là trung tâm phát triển kinh tế của một quốc gia, nơi tập trung rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi hoạt động này. Trong tương lai, tầm quan trọng của vùng ven bờ sẽ ngày một cao hơn do số lượng người dân đến đó sinh sống ngày một nhiều hơn. Vùng ven bờ thực chất là một hệ thống tài nguyên đa dạng. Nó cung cấp các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho hoạt động của con người và có chức năng điều hoà môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo. Mặt khác, vùng ven bờ là một hệ thống nhiều người sử dụng. Con người sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự sống như nước và thức ăn, cho các hoạt động kinh tế như sử dụng không gian, các tài nguyên tái tạo và không tái tạo được và nghỉ ngơi, giải trí (các bãi cát và nước ven bờ). Quá trình công nghiệp hoá, phát triển thương mại và áp lực của sự gia tăng dân số liên tục ở nhiều nơi đã làm tăng sự xói mòn, lũ lụt, mất dần các vùng đất ngập nước, ô nhiễm, khai thác bừa bãi đất đai và các nguồn nước ở vùng ven bờ. Nâng cao nhận thức về giới hạn của các nguồn tài nguyên, sự suy thoái môi trường và hậu quả đối với con người đã thúc đẩy các nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp lâu dài cho vấn đề quản lý các nguồn tài nguyên. Những nghiên cứu đó dựa trên cơ sở khái niệm về khả năng chịu đựng của môi trường, là chỉ dẫn cho các hoạt động kinh tế xã hội vì mục tiêu bảo tồn lâu dài các yếu tố và khu vực thiết yếu và khu vực thiết yếu của hệ thống môi trường. Năm 1972, lần đầu tiên trong báo cáo của Câu Lạc Bộ Thành Rôm đã đề cập những vấn đề nói trên một cách hệ thống và chặt chẽ, kết quả đã cho ra đời một cuốn sách nổi tiếng nhan đề “Những giới hạn phát triển “ (Meadows và những người khác - 1972). Phản ứng chính trị đối với thách thức này đã được Uỷ ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển trình bày năm 1987 trong báo cáo Bruntland về “Tương lai chung của chúng ta”(WCED-1987). Báo cáo đưa ra khái niệm phát triển bền vững như một giải pháp đảm bảo những điều kiện sống có thể chấp nhận được cho các thế hệ hôm nay cũng như mai sau. Báo cáo Bruntland đã đưa ra các mục tiêu cho chiến lược bảo tồn toàn cầu như sau: - Duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và các hệ thống duy trì sự sống. - Bảo tồn đa dạng gen. - Sử dụng bền vững các loài và các hệ sinh thái. 1 Năm 1992, 20 năm sau báo cáo của câu lạc bộ Thành Rôm, một hội nghị đặc biệt về môi trường và Phát triển(UNCED) của Liên hợp quốc đã được tổ chức ở Rio de janero. Chương trình nghị sự 21 là một kế hoạch hành động được đưa ra cho các quốc gia nhằm phát triển bền vững. Nội dung “Chương trình nghị sự 21” bao gồm toàn bộ những chủ đề có liên quan đến môi trường và Phát triển. Sự tiếp cận theo huớng tổng hợp như vậy được trình bày trong cuốn sách của Meadow - được gọi là “Tiếp cận tầm giới hạn” (Meadow và các cộng sự -1992). Hình 1.1: Phát triển của các thành phố trên bờ biển Ngày nay người ta đã công nhận rằng sự phát triển vùng ven bờ cần dựa trên cơ sở sự hiểu biết đúng đắn về các quá trình ở đó, sử dụng kĩ thuật và các kỹ năng kinh tế xã hội nhằm đạt được một sự cân bằng có thể chấp nhận được giữa những lợi ích trước mắt và lâu dài. Chính vì vậy, một sự phát triển được kiểm soát cần phải tiến hành ngay tại vùng ven bờ. Các mâu thuẫn giữa các đối tượng sử dụng khác nhau đang trở nên gay gắt hơn. Chúng ngày càng phát triển cả về quy mô cũng như phạm vi khi dân số và việc sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất tăng lên. Sự cần thiết phải có một phương pháp chung để mô tả mối quan hệ qua lại phức tạp giữa hệ thống tài nguyên và việc sử dụng nó. Bởi thế, cần phải lập kế hoạch và kiểm soát quá trình này một cách bền vững và hệ thống. Quá trình này gọi là “Quản lý vùng ven bờ” (CZM). Quản lý vùng ven bờ nhằm mục đích giải quyết những vấn đề hiện tại và trong tương lai ở vùng ven bờ, bằng cách tìm ra một sự cân bằng bền vững giữa lợi ích kinh 2 tế và sự an toàn của môi trường. Điều này có thể đạt được nhờ phân tích kỹ lưỡng các quá trình tự nhiên và hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Cần phải đẩy mạnh việc phát triển khả năng quản lý tổng hợp vùng ven bờ đối với các quốc gia vùng ven biển, bởi vì: - Xu hướng tăng tỷ lệ đói nghèo ở các vùng ven biển hiện nay đang dẫn đến sự suy thoái vùng ven bờ và chất lượng cuộc sống ở đó. - Các áp lực do phát triển và dân sinh hiện nay đang làm gia tăng ô nhiễm biển có nguồn từ đất liền và sự can thiệp của con người ở các lưu vực sông cũng như ảnh hưởng của quá trình ven bờ. Những áp lực này bao gồm : - Giảm nơi cư trú và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có các bãi biển, rừng ngập nặm, đất ngập nước, cỏ biển và san hô,cũng như các tài nguyên thuỷ sản và các nguồn tài nguyên biển và ven bờ khác; - Tăng sự tổn thương đối với vùng ven bờ do bị ô nhiễm, mất bãi biển, sinh cảnh, tăng hiểm hoạ tự nhiên và các tác động lâu dài của sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Những thay đổi nói trên hiển nhiên sẽ hạn chế khả nằng phát triển trong tương lai: - Nhiều nguồn tài nguyên và hệ sinh thái ven bờ đã xuống cấp và đang bị đe diah cần phải được tái tạo và phục hồi; - Các nỗ lực để phát triển năng lực quản tổng hợp vùng ven bờ và thực hiện các chương trình quốc gia có kéo dài 10 năm hoặc hơn nữa; - Thực hiện các chiến lược nhằm thích ứng và giảm thiểu những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu toàn cầu có thể kéo dài một vài thập kỷ và hơn nữa, cho dù có áp dụng ngay các biện pháp làm giảm bớt lượng phát thải khí nhà kính. D©n sè vïng kh¸c D©n sè vïng ven biÓn Hình 1.2: Dân số vùng ven biển Bởi vậy, bây giờ là lúc phải bắt đầu hoặc tăng cường quản lý tổng hợp vung ven bờ. Nhìn chung, các mục tiêu cơ bản của quản lý vùng ven bờ: - Dự báo nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên trong tương lai. 3 - Lập kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên này. - Kiểm soát việc sử dụng các nguồn tài nguyên này. Quản lý vùng ven bờ là cả một quá trình. Nó bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Thành công của quản lý vùng ven bờ phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và thiện chí chính trị để giải quyết chúng. Trong quá trình này, nhiều giai đoạn khác nhau cần được tiến hành như sau: Giai đoạn 1: xác định vấn đề - các dấu hiệu mang tính xã hội (chẳng hạn như khi các nhóm bị ảnh hưởng lên tiếng) chỉ ra khả năng có một vấn đề. Trong một thời đoạn nào đó, có thể có mâu thuẫn về quan điểm về các nhóm khác nhau trong xã hội về phạm vi, nguyên nhân và ảnh hưởng của vấn đề đó. Sự nhất trí về tính cần thiết của sự can thiệp về phía chính quyền (trong hoạch định chính sách) là mục tiêu cuối cùng kết thúc giai đoạn này. Giai đoạn 2: Lập chính sách - mặc dù đã có sự thống nhất là có vấn đề, song vẫn còn những quan điểm khác nhau về cách giải quyết nó. Phát triển công nghệ được lưu tâm để giải quyết vấn đề này. Giai đoạn 2 được kết thúc khi chính quyền đưa ra một chính sách đầy đủ cùng với các biện pháp tương ứng. Phân tích chính sách là một phần trong giai đoạn này. Nhiệm vụ của tổ chức quản lý vùng ven bờ được đề cập đến trong giai đoạn này. Giai đoạn 3: Thực thi chính sách – cuối cùng thì kế hoạch được phê duyệt sẽ đưa vào thực hiện. Đầu tư được triển khai; các dự án được thiết kế và thực hiện và sự phản ứng liên quan về khía cạnh chính trị xã hội cũng lắng xuống. Giai đoạn 4: Quản lý và kiểm soát – kiểm soát là trọng tâm của giai đoạn này. Những công việc thường xuyên như giám sát có thể dẫn đến đòi hỏi đổi mới công nghệ và tăng đầu tư. Điều chỉnh tính pháp lý trở nên quan trọng. Cần thận trọng bởi vì những phát triển mới cũng như kiến thức và sự hiểu biết về tình hình liên quan có thể đòi hỏi các biện pháp bổ sung. Đây là quá trình có tính tuần hoàn rất đặc trưng. Rõ ràng, việc quản lý vùng vùng ven bờ là hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức rất rộng. Sự gia tăng các hoạt động ở vùng ven bờ làm nảy sinh các vấn đề ngày càng nhiều hơn. Những vấn đề này có thể rất đa dạng về phạm vi không gian và thời gian như: - Xói lở bờ biển do xây dựng cảng, kè trên sông và khai thác cát. - Suy thoái hệ sinh thái do phát triển đô thị, nuôi trồng thuỷ sản và ô nhiễm nước. - Giảm sút hoạt động du lịch do các bãi biển bị ô nhiễm bởi rong, rêu phát triển khi có nhiều chất dinh dưỡng từ đất liền đưa ra biển. - Ô nhiễm do sự cố tràn dầu. Ở nhiều nước, những vấn đề như đã đề cập ở trên được giải quyết mà không thể dự tính trước. Trong khi đó, các vấn đề không thể tách biệt nhau và là một phần của 4 phát triển tổng thể kinh tế - xã hội. Cách giải quyết một vấn đề cụ thể được lồng ghép trong bài toán tổng thể. Các thách thức đối với công tác quản lý vùng ven bờ rất đa dạng, chẳng hạn như sự thay đổi các điều kiện ngoại cảnh (mực nước biển dâng lên, xói lở trên diện rộng, sụt lún đất), sự thay đổi mô hình kinh tế xã hội (gia tăng sự chuyển dịch các hoạt động kinh tế xã hội về các vùng ven bờ) và các hoạt động từ nguồn nước thải, khai thác cát đá v.v. Để nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương của vùng ven bờ do những thay đổi nói trên, không chỉ có các tác động riêng lẻ mà sự tương tác giữa chúng cũng cần phải biết. Nói chung, tính dễ bị tổn thương của vùng ven bờ có thể bị xem xét trong bối cảnh của sự phát triển bền vững, một khái niệm dùng để chỉ khả năng của một quốc gia trong việc giải quyết một cách lâu bền tất cả những áp lực, vấn đề và thiệt hại về môi trường ở vùng ven bờ của mình. Giá trị sinh thái và kinh tế phải được xem xét cân đối để đưa ra các chiến lược cho sự phát triển bền vững như vậy. Đây là một vấn đề phức tạp bởi vì suy thoái môi trường là một quá trình diễn ra chậm nhưng khó có thể đảo ngược được. Các hành động ngăn ngừa phải được xúc tiến trước khi những dấu hiệu của sự suy thoái trở nên rõ ràng. Quy hoạch các nguồn tài nguyên vùng ven bờ chứa đựng các khía cạnh về kỹ thuật, xã hội, kinh tế và môi trường. Nó đòi hỏi sự đóng góp của rất nhiều ngành, lĩnh vực. Một số ví dụ về lĩnh vực chuyên môn trong nhóm nghiên cứu lập kế hoạch được đưa ra dưới đây: Kỹ thuật: Kỹ thuật biển, địa hình ven bờ, hình thái bờ biển, thuỷ động lực học, khí tượng biển, địa chất; Kinh tế- xã hội : Kinh tế vĩ mô, kinh tế kỹ thuật, nhân khẩu học, quy hoạch vùng, xã hội học và các chuyên môn khác của đối tượng sử dụng như nghề cá, khai khoáng, giao thông và du lịch. Môi trường: sinh học, sinh thái học, hoá học. Bên cạnh sự đóng góp của các ngành chuyên môn, phải cần đến năng lực của các nhà phân tích hệ thống và chính sách, những người có thể tổng hợp các đóng góp của các chuyên gia vào hệ thống phân tích chặt chẽ và có thể đưa ra các chiến lược trình các nhà ra quyết định. 1.2 Quan điểm hệ thống về vùng ven bờ 1.2.1 Khái quát về hệ thống đa dạng vùng ven bờ Vùng ven bờ là một vùng điển hình, nơi các vấn đề tương tác với nhau có thể được xem xét bằng phương pháp phân tích hệ thống. Như minh hoạ một cách trìu tượng ở hình 1.3, vùng ven bờ trước hết được kiểm soát bởi hai nguồn hoạt động: Các điều kiện tự nhiên (tồn tại ngoài sự kiểm soát của con người) và cơ sở hạ tầng tổ chức 5 hay các kế hoạch phat triển kinh tế xã hội, hình thái có tổ chức và được phê chuẩn, mà trong đó có sự hoạt động tích cực của con người. Tiếp theo cũng trên hình 1.3, ba hệ thống cơ bản trong vùng ven bờ được phân biệt: Hình 1.3: Nguyên tắc hệ thống của các yếu tố chính trong vùng ven bờ - Hệ tự nhiên: bao gồm tất cả những gì không do con người tạo ra (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển) kể cả sự tương tác giữa chúng thông qua các quá trình sinh