Quan niệm của chủ nghĩa Mác về vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội

Bình đẳng (égalité trong tiếng Pháp, equality trong tiếng Anh) có nghĩa là sự bằng nhau. Bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội về một hay một số phương diện xã hội nào đó. Thí dụ:sự nganng bằng nhau về những quyền và nghĩa vụ công dân, về địa vị xã hội, về khả năng, cơ hội, mức độ thỏa mãn những nhu cầu cụ thể nhất định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần, v.v. Bình đẳng xã hội không loại trừ sự khác nhau về giới tính, lứa tuổi, chủng tộc, màu da. Đó là sự khác nhau về mặt sinh học tự nhiên, chứ không phải là sự khác nhau về mặt xã hội. Thuật ngữ “công bằng” trong tiếng việt làm cho chúng ta liên tưởng tới sự bằng nhau. Thực ra, trong tiếng nước ngoài, công bằng - thí dụ “justice” trong tiếng Anh và tiếng Pháp chỉ có nghĩa là sự đúng đắn, chính đáng, lẽ phải, công lý. Trong từ điển bách khoa Triết học( liên xô cũ): “Công bằng là khái niệm đạo đức- pháp quyền, đồng thời cũng là khái niệm chính trị- xã hội. Khái niệm công bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phù hợp trong những quan hệ đó dược đánh giá là sự bất công” (1). Như vậy, bản chất của công bằng xã hội chính là sự phù hợp giữa một loạt khía cạnh thể hiện các phương diện khác nhau trong mối quan hệ giữa cái mà cá nhân (hay nhóm xã hội) làm và cái mà họ được hưởng từ xã hội. Cái mà cá nhân làm cho xã hội có thể là điều tốt lành (lao động, cống hiến, nghĩa vụ, công lao, v.v.), hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho xã hội (thí dụ tội phạm, v.v.). Còn cái mà cá nhân được hưởng có thể là địa vị xã hội, quyền lợi, tiến công, phần thưởng, sự đánh giá, ghi công của xã hội, v.v., và cũng có thể là sự trừng phạt bằng những hình thức từ thấp đến cao. Công bằng xã hội không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội mà còn thể hiện trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa các nhóm xã hội khác nhau.

doc7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 8365 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm của chủ nghĩa Mác về vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI (Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 5 &6, tháng 6-1996, tr. 60-63) Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội công bằng văn minh. Thế nhưng, thế nào là công bằng xã hội? Công bằng xã hội có quan hệ như thế nào với bình đẳng xã hội? Liệu công bằng và bình đẳng xã hội có thể dung hợp được với một nền kinh tế dựa trên cơ chế thị trường hay không? Để làm sáng tỏ những vấn đề trên, chúng tôi thấy rằng cần phải nghiên cứu kỹ các khái niệm công bằng và bình đẳng xã hội, quan niệm của chủ nghĩa Mác về vấn đề công bằng và bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội. I. Khái niệm “công bằng xã hội” và “bình đẳng xã hội” Bình đẳng (égalité trong tiếng Pháp, equality trong tiếng Anh) có nghĩa là sự bằng nhau. Bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội về một hay một số phương diện xã hội nào đó. Thí dụ:sự nganng bằng nhau về những quyền và nghĩa vụ công dân, về địa vị xã hội, về khả năng, cơ hội, mức độ thỏa mãn những nhu cầu cụ thể nhất định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần, v.v.. Bình đẳng xã hội không loại trừ sự khác nhau về giới tính, lứa tuổi, chủng tộc, màu da. Đó là sự khác nhau về mặt sinh học tự nhiên, chứ không phải là sự khác nhau về mặt xã hội. Thuật ngữ “công bằng” trong tiếng việt làm cho chúng ta liên tưởng tới sự bằng nhau. Thực ra, trong tiếng nước ngoài, công bằng - thí dụ “justice” trong tiếng Anh và tiếng Pháp chỉ có nghĩa là sự đúng đắn, chính đáng, lẽ phải, công lý. Trong từ điển bách khoa Triết học( liên xô cũ): “Công bằng là khái niệm đạo đức- pháp quyền, đồng thời cũng là khái niệm chính trị- xã hội. Khái niệm công bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phù hợp trong những quan hệ đó dược đánh giá là sự bất công” (1). Như vậy, bản chất của công bằng xã hội chính là sự phù hợp giữa một loạt khía cạnh thể hiện các phương diện khác nhau trong mối quan hệ giữa cái mà cá nhân (hay nhóm xã hội) làm và cái mà họ được hưởng từ xã hội. Cái mà cá nhân làm cho xã hội có thể là điều tốt lành (lao động, cống hiến, nghĩa vụ, công lao, v.v.), hoặc cũng có thể là điều xấu, có hại cho xã hội (thí dụ tội phạm, v.v.). Còn cái mà cá nhân được hưởng có thể là địa vị xã hội, quyền lợi, tiến công, phần thưởng, sự đánh giá, ghi công của xã hội, v.v., và cũng có thể là sự trừng phạt bằng những hình thức từ thấp đến cao. Công bằng xã hội không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội mà còn thể hiện trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa các nhóm xã hội khác nhau. II/ Công bằng và bình đẳng xã hội là những khái niệm có tính lịch sử. Quan hệ giữa công bằng và bình đẳng hội cũng thay đổi tùy theo những điều kiện lịch sử khác nhau. Tiêu chuẩn của công bằng xã hội - tức tiêu chuẩn về sự phù hợp giữa cái cá nhân làm và cái cá nhân (hay nhóm xã hội) được hưởng là do xã hội định ra. Tiêu chuẩn này có sự thay đổi tùy theo điều kiện lịch sử. Trong xã hội cộng đồng nguyên thủy, công bằng xã hội đồng nhất với bình đẳng. Tuy nhiên bình đẳng trong điều kiện kinh tế thấp kém chỉ là sự ngang bằng nhau của những người không có gì, cho nên nó chưa có ý nghĩa mấy. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến, về cơ bản là không có bình đẳng xã hội, vì sự tồn tại của nhiều đẳng cấp có đặc quyền, đặc lợi. Các nhà tư tưởng của cuộc cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII - như Mác và Ăngghen nhận xét - là những người có công truyền bá tư tưởng bình đẳng xã hội và coi đó là yêu sách đòi công bằng xã hội. Ph. Ăngghen viết: “Như vậy, bản thân khái niệm về bình đẳng là một sản phẩm lịch sử, để chế tạo ra sản phẩm đó, cần phải có toàn bộ lịch sử trước đây; như vậy, khái niệm đó không phải đã tồn tại từ xưa tới nay như một chân lý vĩnh cửu. Nếu như hiện nay, khái niệm đó đối với đa số người - en-principe - là cái gì đó hiển nhiên, thì đó không phải là do tính chất tiền đề của nó, mà do việc truyền bá những tư tưởng của thế kỷ XVIII” (2). Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản gắn liền với yêu sách đòi bình đẳng xã hội. Nội dung của yêu sách bình đẳng vô sản cao hơn yêu sách bình đẳng tư sản một bậc. Ăngghen viết: “Bình đẳng tư sản (xóa bỏ đặc quyền giai cấp) rất khác với bình đẳng vô sản (xóa bỏ bản thân giai cấp)” (3). Xóa bỏ giai cấp là xóa bỏ sự bất bình đẳng và bất công lớn nhất đã từng tồn tại hàng nghìn năm lịch sử, tạo điều kiện để phát triển công bằng và bình đẳng xã hội lên một bước mới. Trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gôta” Mác và Ăngghen luôn đấu tranh chống lại quan điểm trừu tượng về bình dẳng của Lassalle. Các ông luôn luôn nói rằng công bằng và bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội gắn liền với việc xóa bỏ giai cấp bóc lột. Tuy nhiên, sau khi xóa bỏ giai cấp bóc lột không có nghĩa là xã hội sẽ có bình đẳng hoàn toàn. Mác và Ăngghen viết: “Quyền ngang nhau ấy là một quyền không ngang nhau đối với một lao động không ngang nhau. Nó không thừa nhận một sự phân biệt giai cấp nào cả, vì bất cứ người nào cũng chỉ là một người lao động như người khác; nhưng nó lại mặc nhiên thừa nhận sự không ngang về năng khiếu cá nhân và do đó, về năng lực lao động của những người lao động, coi đó là những đặc quyền tự nhiên. Vậy theo nội dung của nó, đó là một thứ quyền không ngang nhau, cũng như bất cứ quyền nào” (4). Trong thư gởi August Bebel ngày 18-28/3/1875, Ăngghen phê phán phái Lassalle đã thay thế khẩu hiệu “xóa bỏ tất cả sự khấc biệt giai cấp” bằng khẩu hiệu “xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng về xã hội và chính trị.” (5) . Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, khi phê phán “ảo tưởng của ông Đuyrinh về tương lai” Ăngghen viết: “Nội dung thật sự của yêu sách bình đẳng vô sản là xóa bỏ giai cấp. Mọi yêu sách bình đẳng vượt ra ngoài phạm vi đó, nhất định sẽ dẫn đến một điều kiện vô lý” (6) và “Các yêu cầu về bình đẳng đi xa hơn bình đẳng vô sản đó, tức là được quan niệm một cách trừu tượng, đang trở thành một điều ngu xuẩn” (7). III/ Vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta. Trong thời kỳ trước đổi mới, chúng ta đã có một cách hiểu không đúng về công bằng và bình đẳng xã hội, đồng nhất công bằng và bình đẳng, dẫn đến chính sách bình quân trong phân phối, đã làm triệt tiêu những yếu tố tích cực, năng động của xã hội. Chính sách bình quân thực chất không phải là sự công bằng mà là sự bất công. Chính sự bất công đó tăng dần lên đến mức làm cho người lao động thờ ơ với sở hữu xã hội, không quan tâm đến kết quả lao động. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới đưa nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, đã đem lại sự tăng trưởng trong tất cả các mặt của đời sống kinh tế đất nước. Trong vài năm gần đây người ta nói nhiều đến những biểu hiện bất bình đẳng và bất công do kinh tế thị trường tạo ra, nhưng nhiều khi chưa có sự đánh giá đúng mức với những điều đã đạt được trong lĩnh vực công bằng và bình đẳng xã hội cũng do thị trường đem lại. (Tất nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường là không thể tránh khỏi). Phân hóa giàu nghèo là qui luật của nền kinh tế thị trường. Ngay nước Mỹ là nước có thu nhập bình quân tính theo hộ gia đình tương đối cao và không ngừng tăng lên (20.023 USD năm 1980, 33.956 USD năm 1990, 34.788 USD năm 1991), nhưng sự phân hóa hai đầu chẳng những không giảm đi mà còn tăng lên. Số hộ có thu nhập dưới 5.000 USD/năm tăng từ 1,9% năm 1975 lên 2,5% năm 1990. Con số này đối với hộ da đen là 5,8% (1975) và 11,5% (1990). Trong khi đó, số hộ có thu nhập trên 100.000 USD/năm cũng tăng từ 2,9% (1975) lên 5,9% (1990) đối với hộ da trắng, và 0,4% (1975) lên 1,3% (1990) đối với hộ da đen. Số người được coi là sống dưới mức nghèo khổ cũng tăng từ 25,558 triệu (1971) lên 29,272 triệu (1980) lên 33,585 triệu (1990) (8). Ở nước ta, chưa có những số liệu thống kê đầy đủ, chính xác để có thể so sánh và đánh giá đúng tình trạng phân hóa giàu nghèo. Mỗi đề tài nghiên cứu, tùy theo phương pháp thống kê của mình đưa ra những số liệu khác nhau. Thí dụ, theo con số điều tra của đề tài KX-07-05 “Thực trạng và xu thế phát triển cơ cấu xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay” (qua khảo sát tại Nam Hà, Gia Lai, Kon Tum, Cần Thơ, Hà nội) thì sự chênh lệch giàu nghèo ở Hà Nội lên tới 20 đến 30 lần, còn ở nông thôn chung 5 tỉnh: Hoàng Liên Sơn, Hà Nam Ninh, Bình Định, Đắc Lắc, Hậu Giang, mức chênh lệch giàu nghèo là 6,84 lần (9). Tuy nhiên, theo con số điều tra đề tài KX-04-02 “Thực trạng cơ cấu xã hội và chính sách xã hội. Dự báo và kiến nghị” thì sự chênh lệch giàu nghèo ở Hà Nội là 9,49 lần, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 5,54 lần (10). Trong khi đó, theo con số của Tổng cục thống kê thì chênh lệch giữa các hộ giàu (4,1% số hộ trong cả nước) và các hộ nghèo (19,98%) là vào kkhoảng 13 lần (11). Chênh lệch giữa giàu và nghèo là điều không thể tránh khỏi và mức chênh lệch đó càng nngày càng tăng cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, chúng ta không nên đồng nhất sự phân hóa giàu nghèo với sự bất bình đẳng và bất công nói chung. Sự phân hóa giàu nghèo có hai mặt của nó : mặt hợp lý (tức công bằng) và mặt bất hợp lý (tức bất công). Nếu giàu nghèo là do tài năng và phẩm chất trong lao động, do những điều kiện khách quan chưa có thể khắc phục được thì trong một thời gian nhất định xã hội phải chấp nhận đó là lẽ công bằng. Ngược lại, nếu làm giàu bằng lừa đảo, lợi dụng quyền chức, tham nhnũng, làm ăn phi pháp, bóc lột v.v., thì đó là sự bất công cần phải đấu tranh để từng bước xóa bỏ. Trong tình hình của nước ta hiện nay và cả một số nước đang chuyển qua nền kinh tế thị trường, đây là một vấn đề cần hết sức chú ý, bởi vì những hiện tượng làm giàu quá nhanh nhờ những động cơ bất chính đang có nguy cơ đi ngược lại tinh thần của chủ nghĩa Mác về công bằng xã hội ngay từ ý nghĩa cơ bản của nó. Chúng ta cần khắc phục ảo tưởng về một sự bình đẳng hoàn toàn trong xã hội tương lai. Xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có thể phát triển theo hướng ngày càng có sự bình đẳng và công bằng nhiều hơn, chứ không thể có trạng thái hoàn toàn bình đẳng và công bằng. Mác và Ăngghen cảnh cáo rằng nếu “Cho rằng luận điểm “bình đẳng-công bằng” là một nguyên tắc tối cao và là một chân lý cuối cùng, thì thật là ngu xuẩn. Bình đẳng chỉ tồn tại trong kkhuôn khổ đối lập với bất bình đẳng, công bằng chỉ tồn tại trong khuôn khổ đối lập với không công bằng” (12). Luận điểm trên đây có một ý nghĩa phương pháp rất quan trọng để hiểu vấn đề về bình đẳng và công bằng trong chủ nghĩa xã hội, chống lại quan điểm trừu tượng về bình đẳng xã hội. Nếu ta xét sự công bằng và bình đẳng tách rời sự tăng trưởng kinh tế thì ta có thể rút ra một kết luận có tính chất phiến diện là đến một lúc nào đó xã hội sẽ xóa bỏ hết mọi sự bất bình đẳng và bất công. Nhưng nếu ta xét chúng gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế thì lập tức ta sẽ có một kết luận ngược lại: tăng trưởng kinh tế trong chủ nghĩa xã hội là điều kiện khách quan duy nhất để xóa bỏ những bất bình đẳng và bất công đã từng tồn tại hàng nghìn năm lịch sử. Thế nhưng, tăng trưởng kinh tế lại làm nảy sinh những bất bình đẳng mới. Những bất bình đẳng này tồn tại một cách tất yếu, gắn liền với những đòi hỏi khắc khe về trí tuệ, năng lực và phẩm chất của các cá nhân trong lao động khoa học kỷ thuật, quản lý, và hệ quả tất yếu của chúng là thu nhập không ngang nhau của những con người có trí tuệ, năng lực và phẩm chất không ngang nhau. Mặt khác, cũng do sự tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất của xã hội không ngừng tăng lên, khi những nhu cầu cơ bản của xã hội về ăn, ở, mặc, v.v., được thỏa mãn một cách ngang nhau, thì những nhu cầu vật chất và tinh thần mới lại nảy sinh, và trong một thời gian nhất định chưa có thể thỏa mãn một cách ngang nhau cho mọi thành viên trong xã hội . Tóm lại, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn luôn làm nảy sinh và tạo điều kiện để giải quyết những mâu thuẫn trong lĩnh vực công bằng và bình đẳng xã hội. Cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa bình đẳng và bất bình đẳng, công bằng và bất công dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta chẳng những không dẫn đến mâu thuẫn đối kháng mà trái lại còn là một trong những động lực thúc đẩy xã hội ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. CHÚ THÍCH: 1. Từ điển Bách khoa Triết học M. 1983, tr.650 2. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG-ST, H.,1994, t. 20, tr. 842. 3. Sđd 4. Mác và Ăngghen, Tuyển tập, t. IV, tr. 479 5. Sđd, tr. 585 6. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t. 20, tr. 154, 842 7. Sđd 8. Theo Thông tin Niên giám 1993 của Mỹ (The 1993 Information Please Almanac), Boston, 1993, tr. 46, 48, 57 9. Thực trạng và xu thế phát triển cơ cấu xã hội của nước at trong giai đoạn hiện nay, Chủ biên PGS PTS Đỗ Nguyên Phương, H., 1995, tr. 11, 12 10. Tạp chí Xã hội học, số 3/1995, tr. 40 11. Xem Tạp chí Cộng sản, số 8 tháng 7/1995 12. Mác và Ăngghen, Toàn tập, t. 20, tr. 840.
Tài liệu liên quan