Quy hoạch du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi có đồng bằng thuộc Bắc Bộ. Nằm liền kề thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và thu hút đầu tư. Vĩnh Phúc cũng có những thuận lợi to lớn cho phát triển du lịch, là tỉnh có những địa danh du lịch nổi tiếng trong cả nước như Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên. Tỉnh cũng có những đầu tư mạnh mẽ cho phát triển du lịch, tuy nhiên mức độ tăng trưởng của ngành còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Chính quyền và người dân.

doc22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi có đồng bằng thuộc Bắc Bộ. Nằm liền kề thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Vĩnh Phúc có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và thu hút đầu tư. Vĩnh Phúc cũng có những thuận lợi to lớn cho phát triển du lịch, là tỉnh có những địa danh du lịch nổi tiếng trong cả nước như Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên... Tỉnh cũng có những đầu tư mạnh mẽ cho phát triển du lịch, tuy nhiên mức độ tăng trưởng của ngành còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Chính quyền và người dân. Nhằm khắc phục tình trạng bất cập cần phải có một chiến lượng quy hoạch tổng thể và chi tổng thể cho Vĩnh Phúc. Trên cơ sở nghiên cứu chính là giáo trình “Quy hoạch du lịch” của giảng viên Bùi Thị Hải Yến và nhiều tài liệu tham khảo khác, em cơ bản hình thành bản quy hoạch tổng thể du lịch Vĩnh Phúc. Em hi vọng nó sẽ có những giá trị nhất định trong giải quyêt các vấn đề chưa khắc phục được của du lịch Vĩnh Phúc. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã giúp em hoàn thành bài tập trên. Trong đó có giảng viên Bùi Thị Hải Yến đã giúp em có những nền tảng quan trong trong vấn đề quy hoạch du lịch, xây dựng điểm du lịch, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Vĩnh Phúc TỔNG QUAN VỀ VĨNH PHÚC Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh thành tạo nên vùng thủ đô Hà Nội. Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội Vĩnh phúc có phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông và phía nam thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô. Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội. Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè. Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Do đặc điểm vị trí địa lý Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài; có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam Từ 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Bổ sung: Từ 1 tháng 4 huyện Lập Thạch tách làm 2 là: huyện Sông Lô và huyện Lập Thạch. Như vậy hiện Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 hành chính cấp huyện. QUY HOACH TỔNG THỂ DU LỊCH VĨNH PHÚC: Cơ sở lý luận: Quy hoạch du lịch là tâph hợp lý luận và thực tiễn nahwmf phân bố hợp lý nhất lãnh thổ những cơ sở kinh doanh du lịch có tính toán tổng hợp các nhân tố: điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường, kiến trúc xây dựng …Quy hoạch du lịch còn cụ thể hóa trên lãnh thổ những dự đoán, định hướng, chương trình và kế hoạch phát triển du lịch. Đồng thời quy hoạch du lịchbao gồm cả quá trình ra quyết định thực hiện quy hoạch, bổ sung các điều kiện phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triểndu lịch bền vững. Nhiều nhà khoa học du lịch trong nước và quốc tế cho rằng, quy hoạch tổng thể thường có quy mô lớn, hiếm khi nhỏ hơn quy mô cấp huyện và thười gian thực hiện quy hoạch du lịch thường dài hơn (từ 5 đến 15 năm). Nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bao gồm : nghiên cứu xác định vị trí, ảnh hưởng của các ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân ở khu vực hay quốc gia, đưa ra mục tiêu phát triển ngành du lịch, hoạch định quy mô phát triển, yếu tố kết cấu và bố cục không gian của ngành du lịch, chỉ đạo và điều tiết ngành du lịch phát triển lành mạnh. Về mặt không gian thì chức năng du lịch trong khu quy hoạch là không liên tục. Đánh giá thực trạng du lịch Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc có lợi thế lớn về vị trí địa lý so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ cũng như cả nước, đó là khoảng cách gần với thủ đô Hà Nội, đặc biệt là khoảng cách tới sân bay Nội Bài. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn nằm trên tuyến Quốc lộ 2 và đường sắt quốc gia, quốc tế. Chính vì vậy, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi hơn nhiều địa phương trong vùng du lịch Bắc Bộ trong việc phát triển du lịch. 2.1. Thực trạng lượng khách du lịch Lượng khác du lịch Vĩnh Phúc (bao gồm cả khách quốc tế và nội địa) đến Vĩnh Phúc nhìn chung trong những năm qua luôn có sự tăng trưởng, với tốc độ trung bình từ 15-20%/năm (ngoại trừ năm 1995 và 2000 tốc độ tăng trưởng đạt trên 40%/năm). Tuy nhiên sự tăng trưởng về dòng khách tới Vĩnh Phúc có một số đặc thù sau: 2.1.1. Khách nội địa: - Năm 1995 Vĩnh Phúc đón 260 nghìn lượt khách, năm 2000 đạt 500 nghìn lượt và năm 2008 đạt 1,5 triệu lượt khách, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số khách đến Vĩnh Phúc. - Tăng trưởng mạnh nhưng không đều, một số năm có mức tăng trưởng âm (1997, 1999) hoặc mức tăng thấp (1996, 2003, 2006). - Thời gian lưu trú của khách thấp, chỉ khoảng 1 ngày - Gần 1/2 lượng khách nội địa đến Vĩnh Phúc với mục đích nghỉ dưỡng, du lịch, tham quan thuần túy. - Thị trường du lịch nội địa chủ yếu của Vĩnh Phúc là Hà Nội (46%) và các tỉnh Bắc bộ khác (20%), các địa phương càng xa càng chiếm tỷ trọng nhỏ. - So với các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vĩnh Phúc chiếm 10% tổng lượng khách nội địa, bằng 1/5 so với Hà Nội, 1/2 so với Hải Phòng và hơi nhỉnh hơn Quảng Ninh. - Nhìn chung, khách du lịch nội địa đánh giá cao tiềm năng tài nguyên của Vĩnh Phúc, tuy nhiên chất lượng dịch vụ du lịch và môi trường du lịch còn nhiều bất cập. 2.1.2. Khách quốc tế: - Lượng khách quốc tế đến Vĩnh Phúc năm 1998 là 2.500, năm 2003 là 12.400 và năm 2008 là 24.350. - Lượng khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng khách du lịch, thường dưới 2% (ngoại trừ năm 2006 và 2007) - Lượng khách quốc tế có sự tăng trưởng, nhưng tăng trưởng không ổn định, có những năm tăng trưởng âm (1997 và 2008) - Thời gian lưu trú trung bình thấp (khoảng 2 ngày, cá biệt năm 2008 chỉ còn 1,1 ngày) - Tiềm năng tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc không phù hợp với thị trường khách quốc tế chủ yếu của nước ta hiện nay: đó là du lịch biển, tham quan di tích, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, du lịch nông thôn... - Khác du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (khoảng 0,7%) chỉ nhiều hơn 2 tỉnh khác cũng cận kề Hà Nội là Bắc Ninh và Hưng Yên. - Mục đích của khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chủ yếu là nghỉ dưỡng, du lịch thuần túy (45%), thương mại (14%), thăm thân (10%) - Khác du lịch đến từ Đông Nam Á chiếm tỷ trọng lớn (58%), sau đó là thị trường Bắc Mỹ (17%) còn lại là các thị trường khác (25%) 2.2. Thu nhập du lịch Cùng với sự phát triển thị trường khách du lịch, doanh thu của ngành du lịch Vĩnh Phúc cũng luôn có được sự tăng trưởng trong thời gian qua. Từ năm 1997, doanh thu du lịch chỉ là 50 tỷ, chỉ số này có mức tăng trưởng trung bình trên 50%/năm trong giai đoạn 1997-2000 và đạt 175 tỷ vào năm 2000. Trong gian đoạn 2001-2008 tốc độ tăng trưởng trung bình năm là gần 19% và đạt 620 tỷ đồng vào năm 2008. Du lịch quốc tế tuy chiếm tỷ lệ nhỏ về lượng khách, nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu ngành (tỷ trọng 3% vào năm 1997, 21% vào năm 2000 và lên tới gần 42% vào năm 2008). Điều này khẳng định tầm quan trọng của thị trường khách quốc tế, là kết quả trực tiếp từ chỉ số mức chi tiêu cao của khác quốc tế (trên 1 triệu đồng ngày) so với mức trung bình của khách nội địa (khoảng 300 nghìn đồng ngày). Về cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế cũng có lợi tổng thể hơn so với cơ cấu chi tiêu của khách nội địa vì khách quốc tế chỉ dành khoảng 30% chi phí cho lưu trú, trong khi khách nội địa dành tới 60% cho lưu trú. Như vậy hiệu quả từ du lịch quốc tế là cao hơn rõ ràng so với khách du lịch nội địa. Thu nhập du lịch của Vĩnh Phúc chỉ chiếm 4,7% của thu nhập du lịch toàn vùng, chỉ hơn 2 tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. Giá trị gia tăng ngành du lịch Vĩnh Phúc cũng luôn đạt mức tăng trưởng trong thời kỳ qua (trung bình khoảng 10%/năm, tuy nhiên còn thấp hơn mức tăng trưởng GDP chung của toàn tỉnh (khoảng 17%/năm) do mức tăng trưởng mạnh vượt bậc của khối Công nghiệp - Xây dựng (khoảng 25%/năm). Vì vậy du lịch còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế tỉnh (dưới 3%). Đó là thực tế đang suy nghĩ so với tiềm năng và lợi thế to lớn đối với sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh. 2.3. Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong chất lượng sản phẩm du lịch. Hiện Vĩnh Phúc có 128 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 2.238 phòng, 3361 giường, tuy nhiên chỉ có 15 khách sạn được xếp hạng sao với 531 phòng và 831 giường (10 khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao và 31 khách sạn chưa xếp sao). Nhìn chung các cơ sở lưu trú tại Vĩnh Phúc còn có quy mô nhỏ, gần 2/3 số cơ sở lưu trú có quy mô dưới 20 phòng. Hiệu quả kinh doanh của các cơ sở lưu trú tại Vĩnh Phúc cũng không cao, do ảnh hưởng mạnh của tính mùa vụ, nên công suất sử dụng phòng trung bình chỉ đạt khoảng 35%/năm, đây là mức rất thấp so với các cơ sở có mức hoạt động trung bình của cả nước. Cũng do chất lượng dịch vụ thấp, hiện trạng cơ sở vật chất không cao, nên giá phòng lưu trú ở Vĩnh Phúc cũng thấp, bình quân chưa tới 180 nghìn/đêm. Phù hợp với đặc thù khai thác du lịch hiện nay của Vĩnh Phúc, các cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại TP Vĩnh Yên (40% số cơ sở, 35% số phòng), Tam Đảo (34% số cơ sở, 38% số phòng) và Phúc Yên - Đại Lải (18% số cơ sở, 21% số phòng). Ngoại trừ thị trấn Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, các huyện khác chỉ có 1-2 cơ sở lưu trú và thường chỉ là các nhà nghỉ. Hệ thống nhà hàng ở Vĩnh Phúc cũng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là chất lượng dịch vụ, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng kiềm chế sự phát triển của du lịch Vĩnh Phúc. Ngoài ra, các cơ sở vật chất thể thao, vui chơi giải trí của Vĩnh Phúc cũng được phát triển tương đối, tuy nhiên, có lẽ chất lượng và loại hình các cơ sở này chưa thật sự phát huy hiệu quả trong khai thác phục vụ du lịch. 2.4. Lao động du lịch: Đây có thể coi là một trong những khâu bất cập nhất của du lịch Vĩnh Phúc. Số liệu thống kê của Sở VH, TT&DL Vĩnh Phúc cho thấy đội ngũ lao động du lịch Vĩnh Phúc yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Ngoài ra, do sự phụ thuộc quá lớn vào tính mùa vụ của du lịch Vĩnh Phúc, một lượng vô cùng lớn lao động mùa vụ không được thống kê, và chắc chắn rằng số lao động này cũng hoàn toàn không hề được đào tạo, dù chỉ là những kỹ năng cơ bản. Đội ngũ lao động du lịch được thống kê chính thức của Vĩnh Phúc năm 2007 là 730 lao động trực tiếp và 80 lao động gián tiếp, đạt mức tăng trưởng trung bình gần 17%/năm trong giai đoạn 2000-2007. Tuy nhiên theo những tính toán theo thông lệ chung thì con số này hoàn toàn không đáp ứng được lượng lớn số phòng cơ sở lưu trú của tỉnh (2.238 phòng), chưa kể tới các cơ sở dịch vụ khác ngoài lưu trú. Cũng chính vì tỷ trọng lớn lao động thời vụ, bán chuyên, nên chất lượng dịch vụ ngày càng trở thành vấn đề nổi cộm đối với Vĩnh Phúc. 2.5. Tình hình đầu tư du lịch: Nhìn chung mức độ đầu tư cho phát triển hạ tầng phục vụ du lịch của Vĩnh Phúc còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Trong giai đoạn 2001-2004 mởi chỉ có gần 50 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng du lịch (vốn TW cấp chiếm 44%, 56% từ nguồn ngân sách tỉnh) tập trung chủ yếu cho Tam Đảo (44%), Đại Lải (37%), Vĩnh Yên (7%). Chính vì vậy khả năng khai thác, đầu tư phát triển du lịch còn nhiều khó khăn. Các chương trình, dự án lớn, có tính đột phá chưa có điều kiện triển khai. Khác với tình hình đầu tư hạ tầng, việc đầu tư trực tiếp cho phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng ở Vĩnh Phúc sôi động hơn. Đến năm 2004 đã có 31 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, tiến độ triển khai các dự án còn rất chậm. Đặc biệt là tại khu vực Tam Đảo I có nhiều dự án hoàn toàn không chuyển động. Đây là những khó khăn lớn đối với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cải thiện khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh của du lịch Vĩnh Phúc. Ngoài ra, hai dự án lớn, mang tính đột phá của Vĩnh Phúc (dự án Tam Đảo 2 và dự án Trường đua) do một số lý do nên chưa được triển khai. 2.6. Một số bất cập trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch còn có một số bất cập, cụ thể là: - Tỉnh chưa xây dựng được chương trình phát triển du lịch cụ thể, từ đó có kế hoạch bố trí ngân sách cho các dự án trong lĩnh vực du lịch. - Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, đầu tư theo quy hoạch còn nhiều khó khăn, bất cập (ví dụ: Tam Đảo). - Công tác thống kê chưa thực sự được coi trọng và đầu tư, do đó không có cơ sở đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả hoạt động du lịch, từ đó có thể đưa ra các chính sách, giải pháp khả thi và hiệu quả. - Chất lượng môi trường của các khu du lịch trọng điểm chưa được đảm bảo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. - Tỉnh chưa có chương trình quảng bá, xúc tiến chung cho ngành du lịch nhằm định vị hình ảnh Vĩnh Phúc trên thị trường du lịch cả nước cũng như quốc tế. 3. Tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch Vĩnh Phúc: 3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên: Vĩnh Phúc nằm liền kề thủ đô Hà Nội là một lợi thế về vị trí địa l‎í quan trọng vì Hà Nội là thị trường gửi khách nội địa lớn nhất miền Bắc. Ngoài ra khoảng cách từ Vĩnh Phúc tới sân bay Nội Bài - một trong những cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam cũng chỉ là 25km, vì vậy khả năng tiếp cận trực tiếp của khách quốc tế tới Vĩnh Phúc là rất thuận lợi. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn nằm trên tuyến quốc lộ 2 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam là những tuyến giao thông quan trọng. Trong tương lai đường cao tốc xuyên Á cũng chạy qua địa bàn tỉnh. Đây là những thuận lợi vô cùng to lớn về giao thông đối ngoại góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh. Địa hình Vĩnh Phúc phong phú, có cả núi, đồi và đồng bằng. Vì vậy cảnh quan của tỉnh cũng đa dạng hấp dẫn, có giá trị cao để phục vụ khai thác du lịch. Vĩnh Phúc có những đỉnh núi tương đối cao (đỉnh cao nhất gần 1.600m) nên hệ sinh thái tự nhiên cũng đa dạng và còn tương đối được bảo tồn. Đây là những tài nguyên du lịch tự nhiên quí báu, đặc biệt khi xét tới khoảng cách rất gần so với Hà Nội. Bên cạnh núi đồi, Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phát triển so với các tỉnh khác thuộc Bắc Bộ. Những yếu tố bổ sung này là tiền đề quan trọng cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh, bổ trợ cho sản phẩm du lịch cả vùng. Có thể thấy những tài nguyên du lịch tự nhiên nổi trội của Vĩnh Phúc chính là Tam Đảo và Đại Lải. 3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, đóng vai trò không kém quan trọng là tài nguyên du lịch nhân văn. Với đặc thù là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với công cuộc dựng nước, giữ nước trong hàng ngàn năm lịch sử, nền văn hóa lâu đời, phong phú và đa dạng của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quí báu của cả nước. Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó 228 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, trong đó nổi bật là cụm di tích Tây Thiên (nhiều nhà khoa học đã khẳng định đây là nơi phát tích của Phật Giáo tại Việt Nam), tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh... Không chỉ có nền văn hóa vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hóa phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội (con số thống kê cho thấy Vĩnh Phúc có tới 400 lễ hội hàng năm), các trò chơi dân gian, văn hóa nghệ thuật, thi ca, ẩm thực... Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nhiều làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống có giá trị khai thác du lịch cao. 3.3. So sánh lợi thế cạnh tranh về tài nguyên du lịch với các tỉnh lân cận: 3.3.1. So sánh về tính đa dạng của tài nguyên: Đối với việc thu hút khách từ Hà Nội trong vai trò thị trường gửi khách và thị trường trung chuyển khách quan trọng nhất của miền Bắc, việc đánh giá lợi thế cạnh tranh của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc được thực hiện với các tỉnh lân cận khác như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Hòa Bình là những địa phương có khoảng cách địa lí tới Hà Nội tương tự Vĩnh Phúc. Phân tích đánh giá so sánh cho thấy: - Vĩnh Phúc có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú hơn với đóng góp của Tam Đảo và hệ thống đầm, hồ, sông ngòi. - Hệ thống tài nguyên nhân văn của Vĩnh Phúc có giá trị tương đương với các địa phương kể trên. Tuy nhiên nếu mở rộng so sánh với Hải Dương và Ninh Bình thì Vĩnh Phúc cần nghiên cứu, đầu tư và quảng bá mạnh mẽ để Tây Thiên có được sức hút đối với khách du lịch, khách hành hương như Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Bái Đính của Hải Dương, Quảng Ninh và Ninh Bình hoặc Chùa Hương của Hà Nội. 3.3.2. So sánh về tính đặc trưng của tài nguyên: - Khu vực nghỉ mát và Vườn Quốc gia Tam Đảo: Tam Đảo có sản phẩm tương đồng với các điểm du lịch như Sa Pa, Đà Lạt, Bà Nà. Tuy nhiên với giá trị đa dạng sinh học cao của VQG Tam Đảo và vị trí địa lí gần so với Hà Nội, Tam Đảo có nhiều lợi thế so với các điểm cạnh tranh mặc dù có một số mặt chưa bằng các điểm khác (như văn hóa dân tộc thiểu số ở Sa Pa, kiến trúc cổ Đà Lạt). - Khu di tích, thắng cảnh Tây Thiên cũng là một nét đặc trưng của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc, phần nào có thể so sánh được với Yên Tử, Chùa Hương, tuy nhiên để có thể "cạnh tranh" được với các điểm du lịch này thì Tây Thiên cần được nghiên cứu, đầu tư, quảng bá cũng như quảng bá kết hợp đưa các kết quả nghiên cứu khoa học tới công chúng. - Hồ Đại Lải có thể được coi là điểm du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí lí tưởng của Hà Nội, hoàn toàn có khả năng cạnh tranh vượt trội so với các điểm lân cận khác như Ba Vì, Kim Bôi... - Các lệ hội truyền thống, đặc sản ẩm thực của Vĩnh Phúc cũng hoàn toàn cạnh tranh được với các tỉnh lân cận, đặc biết với đặc thù của một tỉnh nằm trên vùng chuyển tiếp miền núi trung du xuống đồng bằng châu thổ nên Vĩnh Phúc có cả những nét đặc thù văn hóa các dân tộc. 3.3.3. So sánh về điểm du lịch hạt nhân: Ngoài các so sánh về tính đa dạng của tài nguyên, sự đặc trưng của tài nguyên, so sánh cạnh tranh về điểm du lịch hạt nhân là một phương pháp đánh giá quan trọng vì điểm du lịch hạt nhân chính là yếu tố chủ đạo của hình ảnh du lịch của một địa phương. Các địa phương được so sánh với Vĩnh Phúc là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam và Hòa Bình với các điểm du lịch hạt nhân tương ứng là Đình làng Đình Bảng, Phố Hiến, Ngũ Động Sơn và Mai Châu trong tương quan với Tam Đảo của Vĩnh Phúc. Các tiêu chí được sử dụng trong so sánh là: - Về tài nguyên tự nhiên: Tam Đảo vượt trội so với các điểm khác - Tài nguyên nhân văn: Tam Đảo vượt trội so với phần lớn các điểm, ngoại trừ Mai Châu có yếu tố văn hóa dân tộc đặc sắc của người Thái và Mường - Giao thông tiếp cận: các điểm có đánh giá tương đồng xét về tiêu chí này - Hoạt động du lịch chính: Tam Đảo có thể cung cấp các hoạt động du lịch phong phú hơn cho khách so với các điểm khác - Hoạt động du lịch bổ trợ: Tam Đảo cũng có điều kiện cung cấp các hoạt động bổ trợ đa dạng hơn cho khách du lịch - Vị trí trong phát triển du lịch cả nước: Tam Đảo được xác định có vị trí quan trọng hơn so với các điểm du lịch hạt nhân của các địa phương kể trên. 3.4. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật: Nhìn chung, so vớ
Tài liệu liên quan