So sánh các motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” với các kế trong Tam thập lục kế

TÓM TẮT So sánh các motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” của Việt Nam với các kế trong “Tam thập lục kế” của Trung Hoa chúng ta thấy nhiều điểm tương đồng. Điều này càng khẳng định tính phổ quát của kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” – xứng đáng là đề tài nghiên cứu khoa học. Việc so sánh các motif mẹo lừa và các kế cũng mở ra một hướng nghiên cứu xem kiểu truyện này như là một cấp độ phát triển của tư duy duy lí.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh các motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” với các kế trong Tam thập lục kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SO SÁNH CÁC MOTIF MẸO LỪA TRONG KIỂU TRUYỆN “CON THỎ TINH – RANH” VỚI CÁC KẾ TRONG TAM THẬP LỤC KẾ ĐẶNG QUỐC MINH DƯƠNG(*) TÓM TẮT So sánh các motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” của Việt Nam với các kế trong “Tam thập lục kế” của Trung Hoa chúng ta thấy nhiều điểm tương đồng. Điều này càng khẳng định tính phổ quát của kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” – xứng đáng là đề tài nghiên cứu khoa học. Việc so sánh các motif mẹo lừa và các kế cũng mở ra một hướng nghiên cứu xem kiểu truyện này như là một cấp độ phát triển của tư duy duy lí. ABSTRACT There are many similarities between the cheating motif in “the wise rabbit” style stories of Vietnamese and the stratagems in 36 stratagems of Chinese. This further confirms that the generality of “the wise rabbit” style stories deserves to be a research topic. The comparison of the cheating motif and the stratagems also leads to a research direction which regards these style stories as a developed level of rational thought. 1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu về kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” trong truyện cổ các dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng, đặc điểm nổi bật của kiểu truyện này là những mưu kế, những mánh lới, những mẹo lừa của nhân vật thỏ với các nhân vật khác trong truyện. Trong các bài viết trước, chúng tôi đã có dịp trình bày về vấn đề trên (Đặng Quốc Minh Dương, Tạp chí Khoa học xã hội số 1 - 2/2006 và số 07/2008). Bài viết này thử so sánh các motif mẹo lừa trong kiểu truyện này với các mưu kế trong Tam thập lục kế của Trung Hoa. Hiện nay, chúng tôi đã tập hợp được hơn 60 cốt truyện thuộc kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh” trong truyện cổ các dân tộc Việt Nam. Căn cứ vào mục đích và đối tượng của mưu mẹo, chúng tôi chia kiểu truyện này thành hai nhóm: nhóm truyện thỏ - kẻ trợ thủ (thỏ dùng mưu kế để giúp đỡ các nhân vật nạn nhân) và nhóm truyện thỏ - kẻ chơi khăm (thỏ dùng mưu mẹo để đánh lừa, quấy rối, chơi khăm các nhân vật khác). Công việc sẽ được tiến hành như sau: chúng tôi tập hợp, xếp các motif tình tiết là những mẹo lừa, mưu kế thành ba nhóm và qui định kí hiệu riêng cho từng nhóm. Chúng tôi qui định mẹo lừa là tên gọi của các mưu kế, mánh lới trong kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh”; kế là tên gọi của các mưu kế trong Tam thập lục kế. Các nhóm cụ thể như sau: - Các mẹo lừa trong nhóm truyện thỏ - kẻ chơi khăm: Đánh theo số thứ tự từ 1 đến 53; - Các mưu mẹo trong nhóm truyện thỏ - kẻ trợ thủ: Đánh theo số thứ tự từ 1’ đến 17’; - Các kế trong Tam thập lục kế: Đánh theo số La mã từ I đến XXXVI. Ở nhóm này, bên cạnh việc liệt kê, chúng tôi có mô tả khái quát nội dung nghĩa đen, nghĩa bóng của từng mưu kế. (*)ThS, Trường Đại học Văn Hiến Cuối mỗi mẹo lừa hay mỗi kế, chúng tôi sẽ ghi lại các kế hay mẹo lừa được xem là tương thích (bỏ trong ngoặc đơn). Trên cơ sở này, chúng tôi tiến hành so sánh các mẹo lừa, mưu kế của thỏ với các kế trong Tam thập lục kế. Đây là công việc khá phức tạp bởi ranh giới giữa các kế nhiều khi không thật rõ ràng, đôi khi đan cài vào nhau. Từ đó, chúng tôi rút ra một số nhận xét và kết luận sơ bộ. 2. NỘI DUNG 2.1. Các mẹo lừa trong nhóm truyện thỏ - kẻ chơi khăm 01. Thỏ giả vờ góp ý, chỉ bậy cho người đóng thuyền làm hư thuyền của họ. Bị phát hiện, thỏ bỏ chạy; (# VIII, XXXVI) 02. a. Bị dính nhựa cây, thỏ thách thức voi kéo co. Voi tưởng thật, kéo hết sức. Thỏ thoát khỏi nhựa cây; (# VIII, XXXI) b. Bị dính ngo, thỏ giả vờ không cho voi uống nước. Bực mình, voi ném thỏ xuống sình;(# XXXI) 03. Bị rơi xuống bẫy thú/xuống hố, thỏ nói dối là giặc sắp kéo đến/trời sập. Cọp tin lời nhảy xuống; (# VII, VIII, XII) 04. Thỏ và cọp đều rơi xuống hố sâu – nơi an toàn giả đò. Thỏ chọc tức cọp (nhổ râu cọp, thọc léc). Cọp ném thỏ lên; (# XII, XXXI) 05. Thỏ bảo để ỉa vào miệng cọp thì cọp sẽ nhảy lên khỏi hố; (# V ?) 06. Thỏ kêu dân làng bắt cọp - ở dưới hố; dân làng nghe lời thỏ cúng thần, uống rượu say; thỏ và cọp lấy thịt, các vật dụng, chạy trốn; (# VI, VIII, XXXVI) 07. Bị rượt đuổi, thỏ giả vờ nằm xuống và lừa dân làng “ta là thỏ nhà”, thỏ thoát nạn; (# XXII, XXXVI) 08. Thỏ lăn đá lấp hố cho cọp chết/báo cho người Chăm giết cọp; (# III, XV, XVIII) 09. Thỏ xúi bậy (gieo hiềm khích) để hai trâu húc nhau chết; (# II, III, VII) 10. Thỏ xúi bậy, cọp đi lấy lửa chỗ mặt trời;(# XII) 11. Dấu lửa dưới đít, thỏ lừa cọp, làm ảo thuật đánh rắm ra lửa. Cọp sợ thỏ;(# XIX) 12. Trước khi thi nhảy xa, thỏ tiểu vào lá, đáđể gài bẫy. Cọp nhảy và bị té nhào. Cọp thua; 13. Hai cọp con đòi ăn thịt thỏ, thỏ lên giọng, tự nhận làm cha cọp con. Thoát nạn; (# X, XIX, XX) 14. Ngủ chung với cọp, thỏ nhổ lông cọp, nuốt. Thi nôn, cọp thấy lông họ hàng nhà mình, sợ thỏ;(# XVI, XVII) 15. Thỏ giả vờ đánh tổ ong và lừa cọp là đánh chiêng quý. Cọp xin đánh – ong đốt cọp; (# VIII, II) 16. Thỏ giả vờ đưa lưỡi thổi vào bụi tre và nói là thổi kèn. Cọp xin thổi – đứt lưỡi chết; (# VIII, XII) 17. Cọp bị phỏng, thỏ xui cọp chữa bằng ớt. Cọp càng đau;(# V) 18. Thỏ nhận làm cỏ giúp nhưng cuốc hết lúa của người/cọp; 19. Thỏ trốn trong chiêng ché, xui cọp/người đập vỡ ché; (# XXI, XXII, XXXVI) 20. Thỏ trốn kho lúa, xui cọp/người phá kho; (# XXI, XXII, XXXVI) 21. Thỏ leo lên mái nhà, xui cọp/người đốt nhà;(# XXI, XXII, XXXVI) 22. Thỏ chui hốc cây, lừa cọp/người chui vô. Cọp/người tin lời, bị đánh/bị đốt chết; (# XXII) 23. Thỏ ăn lòng trâu và lừa cọp là ăn lòng thỏ. Cọp tin lời, móc ruột ra. Chết;(# XXVI, XXIX) 24. Cọp đòi ăn thịt thỏ. Thỏ bảo đang chờ ngắm các cô gái đẹp. Cọp tin lời, đổi chỗ cho thỏ. Thỏ châm lửa đốt làm cọp có vằn. Chạy thoát; (# XXX, XXXVI) 25. Đến phiên nấu ăn, thỏ ỉa vào nồi canh và lừa cọp, gà, rái cá ăn phân (cứt) của thỏ; 26. Cọp chở tranh về, thỏ trốn trên lưng cọp, đốt tranh cháy, cháy cả da cọp nên da cọp có vằn; 27. Thỏ chia phần thức ăn cho cọp toàn xương và chằng giây vào gùi thịt của cọp làm cọp bị rách da; (# XXVII) 28. Ăn trộm khoai lang, gặp chủ. Thỏ giả vờ chết nên chủ nhặt thỏ bỏ vào gùi. Thỏ ăn hết thức ăn trong gùi của người đi chợ; (# XI, XXVI) 29. Bị nhốt trong nơm, thỏ xui cá quẫy mạnh, chậu vỡ; Thỏ tri hô, người lấy nơm bắt cá. Thỏ chạy thoát;(# VI, VIII, XXXVI) 30. Thỏ lừa gả chị gái/có mồi ngon để cá sấu chở qua sông – qua được rồi, thỏ nuốt lời hứa. Chạy thoát; (# XXIX, XXX, XXXVI) 31. Bị bắt, thỏ thách thức cá sấu kêu “hà hà” thỏ mới sợ. Cá sấu kêu “hà hà” và hả miệng ra. Thỏ chạy thoát; (# XXXI, XXXVI) 32. Thỏ lợi dụng đổi công cho các con vật biết đẻ trứng để kiếm trứng ăn; 33. Thỏ lừa các con vật sắm giúp cá để cúng; 34. Các con vật phơi cá đều bị ó ăn và đánh. Thỏ giả vờ nhờ ó kéo giây mây “trị bệnh”. Ó nhờ thỏ làm lại, dính bẫy và bị bắt; (# VIII) 35. Thỏ mời các con vật đến ăn đồ cúng nhưng tạo hiện trường giả (nhiều bã trầu và giáo mác) làm các con vật sợ, không dám đến. Uy tín của thỏ được nâng cao; (# VII, XIX) 36. Thỏ chui vào đó ăn vụng cá, bị bắt và giả giọng hù dọa là “ở đây có nhiều người hơn” (n +1 người);(# XIX) 37. Bị bắt, thỏ dùng kế hoãn binh – nói dân làng hơ khô lông thỏ rồi mới ăn thịt. Lợi dụng lúc dân làng sơ hở, thỏ chạy thoát; (# IV, XXXVI) 38. Thỏ gợi ý U Giá đem thỏ bán cho M’Tao đổi lấy gạo; Gặp M’Tao thỏ nói ngược lại: đổi U Giá lấy 1 dê và 20 trứng; (# XXVI, XXIX, XXXVI) 39. Thỏ gạ đổi bộ chiêng (giả) lấy hai trâu; (# XXIV, XXXVI) 40. Thỏ lấy hai đầu trâu cắm bùn, lừa là “trâu đang tắm” và đổi lấy chiêng; (# XXIV, XXXVI) 41. Đưa dê/cá ấp trứng gà/chim trên cây để đánh cuộc “con gì ấp trứng?”; thỏ thắng, nhận được chiêng/trâu; (# VI, VIII) 42. Thỏ đổi bộ chiêng lấy xác cô gái mới chết. Giao hẹn và chạy; (# XXIV, XXXVI) 43. Đặt xác cô gái trên cây xoài (lừa là cô gái đẹp, giỏi dệt thêu) đổi lấy trâu; (# XXIV, XXX, XXXVI) 44. Bị mối đùn lấp kín đuôi; thỏ lừa heo ủi vào tổ mối để kiếm ăn. Thỏ thoát;(# VIII, XXIX) 45. Lần lượt thỏ xui vợ chồng cọp bước qua bẫy – vợ chồng cọp dính bẫy, chết; (# XV, XXXII) 46. Nhặt trái cây chung với lũ trẻ, thỏ lấy cắp (ăn vụng). Thỏ bị lũ trẻ phát hiện, đuổi vào rừng; 47. Thỏ sợ cọp, trốn trên cành cao. Rơi trúng đầu cọp, thỏ lên giọng bắt cọp chở đi kiếm mía ăn. Cọp bị dân làng rượt đuổi; (# XI, XVI, XIX, XXII) 48. Thỏ lừa mình được loài vật bầu làm vua/được các con vật sợ. Cọp chở thỏ trên lưng, đến đâu cũng thấy các con vật sợ, bỏ chạy (vì sợ cọp). Cọp khờ dại tin lời; (# VII, XXV) 49. Bị rào kín trong chuồng heo, thỏ lừa để heo thế mạng. Thỏ chạy thoát; (# VIII, XXIX, XXXVI) 50. Bị trăn quấn, thỏ lừa cọp đó là tấm khăn. Cọp đòi mang khăn và bị trăn quấn chết; (# XXII) 51. Trăn cắn đuôi thỏ, thỏ dụ dỗ để trăn nhả đuôi ra – thỏ thoát; 52. Đi hái đọt mây chung với khỉ, thỏ đánh tráo gùi khỉ (gùi thỏ bị thủng); Khỉ đi trước, hái đọt nào cũng rơi ra ngoài. Thỏ đi sau, nhặt; (# XXIV, XXII, XXVII) 53. Gặp mang, thỏ lấy đá ném. Nhặt đá đưa cho khỉ và lừa là trứng mang; Khỉ luộc mãi không chín, vứt đi. Thỏ lấy vỏ trứng liệng xuống gầm sàn và nói vừa ăn trứng mang. Khỉ xem vỏ trứng, tiếc; 2.2. Các mẹo lừa trong nhóm truyện “thỏ - kẻ trợ thủ” 01’. Thỏ chỉ cho Y Rít ngụy trang thành vật lạ hù dọa các con vật. Các con vật sợ hãi, dẫm đạp lên nhau, chết. Y Rít có thịt ăn; (# V, VII, IX) 02’. Sư tử làm Chúa tể sơn lâm bắt thỏ nộp mạng. Thỏ chỉ cho sư tử một miếng mồi to - bóng sư tử dưới nước. Sư tử nhảy xuống nước vồ miếng mồi và bị chết; (# VII, XIV, XXXVI) 03’. Ông cậu lấy thỏi sắt của cháu và nói là “bị mối ăn rồi”. Thỏ bịa lí do bố trở dạ. Ông cậu/lão nhà giàu phản ứng. Vin vào đó, thỏ đòi lại trâu/thỏi sắt; (# XX) 04’. Thỏ giả giọng quyền uy để lừa cọp/cứu voi; (# IX, X) 05’. Thỏ giả ăn thịt voi làm cho cọp sợ, nhờ đó cứu được voi; (# IX, XVII, XIX) 06’. Khỉ biết mưu thỏ và định giúp cọp trả thù. Thỏ hù dọa, đòi nợ khỉ (ý nói khỉ làm phản gián cho thỏ). Cọp sợ và chạy. Khỉ chết;(# IX, XVII, XXIII) 07’. Cá sấu bị mắc cạn và được người lái xe cứu. Được cứu khỏi, cá sấu đòi ăn thịt người lái xe. Thỏ biết chuyện và yêu cầu người lái xe tái diễn lại việc trói cá sấu và trừ diệt cá sấu; (# XIV) 08’. Yêu tinh hoá phép thành người chồng và ở chung với vợ. Thỏ lừa và ra điều kiện “ai chui lọt chai là chồng thật”. Yêu tinh chui vô chai (lọ) và bị trừ diệt; (# XIV) 09’. Mách nước cho Azếch miếng mồi, thỏ lăn đá vào miệng. Azếch chết; (# VII, XXIV) 10’. Thỏ xúi bậy cho cọp và heo rừng/hai trâu húc nhau chết. Loài vật trừ khử được hai con vật hung ác; (# II, III) 11’. Thỏ bịa lí do “nô lệ M’Tao chém phải nơi thần linh dạo chơi” và mách nước cho lão M’Tao phải tự sửa lại gò mối. Nhờ vận động, M’Tao ăn uống được, khỏe mạnh; 12’. Hổ định ăn thịt dê. Thỏ giả đánh tiếng “đang cần da hổ để làm đệm ngủ”. Hổ sợ, bỏ chạy;(# XVII, XXIII) 13’. Mang định ăn thịt tép. Thỏ giả hù dọa có lệnh M’Tao bắt mang ăn thịt. Mang và các con vật bỏ chạy; (# X) 14’. Thỏ giả giọng đọc thư trời (chiếc lá) để phân xử có lợi cho người thợ săn thật thà, yếu thế; (# X) 15’. Thỏ lừa cọp, thi đái bảy vòng quanh gốc cây. Cọp thua. (# XX) 16’. Thỏ giả vờ nuốt mỏ vạc để cứu cậu bé chăn trâu;(# XX) 17’. Bôk rơ bắt ngựa của Rít vì lí do “nhờ ngựa đực của lão ta mới ra đời được”. Thỏ bịa lí do “bố trở dạ” để đòi lại ngựa cho Rít (# XX). 2.3. Các kế trong tam thập lục kế Tam thập lục kế là một bộ binh thư tập hợp tinh hoa tư tưởng quân sự cổ đại Trung Quốc. Đây là tài liệu tập hợp mưu lược trí tuệ trong tư tưởng quân sự, mang tính tiêu biểu trong thời cổ đại Trung Quốc. Tuy bộ sách này cuối cùng thu thập và phát hành chỉ có hơn 60 năm lịch sử nhưng trí tuệ mưu lược trong Tam thập lục kế đã lưu truyền hơn 2000 năm trong dân gian Trung Quốc, trở thành một phần trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc. Trong cuộc sống hiện thực, Tam thập lục kế đã sớm trở thành câu cửa miệng của người dân Trung Quốc. Hiện nay, Tam thập lục kế được người ta sử dụng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học-k thuật v.v. Chúng tôi xin điểm qua 36 kế này. I. Man thiên quá hải (căn tối trời để vượt biển): Bị người khác khống chế, lợi dụng lúc đối phương sao nhãng, ta uy hiếp để xoay chuyển thời cơ; II. Nhất tiễn song điêu (bắn một mũi tên chết hai con chim điêu): Nắm được tư tưởng của đối phương, ta tung “mồi nhử” kết hợp với việc phao tin giả để tạo sự nghi ngờ giữa hai đối thủ; (# 9,10’) III. Tá đao sát nhân (mượn đao giết người): Mượn tay người khác để tiêu diệt đối thủ vì bản thân ta không thể thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng; (# 8, 9, 10’) IV. Dĩ dật đãi lao (lấy an nhàn mà đợi mệt mỏi): lấy gần đợi xa, lấy quân an nhàn mà đợi quân mệt mỏi. Lúc nào cũng nên nắm thế chủ động; (# 38) V. Sấn hỏa đả kiếp (thừa dịp lửa cháy mà đánh cướp): Thừa dịp đối thủ bị tai họa mà xông vào đánh cướp hoặc ta tự tạo ra cơ hội, phóng hỏa tạo ra hỗn loạn nơi đối thủ rồi tấn công; (# 5, 17, 1’) VI. Thanh đông kích tây (nói đánh phía đông nhưng lại đánh phía tây): Phao tin để phân tán lực lượng của địch, không cho địch phòng bị đúng địa điểm mà mình muốn đánh, sau đó thừa cơ địch xuất kì bất ý, ta đánh bất ngờ nhằm giảm thiểu tối đa sự tổn thất của ta; (# 6, 29, 41) VII. Vô trung sinh hữu (chỗ không sinh ra có): Tạo ra hỗn loạn bằng tin đồn, bịa chuyện nhằm thủ lợi cho bản thân; (# 3, 9, 35, 1’, 2’, 9’) VIII. Ám độ Trần Thương (ngầm vượt qua đường Trần Thương): Cố ý lừa địch lạc mục tiêu bằng cách giả có ý đồ này nhưng thực sự ngầm tổ chức kế hoạch khác; (# 1, 2, 6, 8, 15, 16, 29, 34, 41, 44, 49, 50) IX. Chỉ tang mạ hoè (chỉ vào cây dâu mắng cây hoè): Do ở hoàn cảnh không thể chửi trực tiếp (đối phương mạnh hơn ta) nên chửi xéo, mắng xéo, mắng gián tiếp; (# 1’, 4’, 5’, 6’) X. Tá thi hoàn hồn (mượn xác người chết rồi mà sống lại): Khi thất bại trong công việc, ta dùng lực lượng của người khác để phục hồi lại; (13, 4’, 13’, 14’) XI. Thuận thủ khiên dương (thuận tay thì bắt dê): thừa cơ đoạt lợi hoặc kiếm được mối lợi vì người khác tự động dâng lợi cho mình; (# 28, 48) XII. Minh tri cố muội: Biết rõ mà cố ý giả vờ khờ dại như không biết; (# 3, 4, 10, 15, 16) XIII. Điệu hổ li sơn (dời cọp ra khỏi núi): Khi kẻ mạnh hơn ta mà bị dời ra khỏi địa bàn quen thuộc, vùng đất quen thuộc ắt trở nên yếu đuối; XIV. Dục cầm tiên túng (muốn bắt, hãy thả trước): Muốn khống chế người khác mà tình thế chưa cho phép, hãy để cho đối phương thỏa mãn dục vọng, sinh ra tự kiêu, làm tăng thêm sự mâu thuẫn tức là làm cho sự diệt vong mau đến; (# 2’, 7’, 8’) XV. Phủ để trừu tân (rút củi dưới nồi): Diệt đối phương tận gốc, cắt nguồn sống buộc đối phương không còn con đường nào khác ngoài qui hàng; (# 8, 45) XVI. Tiên phát chế nhân: Ra tay trước để chế ngự đối thủ, chiếm phần lợi về mình; (# 14, 47) XVII. Đả thảo kinh xà (đập cỏ cho rắn sợ hãi): Tạo một sự kiện khiến đối thủ sợ hãi, hỗn loạn để “sấn hỏa đả kiếp” (kế thứ V); (# 14, 5’, 6’, 12’) XVIII. Lạc tĩnh hạ thạch (đối phương lỡ rơi xuống giếng, ta ném thêm đá chôn luôn): Thừa dịp đối phương bị gặp tai nạn hay rủi ro, ta dồn tới chỗ chết luôn; (# 8) XIX. Hư trương thanh thế (phô trương thanh thế một cách giả vờ gấp nhiều lần hơn thực lực để đánh lừa đối phương, khủng bố tinh thần đối phương; (# 11, 13, 35, 36, 47, 5’) XX. Phản khách vi chủ (đang ở địa vi khách lật ngược lại đổi qua vị trí chủ): Đang ở thế bị động liền lật ngược vị trí, chuyển qua thế chủ động khống chế đối phương; (# 13, 3’, 15’, 16’, 17’) XXI. Kim thiền thoát xác (ve sầu lột vỏ): Trong tình thế đang bị vây khốn, không thể đảo ngược tình thế, đột nhiên ta biến mất không để lại dấu vết gì cả khiến đối thủ kinh ngạc; XXII. Di thi giá họa: Dời thây người chết để mang tai họa đến cho người, chuyển họa hoạn từ ta sang người khác; (# 7, 19, 20, 21, 22, 47, 50) XXIII. Sát kê kinh hầu (giết con gà khiến con khỉ hoảng sợ): Làm một hành động gì đó ghê rợn để uy hiếp, đe dọa đối thủ; (# 6’, 12’) XXIV. Thâu long chuyển phượng (trộm con rồng, đổi bằng con phượng): Lừa trên dối dưới để tráo đổi vật này bằng vật nọ hay trộm nắm quyền bính hoặc dùng thủ đoạn đem đồ giả lừa đảo thay thế đồ thật; (# 39, 40, 43, 52, 9’) XXV. Cầm tặc cầm vương (muốn bắt giặc phải bắt vua của chúng): Trong bất cứ phương diện nào, nên đánh vào phần căn bản, trọng tâm thì tự khắc tổ chức ấy tan vỡ; (# 48) XXVI. Ban trư ngật hổ (giả làm con heo để ăn thịt con cọp); (# 23, 28, 38, 2’) XXVII. Quá kiều trừu bản (qua cầu rút ván): Khi thành công, ta có quyền hưởng thắng lợi thành quả chứ không chia sẻ cho kẻ khác; (# 27) XXVIII. Lí đại đào cương (cây lí ngã xuống thay cho cây đào): hi sinh, chết thay cho người khác hay vì người khác chịu tội, chịu gian nan, tai nạn; XXIX. Phao chuyên dẫn ngọc (ném gạch đi để lấy viên ngọc): Lợi dụng bản chất vốn tham chút lợi nhỏ của đối phương nên đưa miếng mồi nhỏ ra dụ để thu về miếng lợi lớn; (# 23, 30, 38, 44, 49) XXX. Mĩ nhân kế: Lợi dụng gái đẹp để đối phó với kẻ địch;(# 24, 30, 43) XXXI. Khích tướng kế: Khích động dũng khí của đối phương để họ tự chấp hành ý muốn của ta; (# 4, 19, 20, 21, 30) XXXII. Không thành kế (bỏ ngỏ để thành trống không): Kế này có hai nghĩa: 1. Vì tình thế khẩn cấp phải bày nghi trận khiến địch thấy vô lí đến độ không dám tin; 2. Đã có kế hoạch triệt thoái, dụ địch thâm nhập vào thành rồi sau đó đem quân bao vây mà đánh úp; (# 45) XXXIII. Phản gián kế: Sử dụng gián điệp để biết rõ tình hình bên địch để làm lợi cho mình; XXXIV. Khổ nhục kế: Dùng thân xác của chính mình chịu đau khổ để lừa người tin rằng mình phải thù hận kẻ đã hành hạ mình. Kế này lợi dụng máu lệ của ta để tranh thủ tiếp cận được địch nhân chờ ngày có cơ hội phục thù; XXXV. Liên hoàn kế: vận dụng một loại quyền thuật dẫn dụ đối phương đến chỗ bị phong tỏa, qui hàng; XXXVI. Tẩu vi thượng kế (chạy là kế hay nhất): Trốn chạy khỏi tai họa và tránh sự bức hại (# 1, 2a, 2b, 6, 7, 19, 20, 21, 24, 29, 30, 31, 37, 38, 39, 40, 42, 43, 49). 3. SO SÁNH CÁC MẸO LỪA TRONG KIỂU TRUYỆN “CON THỎ TINH – RANH” VỚI CÁC KẾ TRONG TAM THẬP LỤC KẾ Như vậy, trong nhóm truyện thỏ - kẻ chơi khăm có 53 mẹo lừa. Nhóm truyện thỏ - kẻ trợ thủ có 17 mẹo lừa. Tổng cộng có 70 mẹo lừa. Chúng tôi sẽ so sánh 70 mẹo lừa này với 36 kế trong Tam thập lục kế. Đối chiếu với 70 motif mẹo lừa trong kiểu truyện “Con thỏ tinh – ranh”, chúng tôi nhận thấy rằng tần số xuất hiện sự tương thích của 36 kế xét theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: - Hai kế có sự tương thích xuất hiện nhiều nhất là Tẩu vi thượng kế (xuất hiện 19 lần) và Ám độ Trần Thương (13 lần). - Các kế có sự tương thích xuất hiện thường xuyên (từ 4 – 7 lần): + 01 kế xuất hiện 07 lần: Kế Di thi giá họa; + 02 kế xuất hiện 06 lần: Các kế Vô trung sinh hữu, Hư trương thanh thế; + 04 kế xuất hiện 05 lần: Kế Minh tri cố muội, Phản khách vi chủ, Thâu long chuyển phượng, Phao chuyên dẫn ngọc; + 06 kế xuất hiện 04 lần: Kế Thanh đông kích tây, Chỉ tang mạ hoè, Tá thi hoàn hồn, Dục cầm tiên túng, Đả thảo kinh xà, Ban ngư trật hổ; - Các kế có sự tương thích xuất hiện mức trung bình: (1 – 3 lần) + Có 04 kế xuất hiện 03 lần: Kế Tá đao sát nhân, Sấn hỏa đả kiếp, Phủ đê trừu tân, Mĩ nhân kế; + Có 04 kế xuất hiện 02 lần: Kế Thuận thủ khiên dương, Tiên phát chế nhân, Sát kê kinh hầu, Không thành kế; + Có 04 kế xuất hiện 01 lần: Kế Dĩ dật đãi lao, Lạc tĩnh hạ thạch, Cầm tặc cầm vương, Quá kiều trừu bản; - Các kế không có sự tương thích: Có 07 kế không có sự tương thích là Man thiên quá hải, Điệu hổ li sơn, Kim thiền thoát xác, Lí đại đào cương, Phản gián kế, Khổ nhục kế, Liên hoàn kế. Ngược lại, chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều mẹo lừa trong kiểu truyện tương thích với 02, 03 kế trong Tam thập lục kế nhưng cũng có mẹo lừa không có kế tương thích. Sau đây là trình tự các mẹo lừa tương thích với các kế: + Có 16 mẹo lừa (chiếm 23 %) tương thích với 03 kế: 2a + b, 6, 8, 9, 13, 19, 20, 21, 29, 38, 43, 49, 1’, 2’, 5’, 6’. + Có 23 mẹo lừa (ch