Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí

Tóm tắt. Bản đồ tư duy (Mind map) do Tony Buzan sáng lập ra dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là phương thức ghi nhớ và thể hiện các ý tưởng mới, là một trong những công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn. Bản đồ tư duy (BĐTD) đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài báo đề cập đến đặc điểm, cơ sở khoa học và vai trò của Bản đồ tư duy cũng như cách xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 120-131 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Đặng Văn Đức∗ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vũ Thị Hường Trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội ∗Email: dangvanduchnue@gmail.com Tóm tắt. Bản đồ tư duy (Mind map) do Tony Buzan sáng lập ra dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là phương thức ghi nhớ và thể hiện các ý tưởng mới, là một trong những công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn. Bản đồ tư duy (BĐTD) đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài báo đề cập đến đặc điểm, cơ sở khoa học và vai trò của Bản đồ tư duy cũng như cách xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Từ khóa: Bản đồ tư duy, dạy học địa lí. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ, kiến thức loài người tăng theo cấp số nhân cùng với những thay đổi lớn lao trong đời sống xã hội, đã đặt ngành giáo dục và đào tạo trước những thách thức và những vận hội mới: nhà trường phải đào tạo ra những con người có đạo đức, trí tuệ, năng động, tự chủ, có khả năng lĩnh hội được khối lượng thông tin lớn luôn biến động và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Chính vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội ngày nay không chỉ là truyền thụ kiến thức tinh hoa của nhân loại cho học sinh mà điều quan trọng hơn là phải dạy cách học, cách sử dụng công cụ để người học tiếp nhận những kiến thức mới một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian, phát triển tư duy sáng tạo, tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. BĐTD do Tony Buzan sáng lập ra là một công cụ tư duy dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là một trong những công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn. Hiện nay BĐTD đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 120 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí Do đó, tăng cường sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lý là rất cần thiết sẽ góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm về bản đồ tư duy BĐTD, còn gọi là sơ đồ tư duy, là phương pháp chuyển tải thông tin của bộ não thể hiện mối liên hệ dưới dạng sơ đồ hình nhánh cây, nhằm tìm tòi khám phá, mở rộng ý tưởng, hệ thống hoá một chủ đề hay một vấn đề cần giải quyết,... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, mầu sắc, con số, chữ viết với sự tư duy sáng tạo đang được ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và công tác có hiệu quả. Bản đồ tư duy có bốn đặc điểm chính sau: - Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh trung tâm. - Từ hình ảnh trung tâm những chủ đề chính của đối tượng toả rộng thành các nhánh. - Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. Các ý phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với các nhánh có thứ bậc cao hơn. - Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết với nhau. Như vậy, về thực chất BĐTD là một dạng của sơ đồ hoá trong dạy học nhưng cái khác của nó là sử dụng triệt để hình ảnh và từ khóa để từ đó các khái niệm được phân cấp liên tiếp trong quá trình tư duy của người học về một vấn đề nào đó. 2.2. Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học Kể từ khi ra đời, BĐTD đã được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực và ở mọi lứa tuổi khác nhau. Trong đó việc áp dụng BĐTD vào dạy học trở nên rất phổ biến ở các quốc gia trên thế giới bởi tính ưu việt của nó: - BĐTD giúp cho GV xây dựng cấu trúc bài giảng của mình hợp lí và hiệu quả hơn. Thông qua việc tìm hiểu mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài, BĐTD sẽ giúp người GV sắp xếp lại các ý chính theo một trình tự phù hợp, khoa học. Đồng thời nó cũng giúp cho việc làm mới, bổ sung các thông tin cần thiết vào bài giảng trở nên dễ dàng hơn thay vì được soạn lại từ năm này sang năm khác một cách cứng nhắc. Điều này rất quan trọng đối với mỗi GV bởi trong thời đại bùng nổ thông tin, mọi thứ luôn có sự biến đổi không ngừng thì yêu cầu về tính cập nhật, hiện đại, khoa học đối với mỗi bài giảng càng được đề cao hơn. - BĐTD là công cụ, phương tiện để GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, thể hiện nội dung bài giảng trên lớp một cách hệ thống, trực quan gây hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, tích cực và hiệu quả hơn. Bởi khi nhìn vào BĐTD, học sinh có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn. Nó giống như một tấm bản đồ thành phố, mà trung tâm của BĐTD chính là trung tâm 121 Đặng Văn Đức, Vũ Thị Hường thành phố tượng trưng cho chủ đề chính. Và từ trung tâm ấy những con đường chính được toả ra tượng trưng cho các ý lớn của bài học. Do đó, BĐTD có tính trực quan cao, nhìn vào BĐTD học sinh có thể thấy được những mối quan hệ giữa các kiến thức của nội dung bài học. BĐTD còn mang tính hệ thống, khái quát thể hiện ở sự sắp xếp hợp lí thứ tự các ý tưởng với các nhánh chính, phụ. BĐTD không chỉ phản ánh các kiến thức mới học sinh cần lĩnh hội mà còn dùng để củng cố kiến thức của học sinh đã tiếp thu được sau mỗi bài học. Mặt khác, BĐTD sử dụng các từ khoá nên học sinh chỉ phải ghi chép, đọc, nhớ các từ khoá quan trọng, tập trung vào kiến thức trọng tâm của bài học, sẽ giúp học sinh học tốt hơn, hiệu quả hơn. - BĐTD tăng cường khả năng hoạt động tích cực của mỗi học sinh. Thông qua sự hướng dẫn của GV, học sinh hình thành được kĩ năng lập BĐTD. Điều đó cũng có nghĩa là bản thân học sinh đã biết sử dụng cả hai bán cầu não trái và não phải cùng một lúc, khai thác tối đa tiềm năng sức mạnh của vỏ não. Quá trình lập BĐTD sẽ giúp học sinh sắp xếp tổ chức, phân loại các kiến thức theo ý tưởng của bản thân. Ngoài ra học sinh có thể thoả sức sáng tạo với những hình ảnh do chính bản thân mình nghĩ ra và vẽ thêm những con đường mới, những mối liên hệ mới mà mình phát hiện ra được. Tác phẩm của họ không có sự giới hạn về không gian, mang tính sáng tạo và phong cách riêng. Như vậy, trong quá trình lập BĐTD, người học luôn có cơ hội khám phá, tìm hiểu, tạo điều kiện cho tư duy hoạt động liên tục và không có điểm dừng. Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào việc bồi dưỡng niềm ham mê học tập ở mỗi học sinh, tăng cường khả năng tự học. - HS có thể sử dụng BĐTD trong các hoạt động học tập địa lí như: trình bày bài học trên lớp; tự ôn bài ở nhà; ghi chú khi đọc sách SGK, sách tham khảo địa lí; tự ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học để chuẩn bị cho các kỳ thi, kiểm tra, sử dụng BĐTD khi cần trình bày, tìm hiểu một vấn đề địa lí cụ thể. Trong quá trình học tập nếu HS sử dụng BĐTD sẽ mang lại hứng thú học tập, ghi nhớ dễ dàng hơn, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc tìm hiểu các kiến thức địa lí. Bởi vì trên BĐTD ý chính sẽ được tập trung và xác định rõ ràng, quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận, ý càng quan trọng thì sẽ nằm ở vị trí càng gần với ý chính, mối liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. Tóm lại, BĐTD thực sự là một công cụ hữu ích để tổ chức quá trình nhận thức của học sinh. Nó phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo, niềm đam mê hứng thú, tự học của học sinh góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. 2.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng bản đồ tư duy 2.3.1. Những nghiên cứu về não bộ hiện đại Để hiểu được BĐTD đã tận dụng được khả năng của bộ não như thế nào, trước tiên cần tìm hiểu một số phát hiện của các nhà nghiên cứu về não bộ trong suốt 50 năm qua. Xét về mặt cấu trúc, bộ não của chúng ta gồm ba phần cơ bản: - Phần não bò sát (truncuscerebri): phát triển đầu tiên, là bộ phận trí tuệ thấp nhất của con người. Nó hoạt động như một dây thần kinh vận động cảm giác nhận biết hiện 122 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí thực thế giới khách quan thông qua 5 giác quan. Hành vi được điều khiển bởi não bò sát mang bản năng sinh tồn, quan tâm đến thức ăn, chỗ ở, sinh sản và bảo vệ lãnh thổ. - Phần não của động vật có vú (diencephalons): nằm ở trung tâm của bộ não người, có chức năng thực hiện tình cảm và nhận thức như: cảm giác, khoái cảm, trí nhớ và khả năng học tập. Đồng thời nó cũng kiểm soát nhịp sinh học của con người như: buồn ngủ, đói khát, nhịp tim. . . Nó có khả năng chọn lọc những thông báo nhận từ các giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác để phát tán thông tin đến bộ phận tư duy của não là vỏ não. - Vỏ não (cerebrum): là bộ phận trẻ nhất và tiến hoá nhất của não con người bao trùm xung quanh đỉnh và cạnh của phần não động vật có vú. Đây chính là trung tâm trí tuệ của con người, đảm nhận chức năng chọn lọc thông tin, nhận tín hiệu phát ngôn và xử lí ý nghĩ, tạo nên sự khác biệt giữa con người và các loài động vật khác. Theo những phát hiện của khoa học nghiên cứu não bộ hiện đại, vỏ não dày chỉ vài mm nhưng chứa tới khoảng 75% các tế bào não (10 - 100 tỉ tế bào), còn gọi là nơron thần kinh. Mỗi một tế bào có kích thước cực nhỏ nhưng lại có sức mạnh xử lí thông tin tương đương với một máy vi tính, nó là một hệ thống hoá điện rất phức tạp, một hệ thống vi xử lí và dẫn truyền dữ liệu cực mạnh. Mỗi tế bào giống như một con siêu bạch tuộc với hàng chục, trăm, nghìn xúc tu. Mỗi xúc tu giống như một nhánh cây tủa ra từ nhân tế bào não. Các nhánh cây này được gọi là nhánh dendrite, có cấu trúc rễ nhánh cây; trong đó, nhánh dài và to nhất được gọi là trục axon - kênh truyền phát tin chính của tế bào não. Mỗi nhánh dendrite và trục axon dài 1mm - 1.5m, nằm quanh suốt chiều dài của chúng là những cấu trúc lồi giống hình nấm, được gọi là gai nhánh (dendritic spine) và nút dẫn truyền (synaptic button). Ở mỗi gai nhánh và nút truyền đều chứa các hoá chất đóng vai trò truyền tin chủ yếu trong quá trình tư duy. Mỗi gai nhánh và nút truyền từ một tế bào não kết nối với nút dẫn truyền của tế bào não kế cận. Khi có xung điện qua tế bào não, các hoá chất sẽ được truyền qua một khe hẹp chứa đầy chất lỏng nằm giữa hai tế bào, rồi “lọt vào ” bề mặt tiếp nhận của tế bào não kế tiếp, lại tạo ra xung điện qua tế bào não tiếp nhận thông tin và từ đó xung điện này lại được dẫn đến một tế bào não kế cận khác. Trong mỗi giây, một tế bào não có thể tiếp nhận thông tin đến từ hàng trăm nghìn điểm kết nối và giống như một tổng đài điện thoại khổng lồ, nó lập tức xử lí toàn bộ dữ liệu của các thông tin đến rồi xác định đường truyền thích hợp trong từng một triệu giây. Khi mỗi thông điệp, suy nghĩ hay kí ức tái hiện dẫn truyền qua tế bào, một lộ trình điện từ hóa sinh sẽ được tạo ra. Một lộ trình qua từng tế bào não ấy được gọi là một “vết kí ức”, tất cả vết kí ức đó được gọi là Bản đồ tư duy. Cùng một thời điểm, một trong số hàng nghìn tỉ tế bào não có thể liên lạc và tiếp nhận khoảng 10.000 tế bào não kế cận hoặc hơn. Như vậy, bộ não của chúng ta có tiềm năng thật to lớn. Nó như một cỗ máy liên kết khổng lồ có các chức năng: tiếp nhận, lưu trữ, phân tích, tác xuất (mỗi hình thức giao tiếp hay hoạt động sáng tạo bao gồm cả tư duy) và kiểm soát. Tiềm năng của nó thực sự là vô hạn. 123 Đặng Văn Đức, Vũ Thị Hường Hình 1. Tế bào não Ngoài ra, GS Roger Sperry thuộc đại học California trong một công trình nghiên cứu về não của ông, ông đã phát hiện ra rằng: hai vỏ bán cầu não của chúng ta có khuynh hướng chia thành hai phần sinh lý học là bán cầu não trái và bán cầu não phải (gọi tắt là não trái và não phải). Hai bán cầu não được nối với nhau bằng tập hợp các sợi dây thần kinh, mỗi phần thực hiện một chức năng khác nhau: - Bán cầu não phải dường như trội hơn trong các hoạt động tư duy như: nhịp điệu, nhận thức, hình tượng, mơ mộng, màu sắc, kích thước. - Bán cầu não trái lại thiên về các kĩ năng tư duy khác nhau bao gồm: ngôn ngữ, suy luận, con số, sự kiện, logic, phân tích, liệt kê. Mặc dù mỗi bán cầu có sự trội hơn ở những tư duy nhất định nhưng giữa chúng luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo ra các kĩ năng tư duy mà tất cả mọi người đang sở hữu trong mình. Hình 2. Chức năng của bán cầu não trái và bán cầu não phải 124 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 2.3.2. Quá trình học và nhớ xét dưới góc độ tâm lí Các nhà tâm lí học cho thấy trong quá trình học, bộ não của con người chủ yếu ghi nhớ các thông tin sau: - Các chi tiết trong phần đầu buổi học (hiệu ứng ưu tiên theo trình tự xuất hiện). - Các chi tiết trong phần cuối buổi học (hiệu ứng ưu tiên theo mức độ cập nhật). - Mọi chi tiết có sự liên hệ với việc, quy luật, cấu trúc đã ghi nhớ hoặc liên quan tới những khía cạnh của vấn đề đang học. - Mọi chi tiết đặc sắc hoặc nổi bật được nhấn mạnh. - Những chi tiết được cá nhân đặc biệt quan tâm. - Mọi chi tiết đặc biệt thu hút các giác quan. Thông qua các nghiên cứu này, Tony Buzan đã nhận ra hai nhân tố chính của trí nhớ là sự liên tưởng và nhấn mạnh. Sự liên tưởng nghĩa là tạo ra mối liên kết giữa các sự vật, hiện tượng, các liên kết này sẽ tạo ra một mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu giúp chúng ta dễ dàng lần tìm lại thông tin. Ngoài ra bộ não có xu hướng ghi nhớ những sự việc nổi bật, một trong những cách tốt nhất để làm nổi bật sự việc là sử dụng các chi tiết hài hước và các chi tiết vô lí. Như vậy, cơ chế hoạt động tư duy của vỏ não, những phát hiện về chức năng não trái, phải cùng với hai nhân tố chính của trí nhớ (liên tưởng, nhấn mạnh) là cơ sở khoa học của BĐTD do Tony Buzan lập ra. Do đó nó thực sự là công cụ khai thác có hiệu quả tiềm năng của bộ não. 2.4. Cách xây dựng và sử dụng BĐTD trong dạy học 2.4.1. Quy trình lập BĐTD Theo Tony Buzan có 7 bước để lập BĐTD. - Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm của một tờ giấy trắng kéo sang một bên vì bắt đầu từ trung tâm cho não sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn. - Bước 2: Dùng một hình ảnh, bức tranh (hay từ ngữ) cho ý tưởng trung tâm một hình ảnh có giá trị ngàn lời vì nó huy động rất nhiều kỹ năng tư duy trên vỏ não: màu sắc, hình thể, đường nét, kích thước, kết cấu, nhịp điệu thị giác, và đặc biệt là sự tưởng tượng. - Bước 3: Nối các nhánh tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai. . . .vì não làm việc bằng sự liên tưởng, nối các nhánh lại sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều. - Bước 4: Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng vì đường thẳng mang lại sự buồn tẻ cho não, giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. - Bước 5: Luôn sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và 125 Đặng Văn Đức, Vũ Thị Hường năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo. - Bước 6: Sử dụng một từ khóa trong mỗi dòng. Từ khóa (key word) là những khái niệm trọng tâm mà từ đó hàng loạt các khái niệm khác được triển khai. Từ khóa bao hàm nội dung súc tích nhất, ngắn gọn. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết. Khi sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do vậy nó có khả năng khơi dậy ý tưởng mới, các suy nghĩ mới. Trong bất cứ quyển sách giáo khoa nào thì số lượng từ khóa cũng chỉ chiếm khoảng 20% số từ, do đó xác định các từ khóa sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức cần thiết và giảm bớt thời gian vô ích để nhớ các từ không quan trọng khác, qua đó nâng cao khả năng nhớ và ôn bài sau này của học sinh. - Bước 7: Dùng những hình ảnh xuyên suốt. Hình ảnh bao gồm tất cả các hình vẽ, biểu tượng, kí hiệu, tranh ảnh... Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới: “con người gần như có khả năng vô hạn trong việc nhận dạng hình ảnh bằng kí ức” và so với từ thì hình ảnh kích thích não làm việc hiệu quả hơn và có khả năng gợi liên kết phong phú, mạnh mẽ, cảm xúc hơn, kết quả là tăng cường hoạt động kí ức cùng với tư duy sáng tạo. 2.4.2. Các nguyên tắc trong quá trình lập BĐTD Mục tiêu của các quy tắc trong BĐTD là sự tự do tư duy chứ không phải kìm hãm tư duy. Như vậy điều quan trọng là không nên nhầm lẫn giữa trật tự và cứng nhắc, tự do và hỗn độn. Tự do tư duy thực sự chính là khả năng xây dựng trật tự từ sự hỗn độn. Những nguyên tắc trong quá trình lập BĐTD: - Nhấn mạnh: Luôn dùng một hình ảnh trung tâm; dùng hình ảnh mọi nơi trong BĐTD; dùng kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ; sử dụng sự tương tác 5 giác quan; cách dòng có tổ chức. - Liên kết: Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh; dùng màu sắc; dùng kí hiệu. - Mạch lạc: Mỗi dòng chỉ có một từ khóa (có thể là một ngữ hoặc nhiều ngữ); luôn dùng chữ in thẳng đứng; viết in từ khóa trên vạch liên kết; vạch liên kết và các từ luôn cùng độ dài; vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với ảnh trung tâm; đường bao ôm sát các nhánh; BĐTD luôn nằm theo chiều ngang. - Tạo phong cách riêng: Mỗi chúng ta là một cá thể độc đáo, BĐTD phản ánh được các mạng lưới và lối tư duy độc đáo trong bộ não riêng có ở mỗi con người. Để phát triển BĐTD với phong cách riêng thật sự, phải tuân theo quy tắc “1+”, nghĩa là mọi BĐTD sau mỗi lần thực hiện phải giàu sắc thái hơn, nổi bật hơn, nhiều logic liên kết hơn một chút. 2.4.3. Những yêu cầu sử dụng BĐTD trong dạy học Thông qua việc hướng dẫn học sinh sử dụng BĐTD chúng ta có thể xây dựng cho học sinh một phong cách học tập mới. Chúng ta không chỉ cung cấp cho các em hệ thống 126 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí tri thức khoa học mà còn chỉ ra con đường để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập hợp lí, hình thành nhân cách của con người lao động tự lực, tích cực, sáng tạo. Tuy nhiên để phát huy tối đa khả năng học tập của học sinh, trong khi sử dụng BĐTD chúng ta cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau đây: - GV phải thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với sử dụng BĐTD, có như vậy mới thu hút được sự chú ý của học sinh trong giờ học, tạo cho học sinh hứng thú, tự giác, sáng tạo lĩnh hội tri thức mới. - GV cần hướng dẫn học sinh cách xây dựng và sử dụng BĐTD để tự học, có khả năng trình bày nội dung kiến thức cơ bản của bài học một cách có hiệu quả. Như vậy, khi sử dụng BĐTD phải linh hoạt, phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập hợp lí, tự lực, tích cực, phát triển tư duy sáng tạo, góp phần vào đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. 2.4.4. Minh hoạ một số bài dạy địa lí bằng bản đồ tư duy a. SGK Địa lí lớp 12 Toàn bộ nội dung SGK Địa lí lớp 12 được thể hiện trong 45 bài và chia thành 4 phần lớn: Bài mở đầu: Việt Nam trên con đương đổi mới và hội nhập. - Phần 1: Địa lí tự nhiên. - Phần 2: Địa lí dân cư. - Phần 3: Địa lí kinh tế. - Phần 4: Địa lí địa phương. Hình 3. Bản đồ tư duy SGK Địa lí lớp 12 127 Đặng Văn Đức, Vũ Thị Hường Hình 4. Mô hình bản đồ tư duy nội dung bài học PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hình 5. Bản đồ tư duy bài học - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 128 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi Hình 6. Bản đồ tư duy nội dung các khu vực địa hình PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ Hình 7. Bản đồ tư duy Địa lí dân cư 129 Đặng Văn Đức, Vũ Thị Hường Bài 21: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Hình 8. Bản đồ tư duy dân cư việt Nam b. Kết quả thực nghiệm Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Bảng 1. Kết quả kiểm tra sau bài thực nghiệm Xếp loại Lớp thực nhiệm 12C1 Lớp đối chứng 12C5Số h/s Tỉ lệ (%) Số h/s Tỉ lệ (%) Loại giỏi 18 40 13 29.5 Loại khá 24 55.6 23 52.4 Loại trung bình 3 6.7 6 13.6 Loại yếu 0 0 2 4.5 Tổng 45 100 44 100 Bài 21: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Bảng 1. Kết quả kiểm tra sau bài thực