Tác động của toàn cầu hóa trong việc hình thành các giá trị đạo đức đối với sinh viên hiện nay

Tóm tắt Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Nó tác động mạnh mẽ lên mọi quốc gia ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Toàn cầu hóa cũng tác động rất lớn đến Việt Nam, trong đó có đạo đức của sinh viên. Bài viết sẽ cho thấy những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đến việc hình thành các giá trị đạo đức trong sinh viên. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức đối với sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của toàn cầu hóa trong việc hình thành các giá trị đạo đức đối với sinh viên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 89 TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TRONG VIỆC HÌNH THÀNH CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN HIỆN NAY ThS. Nguyễn Tấn Dũng Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Nó tác động mạnh mẽ lên mọi quốc gia ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Toàn cầu hóa cũng tác động rất lớn đến Việt Nam, trong đó có đạo đức của sinh viên. Bài viết sẽ cho thấy những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đến việc hình thành các giá trị đạo đức trong sinh viên. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức đối với sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay. Từ khóa Toàn cầu hóa, giá trị đạo đức 1. Về toàn cầu hóa Như một hệ quả tất yếu của sự phát triển, ngày nay toàn cầu hóa đang là một xu thế khách quan không thể đảo ngược. Ra đời từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, toàn cầu hóa là một khái niệm dùng để chỉ quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa là một tiến trình bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, thông tin, văn hóa, giáo dục Trong đó toàn cầu hóa về kinh tế là nội dung mang tính chủ đạo. Toàn cầu hóa có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đẩy quá trình xã hội hóa trong sản xuất phát triển rộng trên phạm vi toàn cầu. Với việc tìm ra những miền đất và các tuyến đường giao thông mới đã thúc đẩy thị trường ngày càng mở rộng, sản xuất và trao đổi hàng hóa không ngừng được tăng lên. Các mối quan hệ của con người dần dần vượt khỏi biên giới quốc gia và hình thành nên những quan hệ quốc tế. Toàn cầu hóa đã biến các châu lục và quốc gia trên thế giới từ chỗ biệt lập, ít giao lưu, tiếp xúc thành một thực thể có tính thống nhất và ràng buộc chặt chẽ nhau. Có nhiều cách lý giải khác nhau về đặc điểm và bản chất của toàn cầu hóa. Có quan điểm cho rằng toàn cầu hóa là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, dẫn đến phá vỡ sự biệt lập giữa các nước, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ nhau trong quá trình phát triển. Do vậy, tham gia vào các quá trình toàn cầu hóa chính là thực hiện hội nhập quốc tế. Cũng có quan điểm cho rằng toàn cầu hóa chính là Mỹ hóa và đi liền với nó là một nền chính trị cường quyền. Mỹ sẽ áp Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 90 đặt sự thống trị về kinh tế, quân sự và văn hóa trên phạm vi toàn thế giới. Một quan điểm khác xem toàn cầu hóa chỉ làm lợi cho các công ty xuyên quốc gia và những nước phát triển, còn phần đông người dân ở các nước khác sẽ rơi vào bần cùng hóa. Quan điểm nữa thì lạc quan hơn cho rằng toàn cầu hóa hoàn toàn đem lại lợi ích cho nhân loại, con người gần gũi, hiểu nhau, an toàn và hạnh phúc hơn. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy toàn cầu hóa là một quá trình tổng hòa gồm nhiều phương diện: tốt và xấu, được và mất, thời cơ và thách thức, tích cực và tiêu cực Mặt tích cực của toàn cầu hóa là thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ, làm cho kinh tế thế giới ngày càng phát triển. Toàn cầu hóa tạo điều kiện để tận dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của từng quốc gia, đón nhận và chuyển giao những thành tựu trong khoa học và quản lý. Toàn cầu hóa tạo môi trường thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các nước dễ dàng hơn, từ đó làm cho các dân tộc trên thế giới gần gũi và hiểu nhau hơn. Bên cạnh mặt tích cực thì toàn cầu hóa cũng tạo ra nhiều nguy cơ và thách thức. Toàn cầu hóa làm cho một bộ phận nhân dân xem nhẹ và có thể quên đi những giá trị văn hóa truyền thống, từ đó đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình. Các giá trị và tiêu chuẩn văn hóa, đạo đức của phương Tây và Mỹ như việc đề cao lối sống hưởng thụ vật chất, sự tự do thái quá và dân chủ cực đoan được một bộ phận dân chúng đón nhận. Từ đó họ quay lưng lại với quá khứ của dân tộc, trở thành những con người mất gốc, lai căng về văn hóa. Toàn cầu hóa cũng làm cho mọi hoạt động của con người từ kinh tế, chính trị, tài chính sẽ trở nên kém an toàn hơn. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, làm trầm trọng bất công xã hội, gia tăng tội phạm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. 2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay Lên bậc cao đẳng và đại học, sinh viên là những người đã trưởng thành và tương đối ổn định về mặt tâm sinh lý. Do vậy, việc giáo dục đạo đức cho họ không những khác so với học sinh phổ thông mà còn phải thay đổi căn bản cả về nội dung và phương pháp. Sinh viên là những người có tư duy độc lập, khả năng tự nhận thức và thích nghi cao độ, hoạt động của họ mang tính tự giác và chủ động rất cao trong môi trường mà việc giáo dục chỉ chú trọng tri thức chuyên môn trong một ngành nghề nhất định. Thực tế là việc giáo dục đạo đức cho sinh viên không được chú trọng nhiều như học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ở bậc đại học, sinh viên không còn học những môn Đạo đức hay Giáo dục công dân nữa, mà thay vào đó là những học phần về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những học phần này vừa mang chức năng trang bị thế giới quan, nhân sinh quan và định hướng chính trị - tư tưởng, vừa mang chức năng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Trong các học phần còn lại, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng sư phạm và lương tâm nghề nghiệp của từng giảng viên trong việc lồng ghép các giá trị đạo đức vào nội dung bài giảng cụ thể. Ngoài ra, các tổ chức như Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên cũng là những nơi có môi trường rất thích hợp cho việc nhận thức, rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia vào các phong trào của Đoàn, Hội không nhiều và chủ yếu mang tính tự nguyện. Ngoài những học phần chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các tổ chức Đoàn, Hội thì việc giáo dục đạo đức cho sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào bản thân của từng sinh viên trong việc tự ý thức về đạo đức của bản thân. Nghĩa là Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 91 từng sinh viên phải tự giáo dục mình, tự hoàn thiện mình. Ngoài ra, các trường cao đẳng, đại học đều có cách đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của sinh viên thông qua phiếu tự đánh giá điểm rèn luyện được thiết kế sẵn sau mỗi học kỳ. Cách tự đánh giá thế này nhiều khi chỉ mang tính chủ quan và rất hình thức, do đó chưa phản ánh chính xác đạo đức của từng sinh viên. 3. Tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên 3.1. Lối sống Lối sống là toàn bộ những phương thức và phong thái sống của con người được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là tổng hòa những mặt, những nét, những thuộc tính cơ bản, khắc họa các phương diện đời sống của cá nhân và công đồng dân cư nhất định. Lối sống của sinh viên do những điều kiện kinh tế, sinh hoạt, văn hóa, tâm lý của sinh viên đó quy định. Toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến việc hình thành lối sống của sinh viên. Những giá trị của văn minh nhân loại được sinh viên tiếp nhận, cải biến, thẩm thấu và nghiễm nhiên trở thành nhân tố mới trong đời sống của họ. Nền sản xuất vật chất của chủ nghĩa tư bản với tính năng ưu việt của nó đã giúp sinh viên nhận thức và hình thành tư duy công nghiệp, từ đó họ từ bỏ lối suy nghĩ và thao tác của xã hội nông nghiệp. Lối tiêu dùng của xã hội công nghiệp đi liền với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với những đặc điểm như tính tiện nghi, hiện đại, đa dạng phong phúđã tác động rất lớn đến nếp suy nghĩ và cách thức tiêu dùng của sinh viên. Với khối lượng hàng hóa trao đổi xuyên biên giới ngày một tăng lên đã tác động đến các khuynh hướng lựa chọn hàng tiêu dùng tùy theo sở thích, khả năng tài chính của từng sinh viên. Tuy sinh viên phần lớn sống phụ thuộc vào cha, mẹ và chưa làm ra tiền nhưng nhu cầu và sở thích tiêu dùng của họ đã vượt rất xa các thế hệ trước đó. Cùng với tiêu dùng thì lối sinh hoạt cũng tác động rất mạnh đến lối sống của từng sinh viên trong thời đại toàn cầu hóa. Các đặc trưng của xã hội nông nghiệp truyền thống như chậm chạp, thụ động, giản đơn, nhẹ nhàng xem ra không còn phù hợp nữa và thay vào đó là lối sinh hoạt sôi động, gấp gáp, ồn ào của xã hội công nghiệp. Mọi sinh viên từ thành phố lớn cho tới tỉnh lẻ đều bị cuốn theo dòng xoáy của xã hội hiện đại, buộc họ phải tự thân vận động, tự vươn lên chứ không chần chừ và thụ động. Toàn cầu hóa cũng làm thay đổi rất nhiều đến quan hệ giao tiếp của từng sinh viên. Lối giao tiếp đơn điệu với không gian chật hẹp của xã hội truyền thống được chuyển sang lối giao tiếp cởi mở, đa dạng và phạm vi đã vượt khỏi biên giới quốc gia. Có thể nói, toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến lối sống của từng sinh viên, song nó cũng tạo ra nhiều nguy cơ và thách thức nghiêm trọng. Toàn cầu hóa kinh tế đã cổ súy cho sinh viên lối sống hưởng thụ, đề cao văn hóa tiêu dùng, xem tiện nghi vật chất là mục đích của cuộc sống. Một bộ phận sinh viên có lối sống chạy theo các trào lưu khoa trương tầm thường, tuyệt đối hóa đồng tiền, sùng hàng ngoại đã dẫn đến tình trạng phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo. 3.2. Chủ nghĩa cá nhân Toàn cầu hóa sẽ góp phần phát huy tính cá nhân của sinh viên, sự tự khẳng định bản sắc riêng vốn có của từng con người cụ thể. Tự ý thức về vai trò của cá nhân sẽ tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong việc tiếp thu tri thức khoa học và công nghệ để phục vụ cho lĩnh vực mà mình đang học tập và sau này ra làm việc. Đề cao phẩm chất cá nhân là một động lực quan trọng để sinh viên hành động nhằm vươn lên nắm giữ những tri thức phổ quát của nhân loại. Toàn cầu hóa tạo ra một xung lực mạnh mẽ để sinh viên sẵn sàng từ bỏ những chuẩn mực, quy tắc đạo đức của quá khứ mà nó Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 92 không còn phù hợp với thời đại nữa. Sinh viên với những con người trẻ, năng động, nhiệt huyết và có hoài bảo dễ dàng đón nhận những giá trị mới. Tuy nhiên, toàn cầu hóa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành chủ nghĩa cá nhân cực đoan, thái quá. Những sinh viên mang nặng tư tưởng này luôn thực dụng trong tư tưởng và hành vi đạo đức. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và mạng xã hội đã giúp nâng cao trình độ dân trí nói chung và sinh viên nói riêng. Mặt khác, sự thể hiện cái tôi cá nhân, vai trò của cá nhân quá mức trong ứng xử và quan hệ với cộng đồng đã dẫn đến tình trạng cái riêng lấn át cái chung, tính cá nhân mâu thuẫn với tính xã hội, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân. Biểu hiện nổi bật là xã hội hình thành những sinh viên bàng quan, vô cảm với đồng loại. Ở họ, nổi lên tình trạng thực dụng trong các quan hệ xã hội và thiếu đi sự chia sẻ, quan tâm với những người khác trong xã hội. 3.3. Tôn sư trọng đạo Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo, ngay từ xưa trong xã hội vị trí của người thầy luôn được tôn quý. Câu nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ đến công ơn những người đã dạy dỗ mình. Trong thời đại toàn cầu hóa, tuy mối quan hệ thầy – trò có những thay đổi nhất định, nhưng phần đông sinh viên luôn giữ được đạo lý cao đẹp đó. Hiện nay, cho dù triết lý và mục tiêu giáo dục có thay đổi, song vai trò của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy chuyển từ người truyền đạt tri thức thành người hướng dẫn sinh viên đi tìm kiếm tri thức, sinh viên vẫn tôn kính và quý trọng thầy. Tuy nhiên, cùng với toàn cầu hóa và mặt trái của kinh tế thị trường thì đạo lý tôn sư trọng đạo đã có sự thay đổi. Hiện nay, hiện tượng tiêu cực trong giáo dục diễn ra đáng báo động, một bộ phận giảng viên đã đánh mất lòng tự trọng và lương tâm nghề nghiệp. Mối quan hệ thầy – trò mang tính thực dụng và thậm chí thương mại hóa bởi tình trạng mua bằng, bán điểm. 3.4. Tư duy độc lập và sáng tạo Toàn cầu hóa về kinh tế sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia tham gia vào quá trình này. Do vậy, sáng tạo là một trong những điều kiện đảm bảo sự tồn tại và sinh lời của các công ty. Với sinh viên thì tư duy độc lập và khả năng sáng tạo là yếu tố cần thiết để đạt được kết quả cao trong học tập và khi ra trường sẽ đem đến cho họ một chỗ đứng vững chắc trong một thế giới có nhiều đổi thay. Sinh viên là lực lượng nòng cốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Họ là những con người thông minh, can đảm, dám nghĩ dám làm, và quan trọng hơn là có năng lực sáng tạo không thua bất kỳ sinh viên nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh các sinh viên có những phẩm chất tốt đẹp kể trên thì không ít sinh viên còn trông chờ, ỷ lại và thiếu hẳn khả năng sáng tạo trong học tập và rèn luyện. Tư duy phiến diện, tiểu nông còn phổ biến ở một bộ phận sinh viên trong việc giải quyết những vấn đề mang tính tổng quát và có tầm nhìn xa. 3.5. Mục tiêu và kế hoạch học tập Xác định mục tiêu học tập là công việc vô cùng quan trọng đối với sinh viên khi bước vào giảng đường đại học. Sinh viên lựa chọn mục tiêu và lập kế hoạch đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập cũng như làm việc khi ra trường. Ngược lại, mục tiêu sai hay thiếu thực tế sẽ mang đến nhiều điều bất lợi trong học tập và cuộc sống sau này. Toàn cầu hóa tác động rất lớn đến việc lựa chọn nghề nghiệp và mục tiêu học tập của sinh viên, bởi xét cho cùng thì mục tiêu đào tạo đại học là đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội. Hơn nữa, yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết không chỉ đối với xã hội mà còn đối với từng sinh viên. Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology Số 1/2016 No. 1/2016 93 Nhìn chung đa số sinh viên Việt Nam là những người trẻ, năng động, có mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng. Họ rất thực tế trong việc lựa chọn ngành nghề, tri thức mà nhu cầu xã hội đang cần, trải nghiệm và định hướng những công việc để sau khi ra trường sẽ làm. Song có những sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học với một tâm trạng hoài nghi và mục tiêu không rõ ràng. Từ đó, dẫn đến tình trạng sinh viên lười biếng, thụ động trong học tập và rèn luyện nên khi ra trường không tránh khỏi bỡ ngỡ, lúng túng khi tiếp cận công việc. Nhiều sinh viên đi học đại học chỉ để đáp ứng nhu cầu của gia đình chứ không phải vì sở thích hay sự đam mê công việc đó. 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức đối với sinh viên hiện nay Một là, đổi mới và nâng cao nhận thức cho giảng viên về công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay. Phần lớn giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay là những người không tốt nghiệp từ những trường sư phạm, và đây là hạn chế rất lớn trong quá trình giảng dạy. Những giảng viên này được học một lớp về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và lý luận dạy học đại học, cho nên khi đứng lớp họ thường chú trọng việc truyền đạt kiến thức chuyên môn hơn là giáo dục đạo đức. Bởi vậy, nhà trường cần có các biện pháp để giảng viên nhận thức rằng ngoài việc truyền đạt kiến thức chuyên môn thì cũng cần dạy cho sinh viên về đạo đức, lối sống nữa. Hai là, đổi mới nhận thức cho sinh viên về tầm quan trọng của đạo đức đối với một con người. Giải pháp này sẽ giúp sinh viên thấy được các giá trị đạo đức có ý nghĩa và tầm quan trọng rất to lớn trong việc hình thành nhân cách một con người. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói đạo đức là gốc của một con người và rèn luyện đạo đức là quá trình liên tục và suốt đời. Ba là, kết hợp giữa việc giảng dạy kiến thức chuyên môn với giáo dục đạo đức cho sinh viên trong những học phần. Tùy theo đặc thù của học phần và nghệ thuật sư phạm mà mỗi giảng viên có sự kết hợp khác nhau. Thông qua giao lưu, trò chuyện trong tiết giảng mà giảng viên có thể định hướng các giá trị đạo đức, thái độ và lối sống cho sinh viên. Bốn là, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt chuyên đề để định hướng các giá trị đạo đức cơ bản cho sinh viên. Bên cạnh triển khai việc lồng ghép giảng dạy các giá trị đạo đức cơ bản trong những học phần, nhà trường cần thường xuyên chú trọng phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường để giáo dục và định hướng những chuẩn mực sống cơ bản cho sinh viên. Điều này sẽ giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về những giá trị sống cơ bản, từ đó mới có những hành vi cư xử, việc làm có ý nghĩa phù hợp với chuẩn mực của dân tộc và thời đại. Năm là, xây dựng môi trường đạo đức, văn hóa học đường tiến bộ, văn minh. Việc xây dựng môi trường học đường tiến bộ, văn minh sẽ góp phần rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Làm được điều này sẽ tạo cảm giác vui vẻ, hứng thú cho sinh viên để họ tích cực học tập và rèn luyện. Sinh viên sẽ thấy được họ đang sống, học tập trong một môi trường lành mạnh và thân thiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thương mại, 2004. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Trần Thị Anh Đào, 2010. Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Phạm Vũ Lửa Hạ, 2005. Kinh tế toàn cầu, NXB Trẻ.
Tài liệu liên quan