Tài chính doanh nghiệp - Chương 4: Thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp

Ý nghĩa và nhiệm vụ của T/kê TSCĐ Khái niệm: TSCĐ là hình thức hiện vật của vốn cố định được doanh nghiệp sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời gian lâu dài. Đặc điểm của TSCĐ: TSCĐ tham gia nhiều lần vào chu kỳ SXKD ; Giá trị TSCĐ được phân bổ dần vào chi phí SX của doanh nghiệp. 4.1.1- Ý nghĩa thống kê TSCĐ - Giúp cho doanh nghiệp xác định được mức độ trang bị TSCĐ theo nhu cầu SX-KD và theo qui mô số lượng LĐ. - Doanh nghiệp nắm được thực trạng năng lực SX, tình hình trang bị kỹ thuật SX của doanh nghiệp. - Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ để có kế hoạch đầu tư hợp lý.

pdf47 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 6900 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài chính doanh nghiệp - Chương 4: Thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51 CHƯƠNG 4: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 4.1- Ý nghĩa và nhiệm vụ của T/kê TSCĐ Khái niệm: TSCĐ là hình thức hiện vật của vốn cố định được doanh nghiệp sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời gian lâu dài. Đặc điểm của TSCĐ: TSCĐ tham gia nhiều lần vào chu kỳ SXKD ; Giá trị TSCĐ được phân bổ dần vào chi phí SX của doanh nghiệp. 4.1.1- Ý nghĩa thống kê TSCĐ - Giúp cho doanh nghiệp xác định được mức độ trang bị TSCĐ theo nhu cầu SX-KD và theo qui mô số lượng LĐ. - Doanh nghiệp nắm được thực trạng năng lực SX, tình hình trang bị kỹ thuật SX của doanh nghiệp. - Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ để có kế hoạch đầu tư hợp lý. 4.1.2- Nhiệm vụ thống kê TSCĐ Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, thống kê TSCĐ là một công cụ, hổ trợ đắc lực cho công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. Để việc quản lý TSCĐ có hiệu quả, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tính các chỉ tiêu thống kê khối lượng, kết cấu, hiện trạng TSCĐ. - Thống kê tình hình biến động, tình hình trang bị TSCĐ cho người lao động. - Thống kê đánh giá phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ, qua đó đề ra biện pháp sử dụng có hiệu quả hơn TSCĐ. 4.2 Phân loại TSCĐ 4.2.1- Căn cứ theo hình thái biểu hiện, TSCĐ của doanh nghiệp được phân thành: a. TSCĐ hữu hình: Là những tài sản cố định chủ yếu có hình thái vật chất có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu 52 b. TSCĐ vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. 4.2.2- Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐ của doanh nghiệp phân thành: a. TSCĐ tự có: TSCĐ được mua sắm, xây dựng hoặc hình thành bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung,.. TSCĐ được biếu, tặng thuộc quyền sở hữu cua doanh nghiệp b. TSCĐ đi thuê bao gồm: TSCĐ thuê hoạt động, TSCĐ thuê tài chính - TSCĐ đi thuê hoạt động: doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo các quy định trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp không có trích khấu hao đối với TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. -TSCĐ thuê tài chính: doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của mình và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng thuê TSCĐ. c. TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. d. TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước. 4.2.3- Căn cứ vào trạng thái, TSCĐ của doanh nghiệp gồm: - TSCĐ đang hoạt động: Là những TSCĐ đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi sự nghiệp, hay an ninh quốc phòng. - TSCĐ ngừng hoạt động: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh oanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, nhưng hiện tại chưa đưa vào sử dụng đang được dự trữ để sử dụng cho kỳ sau - TSCĐ không cần dùng: Là những TSCĐ không còn sử dụng được cho sản xuất của doanh nghiệp, vì không còn phù hợp với qui trình sản xuất hiện nay của doanh nghiệp. Đánh giá tài sản cố định: a) Giá trị ban đầu hoàn toàn của TSCĐ: Là toàn bộ số tiền thực tế xí nghiệp đã bỏ ra để mua sắm, xây dựng TSCĐ, giá ban đầu hay còn gọi là nguyên giá TSCĐ. Giá ban đầu bao gồm giá mua hóa đơn, (giá xây dựng, giá cấp chuyển) và các chi phí khác trong quá trình thu mua trước khi đưa TSCĐ sử dụng được vào sản xuất kinh doanh trong kỳ ví dụ như vận chuyển, lắp đặt, bảo quản, chạy thở trước khi sử dụng. 53 Chỉ tiêu đánh giá này giúp cho ta xác định được tổng số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua sắm, xây dựng TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Ưu điểm: Cho biết được toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đầu tư vào TSCĐ tại thời điểm mua sắm và xây dựng. Là cơ sở để hạch toán và tính khấu hao. Nhược điểm: Cùng một loại TSCĐ, nhưng do thời kỳ mua sắm và xây dựng khác nhau nên chịu ảnh hưởng sự biến động của giá cả, gây khó khăn cho việc so sánh nghiên cứu các chỉ tiêu về tình hình sử dụng TSCĐ. b) Giá trị khôi phục hoàn toàn TSCĐ: Là nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ mới nguyên sản xuất ở kỳ báo cáo, được dùng để đánh giá lại TSCĐ cùng loại đã được mua sắm ở các thời kỳ trước đó. Các TSCĐ giống nhau sẽ có giá khôi phục giống nhau, dù chúng được mua sắm và xây dựng vào các thời kỳ khác nhau và có nguyên giá hay giá ban đầu khác nhau. Chỉ tiêu này đánh giá tổng giá trị TSCĐ danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn lũy kế của chúng. Ưu điểm: phản ánh chính xác hiện trạng của TSCĐ Nhược điểm: chịu ảnh hưởng nhân tố giá cả không phản ánh chính xác quy mô TSCĐ trong doanh nghiệp. c) Giá trị ban đầu đã trừ đi hao mòn: Là giá của TSCĐ còn lại chưa chuyển vào giá trị sản phẩm, tức là giá ban đầu (giá khôi phục) đã trừ đi phần khấu hao khi sử dụng và được tính vào giá trị sản phẩm. Cách đánh giá này phản ánh toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua sắm, xây dựng TSCĐ hiện có của xí nghiệp từ những thời kỳ trước, được tính lại theo giá khôi phục hoàn toàn trong kỳ báo cáo ở trình trạng mới nguyên. Ưu điểm: cho biết số tiền cần thiết, để doanh nghiệp trang bị lại toàn bộ TSCĐ hiện có, trong điều kiện mới nguyên ở thời kỳ đánh giá lại. Nhược điểm: không thấy được hiện trạng TSCĐ cũ hay mới d) Giá trị khôi phục đã trừ đi hao mòn: Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị TSCĐ thực tế còn lại, tại thời điểm đánh giá sau khi trừ đi giá trị hao mòn, có nghĩa là lấy giá trị TSCĐ theo giá khôi phục hoàn toàn trừ đi phần đã hao mòn. 54 Ưu điểm: phản ánh đúng đắn nhất hiện trạng TSCĐ, vì theo phương pháp này giá trị TSCĐ đã loại trừ cả hao mòn hữu hình, và hao mòn vô hình. Nhược điểm: không cho ta thấy được số vốn thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Để đánh giá toàn diện về TSCĐ, phải kết hợp cả bốn phương pháp trên, tùy theo mục đích nghiên cứu để lựa chọn phương pháp thích hợp, ví dụ như để nghiên cứu tình hình tăng, giảm TSCĐ theo thời gian, có thể dùng phương pháp đánh giá TSCĐ theo giá so sánh, để loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi nhân tố giá cả. Ví dụ: Năm 1992, 1 doanh nghiệp BCVT mua một tổng đài nội bộ 30 số giá 23.398.000 đ và 20 máy vi tính để khai thác với giá 20 triệu đồng/máy. Năm 1995 mua thêm 10 máy với giá 16 triệu đồng / máy. Vào đầu năm 1998 tiến hành đánh giá lại số máy trên với giá khôi phục của máy vi tính là 12 triệu đồng/ máy và tổng đài nội bộ trên là 21 triệu đồng. Yêu cầu: đánh giá lại số tài sản cố định trên theo các hình thức, biết rằng định mức tỷ lệ khấu hao cho mỗi tài sản cố định trên là 10%/năm. 4.3- Thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng TSCĐ 4.3.1 Thống kê số lượng TSCĐ: (1) TSCĐ hiện có cuối kỳ : Là chỉ tiêu phản ánh số lượng TSCĐ của doanh nghiệp có tại thời điểm cuối kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Chỉ tiêu này cho biết quy mô khối lượng TSCĐ có đến cuối kỳ báo cáo của doanh nghiệp, là cơ sở để lập kế hoạch bổ sung, sử dụng TSCĐ, cũng như các kế hoạch về hợp đồng thuê, mướn TSCĐ trong kỳ. Chỉ tiêu TSCĐ hiện có cuối kỳ báo cáo được xác định theo 2 phương pháp: - Dựa vào tài liệu kiểm kê trực tiếp vào cuối kỳ - Dựa vào tài liệu thống kê về sự biến động TSCĐ (2) TSCĐ bình quân trong kỳ: Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng, (giá trị) TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng bình quân trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh qui mô, giá trị TSCĐ đã đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Được xác định theo 2 cách: 55 Ví dụ: - Giá trị TSCĐ có từ ngày 1/7 là 270 trđ - Ngày 7/7 mua thêm số TSCĐ, trị giá 15 trđ - Từ 20/7 mua thêm 1 số TSCĐ, trị giá 32,5 trđ - Ngày 24/7 thanh lý một số TSCĐ trị giá 37,5 trđ Và số liệu này không đổi cho đến cuối tháng. Tính giá trị TSCĐ bình quân tháng 7 của doanh nghiệp. 4.3.2- T/kê kết cấu TSCĐ: Trên cơ sở TSCĐ của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức khác nhau, thống kê có thể xác định kết cấu TSCĐ trong doanh nghiệp, bằng cách tính tỷ trọng từng loại TSCĐ chiếm trong tổng số TSCĐ. Dựa vào thống kê kết cấu TSCĐ, ta có thể xác định được loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu TSCĐ được xác định theo công thức: Ý nghĩa: Giúp doanh nghiệp thấy được đặc điểm SX-KD, đặc điểm trang bị thiết bị TSCĐ của doanh nghiệp. Qua đó, lựa chọn rút ra kết cấu tối ưu giữa các nhóm TSCĐ nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả của vốn cố định. 4.3.3- Thống kê hiện trạng TSCĐ Hiện trạng của TSCĐ, phản ánh năng lực sản xuất hiện tại về TSCĐ của doanh nghiệp. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó không còn sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, có nghĩa là sản xuất càng nhiều thì sự hao mòn càng nhanh. 56 Vậy hao mòn TSCĐ, là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ, do tham gia vào sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Theo nguyên nhân hao mòn TSCĐ gồm hai loại: - Hao mòn hữu hình TSCĐ: là hao mòn về mặt vật chất, làm giảm giá trị và giá trị sử dụng TSCĐ, nguyên nhân: + Do TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, thì TSCĐ bị cọ sát, bào mòn dần theo thời gian, theo cường độ sử dụng của TSCĐ. + Do tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ ẩm, . . . làm cho TSCĐ bị han rỉ, mục nát,. . . trường hợp này mức độ hao mòn phụ thuộc vào công tác bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp. Việc nhận thức được nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của hao mòn hữu hình TSCĐ, sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu để hạn chế hao mòn. - Hao mòn vô hình TSCĐ: là sự suy giảm thuần tuý giá trị của TSCĐ (TSCĐ bị mất giá), nguyên nhân: + Do năng suất lao động xã hội tăng lên, làm cho giá thành sản phẩm giảm dẫn đến giá bán của TSCĐ giảm, do đó với cùng một loại TSCĐ, nhưng doanh nghiệp mua ở thời kỳ sau có giá thấp hơn ở thời kỳ trước (mặc dù tính năng, tác dụng của TSCĐ như nhau). + Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, làm cho TSCĐ cùng một loại sản xuất có tính năng, tác dụng đa dạng hơn kỳ trước nhưng giá bán không đổi, làm cho TSCĐ cũ bị lạc hậu và mất giá. + Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của một loại sản phẩm nào đó kết thúc làm cho TSCĐ bị dôi thừa, bị mất giá hoàn toàn, hao mòn vô hình xãy ra đối với tất cả TSCĐ hữu hình và vô hình. Do vậy, việc thống kê phân tích hiện trạng của TSCĐ, là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng là mới hay cũ, cũ ở mức độ nào, qua đó có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ. Việc thống kê phân tích hiện trạng TSCĐ, liên quan đến nguyên giá và khấu hao TSCĐ. Do đó ta phải xác định được nguyên giá TSCĐ. 57 1. Xác định nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa vào hoạt động bình thường. (1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm: a. Nguyên giá TSCĐ mua sắm Giá mua - các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có) + Thuế (không bao gồm thuế được hòan) và lệ phí trước bạ (nếu có) + Lãi vay đầu tư TSCĐ khi chưa đưa vào sử dụng + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, sửa chữa, tân trang + Chi phí lắp đặt, chạy thử + chi phí chuyên gia Ví dụ: Mua TSCĐ mới nguyên, có giá mua là 400tr.đ, chiết khấu mua hàng là 15 tr.đ, chi phí vận chuyển về doanh nghiệp hết 20 tr.đ, chi phí lắp đặt hết 30 tr.đ, chi phí huấn luyện nhân viên sử dụng 5 tr.đ, bình quân một tháng TSCĐ này sử dụng dầu và nhớt hết 5 tr.đ, cả năm là 60 tr.đ. Xác định nguyên giá của TSCĐ? b. Loại TSCĐ do đầu tư xây dựng, gồm: Giá thực tế của công trình (giá quyết toán công trình) + Các chi phí khác có liên quan + Lệ phí trước bạ (nếu có). c. TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến, gồm: Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán (hoặc theo giá của hội đồng thẩm định) + Các chi phí mà bên nhận TSCĐ phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào SD. d. TSCĐ được cho, biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, bao gồm: giá trị tính theo giá thực tế của hội đồng giao nhận + chi phí vận chuyển, bốc dỡ, sửa chữa, tân trang + chi phí lắp đặt, chạy thử + lệ phí trước bạ (nếu có) (2) Nguyên giá TSCĐ vô hình, gồm: - Chi phí về đất sử dụng - Chi phí thành lập doanh nghiệp - Chi phí bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, mua bản quyền... - Chi phí về lợi thế kinh doanh ... (3) Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính: 58 Là phần chênh lệch giữa tổng số nợ dài hạn (–) tổng số lãi đơn vị thuê phải trả ghi trong hợp đồng thuê TSCĐ 2. Xác định mức khấu hao TSCĐ Khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí SX-KD căn cứ vào thời gian sử dụng hoặc mức độ sử dụng. Yêu cầu của việc xác định mức khấu hao tài sản cố định là phải phản ánh đúng thực tế hao mòn: + Nếu trích trước khấu hao quá lớn, sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. + Nếu xác định mức khấu hao quá thấp, sẽ làm cho thời gian thu hồi vốn đầu tư bị kéo dài ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đổi mới TSCĐ, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trong khi đó sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, do đó việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao phải phù hợp với tình hình và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có 3 P2 tính khấu hao: (a) Khấu hao theo đường thẳng (BQ thời gian): Mức khấu hao hàng năm đều bằng nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ *Nếu nguyên giá hay thời gian SD TSCĐ thay đổi, xác định mức khấu hao mới Giá trị còn lại Mkh = -------------------------------- Thời gian SD xác định lại Ví dụ: Trong kỳ báo cáo, doanh nghiệp X mua 1 TSCĐ với nguyên giá là 520 triệu đồng, chiết khấu mua hàng 20 triệu đồng thời gian phục vụ dự kiến là 5 năm. doanh nghiệp trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Tính mức trích khấu hao BQ hàng năm của TSCĐ? hay 59 (b)Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Mức trích KH = Giá trị còn lại x Tỷ lệ KH hàng năm của TSCĐ nhanh (%) Tỷ lệ KH nhanh = Tỷ lệ KH BQ năm x HS điều chỉnh Hệ số điều chỉnh được xác định theo t/gian SD của TSCĐ T ≤ 4 năm hệ số là 1,5 4 < T ≤ 6 năm hệ số là 2 T > 6 năm hệ số là 2,5 *Chú ý: 2 năm cuối cùng chia đôi phần giá trị TSCĐ còn lại chưa K/hao hết và mỗi năm chịu 1/2. (c) Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm TSCĐ thỏa mãn đồng thời các ĐK sau: + Trực tiếp liên quan đến việc SX sản phẩm. + Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm theo công suất thiết kế của TSCĐ. + Công suất thiết kế BQ tháng không thấp hơn 50% công suất thiết kế. Mức trích k/hao = Số lượng SP X Mức trích k/hao từng năm của TSCĐ SX trong năm BQ/đơn vị SP Ví dụ: Công ty A mua một máy ủi đất có nguyên giá 450 tr.đ. C/suất thiết kế là 30 m3 giờ. Sản lượng theo c/suất thiết kế của máy ủi là 2.400.000 m3 Tính mức trích khấu hao: - Của năm 1, nếu sản lượng cả năm là 250.000m3 - Của năm 2, nếu sản lượng cả năm là 280.000m3 4.3.4- Các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng SD TSCĐ (1)Tính theo mức khấu hao luỹ kế và nguyên giá TSCĐ 60 (2)Tính theo t/gian SD thực tế và đ/mức T1 T1: T/gian SD thực tế của TSCĐ Hhm =---- Tn Tn: T/gian SD đ/mức của TSCĐ (3)Tính theo khối lượng sản phẩm đã SX Q1 Hhm = ------ Qn *Hệ số còn SD được của TSCĐ = 1 – Hhm Hệ số này cho biết năng lực SX hiện tại của TSCĐ Ví dụ 1: Trong thực tế 1 máy tính của doanh nghiệp sử dụng trong 12 năm, kế hoạch của doanh nghiệp chỉ sử dụng 10 năm. Tính hệ số hao mòn năm thứ 6. Ví dụ 2: Máy ủi có công suất thiết kế cho cả đời của máy là 2,4 tr m3. Đến nay máy đã thực hiện được 720.000 m3 Tính hệ số hao mòn? 4.4- Thống kê tình hình biến động, trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ 4.4.1- Thống kê tình hình biến động TSCĐ: TSCĐ của doanh nghiệp thường xuyên biến động (thay đổi) theo thời gian. Để theo dõi tình hình này, thống kê lập bảng cân đối TSCĐ 61 Từ bảng cân đối có thể tính được các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ doanh nghiệp: Hệ số tăng = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ TSCĐ trong kỳ Giá trị TSCĐ BQ trong kỳ Hệ số giảm = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ TSCĐ trong kỳ Giá trị TSCĐ BQ trong kỳ Để thấy rõ hơn tình hình tăng cường áp dụng kỹ thuật mới và loại bỏ kỹ thuật cũ, cần tính các chỉ tiêu: Hệ số đổi mới TSCĐ Giá trị TSCĐ mới, tăng trong kỳ (Hay hệ số hiện đại = (kể cả chi phí hiện đại hoá) hoá TSCĐ) Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ Giá trị TSCĐ loại bỏ trong kỳ Hệ số loại bỏ = (do hư hỏng, sự cố hoặc hết hạn SD) TSCĐ Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ 4.4.2- T/kê mức trang bị TSCĐ cho LĐ Mức trang Tổng NG TSCĐ dùng vào SX-KD trong kỳ bị TSCĐ = --------------------------------------------------------- cho LĐ Số lao động ở ca lớn nhất trong kỳ Mẫu số tính ở ca lớn nhất, để thấy được mức độ trang bị TSCĐ tại thời điểm SX căng thẳng nhất 4.4.3- T/kê hiệu quả sử dụng TSCĐ a. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SD TSCĐ (1)Chỉ tiêu hiệu năng sử dụng TSCĐ (H) 62 (2)Chỉ tiêu chi phí TSCĐ tính cho 1 đ/vị giá trị SX Mối quan hệ 2 chỉ tiêu này: (3)Chỉ tiêu mức sinh lời của TSCĐ Mức sinh lời = Lợi nhuận thu được trong kỳ của TSCĐ Giá trị TSCĐ BQ trong kỳ Ví Dụ 3 : Giá trị TSCĐ đầu năm của doanh nghiệp 20 tỷ, cuối năm là 30tỷ. Trong năm doanh nghiệp đã tạo ra được giá trị SX là 12,5 tỷ với chi phí SX-KD là 10 tỷ. Yêu cầu: Tính Hiệu năng SD TSCĐ Chỉ tiêu chi phí TSCĐ tính cho 1 đơn vị giá trị SX Chỉ tiêu mức sinh lời của TSCĐ b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ TSCĐ dùng vào SXKD của doanh nghiệp được chia thành hai loại: loại trực tiếp tạo ra sản phẩm và loại phục vụ SXKD. Ta có thể thiết lập được mối quan hệ giữa chúng: (H’) (d) H = H’ x d Từ mối quan hệ: H = H’ x d Ta có hệ thống chỉ số: IH = IH, x Id 63 Ví dụ: Tình hình sử dụng TSCĐ của 1 công ty qua 2 năm Câu hỏi ôn tập 1. Hãy trình bày các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ. 2. Trình bày các phương pháp đánh giá TSCĐ. Ưu nhược điểm. 3. Vì sao phải tính khấu hao TSCĐ? Nêu các phương pháp tính khấu hao TSCĐ. 4. Trình bày các chỉ tiêu thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng và tình hình biến động TSCĐ. 5. Trình bày các chỉ tiêu thống kê mức độ trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ. 6. Vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố thuộc về TSCĐ, TBSX đến các hiện tượng kinh tế có liên quan. Bài tập ôn tập: Bài 1: Vào đầu kỳ tổng nguyên giá TSCĐ của một doanh nghiệp là 21 tỷ đồng. Trong kỳ doanh nghiệp đã thanh lý 2 máy tiện cũ với nguyên giá 80 trđồng/máy. doanh nghiệp còn mua thêm 4 máy mài mới với giá 90 trđồng/máy và nhận từ một doanh nghiệp cùng ngành 2 máy tiện và 3 máy bào đã SD với nguyên giá là 150 trđ/máy tiện và 250 trđồng/máy bào. a. Tính giá trị TSCĐ cuối kỳ? b. Tính giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ c. Tính hệ số tăng (giảm) TSCĐ d. Hệ số đổi mới TSCĐ Bài tập 2 64 Công ty A mua TSCĐ mới 100% với giá hóa đơn (đã có thuế VAT 10%) 110 tr, chiết khấu mua hàng 5 triệu, chi phí vận chuyển 6 tr, chi phí lặp đặt chạy thử 9 tr. Biết rằng TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật 12 năm. Thời gian SD dự kiến 10 năm. TSCĐ đưa vào SD 1/1/2002, sau 5 năm SD (1/1/2007) doanh nghiệp đã nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí 30tr, thời gian SD đánh giá 6 năm. Tính mức khấu hao hàng năm. Bài tập 3: Cty mua 1 TSCĐ mới với giá 212 triệu, chi phí vận chuyển 3 trđ, chi phí lắp đặt chạy thử là 5 trđ. TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, doanh nghiệp dự kiến SD 10 năm, bắt đầu từ 1/1/2000. Trong năm SD thứ 3, doanh nghiệp tiến hành nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí nâng c
Tài liệu liên quan