Tài liệu giúp các bạn ôn tập khoa học chính trị

Câu 1: Nội dung nguy ên lý về MLH phổ biến các sự vật, hiện t ượng. Ý nghĩa phương pháp luận. Sự v ận dụng của Đảng ta. Phép biện chứng duy v ật được tạo th ành từ một loạt nhưng ph ạm trù, nh ững nguy ên lý, nh ững quy luật được khái quát từ hiện thực, ph ù h ợp với hiện thực. Cho n ên, nó có khả năng phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động v à sự phát triển của tự nhiên, XH và tư duy. Tùy theo nhu c ầu theo nhu cầu thực tiễn và trình độ nhận thức của con ng ười, ph ạm vi các v ấn đề được bao quát trong phép bi ện chứng duy v ật ngày càng được phát tri ển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Nhưng ở bất kỳ cấp độ phát triển n ào của nó, nguy ên lý MLH ph ổ biến được xem là một trong những nguy ên lý có ý ngh ĩa khái quát nhất. Việc nh .th ức và quán tri ệt nguy ên lý này đối với đảng ta có ý nghĩa rất quan trọg, I l à trong th ực tiễn cách mạng VN, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất n ước. 1. Nội dung nguyên lý MLH phổ biến - KN: Liên hệ l à KN chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau, sự t ương tác và chuy ển hóa nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong th ế giới, hay giữa các mặt, các yếu tố of 1quá tr ình, 1 sv, ht. + Liên h ệ phổ biến l à khái ni ệm nói l ên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã h ội v à tư duy) dù phong phú, đa dạng nhưng đều n ằm trong mối liên h ệ với các sự vật, hiện t ượng khác, đều ch ịu sự tác động, ch ịu sự quy định của các sv, ht khác. + MLHPB là một phạm trù TH, dùng để chỉ sự tác động, sự quy định, sự ràng buộc, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong 1 sv, ht hay trong các sv, ht . Theo triết học duy vật biện chứng, c ơ sở của mối LHPB chính l à tính th ống nhất vật chất của thế giới. Bởi lẽ, mọi sv, ht trên th ế giới dù đa dạng, phong phú khác nhau nhưng đều l à những dạng tồn tại cụ thể của thế giới vật chất. Ngay cả tư tư ởng, ý thức của con người vốn là những cái phi vật chất, cũng chỉ l à thuộc tính của một dạng vật chất có t ổ chức cao là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ l à kết quả phản ánh của một quá tr ình v ật chất khách quan.

pdf28 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu giúp các bạn ôn tập khoa học chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tài liệu giúp các bạn ôn tập khoa học chính trị Câu 1: Nội dung nguyên lý về MLH phổ biến các sự vật, hiện tượng. Ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận dụng của Đảng ta. Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt nhưng phạm trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với hiện thực. Cho nên, nó có khả năng phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, XH và tư duy. Tùy theo nhu cầu theo nhu cầu thực tiễn và trình độ nhận thức của con người, phạm vi các vấn đề được bao quát trong phép biện chứng duy vật ngày càng được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Nhưng ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của nó, nguyên lý MLH phổ biến được xem là một trong những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất. Việc nh.thức và quán triệt nguyên lý này đối với đảng ta có ý nghĩa rất quan trọg, I là trong thực tiễn cách mạng VN, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước. 1. Nội dung nguyên lý MLH phổ biến - KN: Liên hệ là KN chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tương tác và chuyển hóa nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới, hay giữa các mặt, các yếu tố of 1quá trình, 1 sv, ht. + Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù phong phú, đa dạng nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác, đều chịu sự tác động, chịu sự quy định của các sv, ht khác. + MLHPB là một phạm trù TH, dùng để chỉ sự tác động, sự quy định, sự ràng buộc, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong 1 sv, ht hay trong các sv, ht. Theo triết học duy vật biện chứng, cơ sở của mối LHPB chính là tính thống nhất vật chất của thế giới. Bởi lẽ, mọi sv, ht trên thế giới dù đa dạng, phong phú khác nhau nhưng đều là những dạng tồn tại cụ thể của thế giới vật chất. Ngay cả tư tưởng, ý thức của con người vốn là những cái phi vật chất, cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của một quá trình vật chất khách quan. - Tính chất của MLH phổ biến + Tính khách quan của MLH phổ biến: MLH giữa các SV và HT là cái vốn của mọi SV, HT không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó bắt nguồn từ tính thống nhất của SV của thế giới, sự tồn tại và phát triển của chính SV, HT. + T1inh phổ biến của MLH: MLH giữa các SV và HT là phổ biến, diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Không những các SV, HT liên hệ với nhau mà các yếu tố, các bộ phận cấu thành SV, HT cũng liên hệ hữu cơ với nhau; không những các giai đoạn trong một quá trình mà cả các quá trình trước và quá trình sau trong sự vận động và phát triển của thế giới nói chung và của từng SV nói riêng cũng luôn liên hệ với nhau. Không chỉ trong tự nhiên mà cả trong lĩnh vực đời sống XH và tinh thần mọi SV, HT cũng luôn luôn liên hệ tác động qua lại với nhau. Chẳng hạn, trong tự nhiên giữa động vật và thực vật, giữa cơ thể sống và môi trường, trong đời sống XH giữa các lĩnh vực đời sống XH, giữa các cộng đồng, giữa các quốc gia; trong lĩnh vực nhận thức giữa các hình thức nhận thức, giữa các giai đoạn nhận thức cũng có MLH với nhau. + Tính đa dạng của MLH: Tính đa dạng của MLH do tính đa dạng của sự tốn tại, vận động và phát triển của chính các SV và HT quy định, biểu hiện ở tính nhiều vẻ, vô cùng phong phú của các MLH. Có trong MLH bên ngoài; có MLH cơ bản, có MLH không cơ bản; có MLH trực tiếp. có MLH gián tiếp; có MLH bản chất, MLH không bản chất, liên hệ tất yếu và liên hệ ngẫu nhiên MLH bên trong là MLH qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một SV; nó giữ vai trò quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của SV. MLH bên ngoài là MLH giữa các SV, các HT khác nhau; nói chung nó không có ý nghĩa quyết định; hơn nữa, nó thường phải thông qua MLH bên trong mà phát huy tác dụng đốivới sự vận động và phát triển của SV. MLH bản chất và ko bản chất, mlh tất yếu và ngẫu nhiên cũng có tính chất tương tự như đã nêu ở trên, ngoài ra, chúng còn có những nét đặc thù. Chẳng hạn, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này, lại là tất nhiên khi xem xét trong một mối quan hệ khác; ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của cái tất nhiên; hiện tượng là hình thức biểu hiện ít nhiều đầy đủ của bản chất. Xét đến cùng các mlh bên trong, cơ bản, trực tiếp, tất nhiên là nhữg mlh giữ vai trò quyết địh chi phối đến sự tồn tại và ptriển của sv, ht. Còn các mlh khác chỉ tác động, ảhưởng đến quá trình đó. - Nội dung của nguyên lý: Thế giới vật chất vô cùng phong phú, đa dạng các SV, HT chúng rất khác nhau về chất, tuy chúng không tồn tại tách rời một cách tuyệt đối. Trái lại chúng luôn luôn tồn tại trong những MLH phổ biến (luôn luôn tác động, quy định, rang buộc, chuyển hóa lẫn nhau) Nhờ những MLH phổ biến này mà SV, HT mới vận động, biển đổi, phát triển. 2 2. Ý nghĩa phương pháp luận: Từ việc Ng.cứu nguyên lý về MLH phổ biên của các SV, HT chúng ta rút ra các quan điểm: - Trong nhận thức, xem xét các SV,HT chúng ta cần phải quán triệt quan điểm toàn diện. Yêu cầu các quan điểm toàn diện, thứ nhất là khi xem xét các SV, HT phải xem xét nó trong MLH qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính SV, HT đó; thứ hai là xem xét các SV, HT phải xem xét nó trong MLH giữa SV, HT đó với SV, HT khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp) quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những thuộc t1inh khác nhau của SV hay HT đó; nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của SV, HT đó. - Chúng ta cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Yêu cầu quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đòi và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực – cả khách quan lẫn chủ quán. Bởi vì, mọi SV, HT đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian, thời gian. Quán triệt quan điểm toàn diện, qđiểm lịch sử cụ thể, we cần khắc phục và nghiêm khắc phê phán quan điểm phiến diện, chnghĩa chiết trung, thuật ngụy biện. Quan điểm phiến diện xem xét sv, ht chỉ thấy 1 mặt, 1 mlh mà ko thấy nhiều mặt, nhiều mlh. CN chiết trung cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau, nhưg lại kết hợp 1 cách vô ngtắc nhữg cái hết súc khác nhau thành 1 hình ảnh ko đúng về sv. CN chiết trung ko biết rút ra mặt bản chất, mlh căn bản cho nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mlh khác nhau. Thuật ngụy biện cũng để ý tới những mặt, những mlh khác nhau của sv, ht, nhưng lại đưa cái ko bản chất thành bản chất, cái ko cơ bản thành cái cơ bản. Với tư cách là ngtắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên ls mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo sự vật. Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều ph/pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. 3. Sự vận dụng của đảng ta. Quan điểm toàn diện được đảng ta quán triệt và thể hiện sinh động trong đường lối kháng chiến toàn dân và toàn diện chống thực dân Pháp, trong đường lối chống Mỹ. Đó là sự kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thời đại, sức mạnh quân sự với sức mạnh chính trị, KT,VH, ngoại giao; sức mạnh của 3 vùng chiến lược và mũi tấn côngNhờ có sức mạnh toàn diện, tổng hợp và sự nghiệp giải phóng dân tộc đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi phải hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” (Lê nin). Trong khi khẳng định t1inh toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực của quá trình đổi mới, ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng cũng đồng thời coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về CNXH là khâu đột phá; trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh vực KT và và lĩnh vực chính trị, Đảng ta cũng xem đổi mới KT là trọng tâm. Thực tiễn những năm đổi mới nước ta mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêu trên. Khi đề cập tời những vấn đề này, ĐHĐBTQ lần thứ 8 của Đảng đã khẳng định “Xét trên tổng thể đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới tư duy chính trị trong hoạch định đường lối của các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có sự đổi mới khác. Song, đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới KT, khắc phục khủng hoảng KT-XH, tạo tiền đề cần thiết về vật chất tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác nhau của đời sống XH” Chính vì vậy, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định “Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bản chất đi, hình thức và cách làm phù hợp” ĐH XI của Đảng đã khẳng định “Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ theo đường XHCN”. Thực tiễn phong phú và thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sang tạo; đi lên CNXH là sự lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn CMVN. Để xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, phải tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ với chất lượng hiệu quả cao hơn. Tóm lại: Việc vận dụng nội dung nguyên lý về mlh phổ biến cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay ở nước ta đặt ra. Đối với mỗi cán bộ, Đảng viên thì việc nắm vững nguyên lý sẽ giúp chúng ta trong hoạt động chuyên môn cũng như trong quản lý, chỉ đạo: một mặt phải thấy được mlh giữa các mặt yếu tố của sv, ht, đồng thời cũng thấy được những mlh của nó với những sv, ht khác, đặt trong không gian, thời gian, điều kiện lịch sử cụ thể; một mặt phải biết cách phân tích, xác định đúng các sự việc để có biện pháp giải quyết thích hợp, tránh rơi vào những nguyên lý sai lầm, phiến diện, chiết trung, ngụy biện. 3 Câu 2: Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận dụng của Đảng ta. Mở đầu: Triết học Mác-Lênin cho rằng thế giới được tạo thành từ các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau. Chúng có mối liên hệ với nhau và luôn vận động, phát triển theo những quy luật khách quan nhất định. Một trong những quy luật cơ bản là Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng-chất). Quy luật này chỉ rõ cách thức của quá trình vận động và ptriển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Việc nhận thức và áp dụng đúng quy luật này trong thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng, thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt là công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đã chứng minh điều đó. 1. Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại: - Phạm trù chất và lượng (theo quan điểm mác xít): + Chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác. Như vậy: Chất là cái khách quan, vốn có của mọi sự vật hiện tượng. Mỗi sự vật hiện tượng có nhiều thuộc tính mà mỗi thuộc tính lại có những đặc trưng riêng về chất. Do đó, 1 sự vật không chỉ có 1 chất mà có nhiều chất, vô vàn chất. Chất là tổng hợp của những thuộc tính, khi những thuộc tính cơ bản của Sự vật thay đổi thì chất cơ bản của sự vật cũng thay đổi. Chất của sự vật còn pụ thuộc vào những y/tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố đó + Lượng là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu, tốc độ của sự vận động, ptriển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó. Như vậy: Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng. Lượng có thể được xác định cụ thể, chính xác bằng các công cụ đo lường. Tuy nhiên, cũng có những tính quy định về lượng biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát. Một sự vật có nhiều chất, do đó cũng có vô vàn sự khác nhau về lượng. Sự pân biệt giữa chất và lượg của sv, ht cũng chỉ có tính tươg đối. - Mlh biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất: Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Chất và lượng của sự vật hiện tượng là một thể thống nhất quy định lẫn nhau. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật hiện tượng cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập đối với nhau, trái lại chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật hiện tượng. Lượng của sự vật hiện tượng có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật hiện tượng đó. Khuôn khổ mà trog đó, sự thay đổi về lượg chưa làm thay đổi về chất của svht, được gọi là độ. Độ là 1 fạm trù triết học dùng để chỉ sự thống I giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Những điểm giới hạn mà tại đó có sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất của sv được gọi là điểm nút. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi 2 điểm nút. Sự thay đổi về lượg khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Sự thống I giữa lượg và chất mới tạo thàh 1 độ mới với điểm nút mới. Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là một phạm triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Bước nhảy làm cho sự biến đổi của các sv, ht trong thế giới khách quan có sự thống nhất giữa liên tục và đứt đọan, giữa tiệm tiến và nhảy vọt. Lênin khẳng định: “tính tiệm tiến mà ko có bước nhảy vọt, thì ko giải thích được gì cả”. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Chất mới có thể làm thay đổi qui mô, kết cấu, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và biến đổi của sự vật. Sự thay đổi về chất của Sự vật diễn ra rất đa dạng với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Xét về thời gian và tính chất của sự thay đổi về chất thì buớc nhày được chia thành: bước nhảy đột biến (làm thay đổi căn bản về chất một cách nhanh chóng) và buớc nhảy dần dần (thay đổi về chất bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới); xét về qui mô thì có thể chia thành: bước nhảy toàn bộ (làm thay đổi căn bản về chất của tất cả các mặt, các bộ phận, y/tố cấu thành sv) và bước nhảy cục bộ (làm thay đổi 1 số mặt, 1 số y/tố, 1 số bộ phận của sự vật). Khi xem xét sự thay đổi về chất trong đời sống xh, người ta còn chia thành sự thay đổi cm (cải tạo căn bản về chất của sự vật) và sự thay đổi có tính chất tiến hóa (thay đổi về lượng cùng những biến đổi về chất không căn bản của sự vật). - Nội dung quy luật: Từ mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, có thể khái quát nội dung cơ bản của qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại như sau: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có sự thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua 1 bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng. 2. Ý nghĩa phương pháp luận: 4 Nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất chúng ta sẽ rút ra đuợc ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn: - Mọi sự vật, hiện tượng đều là thể thống nhất hữu cơ giữa chất và lượng. Do vậy để có tri thức đầy đủ về sự vật ta phải nhận thức đuợc cả mặt lượng và mặt chất của nó, không được tuyệt đối hóa cái này mà xem nhẹ cái kia. - Sự phát triển của Sự vật, bao giờ cũng bắt đầu từ lượng đổi dẫn đến chất đổi. Do vậy, để cải tạo sự vật phải quan tâm thích đáng đến quá trình tích lũy về lượng, đồng thời phải chủ động tạo những đìều kiện cần thiết để quá trình chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới đựoc thực hiện 1 cách hoàn hảo nhất. Khi vận dụng quy luật mối quan hệ giữa chất và lượng vào thực tiễn, ta không được tuyệt đối hóa mặt nào, nếu tuyệt đối hóa một trong hai mặt này thì chúng ta sẽ rơi vào tư tưởng nôn nóng (tả khuynh) hoặc tư tưởng bảo thủ (hữu khuynh). Khuynh hướng nôn nóng tả khuynh là khuynh hướng không quan tâm thực hiện quá trình tích lũy về lượng mà chỉ chú ý thực hiện những bước nhảy vọt làm thay đổi về chất trong khi chưa có đủ điều kiện tích lũy về lượng cần thiết. Những người có tư tưởng này trong hoạt động thực tiễn thường nóng vội, chủ quan duy ý chí, họ cho rằng sự phát triển chỉ gồm toàn những bước nhảy liên tục nên có thể đốt giai đoạn Khuynh hướng bảo thủ hữu khuynh là khuynh hướng chí chú ý đến quá trình tích lũy về lượng, không chú ý phát huy nổ lực của nhân tố chủ quan, không dám thực hiện bước nhảy vọt về chất khi đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng hoặc kéo dài sự tích lũy, chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần về lượng. Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn đến những sai lầm có tác hại rất lớn làm cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật hiện tượng. 3. Sự vận dụng của Đảng ta: Nắm vững và vận dụng đúng quy luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hiện nay. Trong thực tiễn VN trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta cũng có lúc phạm sai lầm của 2 khuynh hướng trên. Đánh giá về những sai lầm này, VKĐH VI đã nêu rõ: “Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là 1 qtrình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường, và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết... trên thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh cnh trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời... Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính tới điều kiện và khả năng thực tế... Đã có những biểu hiện nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh ... cần phải khắc phục cả hai khuynh hướng: bảo thủ, trì trệ, không muốn đổi mới; và nóng vội, giản đơn, mưuốn giải quyết xong mọi vấn đề trong một thời gian ngắn. Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện ... We vừa chủ quan nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ, trong thực tế hai mặt đó cùng tồn tại và đều cản trở bước tiến của cm". 9 những sai lầm này là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng ktế xh trầm trọng ở nước ta trước thời kỳ đổi mới. Từ những thất bại trong đường lối chỉ đạo trước thời kỳ đổi mới, Đảng đã có những tổng kết, đánh giá kịp thời về những sai lầm trên. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đánh dấu bước đột phá đầu tiên của tư duy lý luận của Đảng trong việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Công cuộc đổi mới mà Đảng đã khởi xướng từ Đại hội VI và từ đó đến nay đang diễn ra trên đất nước ta có ý nghĩa như là một quá trình mang tính cách mạng bởi nó tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta. Đây là một quá trình cm mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xh, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với
Tài liệu liên quan