Tài liệu môn triết học

4. Vấn đề cơ bản của Triết học: - Vị trí: VĐCB của Triết học mang tính chất nền tảng, là cơ sở cho các vấn đề khác của Triết học và việc giải quyết những vấn đề sẽ quyết định các vấn đề khác của TH. VĐCB của TH xuất hiện cùng với TH. Triết học ra đời thì VĐCB đã xuất hiện. - Nội dung: E.Ghen đã tìm thấy VĐCB của TH là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (hay chính là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại) Đó là vì: Thế giới tồn tại đa dạng phong phú, muôn hình muôn vẻ, song thế giới thực ra tồn tại 2 lĩnh vực: vật chất và ý thức. Mối quan hệ này được giải quyết và làm rõ được là thế giới con người. Vật chất hoặc ý thức được các ngành khoa học làm đối tượng nghiên cứu. * Vật chất và ý thức là điểm xuất phát của thế giới quan. * Vật chất và ý thức liên quan đến mọi vấn đề. - Thế nào là VĐCB của TH, nó chính là chỉ ra mối quan hệ giữa VC và YT. VĐCB của TH chỉ ra 2 mặt vấn đề: một là bản thể luận, hai là nhận thức luận (trong nhận thức luận có khả tri luận và nhất nguyên luận) - Mặt thứ 1: Bản thể luận của Triết học về thế giới cho rằng giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước và cái nào quyết định. Phân tích qua các trường phái lịch sử Triết học: + Trường phái Chủ nghĩa duy vật:Chủ nghĩ duy vật là quan điểm cho rằng trong quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, Ý thức là cái có sau. Vật chất là cái quyết định ý thức (Quan điểm duy vật=Chủ nghĩa duy vật)Chủ nghĩa duy vật khẳng định bản chất thế giới là vật chất. Thế giới không có gì khác là vận động, những gì vật chất có là do vận động sinh ra. Chủ nghĩa duy vật trải qua 3 hình thái lịch sử cơ bản: 1. Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại (hay còn gọi là Duy vật chất phác:) đồng nhất Vc với một hay một số vật chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan. * Ví dụ: Talét cho rằng VC = nước; người P. Đông cho rằng VC = âm dương ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). 2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình (CNDV siêu hình đối lập với CNDV biện chứng)(thế kỷ 17, 18): nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. 3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng (hiện đại): do Mác - E. ghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó Lênin phát triển và chúng ta kế thừa. Chủ nghĩa duy vật là thế giới quan khoa học thường gắn với các lực lượng, các giai cấp tiến bộ. Tóm lại: Chủ nghĩa duy vật là quan điểm triết học cho rằng trong mối quan hệ giữa VC & YT thì VC là cái có trước và quyết định. - Trường phái Chủ nghĩa duy tâm: (đối lập với Chủ nghĩa Duy vật) Chủ nghĩa duy tâm khẳng định bản chất thế giới là tinh thần là ý thức. Mọi hiện tượng trong thế giới đều có nguồn gốc từ tinh thần ý thức mà ra. (Quan điểm chủ nghĩa duy tâm là quan điểm nhất nguyên luận) Chủ nghĩa duy tâm có 02 hình thức cơ bản sau:+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng YT là cái có trước, cái quyết định, YT là ý thức của cái tôi chủ thể, còn sự tồn tại của các sự vật hiện tượng chỉ là sự "phức hợp các cảm giác".Tim=Tâm=Ý thức= cái tôi chủ thể + Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cho rằng YT là cái có trước quyết định nhưng YT ở đây không phải của cái tôi cụ thể mà của lực lượng siêu tự nhiên, tồn tại bên ngoài, có trước khách thể và quyết định (trời, ma…lực lượng siêu nhiên). Tiinf tại độc lộc bên ngoài XH con người. Đây là quan niệm sai lầm, không thấy được mối quan hệ giữa khách quan & chủ quan. CNDT khách quan là thế giới quan phản khoa học thường gắn liền với tầng lớp xã hội tụt hậu, cổ hủ, mê tín. Tuy nhiên Chủ nghĩa duy tâm khách quan này vẫn luôn tồn tại trong đời sống xã hội, dù ko khoa học những vẫn tồn tại.

doc52 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 6239 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu môn triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Vấn đề cơ bản của Triết học: - Vị trí: VĐCB của Triết học mang tính chất nền tảng, là cơ sở cho các vấn đề khác của Triết học và việc giải quyết những vấn đề sẽ quyết định các vấn đề khác của TH. VĐCB của TH xuất hiện cùng với TH. Triết học ra đời thì VĐCB đã xuất hiện. - Nội dung: E.Ghen đã tìm thấy VĐCB của TH là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (hay chính là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại) Đó là vì: Thế giới tồn tại đa dạng phong phú, muôn hình muôn vẻ, song thế giới thực ra tồn tại 2 lĩnh vực: vật chất và ý thức. Mối quan hệ này được giải quyết và làm rõ được là thế giới con người. Vật chất hoặc ý thức được các ngành khoa học làm đối tượng nghiên cứu. * Vật chất và ý thức là điểm xuất phát của thế giới quan. * Vật chất và ý thức liên quan đến mọi vấn đề. - Thế nào là VĐCB của TH, nó chính là chỉ ra mối quan hệ giữa VC và YT. VĐCB của TH chỉ ra 2 mặt vấn đề: một là bản thể luận, hai là nhận thức luận (trong nhận thức luận có khả tri luận và nhất nguyên luận) - Mặt thứ 1: Bản thể luận của Triết học về thế giới cho rằng giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước và cái nào quyết định. Phân tích qua các trường phái lịch sử Triết học: + Trường phái Chủ nghĩa duy vật:Chủ nghĩ duy vật là quan điểm cho rằng trong quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, Ý thức là cái có sau. Vật chất là cái quyết định ý thức (Quan điểm duy vật=Chủ nghĩa duy vật)Chủ nghĩa duy vật khẳng định bản chất thế giới là vật chất. Thế giới không có gì khác là vận động, những gì vật chất có là do vận động sinh ra. Chủ nghĩa duy vật trải qua 3 hình thái lịch sử cơ bản: 1. Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại (hay còn gọi là Duy vật chất phác:) đồng nhất Vc với một hay một số vật chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan. * Ví dụ: Talét cho rằng VC = nước; người P. Đông cho rằng VC = âm dương ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). 2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình (CNDV siêu hình đối lập với CNDV biện chứng)(thế kỷ 17, 18): nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. 3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng (hiện đại): do Mác - E. ghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó Lênin phát triển và chúng ta kế thừa. Chủ nghĩa duy vật là thế giới quan khoa học thường gắn với các lực lượng, các giai cấp tiến bộ. Tóm lại: Chủ nghĩa duy vật là quan điểm triết học cho rằng trong mối quan hệ giữa VC & YT thì VC là cái có trước và quyết định. - Trường phái Chủ nghĩa duy tâm: (đối lập với Chủ nghĩa Duy vật) Chủ nghĩa duy tâm khẳng định bản chất thế giới là tinh thần là ý thức. Mọi hiện tượng trong thế giới đều có nguồn gốc từ tinh thần ý thức mà ra. (Quan điểm chủ nghĩa duy tâm là quan điểm nhất nguyên luận) Chủ nghĩa duy tâm có 02 hình thức cơ bản sau:+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng YT là cái có trước, cái quyết định, YT là ý thức của cái tôi chủ thể, còn sự tồn tại của các sự vật hiện tượng chỉ là sự "phức hợp các cảm giác".Tim=Tâm=Ý thức= cái tôi chủ thể + Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cho rằng YT là cái có trước quyết định nhưng YT ở đây không phải của cái tôi cụ thể mà của lực lượng siêu tự nhiên, tồn tại bên ngoài, có trước khách thể và quyết định (trời, ma…lực lượng siêu nhiên). Tiinf tại độc lộc bên ngoài XH con người. Đây là quan niệm sai lầm, không thấy được mối quan hệ giữa khách quan & chủ quan. CNDT khách quan là thế giới quan phản khoa học thường gắn liền với tầng lớp xã hội tụt hậu, cổ hủ, mê tín. Tuy nhiên Chủ nghĩa duy tâm khách quan này vẫn luôn tồn tại trong đời sống xã hội, dù ko khoa học những vẫn tồn tại. - Trường phái Chủ nghĩa nhất nguyên: Chủ nghĩa nhất nguyên cho rằng xuất phát từ mọi cơ sở. mọi VC hoặc tinh thần để để giải thích thế giới + Chủ nghĩa nhất nguyên có 2 loại: Nhất nguyên duy vậy và nhất nguyên duy tâm. 2 loại này lại đối lập với nhau. - Trường phái Chủ nghĩa nhị nguyên: Trường phái này ít được các nhà TH theo Giải thích thế giới bằng việc thừa nhận VC và YT tồn tại song song, độc lập với nhau. - Trường phái Chủ nghĩa có thể biết và không thể biết Chủ nghĩa có thể biết (hay còn gọi là Chủ nghĩa khả tri luận) là thừa nhận khả năng nhận thức về thế giới của con người (trường phái này chiếm được đa số các nhà TH ) Chủ nghĩa không thể biết (chủ nghĩa khả tri luận) là phủ nhận với mức độ khác nhau khả năng nhận thức thế giới của con người. Con người phủ nhận hoàn toàn con người nhận thức được thế giới bên ngoài. - Mặt thứ 2: Nhận thức luận trả lời câu hỏi: vậy con người có khả năng nhận thức được TG hay không? (nhận thức luận) * Nếu thừa nhận con người có khả năng nhận thức được TG thì gọi là khả tri + Khả tri duy vật: nhận thức là sự phán ánh TG vật chất khách quan trong bộ óc con người. + Khả tri duy tâm: nhận thức là sự YT về bản thân YT. * Nếu phủ nhận khả năng nhận thức TG của con người thì gọi bất khả tri (không thể biết). Những người này từ việc tuyệt đối hóa tính tương đối của tri thức dẫn đến phủ nhận khả năng nhận thức của con người. Ngoài hai trường phái triết học nhất nguyên luận (nhất nguyên luận duy vật và nhất nguyên luận duy tâm), còn có trường phái nhị nguyên luận (con đường thứ 3 theo Triết học) cho rằng VC có nguồn gốc từ nguyên thể VC, tinh thần có nguồn gốc từ nguyên thể tinh thần, hai vấn đề này không có quan hệ với nhau. Thực chất nhị nguyên luận là quan điểm duy tâm. - Ý nghĩa của những vấn đề cơ bản của Triết học: VĐCB của TH là cơ sở để xem xét đánh giá các quan điểm trường phái TH và giải quyết được những vấn đề cơ bản của TH, là cơ sở đúng đắn để giải quyết những vấn đề cơ bản của TH. Câu 2: Phạm trù vật chất. Vật chất và ý thức là khái niệm cơ bản của Triết học nên tất cả các hệ thống Triết học đều lý giải nó. 1. Các quan niệm của các nhà Triết học duy vật trước Mác về vật chất: Nếu Chủ nghĩa duy tâm thừa nhận sự tồn tại khách quan về ý thức thì Chủ nghĩa duy vật thừa nhận sự tồn tại khách quan về vật chất. Tuy nhiên, dựa vào trình độ nhận thức và kinh nghiệm từng thời kỳ mà có các quan niệm khác nhau về vật chất. * Các nhà duy vật cổ đại quan niệm về vật chất như sau: - Các nhà duy vật Trung Hoa cổ đại cho rằng: vật chất chính là âm dương giao cảm gồm : đạo (khí thống nhất của 02 mặt âm - dương, và vạn vật là 03 lực lượng thiên - địa - nhân) và ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). - Các nhà duy vật Ấn Độ cổ đại cho rằng vật chất sinh ra do tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong). - Các nhà duy vật La mã cho rằng vật chất đồng nhất với một dạng cụ thể của vật chất (ví dụ Talet VC = nước, Anaximen VC = k.khí, Hêraclit VC = lửa, Đêmôcric - nhà duy vật triệt để nhất trong thời kì Hy Lạp cổ đại VC = nguyên tử).VC là nguyên tử nhỏ nhất, đồng nhất nguyên tử với Vc. - Các nhà duy vật Anh, Pháp thời cận đại (thế kỷ 17,18) cho rằng vật chất có tính chất siêu hình và máy móc (do quen nhìn TG bằng cách nhìn vật lý). Ví dụ: Niutơn đồng nhất VC = nguyên tử + khối lượng (bất biến). - E.ghen lại quan niệm vật chất là tổng số các vật thể, từ đó rút ra khái niệm vật chất bằng con đường trừu tượng hóa (tác phẩm "Biến chứng tự nhiên"). 2. Quan niệm của Lênin về vật chất: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (1890 - 1910), khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Vật lí và đã có những phát minh làm đảo lộn các quan niệm cũ về vật chất. Lợi dụng những thành tựu này của khoa học tự nhiên, các nhà Triết học tư sản tấn công vào chủ nghĩa Mác và cho rằng vật chất tiêu tan. Do vậy cơ sở tồn tại của chủ nghĩa duy vật không còn nữa. Trong hoàn cảnh đó Lênin xuất hiện, bằng việc khái quát toàn bộ thành tựu của khoa học tự nhiên và thành tựu triết học về vật chất trong lịch sử, cùng với thiên tài của mình V.I.Lênin đưa ra định nghĩa khắc phục được tình trạng trên. Phương pháp thông thường của định nghĩa là đem khái niệm được định nghĩa vào trong khái niệm rộng hơn đồng thời chỉ ra đặc trưng cơ bản của nó Ví dụ: Hình chữ nhật = hình bình hành + (có) 01 góc vuông (k/n định nghĩa) (k/n rộng hơn) (đặc trưng cơ bản) Nhưng khi đem phương pháp này áp dụng vào phạm trù vật chất, một phạm trù rộng đến cùng cực, rộng nhất đến nỗi nhận thức luận vẫn chưa nhận ra được thì không thể qui nó về vật thể, hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó. Vì thế ông đã đem vật chất đối lập với ý thức để chỉ ra đặc trưng cơ bản của nó. Đây là điểm đặc biệt thiên tài của Lênin. Phương pháp của Lê Nin: Vật chất đối lập với Ý thức VC là một ptTH đen lại cho con người trong cảm giác, đươc cảm giác của con người sao lại, chụp lại và không lệ thuộc vào YT con người. Ở định nghĩa này Lênin phân biệt 02 vấn đề quan trọng: + VC trong định nghĩa được hiểu là một phạm trù Triết học, nó chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi (khác với các dạng chất khoa học cụ thể đều có giới hạn, sinh ra, mất đi và chuyển hóa thành cái khác) ( không thể đồng nhất VC nói chung với những dạng cụ thể của VC như các nhà duy vật cổ, cận đại đã làm. + VC đối lập với YT, cái quan trọng để nhận biết VC chính là thuộc tính khách quan. Mà theo Lênin, khách quan là cái đang tồn tại độc lập với ý thức con người, với cảm giác của con người. Trong đời sống xã hội, VC là cái tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội. Vì thế về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất chính là "thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh". Như vậy có thể rút ra 03 nội dung cơ bản sau trong định nghĩa VC của Lênin: 1. VC là cái tồn tại khách quan bên ngoài YT và không phụ thuộc vào YT, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được. 2. VC là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người. 3. Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của VC. Thực tại khách quan phải có trước. Cảm giác phải có sau khẳng định VC có trước, YT có sau. VC quyết định YT, VC đem lại cân bằng khác nhau. * Ý nghĩa của quan điểm của Lênin về Vật chất: - Đã giải quyết một cách triệt để và đúng đắn về vấn đề cơ bản của Triết học trên quan điểm duy vật, đã khắc phục được những khiếm khuyết mang tính trực quan, siêu hình trong quan điểm vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác. - Đồng thời là cơ sở để đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm. Chống lại mọi trào lưu của chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri, không có cái gì mà con người không thể biết, chỉ có những cái con người chưa biết mà thôi. - Mở đường cho khoa học phát triển, đặc biệt là những ngành nghiên cứu cấu trúc vật chất. - Đặt nền tảng phương pháp luận cho sự nhận thức khoa học, đồng thời cổ vũ các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu khám phá thế giới VC, khắc phục khủng hoảng vật lý - Chỉ ra VC trong lĩnh vực xã hội chính là tồn tại xã hội - Đưa ra phương pháp định nghĩa đó là phương pháp đặc biệt. Câu 3: Vật chất & vận động. Lênin quan niệm: trong TG không có gì ngoài VC đang vận động, còn vận động của VC không diễn ra đâu ngoài không gian và thời gian 1. Khái niệm vận động: là sự thay đổi vị trí trong không gian + Quan niệm siêu hình cho rằng: VC trong trạng thái tĩnh tại không có vận động. + Quan niệm biện chứng cho rằng: các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với sự vật có đều ảnh hưởng tác động lẫn nhau, nghĩa là nhìn sự vật trong trạng thái vận động và phát triển. Sinh vật nào cũng có vận động, phát triển và chuyển hóa không ngừng (Ví dụ: quá trình phát triển của con người từ bé đến lớn và về già). E.ghen cho rằng: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung Vì:- Bất kì sự vật nào cũng có kết cấu bên trong của nó mà kết cấu ấy không gì khác hơn là những mặt, khuynh hướng, yếu tố trái ngược nhau bên trong sự vật nên chúng tác động lẫn nhau làm cho sự vật biến đổi cho nên sự vật vận động Do đó, vận động là thuộc tính cố hữu (vốn có) của VC, vận động là phương thức tồn tại của VC (không thể có vận động không có VC cũng như không tách VC khỏi vận động). Vật chất và Vận động là không thể tách rời. - Khoa học cũng chứng minh được rằng toàn bộ thế giới dù là vô cơ - hữu cơ, thực vật - động vật, vĩ mô - vi mô, con người - xã hội... tất cả đều vận động mà không đứng im. 2. Các hình thức vận động: + Vận động cơ giới (hay còn gọi là vận động cơ học): sự di chuyển vị trí của vật thể + Vận động vật lý: là sự thay đổi trạng thái vật lí, vận động của các phân tử, các hoạt cơ bản: ánh sáng, âm thanh, điện.... + Vận động hóa học: thay đổi trạng thái hóa học, kết hợp, phân giải các chất hóa học + Vận động Sinh vật: vận động của cơ thể sống, vận động trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường… + Vận động xã hội: tất cả những hoạt động của con người và sự thay thế các hình thái KT-XH. Ý nghĩa của sự phân chia này chỉ là tương đối, không phải tuyệt đối. Tuy nhiên nó chính là cơ sở để mỗi ngành khoa học nghiên cứu mỗi nhóm khác nhau. Mỗi hình thức vận động nói trên có trình độ cao thấp khác nhau. Do đó ta sẽ sai lầm nếu qui hình thức vận động cao vào hình thức vận động thấp và ngược lại. Tuy có sự khác nhau về chất, nhưng giữa các hình thức vận động có sự liên hệ, tác động chuyển hóa qua lại. Thông qua sự liên hệ, chuyển hóa phổ biến của mọi hình thức vận động trong vũ trụ mà VC được bảo toàn. Những dạng VC phức tạp như cơ thể sống, xã hội loài người bao hàm nhiều hình thức vận động trong sự liên hệ tác động qua lại, nhưng bao giờ cũng được đặc trưng bởi một hình thức vận động cơ bản xác định. Vd: Trong cơ thể sống, bao gồm các hình thức vận động cơ học, lý học, hóa học, sinh học, song hình thức vận động sinh học là hình thức đặc trưng cơ bản qui định sự khác biệt giữa cơ thể sống với những dạng VC khác. 3. Tính mâu thuẫn của vận động (vận động và đứng im): Trong khi coi vận động là thuộc tính bên trong vốn có của vật chất, CNDV không phủ nhận sự đứng im, mà coi đứng im như là trường hợp riêng của vận động. Không có đứng im tương đối thì không thể hình thành các sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối vì: - Hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định chứ không phải trong quan hệ cùng một lúc. - Đứng im chỉ xảy ra đối với một hình thức vận động trong một lúc nào đó, chứ không phải đối với tất cả hình thức vận động trong cùng một lúc. - Đứng im chỉ là biểu hiện của một trạng thái vận động: vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối khi nó là nó mà chưa chuyển thành cái khác. Đứng im là vận động nhưng là vận động trong cân bằng trong sự ổn định tương đối của sự vật làm cho sự vật vẫn là nó chưa biến đổi thành cái khác. - Vận động tuyệt đối. Do đó nó làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng biến đổi, làm cho sự đứng im tương đối luôn luôn bị phá vỡ. Đứng im chỉ là tạm thời vì vận động cá biệt có xu hướng trở thành cân bằng, vận động toàn bộ lại có xu hướng phá vỡ sự cân bằng riêng biệt đó. Không dùng quy luật của vận động này để giải thích cho vận động khác ví dụ không dùng vận động cơ giới vận dụng cho vận động vật lý. Như vậy, Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn; đứng im là tương đối, tạm thời. VC không thể nào tồn tại như thế nào khác ngoài cách vận động & VC đang vận động đó không thể vận động như thế nào ngoài vận động trong không gian và thời gian, VC vận động là vô tận nên không gian và thời gian cũng vô tận. 4. Ý nghĩa của vận động: - Về mặt thế giới quan: Thể hiện tính thống nhất của vật chất, VC không thể nào tồn tại như thế nào khác ngoài cách vận động và VC đang vận động đó không thể vận động như thế nào ngoài vận động trong không gian và thời gian. Quan điểm này chống lại triệt để những tư tưởng duy tâm, tôn giáo trong lịch sử Triết học. - Về mặt nhận thức luận: Quan điểm trên khẳng định rằng TG luôn nằm trong mối liên hệ, đó là cơ sở của phương pháp biện chứng trong nhận thức của con người, là tiền đề khách quan, là nền tảng duy vật cho phương pháp luận biện chứng, chống lại những sai lầm của qui luật Đác-uyn xã hội. Câu 4: Phạm trù ý thức. Ý thức là khái niệm rất cơ bản của triết học. Có nhiều quan niệm khác nhau về phạm trù ý thức. 1. Các quan niệm về ý thức: + Chủ nghĩa duy tâm quan niệm rằng nên tuyệt đối hóa vai trò ý thức và gắn nó với thuộc tính sản sinh ra vật chất. + Chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất ( quan niệm này không giải thích đúng bản chất và nguồn gốc của ý thức. + Chủ nghĩa duy vật biện chứng phê phán các quan điểm sai lầm nêu trên và khẳng định rằng: Ý thức là thuộc tính của một dạng VC có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc con người là cơ quan vật chất của ý thức, ý thức là chức năng của bộ óc con người. YT phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, do đó khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động của ý thức sẽ không bình thường. YT là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm tình cảm, ý chí, thói quen, nguyện vọng, hệ tư tưởng phản ánh đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và được biểu hiện bằng ngôn ngữ và kinh nghiệm. Như vậy, YT chẳng qua chỉ là cái VC được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi trong đó 2. Nguồn gốc của YT: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội * Nguồn gốc tự nhiên: - YT là đặc tính riêng của 01 dạng VC sống có tổ chức cao là bộ não con người. Bộ não người là cơ quan VC của YT. Hoạt động YT chỉ diễn ra trong bộ não người, trên cơ sở các quá trình sinh lý, thần kinh của não. - Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng VC, là năng lực giữ lại, tái hiện lại những đặc điểm của hệ thống VC này lên hệ thống VC khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả vật tác động và vật nhận tác động, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều quan trọng làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của YT. - Các tổ chức, các hệ thống VC tiến hóa, thuộc tính phản ánh của chúng cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ thụ động không chọn lựa đến chủ động có chọn lựa. Trong TG vô cơ có các hình thức phản ánh cơ học, lý học, hóa học. Đó là sự phản ánh đơn giản, thụ động không chọn lựa. Ví dụ: hình ảnh các vật trong gương, thanh kim loại biến dạng do va chạm, chụp hình… Trong TG hữu sinh có các hình thức phản ánh sau: + Tính kích thích: (ở thực vật & động vật bậc thấp) Vd: hoa hướng dương tự hướng về mặt trời, rễ cây đâm xuyên vào những mảnh đất màu mỡ. + Tính cảm ứng: (ở động vật có hệ thần kinh). Nó được thể hiện trên cơ sở các quá trình thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể giữa cơ thể với môi trường thông qua phản xạ không điều kiện. Phản ảnh của gương soi. + Phản ánh tâm lý: là hình thức phản ánh ở động vật có hệ thần kinh trung ương. Là hình thức phản ánh cao nhất trong giới động vật gắn liền với quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Vd: chó nhà quyến luyến với người chủ nuôi dưỡng, thương yêu nó. + Phản ánh ý thức: là hình thức phản ánh cao nhất của 01 dạng VC có tổ chức cao nhất đó là bộ não con người. Não là quá tình tiến hóa lâu dài của tự nhiên (có bộ não con người mới tiến hóa được, còn động vật chỉ dừng lại ở mức độ bắt chước). Không thể tách rời YT ra khỏi sự hoạt động của bộ não, khi bộ não tổn thương thì hoạt động YT sẽ bị rối loạn. Khi động vật chuyển hóa thành người thì phản ánh tâm lý của động vật chuyển hóa thành phản ánh tâm lý của ý thức. Ý thức của con người dù có kỳ diệu đến đâu vẫn chỉ là phản ánh thuộc tính phản ánh của vật chất nhưng là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất có tổ chức rất cao và là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất. Chủ nghĩa duy vật trước Mác không thể giải thích được nguồn gốc của Ý Thức. Tóm lại: Có thuộc tính phản ánh mà không có bộ não con người thì con người cũng không thể hình thành YT. Sự phản ánh TG khách quan vào não con người là nguồn gốc tự nhiên của YT. * Nguồn gốc xã hội: Nguồn gốc tự nhiên là quan trọng không thể thiếu được. Nguồn gốc XH là điều kiện quyết định cho sự ra đời của YT. Sự ra đời của bộ não cũng như sự hình thành con người & XH loài người nhờ hoạt động lao động và giao tiếp XH bằng ngôn ngữ. Lao động & Ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não loài vật thành bộ não của con người, t
Tài liệu liên quan