Tài liệu Vật lý: Máy quang phổ

I. MÁY QUANG PHỔ : 1. Định nghĩa : Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau . Giả sử cần phân tích ánh sáng phát ra từ một đèn Đ. Trước hết, người ta phải tạo ra một chùm sáng đủ mạnh bằng cách cho ánh sáng từ đèn đi qua một thấu kính hội tụ L, để thu được một chùm sáng hội tụ. Sau đó cho chùm sáng hội tụ đó đi vào máy quang phổ. 2. Cấu tạo. Máy quang phổ lăng kính gồm ba bộ phận chính sau: a. Ống chuẩn trực Ống chuần trực là bộ phận có dạng một cái ống, gồm một thấu kính hội tụ (L1) gắn ở một đầu ống, đầu còn lại có một khe hẹp (F) nằm ở tiêu diện của thấu kính . Do F đặt tại tiêu diện của L1 nên, ánh sáng từ khe F, sau khi đi qua L1 sẽ là một chùm sáng song song.

pdf8 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Vật lý: Máy quang phổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MÁY QUANG PHỔ : 1. Định nghĩa : Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau . Giả sử cần phân tích ánh sáng phát ra từ một đèn Đ. Trước hết, người ta phải tạo ra một chùm sáng đủ mạnh bằng cách cho ánh sáng từ đèn đi qua một thấu kính hội tụ L, để thu được một chùm sáng hội tụ. Sau đó cho chùm sáng hội tụ đó đi vào máy quang phổ. 2. Cấu tạo. Máy quang phổ lăng kính gồm ba bộ phận chính sau: a. Ống chuẩn trực Ống chuần trực là bộ phận có dạng một cái ống, gồm một thấu kính hội tụ (L1) gắn ở một đầu ống, đầu còn lại có một khe hẹp (F) nằm ở tiêu diện của thấu kính . Do F đặt tại tiêu diện của L1 nên, ánh sáng từ khe F, sau khi đi qua L1 sẽ là một chùm sáng song song. b. Hệ tán sắc. Hệ tán sắc gồm một hoặc vài thấu kính (P), có tác dụng tán sắc chùm sáng phức tạp truyền từ ống chuẩn trực tới lăng kính . Chùm sáng phức tạp, có nhiều thành phần, sau khi đi qua lăng kính P sẽ được phân tích thành nhiều chùm sáng đơn sắc chiếu theo các phương  nhau. c. Buồng ảnh Buồng ảnh là một hộp kín gồm một thấu kính hội tụ (L2 ) và một tấm kính mờ hoặc kính ảnh (K) đặt tại têu diện của thấu kính . Mỗi chùm sáng đơn sắc chiếu đến L2 sẽ được hội tụ trên kính ảnh K và tạo thành một vạch quang phổ. Nếu ánh sáng dùng trong thí nghiệm gồm 2, 3 thành phần đơn sắc thì trên kính ảnh K sẽ xuất hiện 2, 3.. vạch quang phổ có màu đơn sắc  nhau. Nếu ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng trắng thì trên kính ảnh K sẽ xuất hiện vô số vạch quang phổ nằm sát nhau và tạo ra một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. II. CÁC LOẠI QUANG PHỔ. Tùy theo nguồn ánh sáng chiếu vào máy quang phổ, mà quang phổ thu được trên kính ảnh K có thể có những đặc điểm  nhau. Có các loại quang phổ sau : Loại quang phổ Quang phổ liên tục Quang phổ vạch phát xạ Quang phổ vạch hấp thụ Định nghĩa Là một dải màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục Gồm các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối Là quang phổ liên tục thiếu một số vạch màu do bị chất khí (hay hơi kim loại hấp thụ) Nguồn phát, điều kiện phát. - Các vật rắn, lỏng, khí có khối lượng riêng lớn bị nung nóng phát ra. - Do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện - Muốn thu được quang phổ vạch hấp thụ của một đám khí hay hơi, ta phải đặt nó trên đường truyền của một nguồn phát quang phổ liên tục. - Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục. Đặc điểm - Không phụ thuộc vào bản chất của của nguồn phát. - Phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát. - Phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát : ‘ Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó’. - Phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát. - Ở một nhiệt độ xác định, một vật chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại. Ứng dụng - Xác định nhiệt độ của các vật - Nhận biết sự có mặt của các nguyên tố có trong hỗn hợp hoặc hợp chất. - Nhận biết sự có mặt của các nguyên tố có trong hỗn hợp hoặc hợp chất. MÁY QUANG PHỔ. CÁC LOẠI QUANG PHỔ. Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của quang phổ liên tục? A. Dùng để xác định bước sóng của ánh sáng. B. Dùng để xác định thành phần cấu tạo của các vật phát sáng. C. Dùng để xác định nhiệt độ của các vật phát sáng do bị nung nóng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Quang phổ vạch phát xạ có đặc điểm: A. Chứa các vạch màu có cùng độ sáng và cách đều nhau. B. Chứa các vạch cùng màu hiện trên một nền tối. C. Chứa các vạch  màu nhau hiện trên một nền tối. D. Chứa các vạch đen hiện trên một nền sáng. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ phát xạ ? A. Quang phổ vạch phát xạ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng phát ra. B. Các nguyên tố  nhau có quang phổ vạch  nhau. C. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn phát. D. Gồm những vạch màu riêng lẻ nằm trên một nền tối. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch? A. Quang phổ vạch hấp thụ gồm những vạch tối nằm cách đều nhau hiện trên nền của một quang phổ liên tục. B. Quang phổ vạch phát xạ gồm những vạch màu riêng rẽ hiện trên một nền tối. C. Quang phổ vạch phát xạ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra. D. Có hai loại quang phổ vạch là quang phổ vạch hấp thụ và quang phổ vạch phát xạ. Câu 5: Quang phổ phát ra bới một tấm sắt được nung nóng và một tấm đồng được nung nóng: A. Hoàn toàn  nhau ở mọi nhiệt độ. B. Đều là quang phổ vạch. C. Giống nhau nếu nhiệt độ của hai vật đó như nhau. D. Đều là quang phổ liên tục nhưng  nhau ở mọi nhiệt độ. Câu 6: Đặc điểm của quang phổ liên tục là gì? A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. B. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. C. Nhiệt độ tăng thì miền phát sáng của vật mở rộng về phía bước sóng lớn. D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Câu 7: Đặc điểm của quang phổ liên tục là : A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. B. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. C. Phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. D. Cả B và C đều đúng. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Quang phổ liên tục gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ hiện trên một nền tối. B. Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. D. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra. Câu 9: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ? A. Do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích phát sáng phát ra. B. Có ứng dụng để nhận biết sự có mặt của một nguyên tố trong một hợp chất hoặc trong một hỗn hợp. C. Do các chất rắn , lỏng, khí khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra. D. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối. Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục? A. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. B. Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím, thu được khi chiếu chùm sáng trắng vào khe của máy quang phổ. C. Tất cả các vật rắn, lỏng và các khối khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục. D. Khi nhiệt độ của vật càng cao thì miền phát sáng của vật mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn. Câu 11: Quang phổ liên tục là quang phổ có đặc điểm gì sau đây? A. Phụ thuộc vào bản chất của vật sáng. B. Phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng. C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật. D. Phụ thuộc vào cả nhiệt độ và bản chất của vật. Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của quang phổ liên tục? A. phụ thuộc vao thành phần cấu tạo của nguồn sáng. B. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về miền có bước sóng lớn. C. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Câu 13: Tính chất của quang phổ liên tục là gì? A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. B. phụ thuộc vào bản chất của nguồn sáng. C. Phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của nguồn sáng. D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chât của nguồn sáng. Câu 14: Nguồn nào sau đây phát ra quang phổ vạch phát xạ? A. Khí Heeli ở áp suất thấp bị nung nóng phát sáng. B. Khí hidro ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng. C. Hơi Natri ở áp suất thấp bị kích thích bằng điện phát sáng. D. Cả A, B, C Câu 15: Khi tăng nhiệt độ của dây tóc bóng đèn điện, thì quang phổ của ánh sáng do nó phát ra thay đổi như thế nào? A. Sáng dần và mở rộng dần về phía ánh sáng đỏ.. B. Sáng dần và mở rộng về phía tím. C. Không thay đổi gì cả. D. Vùng ở giữa tối dần, hai bên sáng dần. Câu 16: Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa trên hiện tượng : A. Giao thoa ánh sáng. B. Phản xạ ánh sáng. C. Khúc xạ ánh sáng. D. Tán sắc ánh sáng. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về máy quang phổ lăng kính ? A. ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm sáng song song. B. Lăng kính có tác dụng phân tích chùm sáng chiếu tới nó thành nhiều chùm sáng đơn sắc chiếu theo các hướng  nhau. C. Buồng ảnh ở ngay phía sau lăng kính. D. Quang phổ thu được ở buồng ảnh là một dải sáng có màu biến thiên liên tục. Câu 18: Tìm phát biểu đúng. Quang phổ phát xạ của hidro và quang phổ phát xạ của heli: A. Giống nhau về số lượng vạch, nhưng vị trí của các vạch thì khác nhau. B. Đều là quang phổ vạch phát xạ, nhưng hoàn toàn khác nhau về số lượng, vị trí và màu sắc các vạch. C. Đều là quang phổ vạch phát xạ và hoàn toàn giống nhau. D. Đều là quang phổ liên tục. Câu 19: Khi sử dụng phép phân tích quang phổ sẽ xác định được: A. Hình dạng của vật. B. Thành phần cấu tạo và nhiệt độ của vật. C. Kích thước của vật. D. Màu sắc của vật. Câu 20: Quang phổ liên tục được phát ra khi nung nóng: A. Chất rắn, lỏng và khí bất kì. B. Chất rắn, lỏng và khí có tỉ khối lớn. C. Chỉ với chất rắn. D. Chỉ với chất lỏng và chất rắn. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ liên tục ? A. Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Quang phổ liên tục do các vật rắn bị nung nóng phát ra. C. Quang phổ liên tục do các chất lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 22: Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ trước khi chiếu đến buồng ảnh là: A. Gồm nhiều chùm sáng song song, chiếu theo nhiều hướng, mỗi chùm có một màu. B. Một chùm sáng phân kì màu trắng. C. Một chùm sáng phân kì nhiều màu. D. Một chùm sáng trắng, song song. Câu 23: Bộ phận chính của máy quang phổ là : A. Lăng kính. B. Nguồn sáng. C. Ống chuẩn trực. D. Kính ảnh. Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng về ứng dụng của quang phổ liên tục ? A. Xác định nhiệt độ của vật phát sáng. B. Nhận biết các thành phần cấu tạo của các nguyên tố có trong một hợp chất hoặc một hỗn hợp. C. Xác định bước sóng của nguồn sáng. D. Xác định màu sắc của nguồn sáng. Câu 25: Trong số các nguồn sáng dưới đây, nguồn sáng nào phát ra quang phổ liên tục? A. Đèn dây tóc nóng sáng. B. Đèn hơi natri. C. Đèn hơi thủy ngân. D. Đèn hidro. Câu 26: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ? A. Quang phổ vạch phát xạ gồm những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối. B. Quang phổ vạch phát xạ gồm những dải màu hiện trên một nền tối. C. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng riêng cho nguyên tố đó. D. Quang phổ vạch phát xạ do các khối khí (hay hơi) ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng phát ra. Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của máy quang phổ ? A. Lăng kính P có tác dụng làm tán sắc chùm sáng song song chiếu từ ống chuẩn trực tới. B. Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra chùm sáng song song. C. Buồng ảnh có tác dụng thu được quang phổ của nguồn sáng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 28: Đặc điểm của quang phổ liên tục là : A. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của vật phát sáng. B. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. C. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. D. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía bước sóng dài. Câu 29: Điều nào sau đây là sai khi nói về máy quang phổ ? A. Dùng để phân tích chùm sáng thành nhiều thành phần đơn sắc  nhau. B. Ống chuẩn trực dùng để tạo ra chùm sáng hội tụ đủ mạnh. C. Là dụng cụ hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. D. Lăng kính dùng để tán sắc chùm sáng chiếu từ ống chuẩn trực tới. Câu 30: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục? A. Do các vật rắn bị nung nóng phát ra. B. Là một dải sáng có màu sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. Do các khối khí có tỉ khối lớn bị nung nóng phát ra. D. Do các khối khí hoặc đám hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng phát ra. Câu 31: Khi nói về cấu tạo của máy quang phổ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Ống chuẩn trực dùng để tạo ra chùm sáng song song. B. Lăng kính dùng để tán sắc chùm sáng chiếu tới nó. C. Buồng ảnh dùng để thu quang phổ. D. Ánh sáng từ nguồn, sau khi đi qua lăng kính, sẽ được đi qua ống chuẩn trực để tạo ra những chùm sáng song song. Câu 32: Máy quang phổ là dụng cụ để: A. Đo cường độ sáng. B. Đo bước sóng ánh sáng. C. Nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp. D. Ghi lại hình ảnh những nguồn sáng chói. Câu 33: Ánh sáng phát ra từ một đèn dây tóc nóng sáng, sau khi đi qua một kính lọc sắc đỏ được rọi vào một máy quang phổ. Hình ảnh thu được trên buồng ảnh khi đó: A. Là một vạch sáng đỏ hiện trên một nền tối. B. Là một dải sáng đỏ hiện trên nền tối. C. Là hệ thống những vạch đỏ hiện trên một nền tối. D. Có một vạch đen hiện trên nền của một dải sáng đỏ. Câu 34: Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng: A. Nhiễu xạ ánh sáng. B. Giao thoa ánh sáng. C. Tán sắc ánh sáng. D. phản xạ toàn phần. Câu 35: Ánh sáng nào sau đây khi chiếu qua máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục? A. Ánh sáng tím. B. Ánh sáng đỏ. C. Ánh sáng trắng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 36: .Quang phổ vạch phát xạ là: A. Hệ thống những vạch sáng cùng màu đơn sắc nằm cách đều nhau trên một nền tối. B. Hệ thống những vạch sáng đơn sắc có màu khác nhau nằm cách đều nhau trên một nền tối. C. Hệ thống những vạch sáng đơn sắc có màu khác nhau nằm trên một nền tối. D. Hệ thống những vạch đen hiện trên nền của một quang phổ liên tục. Câu 37: Muốn thu được quang phổ vạch hấp thụ của một đám khí hay hơi, cần phải: A. Nung nóng khối khí hay hơi đó đến nhiệt độ rất cao. B. Tăng áp suất của khối khí hay hơi đó. C. Hạ áp suất của khối khí đó, sau đó thì nung nóng. D. Đặt khối khí hay hơi đó trên đường truyền sáng của một nguồn phát quang phổ liên tục. Câu 38: Nếu đi theo đường truyền của một tia sáng rọi vào trong máy quang phổ, lần lượt, theo thứ tự sẽ gặp: A. Lăng kính, ống chuẩn trực. buồng ảnh. B. Ống chuẩn trực, buồng ảnh, lăng kính. C. Lăng kính, buồng ảnh, ống chuẩn trực. D. Ống chuẩn trực, lăng kính, buồng ảnh. Câu 39: Quang phổ vạch phát xạ được ứng dụng để: A. Xác định nhiệt độ của các vật nóng sáng, ở xa (ví dụ như Mặt Trời và các Sao) B. Đo bước sóng ánh sáng phát ra từ một nguồn phát sáng. C. Xác định thành phần hóa học của một hỗn hợp hoặc của một hợp chất. D. Đo cường độ sáng phát ra từ nguồn. Câu 40: Tìm phát biểu sai. Quang phổ phát ra từ một khối sắt bị nung nóng và quang phổ phát ra từ một khối đồng bị nung nóng: A. Đều là quang phổ liên tục. B. Hoàn toàn giống nhau nếu nhiệt độ của hai khối đó cùng là 9500C. C. Hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ vì bản chất của hai khối đó khác nhau. D. Khác nhau nếu nhiệt độ của hai khối này không bằng nhau. Câu 41: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục? A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. B. Quang phổ liên tục gồm các vạch màu hiện trên một nền tối. C. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra. D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Câu 42: Một nguồn sáng phát ra đồng thời 3 ánh sáng đơn sắc lam, cam chàm. Cho ánh sáng phát ra từ nguồn này rọi vào một máy quang phổ. Khi đó, trên kính ảnh của máy quang phổ sẽ xuất hiện: A. Một dải sáng gồm 3 màu lam, cam,chàm hòa trộn với nhau. B. Một vạch sáng có màu tổng hợp của 3 màu trên. C. Ba vạch sáng đơn sắc lam, cam, chàm. Trong đó màu lam ở giữa. D. Ba vạch sáng đơn sắc lam, cam, chàm. Trong đó màu cam ở giữa. Câu 43 (CĐ 2007): Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J A. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J. B. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J. C. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó. D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó. Câu 44 (ĐH – 2007): Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng A. trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng. B. ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ. C. các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng. D. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng. Câu 45 (ĐH– 2008):: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ? A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy. B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó. C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng. Câu 46 (CĐ-2009): Khi nói về quang phổ, phát biểunào sau đây là đúng? A. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch. B. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy. C. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch. D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó. Câu 47 (ĐH– 2009): Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục. B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch. C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy. D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy. Câu 48 (ĐH– 2009): Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là: A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại. C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại. Câu 49 (ĐH– 2009): Quang phổ liên tục A. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát. B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát. C. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát. D. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát. Câu 50 (ĐH-CĐ 2010) Quang phổ vạch phát xạ A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch. B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng. D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. MÁY QUANG PHỔ. CÁC LOẠI QUANG PHỔ. Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của quang phổ liên tục? A. Dùng để xác định bước sóng của ánh sáng. B. Dùng để xác định thành phần cấu tạo của các vật phát sáng. C. Dùng để xác định nhiệt độ của các vật phát sáng do bị nung nóng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Quang phổ vạch phát xạ có đặc điểm: A. Chứa các vạch màu có cùng độ sáng và cách đều nhau. B. Chứa các vạch cùng màu hiện trên một nền tối. C. Chứa các vạch  màu nhau hiện trên một nền tối. D. Chứa các vạch đen hiện trên một nền sáng. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là
Tài liệu liên quan