Tập bài giảng Phương pháp nghiên cứu địa lí

- Kiến thức: Hiểu được quá trình phát triển của khoa học Địa lí (những bước thăng trầm, những giai đoạn khủng hoảng bế tắc, những giai đoạn hư ng thịnh); Các khái niệm về Kho a học Địa lí; đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiê n cứu của Địa lí học. Hiểu được các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của Địa lí học. Học phần cũng cung cấp cơ sở và phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên một trong những nhiệm vụ hàng đầu khi tiến hành nghiên cứu địa lí địa phương. Để thực hiện tốt nội dung nghiê n cứu địa lí học phần c ũng cung cấp những kiến thức cơ bản của Cảnh quan học.

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập bài giảng Phương pháp nghiên cứu địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA ĐỊA LÍ – ĐỊA CHÍNH  PHAN THÁI LÊ TẬP BÀI GIẢNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ Quy Nhơn, tháng 9/2011 MỤC LỤC GIỚI THIỆU HỌC PHẦN ...................................................................................................1 Chƣơng 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC ĐỊA LÍ ..........................................2 1.1. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học ...............................2 1.1.1. Quan niệm về Địa lí học ......................................................................................2 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của Địa lí học .................................................................2 1.1.3. Mục đích nghiên cứu của Địa lí học...................................................................3 1.1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học ..................................................................4 1.2. Cấu trúc của Khoa học Địa lí...................................................................................4 1.2.1. Nhóm các khoa học địa lí tự nhiên .....................................................................4 1.2.2. Nhóm các ngành khoa học địa lí kinh tế – xã hội .............................................4 1.2.3. Nhóm các ngành khoa học địa lí mang tính liên ngành ...................................5 1.2.4. Nhóm hệ thống các ngành khoa học địa lí gồm bản đồ học và các bộ phận chia nhỏ của nó ................................................................................................................5 1.3. Lịch sử phát triển của Địa lí học .............................................................................6 1.3.1. Thời kì cổ đại (Thế kỉ thứ V TCN - V SCN) ....................................................6 1.3.2. Thời kì Trung Cổ (Thế kỉ V- XV) ......................................................................7 1.3.3. Thời kì các công cuộc phát kiến địa lí vĩ đại (Thế kỉ XV – XVI) ..................8 1.3.4. Thời kì tiền Tư bản chủ nghĩa (thế kỉ XVII – XVIII) ......................................8 1.3.5. Thời kì Tư bản chủ nghĩa (thế kỉ XIX) ..............................................................9 1.3.6. Nửa đầu thế kỉ XX (1900 – 1950) ......................................................................9 1.3.7. Nửa cuối thế kỉ XX.............................................................................................10 1.4. Xu hƣớng phát triển của Địa lí học ......................................................................11 1.5. Vai trò của Địa lí học trong nhà trƣờng và đời sống ........................................11 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ .................................................13 2.1. Phƣơng pháp luận trong nghiên cứu Địa lí học.................................................13 2.1.1. Quan niệm về phương pháp luận ......................................................................13 2.1.2. Những phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu địa lí .................13 2.2. Hệ phƣơng pháp nghiên cứu địa lí .......................................................................15 2.2.1. Phương pháp trong phòng..................................................................................15 2.2.2. Phương pháp mô tả, so sánh ..............................................................................15 2.2.3. Phương pháp bản đồ ...........................................................................................15 2.2.4. Phương pháp địa vật lí .......................................................................................15 2.2.5. Phương pháp địa hoá học...................................................................................16 2.2.6. Phương pháp cổ địa lí .........................................................................................16 2.2.7. Phương pháp ảnh máy bay, vệ tinh ..................................................................16 2.2.8. Phương pháp phân tích hệ thống ......................................................................16 2.2.9. Phương pháp toán học ........................................................................................16 2.2.10. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .........................................................16 2.3. Các bƣớc thực hiện một đề tài nghiên cứu địa lí ...............................................16 2.3.1. Xác định vấn đề nghiên cứu ..............................................................................16 2.3.2. Xác định mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vị nghiên cứu...18 2.3.3. Lựa chọn quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................19 2.3.4. Bố cục đề tài nghiên cứu....................................................................................19 Chƣơng 3. PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ CẢNH QUAN HỌC ................20 3.1. Phân vùng địa lí tự nhiên........................................................................................20 3.1.1. Quan niệm về vùng.............................................................................................20 3.1.2. Quan niệm về phân vùng địa lí tự nhiên ..........................................................20 3.1.3. Mục đích của phân vùng địa lí tự nhiên (phân vùng tổng hợp) ....................20 3.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của phân vùng địa lí tự nhiên ....................................21 3.1.5. Phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên ...........................................................22 3.1.6. Các chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị ...........................................................23 3.1.7. Một số hệ thống đơn vị phân vị trong phân vùng địa lí tự nhiên ..................24 3.2. Cảnh quan học ..........................................................................................................31 3.2.1. Khái niệm Cảnh quan học và cảnh quan địa lí ................................................31 3.2.2. Cấu trúc và các hợp phần của cảnh quan địa lí ...............................................32 3.2.3. Phân loại cảnh quan ............................................................................................32 3.2.4. Các phương pháp nghiên cứu cảnh địa lí.........................................................33 Tài liệu tham khảo ...............................................................................................................34 1 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN 1. Tên học phần: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ (Research method of geography) 2. Số đơn vị tín chỉ: 2 3. Trình độ: Dạy cho sinh viên đại học ngành địa lí năm thứ 2. 4. Phân bố thời gian: - Lí thuyết: 20 tiết - Thảo luận: 10 tiết - Bài tập: 10 tiết 5. Điều kiện tiên quyết: SV đã học xong các học phần Địa lí đại cương. 6. Mục tiêu của học phần: - Kiến thức: Hiểu được quá trình phát triển của khoa học Địa lí (những bước thăng trầm, những giai đoạn khủng hoảng bế tắc, những giai đoạn hưng thịnh); Các khái niệm về Khoa học Địa lí; đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học. Hiểu được các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của Địa lí học. Học phần cũng cung cấp cơ sở và phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên một trong những nhiệm vụ hàng đầu khi tiến hành nghiên cứu địa lí địa phương. Để thực hiện tốt nội dung nghiên cứu địa lí học phần cũng cung cấp những kiến thức cơ bản của Cảnh quan học. - Kỹ năng: Có kĩ năng phân tích những sự kiện trong quá trình phát triển khoa học Địa lí và sự tự hoàn thiện của khoa học Địa lí để đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn ngày càng biến đổi nhanh chóng và đa dạng. Có kĩ năng xác định một vấn đề địa lí để nghiên cứu và xây dựng được một đề cương nghiên cứu khoa học Địa lí hoàn chỉnh trong đó biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. - Thái độ, chuyên cần: Trân trọng thành tựu phát triển của khoa học Địa lí và có ý thức đóng góp vào sự phát triển chung của khoa học Địa lí. Tích cực tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề của tự nhiên - xã hội để đóng góp vào sự phát triển của xã hội và xây dựng khoa học Địa lí ngày cành phát triển vững mạnh. Để có thái độ tích cực đó, sinh viên phải chăm chỉ và chuyên cần trong học tập, phát huy tính độc lập trong đặt và giải quyết các vấn đề của Địa lí học. 2 Chƣơng 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC ĐỊA LÍ 1.1. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học 1.1.1. Quan niệm về Địa lí học Địa lí học đã phát triển hàng nghìn năm, nhưng những kiến thức địa lí đầu tiên chỉ là sự mô tả, liệt kê những điều mắt thấy, tai nghe nên Địa lí học ngày đó đã mang cái tên với đúng nghĩa là “Geographia” (sự mô tả Trái Đất) với rất nhiều quan niệm khác nhau. Hiện nay Địa lí học được hiểu là: “Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng” (Bách khoa toàn thư Xô viết). 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của Địa lí học Thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ được được coi là những đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế. 1.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của Địa lí tự nhiên a. Thể tổng hợp địa lí tự nhiên: là một sự kết hợp có quy luật của các thành phần địa lí (như địa hình, khí hậu, nước trên mặt và nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và động vật) nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp và tạo thành một hệ thống không thể chia cắt được. Thể tổng hợp địa lí tự nhiên là khái niệm cơ bản thứ nhất mà Khoa học địa lí tự nhiên đã cấu tạo được (còn gọi là địa tổng thể, địa hệ thống, thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên). Qua nhìn nhận về các nghiên cứu của các nhà địa lí tự nhiên thì sự nhận thức về sự phân bố của các vật thể trong không gian hay thông qua tìm hiểu những mối liên hệ tồn tại giữa các thành phần cấu tạo nên một lãnh thổ nhất định, tư duy của con người cũng dần dần đi đến khái niệm ấy. Ngoài khái niệm TTHĐLTN là đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên, còn có các khái niệm khác bàn về đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên như “lớp vỏ địa lí Trái Đất” (Kalexnisk). b. Lớp vỏ địa lí: “lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất gồm có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quển, thuỷ quyển, thổ quyển và quyển sinh vật), xâm nhập và tác động lẫn nhau” (Kalexnisk) . - Cấu trúc của lớp vỏ địa lí: + Theo chiều thẳng đứng có 5 quyển: khí quyển - thuỷ quyển - sinh quyển - thổ quyển - thạch quyển (có một số ý kiến đề xuất quyển thứ 6 là quyển trí tuệ hay là quyển kĩ thuật). 3 Trong đó sinh quyển ra đời muộn nhất nhưng lại có tác dụng làm thay đổi các quyển khác và cũng dễ thay đổi nhất; thạch quyển là cổ nhất, bảo thủ nhất nhưng tạo nên bề mặt địa hình, nó chịu ảnh hưởng của các thành phần khác. + Theo cấu trúc ngang: tạo ra trên bề mặt Trái Đất các lãnh thổ các cấp khác nhau, đầu tiên cụ thể nhất là sự phân chia lục địa, đại dương, tiếp theo là sự phân hoá các đới… - Người ta hiểu lớp vỏ địa lí là một bộ phận phức tạp nhất của hành tinh chúng ta về thành phần vật chất, về kiến trúc. Nó bao gồm tầng đối lưu (khí quyển bên dưới), thuỷ quyển (tối đa sâu 11km), tầng đá trầm tích trong lớp vỏ Trái Đất (độ dày 4 - 5 km), cùng các thể xâm nhập macma và toàn bộ các thể hữu cơ sống tại 3 quyển trên. Lớp vỏ địa lí trong phạm vi nêu trên là một hệ thống vật chất toàn vẹn, khác hẳn với những bộ phận còn lại của Trái Đất. Tính toàn vẹn đó được quy định bởi sự trao đổi vật chất và năng lượng liên tục xảy ra giữa các bộ phận cấu tạo riêng biệt của lớp vỏ địa lí. c. Cảnh quan địa lí: “Cảnh quan địa lí là một bộ phận của bề mặt đất, về mặt định tính khác hẳn với các bộ phận khác, được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và là sự tập hợp các đối tượng và hiện tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật và thống nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng lớn có quan hệ không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lí” S.V. Kaletxnic (1959). Ba khái niệm trên là ba khái niệm cơ bản trong địa lí tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ có thể coi là đối tượng của địa lí tự nhiên (nói chung) hoặc là thể tổng hợp địa lí tự nhiên hoặc là lớp vỏ địa lí. Khái niệm “cảnh quan” chỉ biểu diễn một lãnh thổ nhỏ hẹp, rất nhỏ hẹp của bề mặt Trái Đất, vì vậy ở quy mô hành tinh, người ta phải sử dụng đến khái niệm lớp vỏ cảnh quan. d. Môi trường địa lí: Trong thời gian từ 1950 trở lại đây môi trường địa lí được nhiều tác giả chấp nhận coi là đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên. Việc xác định môi trường địa lí là đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên có ưu thế là nhìn tự nhiên bề mặt đất không phải thuần tuý là một vật thể vật lí mà là môi trường hoạt động kinh tế của con người. Bằng cách đó người ta nhấn mạnh đến các mối quan hệ trong các công cuộc khảo sát địa lí tự nhiên với thực tiễn và với hoạt động sản xuất của xã hội 1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của địa lí kinh tế Là nghiên cứu sự hình thành, phát triển và điều khiển các hệ thống kinh tế - xã hội theo lãnh thổ được xây dựng trên bề mặt đất nước như là sự phản ánh phân công lao động xã hội. 1.1.3. Mục đích nghiên cứu của Địa lí học - Nghiên cứu hoàn cảnh thiên nhiên, sản xuất xã hội, đời sống cư dân ở những địa phương khác nhau và trên toàn thể mặt Địa cầu (Hoàng Thiếu Sơn). 4 - Nhận thức các quy luật phát sinh và phát triển của tự nhiên, xác định mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội loài người, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ thiên nhiên. 1.1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lí học Trên cơ sở nhận thức được các quy luật phát sinh và phát triển của môi trường địa lí (quyển vô cơ và hữu cơ), xác định cho đúng đắn các mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội. Các mối quan hệ này ngày càng trở nên phức t ạp. 1.1.4.1. Nhiệm vụ của địa lí tự nhiên - Nhiệm vụ của địa lí tự nhiên Đại cương là nghiên cứu những đặc điểm chung nhất, kiến trúc và các quy luật phát triển của lớp vỏ địa lí. - Nhiệm vụ của địa lí tự nhiên khu vực là nghiên cứu đặc thù địa lí tự nhiê n ở các khu vực và nguyên nhân tạo nên sự khác nhau. - Nhiệm vụ của địa lí tự nhiên bộ phận: chỉ nghiên cứu một bộ phận của lớp vỏ địa lí để phát hiện ra những đặc điểm của các bộ phận đó. 1.1.4.2. Nhiệm vụ của địa lí kinh tế - Nhiệm vụ của Địa lí kinh tế Đại cương là nghiên cứu các hiện tượng cư dân và sản xuất xã hội trong toàn bộ môi trường địa lí thế giới. - Nhiệm vụ của Địa lí kinh tế bộ phận (khu vực hay địa phương) là nghiên cứu các hiện tượng cư dân và sản suất xã hội trong toàn bộ môi trường địa l í trong phạm vi từng nước, từng miền. 1.2. Cấu trúc của Khoa học Địa lí Hệ thống khoa học địa lí bao gồm 2 nhóm khoa học lớn: Nhóm các khoa học tự nhiên (địa lí tự nhiên) và nhóm các khoa học xã hội (địa lí kinh tế). 1.2.1. Nhóm các khoa học địa lí tự nhiên Nghiên cứu các quy luật khách quan của lớp vỏ địa lí. Đối tượng nghiên cứu là những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí và bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên. - Các khoa hoc địa lí tự nhiên bộ phận bao gồm các khoa học sau: Địa mạo học; Thuỷ văn học; Khí hậu học ; Thổ nhưỡng học; Địa lí thực vật ; Địa lí động vật ; Cổ địa lí học... Trong quá trình nghiên cứu xuất hiện các ngành địa lí chuyên sâu, như thuỷ văn sông ngòi, thuỷ văn nước ngầm, Hải dương học. Ngoài ra còn xuất hiện các ngành khoa học trung gian: thuỷ văn - hoá học, thuỷ văn - địa chất… - Các ngành địa lí tự nhiên tổng hợp: Địa lí tự nhiên đại cương; Địa lí tự nhiên khu vực. 5 1.2.2. Nhóm các ngành khoa học địa lí kinh tế – xã hội Thường được định nghĩa là khoa hoc về sự phân bố sản xuất, nghiên cứu sự phân bố sản xuất, mối quan hệ giữa sản xuất với tài nguyên tự nhiên, kinh tế xã hội . hay bản thân “địa lí kinh tế là một khoa học xã hội thuộc hệ thống các khoa học địa lí và nghiên cứu sự phân bố địa lí của nền sản xuất, hiểu như là sự thống nhất giữa sức sản xuất và các quan hệ sản xuất, các điều kiện và đặc điểm của sự phát triển của sản xuất ở những nước và khu vực khác nhau” (định nghĩa của hội địa lí toàn Liên Xô, 1955). Các khoa hoc địa lí kinh tế bộ phận nghiên cứu sự phân bố của từng hoạt động sản xuất, các điều kiện và các đặc điểm về sự phát triển của hoạt động đó ở từng nước hoặc từng khu vực. Bao gồm: Địa lí dân cư; Cơ sở địa lí kinh tế; Địa lí nông nghiệp; Địa lí công nghiệp; Địa lí giao thông vận tải; Địa lí đô thị, Địa lí thương mại ; Địa lí chính trị; Địa lí phục vụ... Trong giai đoạn hiện nay địa lí kinh tế thế giới và địa lí đô thị đang ngày càng tiến tới hình thành những khoa học riêng biệt nằm trong địa lí kinh tế. Địa lí phục vụ, địa lí các tài nguyên lao động là hai khoa học địa lí mới đang được hình thành. 1.2.3. Nhóm các ngành khoa học địa lí mang tính liên ngành Là nhóm các ngành khoa học không những cung cấp các kiến thức địa lí mà còn đề cập đến những kiến thức ngoài phạm vi địa lí học, mang tính liên ngành điển hình như: Địa phương chí ; Địa phương chí địa lí y học; Địa lí quân sự… 1.2.4. Nhóm hệ thống các ngành khoa học địa lí gồm bản đồ học và các bộ phận chia nhỏ của nó Khoa học bản đồ là một khoa học riêng biệt, vì nó có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Nhưng nó giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các khoa học địa lí, vì nó nghiên cứu sự phân bố của các đối tượng tự nhiên và kinh tế và các mối quan hệ giữa chúng bằng bản đồ. Hay, ngoài các nhiệm vụ truyền thống thì nhiệm vụ ngày càng được đưa lên hàng đầu là việc nghiên cứu các quy luật không gian, các mối liên hệ qua lại giữa các hiện tượng, cũng như động lực của chúng. * Kết luận chung: Dù địa lí học có hai nhóm khác nhau, có đối tượng nghiên cứu khác nhau, nhưng Hệ thống các khoa học địa lí thống nhất từ trong bản chất của nó, tồn tại những mối quan hệ rất chặt chẽ kết hợp chúng lại với nhau vì chúng có cùng một nhiệm vụ chung giải quyết là: trên cơ sở nhận thức được các quy luật phát sinh và phát triển của môi trường địa lí, xác định cho đúng đắn các mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội. Các mối quan hệ này ngày càng trở nên phức tạp. * Cấu trúc Khoa học Địa lí có những vấn đề đặt ra: - Nếu Địa lí tự nhiên về mặt phân loại khoa học thuộc về hệ thống các khoa học tự nhiên và Địa lí Kinh tế thuộc về hệ thống các khoa học xã hội, vì sao không để 6 chúng phát triển như là những ngành khoa học riêng biệt mà phải tập hợp chúng thành Địa lí học? - Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế có thể hợp nhất lại thành một Địa lí học thống nhất, hiểu là nhất nguyên hay không? Hình 1.1. Sơ đồ Hệ thống khoa học Địa lí 1.3. Lịch sử phát triển của Địa lí học 1.3.1. Thời kì cổ đại (Thế kỉ thứ V TCN - V SCN) Mặc dù những hiểu biết về địa lí đã có từ hàng nghìn năm trước công nguyên, từ khi xã hội loài người xuất hiện, khi mà con người biết đến các biểu hiện của tự nhiên như sấm chớp, mưa, gió, các quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên như sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian, không gian. Hay loài người đã biết đến sự thay đổi khí hậu theo mùa để tránh rét và kiếm ăn…, có thể nói các kiến thức địa lí hình thành từ khi con người tìm cách khám phá Trái Đất nhằm mục đích sống, chinh phục, tìm kiếm lợi nhuận… Vì vậy, khoa học địa lí là khoa học cổ nhất của nhân loại. KHOA HỌC BỘ PHẬN - Địa mạo học - Khí hậu học - Thủy văn học - Hải dương học - Băng học - Thổ nhưỡng học - Địa lí thực vật - Địa lí động vật KHOA HỌC TỔNG HỢP -Địa lí tự nhiên đại cương. -Địa lí tự nhiên khu vực - Cổ địa lí KHOA HỌC TỔNG HỢP -Địa lí kinh tế đại cương. - Địa lí kinh tế khu vực KHOA HỌC BỘ PHẬN - Địa lí dân cư - Địa lí công nghiệp - Địa lí nông nghiệp - Địa lí GTVT - Địa lí du lịch dịch vụ - Địa lí đô thị - Địa lí chính trị… KHĐL LIÊN NGÀNH - Địa lí các nước - Địa lí các miền - Địa phương chí - Địa lí lịch sử
Tài liệu liên quan