Thế giới phẳng

Tâu các Hoảng tử, với tư cách những người Công giáo Cơ đốc, và các hoàng tử những người yêu mến và thúc đẩy niềm tin Công giáo linh thiêng, và là những kẻ thù của học thuyết Mohamet, và của mọi sự sùng bái thần tượng và dị giáo, đã quyết định cử tôi, Christopher Columbus, đi đến các miền nói trên của Ấn Độ, để xem các hoàng tử, nhân dân, và các vùng đất ấy, và để tìm hiểu tính khí của họ và phương pháp thích hợp nhằm cải biến họ theo niềm tin linh thiêng của chúng ta; và hơn nữa đã chỉ dẫn rằng tôi không được đi bằng đường bộ theo hướng Đông, như lệ thường, mà bằng đường phía Tây, theo hướng mà đến nay chúng ta không có bằng chứng chắc chắn nào rằng đã có bất cứ ai đi. - Từ nhật kí của Christopher Columbus về chuyến đi 1492 của ông

doc504 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thế giới phẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỦ SÁCH SOS2 THOMAS L. FRIEDMAN THẾ GIỚI LÀ PHẲNG Tóm tắt Lịch sử Thế kỉ Hai mươi Mốt Farrar, Straus and Gioux / New York Mục Lục 1. Khi Tôi Còn Đang Ngủ 4 2. Mười Lực làm Phẳng Thế giới 48 LỰC LÀM PHẲNG # 1: KHI CÁC BỨC TƯỜNG ĐỔ XUỐNG VÀ WINDOWS ĐI LÊN...................................................... ……48 LỰC LÀM PHẲNG # 2: KHI NETSCAPR LÊN SÀN 56 LỰC LÀM PHẲNG # 3: PHẦN MỀM WORK FLOW 71 LỰC LÀM PHẲNG # 4: OPEN-SOURCING 81 LỰC LÀM PHẲNG # 5: OUTSOURCING 103 LỰC LÀM PHẲNG # 6: OFFSHORING 114 LỰC LÀM PHẲNG # 7: XÂU CHUỖI CUNG 128 LỰC LÀM PHẲNG # 8: INSOURCING 141 LỰC LÀM PHẲNG # 9: IN-FORMING 150 LỰC LÀM PHẲNG # 10: CÁC STEROID 159 3. Ba Sự Hội tụ 173 SỰ HỘI TỤ I 176 SỰ HỘI TỤ II 177 SỰ HỘI TỤ III 181 ZIPPIE” TIẾNG TRUNG QUỐC NÓI THẾ NÀO? 192 VỚI TÌNH YÊU TỪ NGA 195 BA SỰ HỘI TỤ KHÁC 197 4. Sự Sắp xếp Vĩ đại 201 INDIA ĐỐI LẠI INDIANA:AI BOC LOT AI 205 CÁC CÔNG TI DỪNG VÀ BẮT ĐẦU Ở ĐÂU? 208 TỪ MỆNH LỆNH & CHỈ HUY ĐẾN CỘNG TÁC VÀ KẾT NỐI 212 NHIỀU RỐI LOẠN BẢN SẮC 214 AI SỞ HỮU GÌ? 217 CÁI CHẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI BÁN HÀNG 219 5. Mĩ và Tự do Thương mại 225 Ricardo Vẫn còn Đúng? 225 6. Những Tiện dân 237 7. Cuộc Khủng hoảng Thầm lặng 250 BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 1: LỖ HỔNG SỐ LƯỢNG 256 BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 2: LỖ HỔNG HOÀI BÃO 260 BÍ MẬT NHỎ KHÓ CHỊU # 3: LỖ HỔNG GIÁO DỤC 265 8. Đây Không phải là một Thử nghiệm 276 SỰ LÃNH ĐẠO 280 CƠ BẮP 284 MỠ TỐT: Những cái Đệm Đáng Giữ lại 293 CHỦ NGHĨA TÍCH CỰC XÃ HỘI 297 NUÔI DẠY CON CÁI 303 9. Đức Mẹ Đồng Trinh Guadalupe 309 TỰ XEM XÉT 312 TÔI CÓ THỂ BÁN BUÔN CHO BẠN 313 TÔI CHỈ CÓ THỂ BÁN LẺ CHO BẠN 316 VĂN HOÁ LÀ QUAN TRỌNG: GLOCALIZATION 324 NHỮNG ĐIỀU VÔ HÌNH 329 10. Các công ti đối phó ra sao 339 QUI TẮC #1: KHI THẾ GIỚI TRỞ NÊN PHẲNG 340 QUI TẮC #2: VÀ BÉ SẼ HÀNH ĐỘNG LỚN… 345 QUI TẮC #3: VÀ LỚN SẼ HÀNH ĐỘNG BÉ… 350 QUI TẮC #4: CÁC CÔNG TY TỐT NHẤT LÀ NHỮNG NGƯỜI CỘNG TÁC TỐT NHẤT 353 QUI TẮC #5: TRONG MỘT THẾ GIỚI PHẲNG 357 QUI TẮC #6: CÁC CÔNG TY GIỎI NHẤT OUTSOUCE ĐỂ THẮNG 360 QUI TẮC #7: OUTSOUCING KHÔNG CHỈ CHO BENEDICT ARNOLDS 363 11. Thế giới không phẳng 371 CẤM SÚNG VÀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 371 QUÁ ỐM YẾU 375 QUÁ THIẾU QUYỀN 382 QUÁ THẤT VỌNG 391 QUÁ NHIỀU XE TOYOTA 407 12. Lí thuyết Dell về ngăn ngừa xung đột 414 THỜI XƯA ĐỐI LẠI KỊP THỜI [Just-in-Time] 414 INFOSYS ĐỐI LẠI AL-QAEDA 429 QUÁ BẤT AN VỀ MẶT CÁ NHÂN 436 13. 9/11 đối lại 11/9 441 EBAY 453 ẤN ĐỘ 456 TAI HOẠ TỪ DẦU MỎ 460 CHỈ MỘT TẤM GƯƠNG TỐT 463 TỪ CÁC TIỆN DÂN -> ĐẠI GIA 464 LỜI CẢM ƠN 471 CHỈ MỤC 475 LỜI GIỚI THIỆU Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười ba* của tủ sách SOS2, cuốn Thế giới Phẳng của Thomas L. Freedman. Cuốn sách được in và phát hành lần đầu vào tháng 4-2005. Đây là cuốn sách thứ tư của Freedman, cuốn thứ hai, Xe Lexus và Cây Ôliu, vừa được Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội xuất bản bằng tiếng Việt. T. L. Freedman là nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times, đi nhiều, gặp gỡ với rất nhiều nhân vật nổi tiếng, với con mắt hết sức sắc sảo, ông trình bày những vấn đề toàn cầu hoá rất súc tích và sinh động, ông trình bày những vấn đề khô khan, khó hiểu một cách sáng sủa, dí dỏm, dùng nhiều ẩn dụ giúp bạn đọc lĩnh hội vấn đề một cách dễ dàng. Tôi nghĩ cuốn sách rất bổ ích cho các nhà chính trị, các nhà hoạch định chính sách, vì nó trình bày những thách thức của thế giới phẳng đối với Mĩ, với thế giới đang phát triển, với các công ti, nên các loại độc giả này sẽ có thể thấy thông tin và ý tưởng của Freedman gây kích thích. Các học giả chắc sẽ học được cách trình bày đơn giản nhiều vấn đề phức tạp. Tôi nhiệt thành khuyên giới trẻ và các doanh nhân hãy đọc cuốn sách này, vì nó sẽ bổ ích cho họ để xác định lại mình trong học tập, khởi nghiệp, học và làm việc suốt đời. Tất nhiên cuốn sách cũng bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến tương lai, việc làm, công nghệ, khoa học, và sáng tạo. Người dịch đã cố hết sức để làm cho bản dịch được chính xác và dễ đọc, song do hiểu biết có hạn nên khó thể tránh khỏi sai sót. Phần chỉ mục nội dung, ở mỗi mục chính (và cả ở mục phụ nếu chúng tôi thấy thuật ngữ có thể là lạ), có kèm theo thuật ngữ tiếng Anh để bạn đọc tiện tham khảo; tác giả dùng nhiều từ mới, một số từ được để nguyên bằng tiếng Anh, phần giải thích nghĩa có thể tìm thấy ở Chỉ mục. Những người dịch cuốn sách này gồm: Cao Việt Dũng (các Chương 9, 10, 11, 12) và Nguyễn Tiên Phong (Chương 13), phần còn lại tôi dịch và đảm đương việc hiệu đính chung. Tôi thành thật xin lỗi các cộng sự vì đã soát lại và sửa từng câu của các chương đó. Làm vậy có thể mất cái hay của bản dịch ban đầu, kể cả cách viết chính tả nhưng để cho bản dịch được nhất quán tôi đã sửa rất nhiều, phần hay là của họ, các lỗi và thiếu sót là của tôi. Tôi chịu trách nhiệm về mọi lỗi và sai sót của toàn bộ bản dịch. Mọi chú thích của tác giả được đánh bằng số. Tất cả các chú thích đánh dấu sao (*) ở cuối trang là của người dịch. Trong văn bản đôi khi người dịch có đưa thêm từ hay cụm từ để cho câu được rõ nghĩa, phần đó được đặt trong dấu [như thế này]. Bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc thông cảm, lượng thứ, và chỉ bảo; xin liên hệ theo địa chỉ Tạp chí Tin học và Đời sống, 54 Hoàng Ngọc Phách Hà Nội [25/B7 Nam Thành Công], hoặc qua điện thư thds@hn.vnn.vn hay nqa@netnam.vn 09-2005 Nguyễn Quang A Thế giới Trở thành Phẳng Thế nào MỘT Khi Tôi Còn Đang Ngủ Tâu các Hoảng tử, với tư cách những người Công giáo Cơ đốc, và các hoàng tử những người yêu mến và thúc đẩy niềm tin Công giáo linh thiêng, và là những kẻ thù của học thuyết Mohamet, và của mọi sự sùng bái thần tượng và dị giáo, đã quyết định cử tôi, Christopher Columbus, đi đến các miền nói trên của Ấn Độ, để xem các hoàng tử, nhân dân, và các vùng đất ấy, và để tìm hiểu tính khí của họ và phương pháp thích hợp nhằm cải biến họ theo niềm tin linh thiêng của chúng ta; và hơn nữa đã chỉ dẫn rằng tôi không được đi bằng đường bộ theo hướng Đông, như lệ thường, mà bằng đường phía Tây, theo hướng mà đến nay chúng ta không có bằng chứng chắc chắn nào rằng đã có bất cứ ai đi. - Từ nhật kí của Christopher Columbus về chuyến đi 1492 của ông C hẳng ai đã từng chỉ hướng cho tôi như thế này trên một sân golf trước đây: “Hãy nhắm vào hoặc Microsoft hay IBM”. Tôi đứng ở điểm phát bóng đầu tiên tại sân golf KGA Golf Club ở khu trung tâm thành phố Bangalore, miền nam Ấn Độ, khi bạn chơi của tôi trỏ vào hai cao ốc bằng kính-và thép bóng loáng nổi bật lên ở đằng xa, đúng sau thảm cỏ xanh đầu tiên. Cao ốc Goldman Sachs vẫn chưa xong; nếu không thì anh ta đã có thể trỏ vào cái đó nữa và biến nó thành bộ ba. HP và Texas Instrument có văn phòng của họ ở sau lỗ thứ chín, dọc theo lỗ thứ mười. Đó không phải là tất cả. Các mốc phát bóng là của Epson, công ti máy in, và một trong những người xách gậy của chúng tôi đội mũ 3M. Bên ngoài, một số biển hiệu giao thông cũng do Texas Instrument tài trợ, và bảng quảng cáo Pizza Hut trên đường trưng một miếng pizza bốc hơi, dưới đầu đề “Các miếng giga đầy Hương vị!” Không, đấy dứt khoát không phải Kansas. Thậm chí không có vẻ giống Ấn Độ. Đấy là Thế giới Mới, Thế giới Cũ, hay Thế giới tiếp? Tôi đã đến Bangalore, Silicon Valley của Ấn Độ, bằng hành trình khám phá của riêng tôi giống của Columbus. Columbus đã đi thuyền buồm với các tàu Niña, Pinta, và Santa María trong một nỗ lực để khám phá ra một đường ngắn hơn, trực tiếp hơn đến Ấn Độ bằng hướng về phía tây, qua Đại Tây Dương, mà ông cho là đường biển khơi đến Đông Ấn – hơn là đi xuống phía nam và đông vòng qua châu Phi, như những người khai phá Bồ Đào Nha thời ông đã thử đi. Ấn Độ và các Hòn đảo Gia Vị phương Đông nổi tiếng một thời về vàng, ngọc, đá quý, và tơ lụa của họ - một nguồn vật báu không kể xiết. Tìm đường tắt qua biển này đến Ấn Độ, ở thời khi các thế lực Hồi giáo ngày đó đã chặn các đường bộ từ châu Âu, đã là một cách cho cả Columbus và nền quân chủ Tây Ban Nha trở nên giàu có và hùng mạnh. Khi Columbus căng buồm, hiển nhiên ông đã cho rằng Trái đất tròn, đó là vì sao ông lại tin chắc rằng ông có thể đến Ấn Độ bằng cách đi về phương tây. Tuy nhiên, ông đã tính sai quãng đường. Ông nghĩ Trái Đất là một quả cầu nhỏ hơn. Ông cũng đã không dự kiến gặp một vùng đất rộng trước khi ông đến được Đông Ấn. Tuy nhiên, ông đã gọi các thổ dân mà ông đã gặp ở thế giới mới là các “Indian-dân da đỏ” [những người Ấn Độ]. Quay về nhà, tuy thế, Columbus đã có thể nói cho những người đỡ đầu ông, Vua Ferdinand và Hoàng hậu Isabella, rằng mặc dù ông không thấy Ấn Độ, ông có thể xác nhận rằng thế giới quả thực tròn. Tôi bắt đầu đi Ấn Độ theo đúng hướng đông, qua Frankfurt. Tôi dùng Lufthansa với vé hạng thương gia. Tôi biết chính xác hướng mình đi nhờ bản đồ GPS hiện trên màn hình thòi ra từ ngăn của ghế ngồi trên máy bay. Tôi hạ cánh an toàn và đúng giờ. Tôi cũng đã gặp những người được gọi là Indian. Tôi cũng đã đi tìm nguồn giàu có của Ấn Độ. Columbus đã tìm phần cứng – các kim loại quý, tơ lụa, và gia vị - nguồn giàu có trong thời ông. Tôi đã tìm phần mềm, năng lực trí óc, các thuật giải phức tạp, các công nhân tri thức, các call center [trung tâm phục vụ khách hàng qua điện thoại], các giao thức truyền, những đột phá về kĩ thuật quang học – các nguồn giàu có của thời chúng ta. Columbus đã vui sướng biến những người Indian ông gặp thành các nô lệ, một quỹ lao động chân tay tự do. Tôi chỉ muốn hiểu vì sao những người Indian tôi gặp lại lấy việc làm của chúng ta, vì sao họ trở thành một quỹ quan trọng như vậy cho outsourcing [thuê làm ngoài] dịch vụ và việc làm công nghệ thông tin (CNTT) từ Hoa Kì và các nước công nghiệp khác. Columbus có hơn một trăm người trên ba tàu của ông; tôi có một nhóm nhỏ từ kênh Discovery Times vừa thoải mái trong hai xe tải dã chiến, với các lái xe Ấn Độ đi chân trần. Khi căng buồm, ấy là nói vậy, tôi cũng đã cho rằng thế giới là tròn, song cái tôi bắt gặp ở Ấn Độ thật đã hết sức làm lung lay niềm tin của tôi vào ý niệm đó. Columbus tình cờ gặp châu Mĩ song ông nghĩ mình đã khám phá ra một phần Ấn Độ. Tôi thực sự thấy Ấn Độ và nghĩ nhiều người tôi gặp ở đó là những người Mĩ. Một số đã thực sự lấy tên Mĩ, và những người khác bắt chước rất cừ giọng nói Mĩ ở các call center và các kĩ thuật kinh doanh Mĩ ở các phòng thí nghiệm phần mềm. Columbus tâu lên vua và hoàng hậu của mình rằng thế giới tròn và ông đã đi vào lịch sử như người đầu tiên khám phá ra điều này. Tôi quay về nhà và chia sẻ sự phát hiện chỉ với vợ, và chỉ thì thầm. “Em yêu”, tôi thủ thỉ, “anh nghĩ thế giới là phẳng”. L àm sao tôi đã đi đến kết luận này? Tôi nghĩ bạn có thể nói tất cả bắt đầu trong phòng họp của Nadan Nilekani ở công ti Infosys Technologies Limited. Infosys là một trong các báu vật của thế giới CNTT Ấn Độ, và Nilekani, CEO [Tổng điều hành] của công ti, một trong những thuyền trưởng chín chắn và được kính trọng nhất của nền công nghiệp Ấn Độ. Tôi đi xe với nhóm Discovery Times đến khu Infosys, khoảng bốn mươi phút từ trung tâm Bangalore, để thăm cơ sở và phỏng vấn Nilekani. Đến khu Infosys bằng con đường sứt sẹo, với các chú bò linh thiêng, các xe ngựa kéo, và các xe kéo có động cơ tất cả cùng chen lấn sát cạnh xe chúng tôi. Tuy nhiên, một khi bước vào cổng Infosys bạn ở trong một thế giới khác. Một bể bơi lớn cỡ khu nghỉ mát nép mình gữa các tảng đá mòn và những dải cỏ được cắt tỉa, sát kề một bãi cỏ khổng lồ như một sân golf nhỏ. Có vô số quán ăn và một câu lạc bộ sức khoẻ tuyệt vời. Các cao ốc kính-và-thép dường như mọc lên giống cỏ dại mỗi tuần. Trong một số cao ốc đó, các nhân viên Infosys đang viết các chương trình phần mềm cụ thể cho các công ti Mĩ hay châu Âu; trong các cao ốc khác, họ thực hiện những công việc hậu trường của các công ti siêu quốc gia lớn đặt cơ sở ở Mĩ và châu Âu - mọi thứ từ bảo trì máy tính đến các đề án nghiên cứu cụ thể đến trả lời các cuộc gọi của khách hàng từ khắp nơi trên thế giới. An ninh là chặt, các camera theo dõi các cửa, và nếu anh làm việc cho American Express, anh không thể đi vào cao ốc quản lí các dịch vụ và nghiên cứu cho General Electric. Các kĩ sư Ấn Độ trẻ, nam và nữ, đi nhanh nhẹn từ cao ốc này sang cao ốc kia, lủng lẳng các thẻ ID [nhận dạng]. Một người có vẻ như có thể lo các khoản thuế của tôi. Người khác có vẻ như cô có thể tháo rời máy tính của tôi. Và người thứ ba có vẻ như cô ta đã thiết kế nó! Sau khi ngồi cho một cuộc phỏng vấn, Nilekani đã dẫn nhóm TV chúng tôi dạo quanh trung tâm hội nghị toàn cầu của Infosys- tầng zero của công nghiệp outsourcing Ấn Độ. Nó là một phòng sâu thẳm lát ván ô gỗ nhìn giống một phòng học được xếp thành dãy từ một trường luật Ivy League. Ở một đầu có một màn hình đồ sộ cỡ bức tường và ở trên cao có các camera trên trần cho hội nghị từ xa. “Đây là phòng hội nghị của chúng tôi, đây có lẽ là màn hình lớn nhất châu Á - gồm bốn mươi màn hình số [gộp lại],” Nilekani tự hào giải thích, chỉ lên màn hình TV lớn nhất tôi đã từng thấy. Infosys, ông nói, có thể tổ chức một cuộc hội nghị ảo của những người chơi chủ chốt của toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu của nó cho bất cứ dự án nào vào bất cứ lúc nào trên màn hình siêu cỡ đó. Như thế các nhà thiết kế Mĩ của họ có thể nói chuyện trên màn hình với các nhà viết phần mềm Ấn Độ và các nhà sản xuất Á châu của họ cùng một lúc. “Chúng tôi có thể ngồi ở đây, ai đó từ New York, London, Boston, San Francisco, tất cả đều trực tiếp [live]. Và có thể việc thực hiện là ở Singapore, cho nên người ở Singapore cũng có thể trực tiếp ở đây… Đó là toàn cầu hoá,” Nilekani nói. Phía trên màn hình có tám chiếc đồng hồ tóm tắt rất khéo ngày làm việc của Infosys: 24/7/365 [24 giờ một ngày; 7 ngày một tuần; 365 ngày một năm]. Các đồng hồ được gắn nhãn Tây Mĩ, Đông Mĩ, GMT, Ấn Độ, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Úc. “Outsourcing chỉ là một chiều của một thứ cơ bản hơn nhiều đang xảy ra hiện nay trên thế giới,” Nilekani giải thích. “Cái xảy ra [vài] năm vừa qua là đã có một sự đầu tư ồ ạt vào công nghệ, đặc biệt trong thời đại bong bóng, khi hàng trăm triệu dollar được đầu tư để thiết lập kết nối khắp nơi trên thế giới, cáp biển, và tất cả các thứ đó”. Đồng thời, ông nói thêm, máy tính đã trở nên rẻ hơn và phân tán khắp thế giới, và đã có một sự bùng nổ về phần mềm – e-mail, các phương tiện tìm kiếm như Google, và phần mềm sở hữu riêng, có thể chẻ bất cứ công việc nào và gửi một phần đến Boston, một phần đến Bangalore, và một phần đến Bắc Kinh, tạo dễ dàng cho bất cứ ai để phát triển từ xa. Khi tất cả các thứ này đột nhiên xảy ra cùng lúc vào khoảng năm 2000, Nilekani nói thêm, chúng “đã tạo ra một nền nơi việc làm tri thức, vốn trí tuệ, có thể được giao từ bất cứ đâu. Nó có thể được chia nhỏ, giao, phân phối, sản xuất và ráp lại cùng nhau lần nữa – và điều này đã cho cách làm việc của chúng ta một độ tự do hoàn toàn mới, đặc biệt việc làm có tính chất trí tuệ… Và cái mà anh đang nhìn thấy tại Bangalore ngày nay thực sự là đỉnh điểm của tất cả những điều trên kết hợp lại.” Chúng tôi ngồi trên đi văng bên ngoài văn phòng của Nilekani, đợi đội TV dựng các camera. Tại một điểm, tóm tắt các ẩn ý của tất cả điều này, Nilekani đã thốt ra một cụm từ cứ lảng vảng trong đầu tôi. Ông nói với tôi, “Tom, sân chơi đang được san phẳng”. Ý ông muốn nói là các nước như Ấn Độ bây giờ có khả năng cạnh tranh vì lao động tri thức toàn cầu như chưa từng bao giờ có - và rằng Mĩ tốt hơn hãy sẵn sàng cho điều này. Mĩ bị thách thức, nhưng, ông nhấn mạnh, sự thách thức sẽ là tốt cho Mĩ bởi vì chúng ta luôn sung sức nhất khi bị thách thức. Khi tôi rời khu Infosys về Bangalore tối hôm ấy và bị xóc suốt dọc đường ổ gà, tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về cụm từ đó: “Sân chơi đang được san phẳng”. Cái Nandan nói, tôi nghĩ, là sân chơi đang được san phẳng… Được san phẳng? Được san phẳng? Trời ơi, ông ta nói với tôi thế giới là phẳng!” Tôi ở đây, ở Bangalore – hơn 500 năm sau khi Columbus vượt qua đường chân trời, dùng công nghệ hàng hải thô sơ của thời ông, và trở về an toàn để chứng minh dứt khoát rằng thế giới tròn – và một trong những kĩ sư tinh nhanh nhất Ấn Độ, được đào tạo tại học viện kĩ thuật hàng đầu của Ấn Độ và được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại nhất hiện nay, về cơ bản đã nói với tôi là thế giới này phẳng, phẳng như màn hình mà trên đó ông ta có thể chủ trì cuộc họp toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu của mình. Thậm chí lí thú hơn, ông biểu dương sự phát triển này như một điều tốt, như cột mốc mới trong sự phát triển của loài người và một cơ hội lớn cho Ấn Độ và thế giới – một sự thực đã khiến thế giới chúng ta phẳng! Ngồi đằng sau chiếc xe đó, tôi đã viết vội vàng bốn từ đó vào sổ tay của mình: “Thế giới là phẳng”. Ngay khi viết chúng, tôi nhận ra rằng đấy là thông điệp cơ bản của mọi thứ tôi đã thấy và đã nghe ở Bangalore trong hai tuần làm phim. Sân chơi cạnh tranh toàn cầu được san bằng. Thế giới được san phẳng. Khi tôi nhận rõ điều này, cả hứng khởi và sự kinh hãi tràn đầy tôi. Nhà báo trong tôi hứng khởi khi đã tìm thấy một khung khổ để hiểu kĩ hơn các tin chính buổi sáng và để giải thích cái xảy ra trên thế giới ngày nay. Rõ ràng, hiện nay là có thể cho nhiều người hơn bao giờ hết để hợp tác và cạnh tranh trong thời gian thực với nhiều người hơn về nhiều loại việc làm khác nhau hơn từ nhiều ngõ ngách của hành tinh hơn và trên cơ sở bình đẳng hơn bất cứ thời gian nào trước đây trong lịch sử loài người – dùng máy tính, e-mail, mạng, hội nghị từ xa, và phần mềm mới năng động. Đó là cái Nandan đã nói cho tôi. Đó là cái tôi đã khám phá ra trong hành trình của tôi đến Ấn Độ và xa hơn. Và đó là cái cuốn sách này nói về. Khi bạn bắt đầu nghĩ về thế giới như là phẳng, rất nhiều thứ có ý nghĩa theo những cách chúng không có trước đây. Nhưng đích thân tôi cũng hứng khởi, bởi vì sự san phẳng thế giới có nghĩa là bây giờ chúng ta đang kết nối tất cả các trung tâm tri thức trên hành tinh lại thành một mạng toàn cầu đơn nhất, mà - nếu hoạt động chính trị và chủ nghĩa khủng bố không cản đường – thì sẽ có thể mở ra một kỉ nguyên thịnh vượng và đổi mới gây sửng sốt. Nhưng suy ngẫm thế giới phẳng cũng làm tôi tràn đầy kinh hãi, về mặt nghề nghiệp và cá nhân. Sự kinh sợ riêng của tôi xuất phát từ sự thực hiển nhiên rằng không chỉ những người viết phần mềm và các geek [các tay cự phách về] máy tính được trao quyền để cộng tác trong công việc ở một thế giới phẳng. Nó cũng là al-Qaeda và các mạng lưới khủng bố khác. Sân chơi không được san bằng chỉ theo cách thu hút và siêu trao quyền một nhóm hoàn toàn mới của những người đổi mới sáng tạo. Nó được san bằng theo cách lôi kéo và siêu trao quyền một nhóm hoàn toàn mới của những người đàn ông và đàn bà giận dữ, nản chí, và bị làm nhục. Về nghề nghiệp, sự nhận ra thế giới là phẳng làm căng thẳng thần kinh vì tôi nhận ra rằng sự san bằng này đã xảy ra khi tôi còn đang ngủ, và tôi đã bỏ quên nó. Tôi thực sự không ngủ, mà đã bận việc khác. Trước 11 tháng 9 (11/9), tôi đã tập trung theo dõi toàn cầu hoá và khai thác sự căng thẳng giữa các lực “Lexus” của sự hội nhập kinh tế và các lực “Cây Ô liu” của bản sắc và chủ nghĩa dân tộc – do đó cuốn Xe Lexus và Cây Ô liu của tôi ra đời 1999. Song sau 11/9, các cuộc chiến tranh cây ô liu đã ám ảnh tôi hoàn toàn. Tôi dành hầu hết thời gian của mình chu du trong các thế giới Ả Rập và Hồi giáo. Vào các năm đó tôi đã mất dấu vết toàn cầu hoá. Tôi đã lại tìm thấy vết đó trên hành trình của tôi đến Bangalore tháng 2 năm 2004. Một khi đã tìm thấy, tôi nhận ra rằng có cái gì đó thật sự quan trọng đã xảy ra trong khi tôi gắn bó với các lùm cây ô liu của Kabul và Baghdad. Toàn cầu hoá đã đi đến một mức mới hoàn toàn. Nếu bạn đặt cuốn Xe Lexus và Cây Ô liu và cuốn sách này lại với nhau, bạn sẽ đi đến kết luận lí lẽ lịch sử khái quát là đã có ba kỉ nguyên lớn của toàn cầu hoá. Thời đại đầu kéo dài từ 1492- khi Columbus dương buồm, mở ra sự giao thương giữa Thế giới Cũ và Thế giới Mới – cho đến khoảng 1800. Tôi sẽ gọi thời đại này là Toàn cầu hoá 1.0. Nó đã làm thế giới co lại từ một kích thước lớn thành cỡ trung bình. Toàn cầu hoá 1.0 là về các nước và sức mạnh cơ bắp. Tức là, trong Toàn cầu hoá 1.0 tác nhân then chốt của sự thay đổi, động lực thúc đẩy quá trình hội nhập toàn
Tài liệu liên quan