Thị trường chứng khoán

Phân bố thời gian – Lý thuyết + Thảo luận bài tập tình huống: 45 tiết * Nhiệm vụ của sinh viên – Sinh viên phải tham dự lớp học từ 80% thời gian trở lên theo quy định – Đọc thêm tài liệu tham khảo – Tham gia thảo luận bài tập tình huống – Làm bài kiểm tra

pdf252 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 1 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN * Phân bố thời gian – Lý thuyết + Thảo luận bài tập tình huống: 45 tiết * Nhiệm vụ của sinh viên – Sinh viên phải tham dự lớp học từ 80% thời gian trở lên theo quy định – Đọc thêm tài liệu tham khảo – Tham gia thảo luận bài tập tình huống – Làm bài kiểm tra * Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên – Qua thảo luận bài tập tình huống – Bài kiểm tra cuối khoá 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 2 * Tài liệu học tập • Thị trường chứng khoán – Đại học kinh tế TP HCM do Nhóm tác giả: GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền chủ biên. NXB Thống Kê 2006 * Tài liệu tham khảo: • G.trình Thị trường chứng khoán – PGS.TS. Bùi Kim Yến NXB Thống Kê 2009 • Nghệp vụ kinh doanh và đầu tư chứng khoán – TS. Nguyễn Minh Kiều – NXB Thống Kê • Thị trường Tài chính – PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Nguyễn Minh Kiều - NXB Thống Kê 2009 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 3 • Phân tích chứng khoán & quản lý danh mục đầu tư - PGS.TS. Bùi Kim Yến - NXB Thống Kê • Phân tích và đầu tư chứng khoán - PGS.TS. Bùi Kim Yến - NXB Thống Kê • Bài tập và bài giải Phân tích và đầu tư chứng khoán - PGS.TS. Bùi Kim Yến - NXB LĐXH • Luật chứng khoán; Các Nghị định, Thông tư có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 4 Mục tiêu của học phần • Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về thị trường chứng khoán, • Sinh viên hiểu được công ty cổ phần và các phương thức phát hành chứng khoán, Sinh viên nắm được đặc điểm, tính chất, và sự khác biệt của các loại chứng khoán: trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh, • Hiểu về cơ chế hoạt động và giao dịch của thị trường chứng khoán, • Giúp sinh viên phân tích và định giá các loại chứng khoán. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 5 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 6 Chương 1: Thị trường tài chính và sự ra đời của thị trường chứng khoán 1. Khái niệm thị trường tài chính 2. Cấu trúc của thị trường tài chính 3. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán 4. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán 5. Những tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán 6. Phân loại thị trường chứng khoán 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 7 1. Khái niệm thị trường tài chính 1.1. Khái niệm • Thị trường tài chính là thị trường trong đó các loại vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được chuyển từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Với hoạt động của thị trường, cho phép khơi thông nguồn vốn trong toàn xã hội • Thị trường tài chính hoạt động được chính là nhờ các trung gian tài chính: Ngân hàng, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán Vì vậy, các trung gian này đóng vai trò hết sức quan trọng. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 8 1.2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính 1.2.1. Quá trình giao lưu vốn trong xã hội • Trong nền kinh tế hàng hóa, luôn tồn tại hai nhóm đối tượng đối lập nhau: một nhóm có tiền tạm thời nhàn rỗi và một nhóm có nhu cầu sử dụng vốn để hoạt động. Làm thế nào để họ gặp nhau? • Trong nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế tự lo vốn, vì thế xuất hiện nhu cầu giao lưu vốn giữa hai nhóm đối tượng. • Các định chế tài chính trung gian có vai trò điều hòa vốn trong xã hội với các phương thức huy động và cấp tín dụng ngày càng đa dạng. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 9 1.2.2. Các phương thức huy động vốn – Phương thức huy động vốn gián tiếp: phương thức này được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian, chủ yếu là các ngân hàng. – Sự xuất hiện của các ngân hàng và các định chế khác là một bước tiến hết sức quan trọng. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 10 Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, phương thức huy động vốn gián tiếp bộc lộ nhiều hạn chế về điều kiện, thủ tục, thời hạn, hạn mức tín dụng và đặc biệt là sự đơn điệu trong phương thức đầu tư và huy động vốn. • Phương thức huy động vốn trực tiếp: Người cần vốn (Chính phủ hay doanh nghiệp) có thể phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn trực tiếp. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 11 1.2.3. Chức năng của thị trường tài chính – Khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu vốn của nền kinh tế - XH – Tạo ra cơ hội đầu tư cho mọi thành viên trong xã hội. – Thị trường tài chính còn có chức năng nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 12 Nguồn tiền vốn cung ứng: •Cá nhân •Đơn vị kinh tế •Tổ chức xã hội •Nước ngoài •Chính phủ Các trung gian tài chính: •Ngân hàng •Công ty tài chính •Công ty cho thuê tài chính •Công ty chứng khoán Nhu cầu sử dụng vốn: •Cá nhân •Đơn vị kinh tế •Tổ chức xã hội •Nước ngoài •Chính phủ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 13 2. Cấu trúc của thị trường tài chính 2.1. Thị trường tiền tệ (Money market) • Là thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá trong ngắn hạn (dưới một năm), bao gồm: tín phiếu kho bạc, các loại thương phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng, các khế ước cho vay • Thị trường tiền tệ khơi thông vốn trong ngắn hạn nên còn gọi là thị trường vốn ngắn hạn 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 14 • Thị trường tiền tệ bao gồm: – Thị trường tiền gửi – Thị trường tín dụng (ngắn hạn) – Thị trường liên ngân hàng – Thị trường tín phiếu kho bạc • Phần lớn các ngân hàng, DN sử dụng thị trường tiền tệ để thu hút các nguồn vốn ngắn hạn 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 15 2.2. Thị trường vốn (Capital market) – Thị trường vốn cung cấp vốn đầu tư trung, dài hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế, từ chính phủ đến các DN sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng SXKD – Thị trường vốn trung, dài hạn bao gồm: • Thị trường chứng khoán (*) • Thị trường cho thuê tài chính • Thị trường tín dụng (vay trung, dài hạn) 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 16 2.3. Thị trường hối đoái (Exchange market) – Là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán ngoại tệ, đồng thời là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu. – Hoạt động trên thị trường hối đoái có các công cụ: Hợp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng kỳ hạn (Forward), hợp đồng giao hoán (Swap), hợp đồng quyền chọn (Option) 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 17 3. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán 3.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán thế giới • Từ thời trung cổ, tại những thành phố phát triển ở Tây phương đã có những buổi họp chợ để trao đổi hàng hóa. • Dần dần, những buổi họp chợ được tăng dần về thời gian và không gian, đặc biệt họ trao đổi với nhau chỉ có nói miệng, không có giấy tờ và cũng không có hàng hóa cụ thể trước mặt. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 18 • Lâu dần trở thành thị trường có phép tắc, có quy tắc hoạt động, thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành. • Buổi họp đầu tiên xảy ra năm 1453 tại Bruges (Bỉ). 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 19 • Hiện nay thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới, có bề dày hoạt động lâu năm: – TTCK New York thành lập năm 1792 – TTCK London thành lập năm 1793 – TTCK Tokyo thành lập năm 1878 – TTCK Franfudt thành lập năm 1795 – TTCK Paris thành lập năm 1792 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 20 3.2. Quá trình hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam 3.2.1. Ủy Ban Chứng khoán nhà nước • Được thành lập ngày 28/11/1996 theo nghị định số 75/CP của Chính phủ. • UBCKNN là cơ quan nhà nước trực thuộc chính phủ có chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và giao dịch chứng khoán như: – Soạn thảo các văn bản pháp luật và chứng khoán về TTCK – Kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến việc phát hành chứng khoán, kiểm tra giám sát các mặt hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán... – Hiện nay, UBCKNN đã được chuyển cho Bộ Tài chính quản lý 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 21 • Để phát triển nền kinh tế thị trường, việc xây dựng TTCK ở VN đã trở thành nhu cầu cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước. • Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. • Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai (02) Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 22 • Thị trường chứng khoán VN đã phát triển nhanh chóng, về quy mô và tốc độ và phương pháp quản lý. Hàng loạt công ty chứng khoán ra đời; Liên tục nhiều công ty đủ điều kiện và xin niêm yết. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 23 3.2.2.Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM • Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. TTGDCK Tp.HCM có các nhiệm vụ như sau: – Tạo điều kiện cho các công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết, nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. – Phát triển hệ thống công bố thông tin nhằm đảm bảo thông tin công bố kịp thời. Giám sát việc công bố thông tin của các thành viên thị trường đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 24 – Công tác giám sát thị trường, phát hiện giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường. – Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của thị trường và theo tiêu chuẩn quốc tế – Đề xuất các chính sách hợp lý để TTCK phát triển bền vững, thu hút mọi nguồn lực trong nước và nguồn vốn nước ngoài. – Tăng cường hợp tác với các SGDCK trên thế giới 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 25 3.2.3. TTGDCK HN • Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCKVN. TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: – 1. Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; – 2. Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; – 3. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; – 4. Thực hiện đăng ký chứng khoán. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 26 • Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, TTGDCKHN chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). • Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC. Trong đó, định hướng xây dựng TTGDCK HN thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 27 4. Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán 4.1. Chức năng của thị trường chứng khoán – Công cụ tập trung vốn cho nền kinh tế – Công cụ đảm bảo tính thanh khoản cho số tiền đầu tư dài hạn của nền kinh tế – Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư – Hàn thử biểu của nền kinh tế 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 28 4.2. Vai trò của thị trường chứng khoán • Hỗ trợ thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển • Công cụ đo lường giá trị các tích sản của DN • Thúc đẩy các DN sử dụng vốn có hiệu quả • Chống lạm phát • Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 29 5. Những tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán 5.1. Đầu cơ chứng khoán • Thông đồng với nhau thực hiện việc mua, bán một loại chứng khoán nhằm mục đích tạo ra cung cầu giả tạo. • Liên tục mua bán chứng khoán giá cao hoặc liên tục mua bán giá thấp tạo yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư khác • Mua, bán lại chứng khoán của chính DN mình khi chưa được phép của UBCKNN (nếu là công ty phát hành CK) 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 30 5.2. Mua bán nội gián • Là hành vi của những kẻ lợi dụng quyền hành hay sự ưu tiên trong công việc nắm giữ các thông tin nội bộ của công ty phát hành chứng khoán ra thị trường để cố tình mua vào hay bán ra cổ phiếu của công ty 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 31 5.3. Bán khống • Là bán chứng khoán mà nhà đầu tư chưa ở hữu. Việc làm này có thể đem lại lợi nhuận cao, nếu dự đoán đúng xu hướng giá • Thị trường chứng khoán của nhiều nước cho phép thực hiện việc mua bán khống. Nhưng ở VN chưa cho phép 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 32 5.4. Thông tin sai sự thật • Là một hành vi thiếu đạo đức nhằm làm cho giá cổ phiếu của công ty nào đó tăng hay giảm để hưởng lợi thông qua việc mua bán cổ phiếu • Luật pháp VN nghiêm cấm hành vi thông tin sai sự thật 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 33 6. Phân loại thị trường chứng khoán 6.1. Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành 6.1.1. Thị trường sơ cấp – thị trường cấp I • Là hoạt động chào bán ra công chúng lần đầu tiên một loại chứng khoán của chính phủ hay của DN. Thị trường này có đặc điểm: – Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành – Làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế từ các nguồn vốn tiết kiệm – Tạo ra hàng hóa chứng khoán cho thị trường giao dịch – Chỉ được tổ chức một lần 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 34 6.1.2. Thị trường thứ cấp - thị trường cấp II • Là thị trường giao dịch hay thị trường lưu hành, mua bán lần thứ hai trở đi. Thị trường này có đặc điểm: – Việc mua bán chứng khoán không làm tăng hay giảm vốn cho chủ thể phát hành ra nó. Tuy nhiên, việc giao dịch xác định giá trị DN thông qua giá cả – Là một thị trường cạnh tranh tự do, hoạt động liên tục. • TT sơ cấp tạo tiền đề cho TT thứ cấp. Ngược lại, TT thứ cấp tạo ra tính thanh khoản, thúc đẩy TT sơ cấp. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 35 6.2. Căn cứ vào tính tổ chức 6.2.1. Thị trường chứng khoán tập trung • Là nơi giao dịch chứng khoán chính thức. Đó là nơi các nhà môi giới gặp nhau để thực hiện giao dịch cho khách hàng theo nguyên tắc và quy chế của sở giao dịch 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 36 6.2.2. Thị trường chứng khoán phi tập trung - OTC • Là hoạt động giao dịch chứng khoán không qua sở giao dịch chứng khoán, được thực hiện bởi các công ty chứng khoán. Giao dịch qua mạng hoặc qua điện thoại. • Thị trường này ở VN, người mua, người bán có thể giao dịch trực tiếp với nhau và thanh toán tiền trực tiếp cho nhau. • Chính phủ VN từng bước đưa hoạt động giao dịch OTC vào khuôn phép có sự quản lý để có thông tin minh bạch nhằn hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư (TTGDCK Hà Nội sẽ quản lý hoạt động này) 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 37 6.3. Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường 6.3.1. Thị trường cổ phiếu – Mua bán các loại cổ phiếu - chứng khoán vốn 6.3.2. Thị trường trái phiếu – Mua bán các loại trái phiếu – chứng khoán nợ 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 38 6.3.3. Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh – Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là: • Hợp đồng kỳ hạn (forwards), • Hợp đồng tương lai (futures), • Quyền chọn (options), • Hợp đồng hoán đổi (swaps). 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 39 Chương 2: Công ty cổ phần 1. Sự ra đời của công ty cổ phần 2. Tổ chức công ty cổ phần 3. Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần 4. Phân phối lợi nhuận trong công ty cổ phần 5. Ưu nhược điểm của công ty cổ phần 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 40 1. Sự ra đời của công ty cổ phần Nguyên nhân dẫn đến việc ra đời của công ty cổ phần: • Xây dựng những công trình lớn: nhà máy điện, nhà máy luyện thép, SX ôtô, tàu thủy Những công trình lớn này cần nhiều vốn • Muốn tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh, các chủ xí nghiệp phải tìm cách nâng cao trình độ kỹ thuật, tăng năng suất, giảm giá thành Vì thế cần có nhiều vốn để đầu tư máy móc thiết bị 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 41 • Để thực hiện SX sản phẩm mới có hiệu quả, khai thác và tìm kiếm lợi nhuận từ những tiến bộ KHKT cũng cần nhiều vốn • Tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu chỉ SXKD một ngành khó tồn tại mà SXKD nhiều ngành thì cần có nhiều vốn • Hơn nữa, dưới hình thức công ty cổ phần có thể kết hợp được tinh hoa trí tuệ của nhiều người chủ nên dễ thành công hơn. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 42 2. Tổ chức công ty cổ phần 2.1. Điều kiện cần thiết để công ty cổ phần ra đời • Trong nước phải có một nền kinh tế hàng hóa tương đối phát triển, trong dân chúng có nhiều người có vốn nhàn rỗi muốn đưa vào kinh doanh để kiếm lợi nhuận • Phải có sự nhất trí cao về mục tiêu kinh doanh và các hoạt động khác của các thành viên sáng lập công ty 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 43 • Thu nhập kỳ vọng do công ty cổ phần đem lại cho những người góp vốn phải lớn hơn lãi tiền gửi ngân hàng • Phải có môi trường pháp lý cho công ty cổ phần hoạt động: Luật về công ty cổ phần, luật thương mại, luật phá sản, luật cạnh tranh Thiếu những yếu tố trên công ty cổ phần khó có thể thành lập và hoạt động được 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 44 2.2. Cổ đông • Cổ đông là những cá nhân, tổ chức tự nguyện dùng vốn thuộc sở hữu của mình để góp vào công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là những người tổ chức thành lập công ty • Khi một công ty gọi vốn (thành lập), số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 45 • Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. • Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. • Cổ phiếu có 2 dạng: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 46 2.2. Cổ đông (tt) 2.2.1. Nhiệm vụ của cổ đông – Góp vốn đầy đủ và đúng hạn theo điều lệ của công ty – Chấp hành điều lệ của công ty và các quyết nghị của Đại hội cổ đông và những quy định của luật pháp – Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD và những rủi ro của công ty 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 47 2.2.2. Quyền lợi của cổ đông • Tham gia đại hội cổ đông để bàn bạc và quyết định các vấn đề của công ty • Được chia cổ tức theo tỷ lệ vốn góp (nếu có) • Được hưởng quyền ưu tiên mua thêm cổ phần mới, nếu công ty được phép phát hành thêm cổ phiếu • Được chia (theo tỷ lệ góp vốn) tài sản còn lại sau khi công ty thanh toán các khoản nợ trong trường hợp công ty giải thể 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 48 • Được quyền bán, chuyển nhượng hay chuyển quyền thừa kế cổ phần cho người khác • Có quyền được cung cấp thông tin về hoạt động của công ty • Có quyền được kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các hoạt động khác của công ty khi có lý do chính đáng 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 49 2.3. Đại hội cổ đông 2.3.1. Đại hội cổ đông sáng lập • Là đại hội của những cổ đông đầu tiên cùng hợp tác với nhau để thành lập công ty. Do Ban trù bị hoặc một người nào đó đứng ra triệu tập, chuẩn bị nội dung và điều hành đại hội. Nội dung chương trình gòm có: – Thảo luận điều lệ công ty, chiến lược phát triển công ty – Xác định tổng số vốn kinh doanh, vốn điều lệ, mệnh giá cổ phần, thời hạn góp đủ vốn 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 50 – Những việc cần làm để hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục xin phép thành lập công ty – Bầu HĐQT, chủ tịch HĐQT, Ban kiểm soát để điều hành công việc công ty – HĐQT có quyền hành động vì lợi ích công ty, Ban kiểm soát thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 51 2.3. Đại hội cổ đông (tt) 2.3.2. Đại hội cổ đông thường kỳ • Trong quá trình hoạt động, mỗi năm các công ty thường tổ chức đại hội cổ đông thường kỳ một đến hai lần. Nội dung chủ yếu của ĐHCĐ thường kỳ: • Thảo luận và phê duyệt quyết toán năm tài chính vừa qua 12/03/2014 ThS. Vòng Thình Nam 52 • Quyết định trích lập các quỹ: quỹ dự phòng, quỹ phát triển SXKD, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, tỷ lệ cổ tức • Thảo luận quyết định phương hướng, chiến lược phát triển công ty, thông qua KH SXKD hàng năm của công ty • Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty • Bầu HĐQT, Ban kiểm soát (nếu cần); Quyết định thù lao 12/03/2014 ThS. Vòng T
Tài liệu liên quan