Thị trường tựdo có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không

Trong mùa hè năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tếvà Chính sách (VEPR) đã thực hiện hai Khóa học Hè về Những nền tảng của kinh tếthịtrườngcho các bạn sinh viên khối kinh tếvà khoa học xã hội tại miền Bắc và miền Nam. Đểchuẩn bịtài liệu cho khóa học, một thành viên của Ban tổchức là ThS. Phạm Nguyễn Hoàng (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán - Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước) đã dụng công dịch toàn bộ13 bài thảo luận trong cuộc tranh luận Does the free market corrode moral character?do QuỹJohn Templeton tổ chức và sau đó tập hợp lại dưới dạng một cuốn sách nhỏ. Cuộc thảo luận này nằm trong chuỗi những cuộc thảo luận về“Các vấn đềlớn” (“Big Questions”) do QuỹJohn Templetion tổchức, nhằm thu nhận những trao đổi từcác nhà khoa học, học giảvà các nhân vật nổi tiếng vềnhững câu hỏi lớn của thời đại chúng ta. Có một sựtrùng hợp thú vị, là khi khóa học diễn ra, Ban tổchức mới biết rằng một Khách mời của chương trình là dịch giảPhạm Nguyên Trường, người ủng hộkinh tếthịtrường và chủ nghĩa tựdo, cũng đã dịch tập tiểu luận này từtrước đó, và đăng tải trên blog cá nhân của ông. Toàn bộphần dịch của ông đã được VEPR công bốtrong Tác phẩm Dịch DC-15: Thịtrường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không?.

pdf53 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường tựdo có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác phẩm dịch DC-16 Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không? Phạm Nguyên Hoàng dịch © 2011 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác phẩm dịch DC-16 Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không? Nhiều tác giả Phạm Nguyên Hoàng dịch Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR. 2  Mục lục Lời giới thiệu................................................................................................................................... 3 Bài 1: Ngược lại .............................................................................................................................. 4 Bài 2: Điều đó còn tùy thuộc .......................................................................................................... 7 Bài 3: Đúng, Nhưng .................................................................................................................. 11 Bài 4: Không ................................................................................................................................. 15 Bài 5: Tất nhiên là như vậy ........................................................................................................... 19 Bài 6: Không! Và, Có ................................................................................................................... 23 Bài 7:Chắc chắn. Hay là có phải vậy không? ............................................................................... 27 Bài 8: Đúng, Quá Thường Xuyên ................................................................................................. 30 Bài 9: Không, Nếu so sánh ........................................................................................................... 34 Bài 10: Thà chúng ta không biết ................................................................................................... 37 Bài 11: Không chút nào ................................................................................................................ 40 Bài 12: Tất cả còn tùy thuộc ........................................................................................................ 44 Bài 13: Không ............................................................................................................................... 48 3  Lời giới thiệu Trong mùa hè năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã thực hiện hai Khóa học Hè về Những nền tảng của kinh tế thị trường cho các bạn sinh viên khối kinh tế và khoa học xã hội tại miền Bắc và miền Nam. Để chuẩn bị tài liệu cho khóa học, một thành viên của Ban tổ chức là ThS. Phạm Nguyễn Hoàng (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán - Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước) đã dụng công dịch toàn bộ 13 bài thảo luận trong cuộc tranh luận Does the free market corrode moral character? do Quỹ John Templeton tổ chức và sau đó tập hợp lại dưới dạng một cuốn sách nhỏ. Cuộc thảo luận này nằm trong chuỗi những cuộc thảo luận về “Các vấn đề lớn” (“Big Questions”) do Quỹ John Templetion tổ chức, nhằm thu nhận những trao đổi từ các nhà khoa học, học giả và các nhân vật nổi tiếng về những câu hỏi lớn của thời đại chúng ta. Có một sự trùng hợp thú vị, là khi khóa học diễn ra, Ban tổ chức mới biết rằng một Khách mời của chương trình là dịch giả Phạm Nguyên Trường, người ủng hộ kinh tế thị trường và chủ nghĩa tự do, cũng đã dịch tập tiểu luận này từ trước đó, và đăng tải trên blog cá nhân của ông. Toàn bộ phần dịch của ông đã được VEPR công bố trong Tác phẩm Dịch DC-15: Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không?. Sự trùng hợp này cho thấy những người cùng chia sẻ một mối quan tâm, hay rộng lớn hơn, một lý tưởng, thường dễ dàng gặp nhau, dù không hẹn trước. Hai phiên bản tiếng Việt của tập tiểu luận có hơi khác nhau một chút (phiên bản của ThS. Phạm Nguyễn Hoàng theo sát bản được công bố trên trang web của Quỹ John Templetion, còn bản của dịch giả Phạm Nguyên Trường có nhiều hơn một tiểu luận, và được sắp xếp theo thứ tự khác), nhưng đều là những bản dịch có chất lượng cao, thể hiện công phu và tâm huyết của người dịch. Để độc giả có thêm điều kiện tham khảo, VEPR trân trọng công bố cả hai phiên bản tiếng Việt. Bản dịch này của ThS. Phạm Nguyễn Hoàng được đánh số DC-16, với tựa đề: Thị trường tự do có làm xói mòn nhân cách đạo đức hay không?. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả. TS. Nguyễn Đức Thành 10/2011. 4  Bài 1: Ngược lại Jadish Bhagwati Jadish Bhagwati là giáo sư đại học về kinh tế và luật học tại Đại học Columbia, thành viên cao cấp kinh tế quốc tế trong Hội đồng Quan hệ đối ngoại, và là tác giả của “Bảo vệ Toàn cầu hoá”. Ông viết nhiều về chính sách công và thương mại quốc tế. Tôi có thể khẳng định từ kinh nghiệm bản thân là, nếu bạn cố gắng nói về thị trường tự do tại các khu học xá ở các trường đại học, bạn sẽ bị chôn vùi trong hàng loạt những lời chỉ trích về toàn cầu hoá. Sự phản đối của các khoa và sinh viên đối với việc mở rộng thị trường quốc tế bắt nguồn phần lớn từ cảm giác về lòng vị tha. Nó phát triển từ sự lo ngại của họ về các vấn đề xã hội và đạo đức. Một cách đơn giản, họ tin rằng toàn cầu hoá thiếu một bộ mặt nhân đạo. Tôi có một cách nhìn ngược lại. Tôi cho rằng toàn cầu hóa dẫn tới không chỉ sự sáng tạo và lan rộng của của cải mà còn là những thành quả thuộc về đạo đức và những nhân cách tốt hơn cho các bên tham gia. Nhiều người chỉ trích tin rằng toàn cầu hoá ngăn cản các vấn đề xã hội và đạo lý, như là việc giảm lao động trẻ em và nghèo đói tại các nước nghèo và việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ môi trường. Song, khi tôi trình bày các vấn đề này và một số vấn đề khác trong cuốn sách của tôi, Bảo vệ toàn cầu hoá, tôi nhận ra rằng kết quả thực tế lại ngược với những ai sợ hãi nó. Ví dụ, nhiều người tin rằng các nông dân nghèo sẽ hưởng ứng những cơ hội lớn hơn về mặt kinh tế do toàn cầu hoá đem lại bằng cách cho con cái của họ nghỉ học và bắt đi lao động. Vì thế, việc mở rộng thị trường tự do sẽ có thể là một cách thức độc ác. Nhưng tôi nhận ra rằng điều 5  ngược lại là đúng. Hoá ra là trong nhiều trường hợp, thu nhập cao hơn được thực hiện từ kết quả toàn cầu hoá – ví dụ thu nhập tăng lên của những nông dân trồng lúa ở Việt Nam, đã thúc đẩy những bậc cha mẹ tiếp tục cho con đi học. Rút cuộc là họ đã không còn cần tới những khoản thu nhập còm cõi từ một lao động trẻ em tăng thêm có thể mang lại. Hoặc là xem xét bình đẳng giới. Với toàn cầu hoá, những ngành nào sản xuất hàng hoá và dịch vụ có thể trao đổi được sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ hơn. Sự cạnh tranh này đã làm giảm khoảng cách tại nhiều nước đang phát triển giữa tiền công trả cho những nhân công nam và nữ có trình độ ngang nhau. Tại sao? Bởi vì các công ty cạnh tranh toàn cầu nhanh chóng nhận thấy rằng họ không thể tiếp tục giữ những thành kiến ủng hộ nam giới. Dưới sức ép cắt giảm chi phí và hoạt động hiệu quả hơn, họ ngày càng chuyển từ lao động nam giới chi phí cao sang lao động nữ rẻ hơn, vì thế thù lao trả cho lao động nữ tăng và trả cho lao động nam giảm. Toàn cầu hoá chưa tạo ra bình đẳng về lương, nhưng chắc chắn đã thu hẹp khoảng cách. Hiện nay có rất nhiều bằng chứng cho thấy Ấn Độ và Trung Quốc, hai nước cùng có những vấn đề đói nghèo to lớn, đã và đang có thể tăng trưởng rất nhanh bằng cách tận dụng lợi thế thương mại và đầu tư nước ngoài, và thông qua đó đã giảm được đói nghèo một cách đáng kể. Họ vẫn còn con đường dài phía trước, nhưng toàn cầu hóa đã cho phép họ cải thiện những điều kiện cơ bản cho hàng trăm triệu người dân. Một vài nhà chỉ trích đã lên án quan điểm tấn công đói nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế là một chiến lược “nhỏ giọt” chậm rãi. Họ gợi lên những hình ảnh về những người quý tộc và tư sản no nê, háu ăn đang đánh chén đùi cừu trong khi những người hầu và chó dưới gầm bàn thì ăn những mẩu thịt và mảnh vụn rơi vãi. Trong thực tế, tập trung vào tăng trưởng được miêu tả tốt hơn như là một chiến lược “kéo lên” mang tính xã hội. Những nền kinh tế tăng trưởng kéo người nghèo lên những công việc có lợi và giảm đói nghèo. Thậm chí nếu họ chấp nhận rằng toàn cầu hoá nhìn chung giúp đạt được những mục tiêu xã hội nhất định, một số người chỉ trích vẫn tranh luận rằng nó làm suy thoái nhân cách đạo đức. Họ nói rằng một thị trường tự do mở rộng sẽ bành trướng sang những lĩnh vực mà lợi nhuận được theo đuổi, và việc tìm kiếm lợi nhuận làm cho mọi người ích kỷ và xấu xa. Nhưng điều này khó có thể hợp lý. Hãy xem những người dân ở Calvin trong lịch sử Hà Lan được Simon Schama miêu tả. Họ kiếm lợi từ thương mại quốc tế, nhưng họ đã nuôi dưỡng lòng vị tha của mình thay 6  vì những ham muốn cá nhân, chứng tỏ những gì mà Schama đã gọi một cách thích hợp là “sự lúng túng của người giàu”. Sự tự kiềm chế tương tự có thể nhìn thấy ở Jains of Gujerat, một bang ở Ấn Độ quê của Mahatma Gandhi. Sự giàu có mà Jains khai thác được từ các hoạt động thương mại xuất phát từ các giá trị của họ chứ không phải là một cách khác. Đối với sự ảnh hưởng mà toàn cầu hoá tiếp tục diễn ra với nhân cách đạo đức, cho phép tôi trích dẫn một quan điểm của John Stuart Mill khi ông viết trong Các nguyên lý kinh tế chính trị (1848) như sau: Lợi thế kinh tế của thương mại bị vượt qua về tầm quan trọng bởi những lợi thế từ tác động của nó, là những gì thuộc về tinh thần và đạo đức. Trong trạng thái thấp hiện nay về sự cải thiện con người, thật khó có thể đánh giá quá cao giá trị của việc việc đặt con người trong mối liên hệ với những người không giống nhau, và với các hình thức tư tưởng và hành động không phải của họCó thể nói không ngoa rằng phạm vi rộng và sự gia tăng nhanh chóng trong thương mại quốc tế là sự đảm bảo chính của hoà bình thế giới, là an ninh lâu bền nhất đối với quá trình tiến triển không ngừng của các ý tưởng, thiết chế, và nhân cách của loài người. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, chúng ta liên tục nhìn thấy những hiện tượng mà Mill đã miêu tả. Khi các công ty đa quốc gia của Nhật mở rộng hoạt động trong thập kỷ 80, những nhân viên điều hành nam mang theo vợ của họ tới tận New York, London, và Paris. Khi những phụ nữ truyền thống Nhật Bản này nhìn thấy phụ nữ được đối xử như thế nào ở phương Tây, họ đã hấp thụ ý tưởng về quyền và sự bình đẳng của nữ giới. Khi trở về Nhật, họ trở thành các hạt nhân cải cách xã hội. Thời nay, tivi và Internet đang đóng một vai trò khổng lồ trong việc mở rộng ý thức xã hội và đạo đức vượt ra ngoài ranh giới những cộng đồng và quốc gia-dân tộc. Adam Smith nổi tiếng đã viết về “một người nhân đạo ở châu Âu”, là người sẽ không “ngủ tối nay” nếu “anh ta phải mất ngón tay út vào ngày mai” nhưng sẽ “ngủ ngon với sự yên tâm cao nhất” nếu một trăm triệu người Trung quốc “đột nhiên bị nuốt gọn bởi một trận động đất”, bởi vì “anh ta chưa bao giờ nhìn thấy họ”. Đối với chúng ta, những người Trung quốc này không còn nhìn thấy nữa, đã nằm ngoài phạm vi mà David Hume đã gọi là vòng tròn đồng tâm của sự đồng cảm. Cuộc động đất vào mùa hè năm ngoái tại Trung quốc, với những hậu quả mang tính thảm hoạ đã ngay lập tức được truyền tới các màn hình của chúng ta, đã được phần còn lại của thế giới đón nhận không phải với sự thờ ơ mà là sự cảm thông và ý thức sâu sắc về trách nhiệm đạo đức đối với các nạn nhân Trung quốc. Đó là giờ phút đẹp nhất của toàn cầu hoá. 7  Bài 2: Điều đó còn tùy thuộc John Gray John Gray là giáo sư danh dự tại Trường Kinh tế Luân Đôn. Những sách viết gần đây của ông là: “Buổi đầu sai lầm: Những ảo tưởng về chủ nghĩa tư bản toàn cầu” (False Dawn: The Delusions of Global Capitalism), và “Tập hợp đen tối: Tôn giáo khải huyền và cái chết của xã hội không tưởng” (Black Mass: Apocalyptic Religion and the Death of Utopia). Thị trường tự do làm xói mòn một số khía cạnh về tính cách trong khi nâng cao một số khía cạnh khác. Sau khi cân nhắc kỹ có thể thấy kết quả trên là tốt hay không còn phụ thuộc vào việc người ta nhìn nhận một cuộc sống tốt như thế nào. Một phần nhiều cũng phụ thuộc vào việc liệu người ta có tin là những hệ thống kinh tế khác có thể hoạt động tốt hơn. Câu hỏi này chỉ có thể được trả lời bằng cách so sánh những sự thay thế thực tiễn và bằng cách hiểu được những hệ thống khác nhau thúc đẩy như thế nào việc hình thành những tính cách không giống nhau. Điều quan trọng là tránh những suy nghĩ về những mô hình lý tưởng. Trong những năm gần đây đã có xu hướng nghĩ rằng thị trường tự do nổi lên một cách tự phát khi sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế được dỡ bỏ. Nhưng thị trường tự do không đơn giản là sự vắng mặt của Chính phủ. Thị trường phụ thuộc vào những hệ thống luật pháp để quyết định những gì có thể giao dịch như là hàng hoá và những gì không thể. Nô lệ bị cấm ở các nền kinh tế thị trường hiện đại; tống tiền và khiêu dâm trẻ em cũng như vậy. Thị trường tự do luôn luôn bao gồm một số hạn chế đạo đức về mặt này, và đây là điều do Chính phủ kiểm soát. Nói một cách tổng quát hơn, thị trường tự do phụ thuộc vào các loại quyền tài sản - và những quyền này cũng được áp đặt và thường được tạo ra bởi Chính phủ. 8  Thị trường tự do tồn tại ở nước Anh giữa thời kỳ trị vì của nữ hoàng Victoria không phải vì Nhà nước rút ra khỏi nền kinh tế, mà là do quyền lực Nhà nước được sử dụng để tư hữu hóa đất đai vốn đã tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu chung khác nhau hoặc không do ai sở hữu. Kinh tế tự do (laissez faire) một vài thập kỷ tại Anh trong thế kỷ 19 đã có thể tồn tại nhờ Luật tịch biên. Những luật này do Quốc hội ban hành và bắt đầu từ nửa sau của thế kỷ 18 đã chuyển những lao động nông trại khỏi nông thôn và tạo ra tầng lớp lao động công nghiệp và đó là cơ sở nhân lực cho thị trường tự do. Nhưng với sự mở rộng của quyền bầu cử dân chủ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những công nhân này bắt đầu đòi hỏi rằng hoạt động kinh tế phải phụ thuộc vào những quy chế khác nhau. Kết quả cuối cùng là một nền kinh tế thị trường có quản lý tồn tại ở nước Anh và nhiều nước ngày nay. Một quan điểm lịch sử là có ích bởi vì nó cho phép chúng ta nhìn các hệ thống kinh tế như là các thực thể sống. Trong thực tế, những thị trường tự do hiếm khi vận hành theo những mô hình do các nhà kinh tế xây dựng nên. Có những thời kỳ tăng vọt và bong bóng, bùng nổ và phá sản. Chỉ có trong các sách giáo khoa về kinh tế học cho rằng thị trường tự nó điều chỉnh. Trên nền tảng này, mối quan hệ giữa kinh tế học và đạo đức có thể được nhìn nhận ngày càng rõ ràng hơn. Một nét tính cách có ý nghĩa nhất do thị trường tự do mang lại là tính táo bạo của các doanh nghiệp, sự sẵn lòng đầu cơ và đánh cược, và khả năng nắm bắt và tạo ra cơ hội mới. Cũng cần lưu ý rằng những điều đó không phải là những tính cách được ca ngợi nhất bởi những nhà luân lý học bảo thủ. Sự cẩn trọng, tính tiết kiệm và khả năng chịu đựng sức ép một cách kiên nhẫn những hình thức cuộc sống giống nhau có thể là những phẩm chất đáng ngưỡng mộ, song chúng không phải luôn dẫn tới thành công trên thị trường tự do. Trong thực tế, khi thị trường biến động mạnh, những nét bảo thủ này có thể chính là con đường dẫn tới huỷ hoại. Trang bị lại công cụ cho mọi người, sắp đặt lại, chuyển đổi nghề nghiệp – những hoạt động chấp nhận rủi ro này giúp mọi người tồn tại và thịnh vượng trong những nền kinh tế thị trường tự do. Song kiểu hành vi rủi ro này không nhất thiết tương thích với các giá trị truyền thống vốn nhấn mạnh giá trị của việc duy trì những gì gắn bó với con người. Adam Smith, một trong những người khai sinh ra kinh tế học trường phái tự do, cũng là một người chỉ trích sắc sảo đối với xã hội thương mại. Smith sợ rằng kinh tế thị trường xuất hiện trong thời kỳ của ông có thể khiến cho công nhân phải lang bạt trong các thành phố thiếu những cộng đồng gắn kết. Theo như ông nhận thức, động lực mang tính phá vỡ của thị trường không 9  thể chỉ giới hạn trong phạm vi thị trường. Thị trường tự do đòi hỏi mức độ di động cao và sự sẵn sàng chắc chắn thoát khỏi các mối quan hệ không còn lợi ích. Một xã hội trong đó con người liên tục di chuyển sẽ không thể là một xã hội có các gia đình ổn định hoặc tuân thủ luật pháp. Cuối cùng, câu trả lời cho vấn đề này phụ thuộc vào việc người ta nhận thức như thế nào về một cuộc sống tốt. Những gì mà một nhà đạo đức học truyền thống nhìn nhận về một gia đình đổ vỡ có thể được một người theo chủ nghĩa tự do nhìn nhận như là việc thực hiện quyền tự chủ cá nhân. Đối với những người theo chủ nghĩa tự do, sự lựa chọn cá nhân là thành tố quan trọng sống còn nhất đối với một cuộc sống tốt, trong khi những người bảo thủ có thể xem việc bảo tồn những định chế truyền thống là quan trọng hơn. Đối với những xã hội phương Tây hiện đại, tôi có xu hướng quan điểm tự do. Nhưng điểm quan trọng không phải chỉ là những khái niệm nào trong số này người ta chấp nhận. Thay vào đó, nó là như thế này: một vài đặc điểm thuộc về đạo đức được tạo ra thông qua thị trường tự do, nhưng chúng cũng làm hủy hoại những đặc điểm khác. Nếu chúng giải phóng sự lựa chọn cá nhân, đồng thời chúng làm suy thoái một số đức hạnh truyền thống. Một người không thể có mọi thứ. Rủi ro đạo đức của thị trường tự do không có nghĩa là các hệ thống kinh tế khác là tốt hơn. Những hệ thống kế hoạch hoá tập trung đã làm suy thoái nhân cách một cách có hại hơn nhiều và tạo ra ít hơn lợi ích về mặt hiệu quả và năng suất. Những nền kinh tế kế hoạch hoá thuộc khối Sô-viết, trong phạm vi có thể, chỉ có thể hoạt động được nhờ có các thị trường tự do và chợ đen hoạt động chui. Tham nhũng thì tồn tại khắp nơi. Trong mô hình Mác xít, tình trạng hỗn loạn của thị trường do tính vụ lợi gây ra được thay thế bởi kế hoạch hoá dựa trên chủ nghĩa vị tha. Nhưng cuộc sống thật sự ở các xã hội Sô-viết lại giống như một bức tranh biếm hoạ cực đoan về chủ nghĩa tư bản tự do, một môi trường lộn xộn và lãng phí trong đó mỗi người đều đấu tranh để được sinh tồn. Nhân chi sơ tính bản ác là quy tắc, và lòng vị tha là ngoại lệ. Trong những hoàn cảnh này, những người có kỹ năng tồn tại phát triển tốt nhất và ít cân nhắc những khía cạnh đạo đức nhất đã làm việc tốt nhất. Không có hệ thống kinh tế nào có thể nâng cao mọi khía cạnh của nhân cách đạo đức. Tất cả phụ thuộc trong một phạm vi nào đó vào những động cơ đáng đặt dấu hỏi về mặt đạo đức. Lòng tham và sự ghen tị có thể là thói xấu xa, nhưng chúng cũng là những nhân tố kích thích kinh tế. Một hệ thống kinh tế là tốt trong phạm vi nó khắc phục những khiếm khuyết của con người và vì phúc lợi của con người. Sự lựa chọn không phải là giữa những mô hình trừu tượng như là thị 10  trường tự do và kế hoạch hoá tập trung. Trong thực tế lịch sử, cả hai mô hình này đều không tồn tại dưới hình thức do những người cổ suý nó hình dung. Sự lựa chọn thật sự là giữa những sự pha trộn khác nhau của các thị trường và cơ chế quản lý, và không có mô hình nào trong số này sẽ là tốt lành hoàn toàn về mặt đạo đức. Một sự pha trộn hợp lý không thể đạt được bằng cách áp dụng một mô hình lý tưởng về nền kinh tế nên vận hành như thế nào. Những sự kết hợp khác nhau sẽ là tốt nhất trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Nhưng có một điều rõ ràng: một nền kinh tế thị trường hiện đại không thể hoạt động mà không có một thước đo về sự suy thoái đạo đức. 11  Bài 3: Đúng, Nhưng Garry Kasparov Cựu vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov là lãnh đạo của liên minh ủng hộ dân chủ có tên Một nước Nga khác. Ông là tác giả của một cuốn sách về việc ra quyết định: “Cuộc sống mô phỏng cờ vua như thế nào”, và diễn thuyết trước giới kinh doanh ở nhiều nước. Ông hiện đang sống tại Mát-xcơ-va. Thị trường tự do là một lò lửa cạnh tranh có thể tạo ra nền tảng cho nhân cách con người. Cạnh tranh là khốc liệt, v