Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm

Thức ăn có ý nghĩa quyết định đến giá thành sản phẩm chăn nuôi. Gia cầm với cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu về dinh dưỡng cao, nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ nên cần khẩu phần ăn có hàm lượng năng lượng cao, hàm lượng protein cao. Vì vậy nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc, hạt của cây bộ đậu và thức ăn giầu protein. Các loại thức ăn này giá cao và có sự tranh chấp với người. Đây chính là yêu cầu đặt ra khi chọn nguồn thức ăn cho khẩu phần chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Tiêu hoá ở gia cầm có sai khác chút ít so với các đối tượng vật nuôi khác cũng cần nắm vững để vận dụng trong nuôi dưỡng cho hợp lý.

doc23 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4469 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG GIA CẦM          Thức ăn có ý nghĩa quyết định đến giá thành sản phẩm chăn nuôi. Gia cầm với cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu về dinh dưỡng cao, nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ nên cần khẩu phần ăn có hàm lượng năng lượng cao, hàm lượng protein cao. Vì vậy nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc, hạt của cây bộ đậu và thức ăn giầu protein. Các loại thức ăn này giá cao và có sự tranh chấp với người. Đây chính là yêu cầu đặt ra khi chọn nguồn thức ăn cho khẩu phần chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Tiêu hoá ở gia cầm có sai khác chút ít so với các đối tượng vật nuôi khác cũng cần nắm vững để vận dụng trong nuôi dưỡng cho hợp lý. 1. Nguồn thức ăn trong chăn nuôi gia cầm          Nguồn thức ăn trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc (ngô, lúa, gạo, lúa mỳ) bột sắn, hạt bộ đậu (đậu tương, đậu đỏ...), thức ăn giàu protein (bột cá, bột tôm...) và các phụ phẩm từ các loại thức ăn trên. Dưới đây là một số đặc điểm chính về khả năng sản xuất và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn này. 1.1. Cây ngô           Ngô là cây lương thực quan trọng trên thế giới bên cạnh cây lúa mì và lúa nước. Ngô là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất thức ăn chăn nuôi: 50-70% thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi là từ ngô hạt. Năm 2004, theo FAO diện tích ngô thế giới là 147,2 triệu hecta, sản lượng 721,34 triệu tấn. Mỹ là nước có sản lượng ngô cao nhất thế giới: 229,92 triệu tấn (chiếm 41,6% của thế giới), năng suất cũng cao: 100,7 tạ/Ha. Châu Á có 184,7 triệu tấn (chiếm 25% sản lượng của thế giới), trong đó Trung Quốc cao nhất: 13,6 triệu tấn (sau Mỹ), tiếp đến Ấn Độ, Inđônêsia. Năng suất ngô cao nhất thế giới là tại Jordani 232,6 tạ/Ha, Israel 120-140 tạ/Ha, Newzealand 113 tạ/Ha, Mỹ 100,7 tạ/Ha.           Việt Nam , năm 2004, diện tích ngô cả nước 990,4 nghìn Ha, sản lượng 3,45 triệu tấn. Tỉnh có sản lượng ngô cao là Đắc Lắc: 402,7 nghìn tấn; Thanh Hóa: 245,9; Sơn La: 219,1nghìn tấn. Giá trị dinh dưỡng của ngô và các loại thức ăn chính trên bảng 6.1. 1.2. Cây lúa gạo        Lúa gạo là cây trồng chính của các nước Đông Nam Á.. Trên toàn thế giới, lúa gạo đướng thứ hai về diện tích (sau lúa mỳ), thứ hai về sản lượng (sau ngô). Châu Á sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Năm 2004, diện tích lúa 135,75 triệu Ha, sản lượng 546,5 triệu tấn (chiếm 90% sản lượng lúa gạo thế giới). Trong đó Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng: 177,43 triệu tấn, tiếp đến Ấn Độ (129,0 triệu tấn). Các nước đông  Nam Á: Indonesia 54,1 triệu tấn, Việt Nam 36,2 triệu tấn, Thái Lan 26,95 triệu tấn. Năng suất lúa cao nhất là Australia (82,3 tạ/Ha) Mỹ (77,8 tạ/Ha), Tây Ban Nha (74,1 tạ/Ha), Nhật (64,2 tạ/Ha). Việt Nam năng suất lúa cao của cả khu vực (48,5 tạ/Ha), Indonesia 45,4 tạ/Ha, Thái Lan 27,5 tạ/Ha.           Việt Nam, lúa sản xuất trong cả nước, nhưng tập trung ở đồng bằng sông Của Long và sông Hồng. Năm 2004 diên tích lúa 7,44 triệu Ha, sản lượng 36,2 triệu tấn ( theo FAO, 2005). 1.3. Cây sắn       Sắn là cây màu quan trọng, có ý nghĩa trong chăn nuôi. Năm 2004 diện tích sắn toàn thế giới là 18,51 triệu Ha, sản lượng 202,65 triệu tấn. Sắn nhiều nhất là Châu Phi, Châu Á chỉ 3,52 triệu Ha, sản lượng 58,92 triệu tấn chiếm 29,1% sản thế giới) (theo FAO,2005).        Việt Nam, năm 2004 có 383,6 nghìn Ha sắn, sản lượng 5,69 triệu tấn, năng suất cao nhất là 200-224 tạ/Ha ở miền Đông Nam bộ. 1.4. Cây đậu tương    Trên thế giới, đậu tương đướng sau lúa mỳ, lúa nước và ngô, là cây thích ứng rộng và có ở khắp các vùng. Năm 2004, diên tích đậu tương thế giới là 91,44 triệu Ha, sản lượng 204,7 triệu tấn. Châu Á đứng thứ hai (sau Châu Mỹ) về sản xuất đậu tương: 18,81 triệu Ha (20,6% của thế giới), sản lượng 25,52 triệu tấn ( 12,5% toàn cầu).      Việt Nam, năm 2004 có 182,5 nghìn Ha, sản lượng 16,8 nghìn tấn đậu tương. Tỉnh sản xuất nhiều là Hà Tây, Hà Giang, Đắc Nông, Sơn La.        Phân tích thành phần hóa học của hạt 17 giống ngô, 13 giống lúa (13 loại cám gạo của các giống lúa này), củ sắn khô cả vỏ của 12 giống sắn, hạt của 12 giống đậu tương đang được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Phạm Thị Hiền Lương (2005) đã công bố kết quả trên bảng 6.1, và các axít amin chủ yếu trên bảng 6.2.        Các kết quả nhận được cho thấy có sự sai khác đáng kể về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng giữa các giống cây trồng cùng loại. Đáng quan tâm là các axít amin thiết yếu quan trọng là lysine, methionine… trong hầu hết các loại thức ăn hiện có (trừ hạt đậu tương) đều thấp. Vì vậy khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cần chú ý phối hợp nhiều nguồn nguyên liệu hoặc phải bổ sung chế phẩm các axit amin tổng hợp để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho gia cầm. Bảng 6.1: Thành phần hóa học của một số nguyên liệu chính làm thức ăn cho gia súc, gia cầm (%) Loại nguyên liệu Protein thô Lipit thô Dẫn xuất không đạm Khoáng tổng số Năng lượng trao đổi (Kcal) Ngô hạt 9,17-11,57 3,42-9,85 72,8-84,14 1,25-2,99 3236-3457 Cám gạo 6,89-13,7 6,07-22,6 39,98-64,65 6,08-12,42 2245-2802 Sắn củ khô cả vỏ 1,93-4,13 0,15-1,46 89,87-92,59 1,03-3,07 3112-4030 Đậu tương hạt 38,64-48,44 14,47-22,48 20-38,70 4,49-6,42 3738-4030 Bảng 6. 2: Hàm lượng các axít amin có trong các loại thức ăn chính Axít amin Hàm lượng Ngô hạt Cám gạo Sắn củ khô Đậu tương Aspartic % trong Pr. g/Kg 5,30-8,46 5,14-8,06 5,79- 9,37 6,80- 10,20 3,26- 8,54 0,88- 2,86 8,60-13,50 38,34- 49,70 Threonine % trong Pr. g/Kg 2,26-  3,62 1,95- 3,42 2,75- 3,76 3,03- 4,10 1,63- 3,52 0,44- 0,68 2,80- 4,22 10,50- 18,81 Serine % trong Pr. g/Kg 2,50-4,66 2,07-4,44 2,84- 4,95 3,26- 6,52 1,81-5,22 0,64-1,74 3,92- 6,45 16,79- 24,18 A.Glutamic % trong Pr. g/Kg 9,38-23,41 7,85-22,31 10,80-12,12 12,39- 14,24 12,14- 23,85 2,50- 6,33 10,16- 17,75 39,45- 79,13 Proline % trong Pr. g/Kg 3,70-10,48 3,61-9,05 3,78- 9,18 4,16- 10,53 1,24- 9,19 0,34- 3,08 3,03- 8,65 11,77- 37,05 Glycine % trong Pr. g/Kg 1,68-4,11 1,64-3,44 2,86- 4,12 3,11- 8,77 1,22- 4,77 0,41- 0,92 3,35- 4,16 14,34- 15,60 Alanine % trong Pr. g/Kg 1,98- 8,11 1,92- 7,73 3,73- 8,77 4,38- 9,66 3,37- 7,68 1,00- 2,85 3,48- 4,43 14,19- 16,32 Cystine % trong Pr. g/Kg 1,20- 5,12 0,80- 4,97 1,14- 2,12 1,34- 2,80 0,69-11,26 0,24- 4,18 1,66- 2,90 6,68- 11,20 Valine % trong Pr. g/Kg 2,36- 6,12 2,06- 5,78 3,44- 6,57 3,95- 8,66 0,99-5,58 0,33- 2,07 3,77- 6,55 16,14- 25,43 Methionine % trong Pr. g/Kg 0,17- 1,76 0,14-1,71 0,57- 1,40 0,63- 1,52 0,28-1,35 0,08- 0,26 0,94-1,88 3,65- 6,93 Isoleucin % trong Pr. g/Kg 2,38- 4,48 2,06- 4,27 2,30- 4,03 2,64- 4,74 0,48- 3,00 0,16- 0,88 3,75- 5,04 15,29- 19,84 Leucine % trong Pr. g/Kg 11,87-14,51 9,81-13,83 4,33- 6,80 4,97- 7,99 0,72-6,17 0,24- 1,19 6,66- 7,98 27,13- 29,92 Tyrosine % trong Pr. g/Kg 1,99- 2,97 1,76- 2,48 1,16- 3,86 1,28- 4,20 0,75-3,47 0,27- 1,29 2,40- 3,72 9,32- 15,94 Phenylalanine % trong Pr. g/Kg 3,17- 6,16 2,76- 5,09 2,40-5,37 2,75- 5,92 0,63-11,50 0,21- 3,36 3,65- 5,59 15,61- 22,00 Histidine % trong Pr. g/Kg 1,86- 4,30 1,77- 3,55 1,78- 3,37 2,09- 3,87 0,95-2,45 0,35- 0,82 0,69- 2,51 3,08- 9,75 Lysine % trong Pr. g/Kg 2,19- 3,39 1,87- 2,96 1,93- 4,64 2,21-6,12 2,00-4,92 0,67- 0,95 3,70- 5,55 16,52- 21,55 Arginine % trong Pr. g/Kg 2,96- 4,96 2,58- 4,81 4,43-6,73 4,82- 8,87 1,37- 7,08 0,51- 1,07 6,28- 8,42 23,13- 37,53 Tổng số % trong Pr. g/Kg 79,23- 94,53 71,12- 90,06 66,09- 81,76 75,81- 107,52 59,37-82,24 19,88- 33,10 80,66- 88,31 329,18 -325,24 1.5. Một số loại thức ăn giàu protein sử dụng trong chăn nuôi        Ngoài các thức ăn kể trên, nhiều loại thức ăn sẵn có ở các địa phương được khai thác, sử dụng làm thức ăn gia súc gia cầm như là một nguồn thức ăn giàu đạm. Kết quả nghiên cứu của Ngô Hữu Toàn (2005) tại miền trung về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thể hiện trên bảng 6.3 và 6.4. Bảng 6. 3 :Thành phần hóa học của một số nguyên liệu giàu đạm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm (%) Loại nguyên liệu Protein thô Lipit thô Xơ thô Khoáng tổng số Năng lượng thô (MJ/kg ) Bột cá nục 60,56 5,10 1,05 16,03 19,56 Bột đầu tôm 36,44 2,91 18,31 22,40 14,51 Bột đậu nành 38,39 16,59 5,07 5,75 22,47 Khô dầu lạc 41,80 7,58 9,89 4,32 20,74 Bảng 6. 4: Hàm lượng các axít amin có trong các loại thức ăn giàu đạm Axít amin Hàm lượng Bột cá nục Bột đầu tôm Bột đậu nành Khô dầu lạc Aspartic % trong Pr. % trong TA 9,14 5,54 8,54 3,11 10,62 4,08 9,96 4,16 Threonine % trong Pr. % trong TA 3,96 2,40 3,29 1,20 3,16 1,21 2,42 1,01 Serine % trong Pr. % trong TA 4,11 2,49 4,08 1,48 4,64 1,78 5,57 2,33 A.Glutamic % trong Pr. % trong TA 13,66 8,27 11,12 4.05 16,30 6,26 8,80 7,86 Proline % trong Pr. % trong TA 0,94 0,57 1,13 0,41 0,19 0,07 1,82 1,91 Glycine % trong Pr. % trong TA 5,40 3,27 4,30 1,57 3,12 1,20 4,99 2,09 Alanine % trong Pr. % trong TA 6,28 3,80 11,39 4,15 3,90 1,50 3,84 1,61 Valine % trong Pr. % trong TA 5,18 3,14 4,65 1,69 4,42 1,70 4,12 1,72 Methionine % trong Pr. % trong TA 1,99 1,20 1,55 0,56 1.09 0,42 1,21 0,51 Isoleucin % trong Pr. % trong TA 4,84 2,93 3,67 1,34 4,48 1,72 3,73 1,56 Leucine % trong Pr. % trong TA 7,80 4,72 5,10 1,86 7,15 2,74 6,77 2,83 Tyrosine % trong Pr. % trong TA 3,61 2,19 4,15 1,51 3,64 1,40 3,62 1,51 Phenylalanine % trong Pr. % trong TA 4,44 2,69 4,77 1,74 5,14 1,97 5,32 2,22 Histidine % trong Pr. % trong TA 3,08 1,86 1,61 0,58 2,45 0,94 2,14 0,89 Lysine % trong Pr. % trong TA 6,42 3,88 3,63 1,32 4,84 1,86 3,29 1,37 Arginine % trong Pr. % trong TA 6,81 4,12 5,71 2,08 6,53 2,50 10,88 4,55 Tổng số % trong Pr. % trong TA 96,69 58,58 83,29 30,30 88,97 34,16 93,88 39,12           Mỗi loại thức ăn còn có những đặc điểm riêng, thậm chí có chứa các chất có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu ở từng đối tượng gia súc, gia cầm. Vì vậy cần nghiên cứu nắm vững để có cách chế biến sử dụng thích hợp. Các loại thức ăn đáp ứng các yêu cầu của gia cầm về năng lượng, protein, mỡ, khoáng, vitamin, chất kích thích sinh học; theo độ tuổi, khả năng sinh trưởng và sức đẻ trứng của từng đối tượng gia cầm nuôi. Vai trò sinh học của từng yếu tố dinh dưỡng: nước, protein, lipit, xơ, khoáng, vitamin…; nguồn cung cấp các yếu tố dinh dưỡng này xem thêm trong các giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi. 2. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm 2.1. Năng lượng trong thức ăn và nhu cầu năng lượng của gà 2.1.1. Các dạng năng lượng của thức ăn gia cầm             Tỷ lệ giữa các dạng năng lượng của thức ăn được thể hiện qua hình 6.2. Hình 6. 2: Sơ đồ các dạng năng lượng trong  thức ăn gia cầm (Smith, 1993) Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn.             Năng lượng toả nhiệt tuỳ thuộc vào môi trường nuôi dưỡng, thành phần dinh dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh lý của cơ thể (Vũ Duy Giảng, 1996).             Đối với gia cầm phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì thế trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của  thức ăn thường được biểu thị dưới dạng năng lượng trao đổi.             Theo Krazemen, trao đổi năng lượng trong 1 ngày đêm của gà có khối lượng sống 2,0 kg, sản lượng trứng 250 quả/năm, như sơ đồ ở hình 6.3. Hình 6.3: Sơ đồ các dạng năng lượng trong thức ăn gia cầm (Krazemen, 1990) 2.1.2. Phương pháp xác định năng lượng trao đổi trong thức ăn của gia cầm             Công thức tính năng lượng trao đổi (ME) trong thức ăn của gia cầm: ME = GE - (FE + UE)           Trong đó: ME là năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ), GE là  năng lượng thô; FE là năng   lượng trong phân; và UE là năng lượng trong nước tiểu.             Năng lượng thô trong thức ăn, trong phân và nước tiểu được xác định bằng máy đo năng lượng (bomb calorimeter). Theo Nguyễn Văn Thưởng (1992) và Vũ Duy Giảng (1996), khi đốt các chất hữu cơ trong bomb calorimeter, năng lượng thu được: 1 gam protein thu được 5,65 Kcal,   1 gam gluxit thu được 4,1 Kcal,1 gam mỡ thu được 9,3 Kcal.             Có thể tính năng lượng trao đổi của thức ăn dựa vào thành phần  hoá học của chúng theo công thức: ME = 34,76 x mỡ + 15,25 x protein thô + 16,72 x tinh bột + 11,43 x đường             Trong đó ME (MJ/kg) và mỡ, protein thô, tinh bột và đường tính bằng %.             Có thể xác định ME (chưa hiệu chỉnh) bằng các công thức sau: ME (Kcal/kg) = 4,26X1 + 9,5X2 + 4,23X3 + 4,23X4                                                             (Bùi Văn Chính và CTV, 1995) ME (KJ/kg) = 17,84X1 + 39,78X2 + 17,71X3 + 16,95X4                                                             (Nguyễn Văn Thưởng, 1992)             Trong đó, X1, X2, X3, X4 lần lượt là protein tiêu hoá, mỡ tiêu hoá, xơ tiêu hoá và dẫn xuất không đạm tiêu hoá (đơn vị tính: g/kg thức ăn). 2.1.3. Nhu cầu năng lượng của gà             Để cung cấp đầy đủ, cân đối và chính xác khẩu phần ăn cho gia cầm thì yếu tố đầu tiên là mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần. Năng lượng cần thiết cho việc duy trì các hoạt động, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Lượng năng lượng thừa so với nhu cầu sẽ được sử dụng không có hiệu quả và tích luỹ thành mỡ. Chi phí năng lượng trong khẩu phần gia cầm khoảng 45-55% tổng chi phí (Nowland, 1978). Trong khẩu phần gia cầm, nguồn năng lượng trước hết từ carbohydrate, thứ đến là từ mỡ và cuối cùng là từ protein (Ewing, 1963). Năng lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của mô bào, các hoạt động và duy trì thân nhiệt. Vì thế, năng lượng là "ngọn lửa của sự sống". 2.1.3.1. Nhu cầu năng lượng cho duy trì             Trong tổng số nhu cầu về năng lượng, năng lượng cho duy trì chiếm tỷ lệ cao hơn (Singh, 1988). Năng lượng cho duy trì bao gồm năng lượng cho các hoạt động bình thường và năng lượng cho trao đổi cơ bản.             Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường phụ thuộc vào mức độ hoạt động của con vật. Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường, nhu cầu năng lượng cho hoạt động chiếm khoảng 50% so với nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản (Singh, 1988). Tổng chi phí năng lượng cho trao đổi cơ bản của gia súc lớn cao hơn so với gia súc nhỏ, nhưng nếu tính 1 kg thể trọng thì gia súc càng nhỏ chi phí năng lượng trao đổi cơ bản càng lớn. Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản /1kg thể trọng của gà cao gấp 3 lần so với bò. Năng lượng trao đổi cơ bản gắn liền với bề mặt của cơ thể, không phụ thuộc vào loài động vật và độ lớn của chúng mà theo một mức chuẩn là 1000 Kcal/m2 bề mặt cơ thể (McDonald, 1988). Nếu tính diện tích bề mặt bằng dm2 thì nó sẽ bằng khối lượng (kg) với số mũ trung bình là 0,75. Khối lượng cơ thể (W) với số mũ 0,75 thành W0,75 được gọi là khối lượng trao đổi.             Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường tính nhu cầu năng lượng cho 1 kg khối lượng trao đổi (W 0,75), trị số khoảng 70 Kcal (15%) và ít biến động giữa các loài. Đối với gà, nhu cầu ME cho trao đổi cơ bản cho 1kg thể trọng là 72 Kcal/ngày, còn cho 1kg W0,75  là 86 Kcal/ngày (McDonald, 1988).             Singh (1988) đưa ra công thức tính nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì như sau:             Năng lượng thuần cho duy trì (NEm) = 83 x W0,75             Trong đó W là khối lượng cơ thể (kg) Ví dụ: một con gà nặng 1,7 kg thì nhu cầu duy trì: NEm = 83 x 1,7 x 0,75 = 126 Kcal Năng lượng thuần cho duy trì chiếm 82% năng lượng trao đổi cho duy trì (MEm), vậy:             MEm = 126/0,82 = 154 Kcal             Năng lượng cho hoạt động sống bình thường bằng 50% năng lượng trao đổi cơ bản, tức là 77 Kcal.             Vây, tổng ME cho duy trì là 154 + 77 = 231 Kcal 2.1.3.2. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất * Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng:             Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1994), cứ 1 gam tăng trọng cần 4 Kcal, hiệu quả sử dụng năng lượng là 80%, do đó nhu cầu năng lượng cho tăng trọng/ngày là: Trong đó:       MEtt - Nhu cầu ME cho tăng trọng/ngày                         Pt - Số gam tăng trọng/ngày;                         4,0 - Số Kcal/1g tăng trọng                         0,8 - Hiệu quả sử dụng ME cho tăng trọng Theo Bùi Đức Lũng (1995), có thể tính nhu cầu năng lượng theo công thức: Trong đó:       MEtt - Nhu cầu ME cho tăng trọng/ngày                         Pt - Số gam tăng trọng/ngày; 0,3 - % protein trong thịt; 5,7 - Số Kcal/g protein;        0,05 - % mỡ trong thịt;  9,5 - Số Kcal/g mỡ; 0,82 - Hiệu quả sử dụng ME cho tăng trọng.             Trong thời kỳ sinh trưởng, nhu cầu năng lượng của gia cầm rất khác nhau, không chỉ do sự thay đổi về tỷ lệ năng lượng chuyển thành nhiệt mà còn do sự thay đổi về số lượng năng lượng được tích luỹ và sự phân chia năng lượng tích luỹ đó trong protein và mỡ (MacLeod, 1990). Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng 85% năng lượng tích trong mỡ và 15% năng lượng dự trữ trong protein. Khi mức năng lượng ăn vào thấp, một lượng mỡ cơ thể được huy động trong khi protein được tích luỹ. Hệ số dự trữ năng lượng trong protein và trong mỡ ước tính tương đương 0,66 và 0,86 (Boekholt và CTV, 1994).             Sự thay đổi về việc tích luỹ năng lượng và việc sinh nhiệt của cơ thể cho thấy rằng khi năng lượng trong khẩu phần bị thiếu, sự có mặt của vi sinh vật đường tiêu hoá rất có lợi cho cơ thể do làm giảm hao tổn năng lượng, ngược lại khi năng lượng khẩu phần được cung cấp đầy đủ, hiệu quả sử dụng năng lượng giảm xuống do sự có mặt của các vi sinh vật này. Vì vậy, có thể kết luận rằng chính vi sinh vật đường tiêu hoá làm thay đổi quá trình trao đổi năng lượng và giảm hiệu quả sử dụng năng lượng của gia cầm (Muramatsu và CTV, 1994). * Nhu cầu năng lượng cho sản xuất trứng Theo Singh (1988), nhu cầu năng lượng để sản xuất 1 quả trứng gà Leghorn là 86 Kcal ME. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CTV (1994), nhu cầu năng lượng để sản xuất 1 quả trứng là:      Trong đó:  P - Khối lượng của trứng (gam); 1,6 - Giá trị năng lượng của 1 gam trứng;                     0,8 - Hiệu quả sử dụng năng lượng cho sản xuất trứng 2.1.3.3. Nhu cầu năng lượng tổng thể * Nhu cầu năng lượng cho gà tăng trưởng             Theo Wu và Han (1982), nhu cầu năng lượng của gà thịt là:             (0-4 tuần tuổi)  ME  = 128,5 BW0,75  + 2,5 (W)             (5-10 tuần tuổi)  ME  = 128,5 BW0,75 + 3,8 (W)             Trong đó: BW là khối lượng cơ thể (kg); (W) là tăng trọng (gam).          Theo Larbier và Leelercq (1993), nhu cầu năng lượng trao đổi cho gà broiler có thể tính theo công thức:             ME (Kcal/ngày) = 100 W0,75  + 14,4 (Pr) + 11,0 (Lip)             Trong đó:W là khối lượng cơ thể (kg)             (Pr) là số protein tăng (g/ngày); (Lip) là số mỡ tăng (g.ngày)             Theo Hoàng Văn Tiến (1995), nhu cầu năng lượng gà thịt là:             ME = [105 + 4,6(25 - T)]Pm0,75 + 10,4L + 14,0Pr                  Trong đó: ME là số Kcal ME cần thiết/con/ngày                                     Pm là Khối lượng trung bình (kg)                                     L là lượng mỡ tích luỹ (g/ngày)                                     Pr là lượng protein tích luỹ (g/ngày)                                     T là nhiệt độ, nếu dưới 25oC             Trong trường hợp nhiệt độ cao hơn 25oC thì kết quả này sẽ thay đổi ở độ mọc lông và lượng mỡ tích luỹ dưới da. * Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ trứng             Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1994), nhu cầu năng lượng cho gà có thể tính theo công thức:  ME = 5DP + P(170 - 2,2T) + 2LE                         Trong đó: ME là số Kcal ME/con/ngày; T là nhiệt độ môi trường (oC);P là khối lượng gà (kg);                                      DP là tăng trọng bình quân (g/ngày);  L là tỷ lệ đẻ (%); E là khối lượng trứng sản xuất ra (g).             Ví dụ, gà mái nặng 1,59 kg, tăng trọng hàng ngày 3 g, tỷ lệ đẻ 80%, khối lượng trứng 62 g, nhiệt độ môi trường 26,7 oC, thì nhu cầu năng lượng sẽ là:                                                  ME = (5 x 3) + 1,59[170 - (2,2 x 26,7)] + (62 x 0,8 x 2) = 292 Kcal ME/con/ngày.            The
Tài liệu liên quan