Thực trạng áp dụng công cụ quản lí môi trường vào công tác quản lý môi trường ở làng nghề chế biến nông sản

Theo thống kê từ năm 2008, cả nước hiện có 230 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm chiếm 20% trong tổng số 1150 làng nghề trong cả nước. Sự phát triển của các làng nghề còn mang tính tự phát, tuỳ tiện, quy mô nhỏ lẻ, trang thiết bị lạc hậu. Sự ô nhiễm tại các làng nghề là tiếng chuông báo động từ lâu, gây bức xúc cho xã hội. Tuy nhiên việc áp dụng công cụ quản lý môi trường ở các làng nghề còn nhiều hạn chế.

ppt35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3291 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng áp dụng công cụ quản lí môi trường vào công tác quản lý môi trường ở làng nghề chế biến nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý môi trường Đề tài: Thực trạng áp dụng công cụ quản lí môi trường vào công tác quản lý môi trường ở làng nghề chế biến nông sản Danh sách nhóm 5: 1. Bạch Thị Khánh Chi 2.Kim Thị Hồng Ngân 3.Vũ Thuỳ Ninh 4.Trịnh Thị Liên Oanh 5. Nguyễn Thị Thuỷ(521739) 6. Nguyễn Thị Minh Thư 7. Nguyễn Văn Thương 8. Hoàng Văn Tú 9. Nguyễn Xuân Vững Phần I: Đặt Vấn Đề Theo thống kê từ năm 2008, cả nước hiện có 230 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm chiếm 20% trong tổng số 1150 làng nghề trong cả nước. Sự phát triển của các làng nghề còn mang tính tự phát, tuỳ tiện, quy mô nhỏ lẻ, trang thiết bị lạc hậu. Sự ô nhiễm tại các làng nghề là tiếng chuông báo động từ lâu, gây bức xúc cho xã hội. Tuy nhiên việc áp dụng công cụ quản lý môi trường ở các làng nghề còn nhiều hạn chế. Giải pháp nào??? Phần II: Nội Dung 2.1. Cở sở lý luận 2.1.1. Công tác quản lý môi trường Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2.1.2. Công cụ quản lý môi trường 2.2. Đặc điểm làng nghề chế biến nông sản - Có số lượng làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên cả nước - Phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình đô cao - Thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình. - Hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. - Phần lớn, các làng nghế biến lương thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai,… - Nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu 2.3. Thực trạng 2.3.1. Hiện trạng môi trường nước Phần lớn nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài môi trường không qua bất kì khâu xử lý nào. Nước thải tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân huỷ yếm khí gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng chất lượng nước ngầm(phần lớn đều có dấu hiệu ô nhiễm với hàm lượng COD, TS, NH+ trong nước giếng cao) Qua khảo sát, tỷ lệ thành phẩm chỉ được 25-30% còn lại 70-75% trọng lượng tồn tại dưới dạng chất thải rắn và lỏng. Ví dụ: Ở Minh Khai, 1 ngày phát sinh hơn 27 tấn bã dong, 4 tấn vỏ sắn, 13 tấn bã sắn, 2,5 tấn xỉ than và khoảng 40 tấn nước thải. Nước thải có mùi hôi thối, hàm lượng BOD và COD vượt quy định từ 10-14 lần 2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí Quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ sinh ra các khí độc ảnh hưởng đến môi trường không khí và sức khoẻ người dân tại các làng nghề. Với nhu cầu nguyên liệu rất lớn, bụi khí thải sinh ra do đốt nhiên liệu, than củi điển hình như làng nghề Dương Liễu(Hà Tây): 34 nghìn tấn than/năm, Phú Đô(Hà Nội): 5250 tấn than/năm Các dạng chất thải ở làng nghề chế biến nông sản 2.3.3. Hiện trạng môi trường đất Các chất ô nhiễm thải vào môi trường làm thay đổi thành phần hóa lý của đất làm cho năng suất vật nuôi, cây trồng giảm và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ví dụ: phần lớn bã dong đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi phân hủy gây mùi xú uế. Khi trời mưa chất thải bị rửa trôi gây ô nhiễm môi trường đất làm cho đất bị suy thoái. 2.4. Thực trạng công tác quản lý môi trường - Công tác QLMT ở các làng nghề chế biến nông sản đang gặp nhiều bất cập như phân cấp về QLMT tại địa phương chưa rõ ràng, lực lượng QLMT tại các cơ sở chưa đầy đủ, thiếu các cơ chế tài chính hỗ trợ và công cụ pháp lý cho việc xử lý các vấn đề gây ô nhiễm. - Hiện trạng quản lý của khu vực làng nghề còn hết sức qua loa và thiếu đồng bộ. Người dân thiếu hiểu biết và vô trách nhiệm đối với môi trường khu vực mình Những việc đã làm được Công cụ pháp luật, chính sách: Một loạt các văn bản về phát triển bền vững và BVMT làng nghề đã được ban hành và thực hiện. - Công cụ kĩ thuật: Một số địa phương đã triển khai quy hoạch tập trung cho làng nghề với bảo vệ môi trường. Áp dụng công nghệ phân hủy yếm khí kết hợp thu hồi Biogas tạo khí đốt và phân bón chất lượng cao tại các làng nghề chế biến thực phẩm, nông sản. Công cụ kinh tế: Bước đầu triển khai một số công cụ quản lý trong BVMT và làng nghề,tài chính ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng, bao gồm các công cụ cơ bản sau: + Thuế + Phí bảo vệ môi trường + Quỹ môi trường + Quỹ đặt cọc và hoàn trả - Công cụ phụ trợ: Việc giáo dục và truyền thông môi trường đã bắt đầu được thực hiện. Những vấn đề còn bất cập - Công cụ pháp luật, chính sách: + Hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chưa cụ thể hóa cho BVMT làng nghề chế biến nông sản. + Nhân lực và tài chính cho BVMT làng nghề còn thiếu. Lực lượng cán bộ làm công tác môi trường các cấp còn qua mỏng về số lượng và hạn chế về trình độ. 95% cán bộ QLMT từ cấp huyện trở xuống đều không có chuyên môn về môi trường. Đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề chưa tương xứng, chủ yếu đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa có đầu tư cho việc xử lý chất thải. VD: nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006. Cho đến nay, chưa có một văn bản nào quy định riêng đối với vấn đề BVMT đối với làng nghề chế biến nông sản. Công cụ phụ trợ: + Chức năng, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề của các cán bộ, ngành và địa phương chưa rõ ràng và còn chồng chéo + Chỉ quy định trách nhiêm QLMT cho cấp huyện, chưa cụ thể cho từng cấp. + Chưa có sự liên kết, phối hợp giữa các cấp, các bộ phận trong việc quản lý môi trường. + - Việc triển khai các công cụ quản lý còn nhiều yếu kém. VD: UBND tỉnh Hà Tây( trước đây) đã ban hành một số văn bản pháp quy về BVMT từ tháng 2 năm 2002 nhưng đến 2 năm sau nhân dân mới biết. + Công tác xã hội hóa BVMT làng nghề chưa được triển khai cụ thể, chưa huy động được nguồn lực xã hội cho BVMT làng nghề. Tiềm năng của cộng đồng trong bảo vệ môi trường cẫn chưa được phát huy đầy đủ. Trình độ dân trí và tính cộng đồng của làng nghề ảnh hưởng đến công tác BVMT: quan niêm cổ hủ, lợi ích kinh tế… - Công cụ kỹ thuật: + Tuy đã có quy hoạch nhưng các khu/cụm làng nghề vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa có hệ thống quản lý môi trường chung. + Chưa có hoạt động quan trắc, đo đạc các thông số ô nhiễm chất thải. 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các công cụ QLMT vào công tác QLMT 2.3.1. Giải pháp cho các Nhà hoạch định chính sách