Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

TÓM TẮT Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung là một vấn đề cấp thiết hiện nay, nhất là trong giai đoạn đổi mới và phát triển toàn diện giáo dục Việt Nam. Bài viết này sau khi phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phái Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 2 (27) - Thaùng 3/2015 29 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TRẦN THẾ LƯU (*) TÓM TẮT Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung là một vấn đề cấp thiết hiện nay, nhất là trong giai đoạn đổi mới và phát triển toàn diện giáo dục Việt Nam. Bài viết này sau khi phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phái Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS. Từ khóa: đội ngũ cán bộ quản lý, trường THCS, vùng kinh tế trọng điểm, đổi mới, giáo dục Việt Nam, giải pháp, nâng cao ABSTRACT The reality of the quality of the management staff in the secondary schools in the cities and provinces in Vietnam’s Southern Key Economic Region, in particular, and those in other regions national-wide, in general, for the time being is an imperativeissue, especially in the period of the basic and comprehensive innovation and development of the Vietnamese education. Based on the thorough analysis of the reality of the quality of the management staff in the secondary schools in the cities and provinces in the Southern Key Economic Region such as Ho Chi Minh City, Binh Phuoc, Tay Ninh, Binh Duong, Dong Nai, Ba Ria – Vung Tau, Long An and Tien Giang, this article has proposed some solutions so as to enhance the quality of the management staff in the secondary schools. Keywords: the management staff, secondary schools, Southern Key Economic Region, innovation, the Vietnamese education, solution, enhance * Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang với tổng diện tích tự nhiên 30.583 km2, chiếm 9,2% diện tích (*) ThS, Thành ủy TP.HCM cả nước. Dân số toàn vùng năm 2011 là 18022,2 triệu người, chiếm gần 20,52% dân số cả nước. Vùng KTTĐPN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 30 (CNH, HĐH); đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao...Vùng KTTĐPN có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng ở khu vực phía Nam Việt Nam. Cùng với sự phát triển giáo dục chung của cả nước, giáo dục các tỉnh vùng KTTĐPN đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục, nhu cầu tăng nhanh về nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục Trung học cơ sở (THCS) các tỉnh vùng KTTĐPN cũng còn tồn tại những bất cập, yếu kém. Một trong những nguyên nhân của thực trạng đó, chính là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí còn bất cập về chất lượng, số lượng, cơ cấu, một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết... Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh vùng KTTĐPN, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ này đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông được đặt ra một cách cấp thiết. Chúng tôi đã thiết kế phiếu khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS ở các tỉnh vùng KTTĐPN trên các đối tượng: CBQL trường THCS; CBQL Sở, Phòng GD & ĐT, Giáo viên đánh giá về CBQL của họ. Cụ thể hỏi 160 CBQL, 2000 giáo viên của các trường THCS; 40 CBQL phòng GD & ĐT; Kết quả như sau (chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu): 1. THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC, TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THCS - Phẩm chất đạo đức Khảo sát về phẩm chất đạo đức, chúng tôi sử dụng 4 tiêu chí sau: Danh dự, uy tín nhà giáo (Danh dự); Trung thực, tâm huyết với nghề (Trung thực); Đấu tranh chống hành động tiêu cực (Đấu tranh); Không lợi dụng chức vụ, đảm bảo tính dân chủ (Dân chủ). Kết quả thu được như trong các bảng sau: Bảng 1. Thống kê số liệu khảo sát phẩm chất đạo đức Danh dự Trung thực Đấu tranh Dân chủ N Quan sát vững1 1583 1584 1584 1584 Quan sát lỗi2 5 4 4 4 Trung bình 1.08 1.10 1.16 1.11 Trung vị 1.00 1.00 1.00 1.00 Độ lệch chuẩn .389 .409 .465 .412 1 Quan sát có số liệu thỏa mãn với bảng hỏi điều tra 2 Quan sát không có số liệu hoặc số liệu không phù hợp với số liệu điều tra 31 Bảng 2. Tổng hợp các tiêu chí phẩm chất đạo đức Giá trị Tần số Phần trăm Phần trăm hiệu chỉnh Giá trị Tần số Phần trăm Phần trăm hiệu chỉnh Danh dự 1 1501 94.5 94.8 Trung thực 1 1464 92.2 92.4 2 56 3.5 3.5 2 93 5.9 5.9 3 8 .5 .5 3 11 .7 .7 4 18 1.1 1.1 4 16 1.0 1.0 Tổng 1 1584 99.7 100.0 Tổng 1 1584 99.7 100.0 Thiếu 4 .3 Thiếu 4 .3 Tổng 2 1588 100.0 Tổng 2 1464 92.2 92.4 Đấu tranh 1 1379 86.8 87.1 Dân chủ 1 1458 91.8 92.0 2 174 11.0 11.0 2 99 6.2 6.3 3 14 .9 .9 3 11 .7 .7 4 17 1.1 1.1 4 16 1.0 1.0 Tổng 1 1584 99.7 100.0 Tổng 1 1584 99.7 100.0 Thiếu 4 .3 Thiếu 4 .3 Tổng 2 1588 100.0 Tổng 2 1458 91.8 92.0 Từ bảng kết quả chúng ta thấy rằng, về vấn đề đạo đức các CBQL được đánh giá khá cao. Sự tập trung của các đánh giá khá cao. Các tiêu chí đều có mức đánh giá đạt loại xuất sắc từ 87.10% đến 94.80%; loại khá từ 3,50% đến 11%; có một số ít CBQL được đạnh giá là trung bình và đặc biệt vẫn còn khoảng 1% được đánh giá chưa đạt chuẩn. - Tư tưởng chính trị Về tư tưởng chính trị, các CBQL được đánh giá tương đối tốt. có từ 85,00% đến 96,70% CBQL đạt loại xuất sắc; 1,80% đến 13,00% đạt loại khá, loại trung bình và chưa đạt chuẩn chỉ chiếm 1,70% đến 2,00 %. Như vậy, CBQL đa phần đã chú ý đến phẩm chất chính trị. Các công tác khích lệ đến đội ngũ giáo viên phần lớn được ghi nhận tốt. Trong vấn đề làm gương cho giáo viên và học sinh cũng được đánh giá rất cao, trong đó có 96,00% đánh giá đật loại xuất sắc, chỉ 1,40% đánh giá chưa đạt chuẩn. - Lối sống, tác phong và ứng xử Kết quả thu được: Về các tiêu chí trong cuộc sống, các CBQL cũng được đánh giá tốt. loại xuất sắc chiếm 88,220% đến 94,00%; loại khá chiếm 3,90% đến 9,80%; loại trung bình và chưa đạt chuẩn chỉ còn lại 1,50% đến 2,00%. Tuy nhiên, vẫn còn một phần nhỏ khoảng 1,50% đến 2,00% là các CBQL không đạt chuẩn trong phong cách sống, chưa có ứng xử hợp lý với đồng nghiệp, với cấp dưới. Điều này cũng phù hợp với số liệu mà chúng ta phân tích trong tiêu chí về đạo đức. 2. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN - Hiểu biết về chương trình Khảo sát về sự hiểu biết về chương trình giáo dục phổ thông, chúng tôi sử dụng tiêu chí hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu 32 cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (hiểu chương trình). Kết quả thu được qua cuộc khảo sát như sau: Tiêu chí sự hiểu biết về chương trình giáo dục phổ thông có trung bình 1,13 với độ lệch tiêu chuẩn là 0,435, giá trị trung vị là 1,00. Nghĩa là, CBQL được đánh giá rất cao về sự hiểu biết về chương trình giáo dục phổ thông. Cụ thể có 90,3 % số CBQL được đánh giá loại 1: Xuất sắc, 8,1% số CBQL được đánh giá loại 2: đạt loại khá; 0,4% CBQL được đánh giá là loại trung bình và đặc biệt còn có 1,2% CBQL được đánh giá là chưa đạt chuẩn. - Trình độ chuyên môn Về trình độ chuyên môn, các CBQL được đánh giá từ 86,20% đến 95,50% đạt loại xuất sắc. Điều này có nghĩa là, đa phần các CBQL đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn, nắm vững các môn học mà mình đảm nhận và nắm vững lí luận, nghiệp vụ quản lý. Đây là một điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBQL có thể tiếp thu được ý kiến của các động nghiệp, các chỉ đạo của cấp trên và thực hiện được mục tiêu đã đặt ra trong việc phát triển nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ phận khoảng 11,4% CBQL được đánh giá chuyên môn khá và nghiệp vụ khá. - Năng lực sư phạm Kết quả thu được qua cuộc khảo sát như trong bảng sau: Bảng 3. Thống kê số liệu khảo sát năng lực sư phạm Tổ chức N Quan sát vững 1583 Quan sát lỗi 5 Trung bình 1.17 Trung vị 1.00 Độ lệch chuẩn .524 Trong đó tiêu chí năng lực sư phạm có trung bình 1,17 với độ lệch tiêu chuẩn là 0,524, giá trị trung vị là 1,00. Nghĩa là, CBQL được đánh giá khá cao về năng lực sư phạm. Cụ thể có 86 % số CBQL được đánh giá loại 1: Xuất sắc, 12.4% số CBQL được đánh giá loại 2: đạt loại khá; 0,6% CBQL được đánh giá là loại trung bình và đặc biệt còn có 0,9% CBQL được đánh giá là chưa đạt chuẩn. Bảng 4. Tổng hợp tiêu chí năng lực sư phạm Giá trị Tần số Phần trăm Phần trăm hiệu chỉnh Tổ chức 1 1362 85.8 86.0 2 197 12.4 12.4 3 9 .6 .6 4 14 .9 .9 Tổng 1 1582 99,7 100,0 Thiếu 1 .3 Tổng 2 1583 100 Khả năng tự học và sáng tạo trong công việc Kết quả thu được: Tiêu chí sáng tạo có trung bình 1,16 với độ lệch tiêu chuẩn là 0,446, giá trị trung vị là 1,00. Nghĩa là, CBQL được đánh giá khá cao về năng lực tự học và sáng tạo. Cụ thể có 86.7 % số CBQL được đánh giá loại 1: Xuất sắc, 11.8% số CBQL được đánh giá loại 2: đạt loại khá; 0,5% CBQL được đánh giá là loại trung bình và đặc biệt còn có 0,9% CBQL được đánh giá là chưa đạt chuẩn. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin Về năng lực sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, đội ngũ CBQL được cho là còn rất hạn chế so với các tiêu chí khác. Đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ, chỉ có 43,6 % đạt loại xuất sắc chỉ bằng một nửa lượng xuất sắc ở các tiêu chí khác. 33 3. NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO Kết quả thu được: Trong công việc quản lí, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người quản lí là khả năng định hướng, tìm ra các giải pháp; khả năng dự báo các tình huống xảy ra để có thể có những phản ứng thích hợp với tình hình. Từ đó có những kế hoạch lâu dài cho sự đầu tư, phát triển của trường học nói riêng và của toàn ngành nói chung. Về vấn đề quan trọng này, đội ngũ CBQL được đánh giá có 78,70% đến 91,70% đạt loại xuất sắc, loại trung bình và chưa đạt chỉ chiếm 1,20% đến 1,90%. Đây là một tỷ lệ chưa thực sự cao và chúng ta mong muốn nó sẽ được nâng lên trong tương lai không xa. - Tầm nhìn chiến lược Khảo sát tầm nhìn chiến lược, chúng tôi sử dụng 2 tiêu chí:Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường (Tầm nhìn); Tuyên truyền, quảng bá về giá trị nhà trường; công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường (quảng cáo). Kết quả thu được qua cuộc khảo sát như trong bảng sau: Bảng 5. Tổng hợp các tiêu chí tầm nhìn chiến lược Giá trị Tần số Phần trăm Phần trăm hiệu chỉnh Giá trị Tần số Phần trăm Phần trăm hiệu chỉnh Tầm nhìn 1 1214 76.4 76.6 Quảng cáo 1 1353 85.2 85.4 2 338 21.3 21.3 2 202 12.7 12.8 3 21 1.3 1.3 3 15 .9 .9 4 11 .7 .7 4 14 .9 .9 Tổng 1 1584 99.7 100.0 Tổng 1 1584 99.7 100.0 Thiếu 4 .3 Thiếu 4 .3 Tổng 2 1588 100.0 Tổng 2 1588 100.0 Cùng với tiêu chí phân tích và dự báo, tầm nhìn của nhà quản lý cũng có một vai trò quan trong không kém. Nó đem lại một lợi ích về mặt dài hạn khi người CBQL có tầm nhìn tốt. Tiêu chí này được dựa trên khả năng xây dựng vai trò, sứ mạng của trường trong khoảng thời gian dài và cách mà nhà trường quảng bá hình ảnh của mình cũng như xây dựng tên tuổi của mình. Và về tiêu chí này đội ngũ CBQL được đánh giá có 76,60% đạt loại xuất sắc, 21,30% đạt loại khá và còn có 2% trong số đó là đạt loại trung bình và chưa đạt yêu cầu. Đây cũng là một thực trạng cần phải báo động và có biện pháp khắc phục sớm để đưa nền giáo dục trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở lại phát triển một cách toàn diện hơn, mạnh mẽ hơn. - Thiết kế và định hướng triển khai Về vấn đề này, cac nhà CBQL được đánh giá đạt loại tốt từ 80,10% đến 88,10%. Còn khoảng 1,50% đến 2% được 34 đánh giá chỉ đạt trung bình và chưa đạt chuẩn. Đây là một yếu tố cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong tương lai để xây dựng các biện pháp nhằm phát triển giáo dục bền vững và toàn diện. - Quyết đoán và có bản lĩnh đổi mới Kết quả thu được như sau: Bảng 6. Tổi hợp số liệu về quyết đoán và có bản lĩnh đổi mới Giá trị Tần số Phần trăm Phần trăm hiệu chỉnh Quyết đoán 1 1362 85.8 86.0 2 196 12.3 12.4 3 12 .8 .8 4 14 .9 .9 Tổng 1 1584 99.7 100.0 Thiếu 4 .3 Tổng 2 1588 100.0 Trong đó tiêu chí “quyết đoán” có trung bình 1.17 với độ lệch tiêu chuẩn là 0.454, giá trị trung vị là 1.00. Nghĩa là, CBQL được đánh giá khá cao về năng lực quyết đoán và có bản lĩnh đổi mới. Cụ thể có 86 % số CBQL được đánh giá loại 1: Xuất sắc, 12.4% số CBQL được đánh giá loại 2: đạt loại khá; 0.8% CBQL được đánh giá là loại trung bình và đặc biệt còn có 0.9% CBQL được đánh giá là chưa đạt chuẩn. Vấn đề ra quyết định của các CBQL cũng được đánh giá tương đối cao. xấp xỉ 90%. Từ đó để chúng ta thấy rằng, đội ngũ CBQL của chúng ta có khả năng ra quyết định, phản ánh đúng những phẩm chất phía trên họ được đánh giá. Đây là một nhân tố khả quan, để có thể cải thiện và phát triển nền giáo dục của khu vực phát triển kinh tế trọng điểm miền Nam. Lập kế hoạch hoạt động Bảng 7. Tổng hợp số liệu tiêu chí lập kế hoạch hoạt động Giá trị Tần số Phần trăm Phần trăm hiệu chỉnh Kế hoạch 1 1347 84.8 85.1 2 207 13.0 13.1 3 18 1.1 1.1 4 11 .7 .7 Tổng 1 1583 99.7 100.0 Thiếu 5 .3 Tổng 2 1588 100.0 Kết quả thu được như sau: trung bình 1,17 với độ lệch tiêu chuẩn là 0,457, giá trị trung vị là 1,00. Nghĩa là, CBQL được đánh giá rất cao về khả năng lập kế hoạch hoạt động. Cụ thể có 85.1 % số CBQL được đánh giá loại 1: Xuất sắc, 13.1% số CBQL được đánh giá loại 2: đạt loại khá; 1,1% CBQL được đánh giá là loại trung bình tuy nhiên vẫn còn có 0,7% CBQL được đánh giá là chưa đạt chuẩn. 4. NĂNG LỰC QUẢN LÝ - Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ Về vấn đề này, các CBQL được đánh giá đạt loại xuất sắc từ 85,20% đến 89,10%. Vẫn còn khoảng 1,5% đến 2% đạt loại trung bình hoạc chưa đạt chuẩn. Điều đó có nghĩa là phần lớn, các giáo viên cũng hài lòng, chấp thuận những điều hiện có, bằng lòng với cách quan tâm của các nhà quản lí đến tinh thần đời sống cũng như công việc cơ cấu để phát triển đội ngũ nhà trường. Quản lí hoạt động dạy học Về các tiêu chí này, CBQL được đánh giá khá cao. Có 84.4% đến 93% đạt loại xuất sắc, chỉ còn 1,30% đến 1,80% được đánh giá là đạt loại trung bình hoặc chưa 35 đạt. Điều này nói lên rằng, khả năng quản lí và tuyển sinh của các CBQL đã được chú trọng và thực hiện tương đối tốt. Quản lí tài chính và tài sản của nhà trường Kết quả thu được như sau: Bảng 2.19.2. Tổng hợp các tiêu chí quản lí tài chính và tài sản của nhà trường Giá trị Tần số Phần trăm Phần trăm hiệu chỉnh Giá trị Tần số Phần trăm Phần trăm hiệu chỉnh Hiệu quả 1 1423 89.6 89.9 HQ tài sản trường 1 1405 88.5 88.7 2 137 8.6 8.7 2 162 10.2 10.2 3 6 .4 .4 3 2 .1 .1 4 16 1.0 1.0 4 15 .9 .9 Tổng 1 1582 99.6 100.0 Tổng 1 1584 99.7 100.0 Thiếu 6 .4 Thiếu 4 .3 Tổng 2 1588 100.0 Tổng 2 1588 100.0 Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đội ngũ CBQL hiểu biết hoạt động của bộ máy kế toán tại trường, chỉ đạo bộ phận kế toán xây dựng kế hoạch về tài chính, tài sản, có biện pháp bảo đảm cân đối để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của trường; Có kỹ năng chỉ đạo bộ phận tài chính lập dự toán ngân sách hàng năm;thực hiện đúng chế độ thủ trưởng, kế toán trưởng, thủ quỹ. Có kỹ năng quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch, đúng quy định các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, thực hiện công khai tài chính của trường theo đúng quy định. Kỹ năng chỉ đạo nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tương đối tốt; Quản lý sử dụng hiệu quả tài sản nhà trường, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông; kỹ năng thực hiện xã hội hóa nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường. - Xây dựng hệ thống thông tin CBQL đã có nhiều quan tâm đến việc xây dựng hệ thống thông tin và ứng dụng vào công việc quản lí của nhà trường. Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hiệu quả các hoạt động giáo dục, Ứng dụng có kết quả công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học. Các CBQL cũng đã tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó, các CBQL cũng chú ý đến hợp tác và chia sẻ thông tin về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý với các cơ sở giáo dục, cá nhân và tổ chức khác để hỗ trợ và phát triển nhà trường. -Kiểm tra đánh giá Qua khảo sát cho thấy, CBQL đã tổ chức đánh giá khách quan, khoa học công bằng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, kết quả công tác, rèn luyện của giáo viên, cán bộ, nhân viên và lãnh đạo nhà trường. Thực hiện tự đánh giá nhà trường và chấp hành kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Qua khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh vùng KTTĐPN, cho thấy: Cùng với sự phát triển giáo dục của đất nước, giáo dục 36 THCS của các tỉnh vùng KTTĐPN đã có bước phát triển đáng kể. Chất lượng giáo dục THCS từng bước được nâng lên. Cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy học được quan tâm đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THCS của các tỉnh. Đội ngũ CBQL trường THCS cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu chuyên môn và giới tính. Đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh vùng KTTĐPN hầu hết là những nhà giáo có năng lực chuyên môn tốt, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đa số có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có tinh thần vượt khó và trách nhiệm cao trên cương vị lãnh đạo trường THCS. Nhìn chung CBQL trường THCS đạt chuẩn ớ mức khá, lãnh đạo nhà trường thành công, đạt được nhiều thành tích trên các mặt công tác. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn sót lại một số ít CBQL chưa hoàn thành nhiệm vụ của người quản lí, chưa thực sự chiếm được lòng tin của các nhà giáo, của nhân dân và đây là một nguyên nhân không nhỏ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục. Một số CBQL tư tưởng và phẩm chất đạo đức chưạ thực sự được đảm bảo, lối sống sinh hoạt chưa gương mẫu, chưa thực sự có quyết tâm cao để khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Chất lượng đội ngũ CBQL còn nhiều mặt hạn chế, trình độ quản lý chưa ngang tầm với đòi hỏi đổi mới sự nghiệp giáo dục, khả năng quản lý nhà trường còn nhiều bất cập, còn lúng túng trong tổ chức thực hiện các chức năng quản lý, kết quả lãnh đạo, quản lý chưa đáp đáp ứng đượe yêu cầu nhiệm vụ mới trong bối cảnh hiện nay. Nhìn chung đội ngũ CBQL trường THCS các tỉnh vùng KTTĐPN đang còn gặp khó khăn trong quản lý nhà trường. Nguyên nhân của tình trạng này một mặt do năng lực quản lý nhà trường của một bộ phận CBQL còn hạn chế, mặt khác là do những khó khăn, hạn chế trong cơ chế chính sách và